1. Nhận xét chung.
* Ưu điểm.
- Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý. Nắm được nội dung và ý nghĩa câu nói.
- Lấy được một số dẫn chứng để minh họa cho luận đề.
- Giải thích được nghĩa của từng từ, câu quan trọng và tiêu biểu trong đề bài để làm tiền đề cho sự phân tích và nêu cảm nhận cá nhân.
* Nhược điểm.
- Bài viết chưa mở rộng, chưa bày tỏ được ý kiến của mình một cách cụ thể và rõ ràng.
- Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt.
- Chưa biết triển khai ý, nên bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở cách cắt nghĩa câu nói.
- Phần liên hệ bản thân còn yếu.
* Kết quả.
- Điểm 7 - 8.
- Điểm 5 - 6:
- TB trở lên:
2. Chữa đề.
Hãy xác định:
- Luận đề.
- Nghĩa của từ quan trọng.
- Tìm ý triển khai.
- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
- Khẳng định câu tục ngữ trên là đúng hay sai? Vì sao?
- Mở rộng vấn đề.
3 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7325 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 11: Trả bài viết số 1, ra đề bài viết số 2 ( nghị luận văn học ) làm ở nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:18
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1.
Ra đề bài viết số 2 ( nghị luận văn học ) làm ở nhà.
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Chữa nội dung: Giúp HS hiểu đề và cách trình bày một bài văn nghị luận.
- Chữa lỗi câu và diễn đạt: Giúp HS khắc phục được một số lỗi cơ bản, từ đó biết sửa chữa và viết văn tốt hơn.
- Hướng dẫn bài viết số 2 HS làm ở nhà.
2. Kĩ năng:
Kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội.
3. Thái độ:
Có thái độ đúng để làm bài sau tốt hơn.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:
- Phương pháp thuyết giảng, phân tích kết hợp trao đổi, thảo luận.
- Định hướng cách làm bài viết số 2 ở nhà.
1.2. Phương tiện:
Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Hs chủ tìm hiểu đề bài.
C. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
3.Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
*Hoạt động 1.
GV nhận xét những ưu điểm, nhược điểm bài viết. Đánh giá kết quả.
* Hoạt động 2.
GV đọc và chép đề lên bảng.
HS xác định nội dung cần làm.
Đề bài.
Nhân dân ta thường khuyên nhau:
“ Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
Ý kiến của anh (chị) về câu tục ngữ trên.
* Hoạt động 3.
Hướng dẫn bài viết số 2 ở nhà.
Định hướng nội dung.
Đề bài.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Tự tình( Bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.
- Đọc lại văn bản hai bài thơ.Tìm ra những nét chung và riêng trong cá tính hai người phụ nữ ở hai bài thơ đó?
* Hoạt động 4.
GV thông báo thang điểm 10 cho bài viết. ( không thông báo yêu cầu từng mục ).
1. Nhận xét chung.
* Ưu điểm.
- Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý. Nắm được nội dung và ý nghĩa câu nói.
- Lấy được một số dẫn chứng để minh họa cho luận đề.
- Giải thích được nghĩa của từng từ, câu quan trọng và tiêu biểu trong đề bài để làm tiền đề cho sự phân tích và nêu cảm nhận cá nhân.
* Nhược điểm.
- Bài viết chưa mở rộng, chưa bày tỏ được ý kiến của mình một cách cụ thể và rõ ràng.
- Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt.
- Chưa biết triển khai ý, nên bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở cách cắt nghĩa câu nói.
- Phần liên hệ bản thân còn yếu.
* Kết quả.
- Điểm 7 - 8.
- Điểm 5 - 6:
- TB trở lên:
2. Chữa đề.
Hãy xác định:
- Luận đề.
- Nghĩa của từ quan trọng.
- Tìm ý triển khai.
- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
- Khẳng định câu tục ngữ trên là đúng hay sai? Vì sao?
- Mở rộng vấn đề.
3. Ra đề bài viết số 2.( Nghị luận văn học ).
*Yêu cầu về kỹ năng
- Nắm vững kiểu bài văn nghị luận xã hội.
- Trình bày ngăn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát.
- Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc.
- Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
* Yêu cầu về kiến thức.
- Nắm vững nội dung của hai bài thơ, từ đó thấy được sự giống và khác nhau giữa tính cách của hai người phụ nữ:
- Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhua nhưng đảm bảo được các ý chính sau đây:
+ Khác:Một người muốn bứt phá, thoát ra khỏi cuộc sống ngột ngạt; Một người lại cam chịu, nhẫn nại làm tròn bổn phận của người mẹ, người vợ. Một người được đồng cảm, sẻ chia, động viên, khuyến khích. Một người cô đơn một mình, đau tức trước duyên phận hẩm hiu.
+ Giống: Cùng cảm nhận được thân phận, số phận của mình một cách rõ ràng. Cùng ý thức được về bản thân và cuộc sống của mình.
Họ đều là những người phụ nữ tần tảo, nhẫn nại, cam chịu duyên phận, biết mà không thể làm gì được để thoát khỏi cuộc sống tù túng ngột ngạt, đến bế tắt ấy. Mất tự do, không được sống cho chính mình.
à Nét cá tính đều đáng được trân trọng, đáng quí ở người phụ nữ Việt Nam: Mạnh mẽ, biết hi sinh, ý thức được bản thân, nhận thức được cuộc sống.
* Thang điểm.
- Điểm9-10: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 7-8: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 5-6: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên, bài viết còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được 1-2 nội dung yêu cầu trên. Bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài ý, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
4. Củng cố :
- Ôn lại kiến thức lý thuyết làm văn: Thao tác lập luận phân tích, lập dàn ý bài văn nghị luận…Luyện tập thao tác lập luận phân tích.
5. Dặn dò :
- Đọc lại hai bài thơ Tự tình ( Bài II ) - Hồ Xuân Hương và Thương vợ - Trần Tế Xương. Nắm chắc nội dung.
- Nộp bài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án Văn 11 bài TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1 Ra đề bài viết số 2 ( nghị luận văn học ) làm ở nhà.docx