I. Tìm hiểu bài:
1. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội:
* Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp: biểu hiện, lĩnh hội.
- Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội.
a.Tính chung của ngôn ngữ.
- Bao gồm:
+ Các âm ( Nguyên âm, phụ âm )
+ Các thanh ( Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang).
+ Các tiếng (âm tiết ).
+ Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ)
b. Qui tắc chung, phương thức chung.
- Qui tắc cấu tạo các kiểu câu: Câu đơn, câu ghép, câu phức.
- Phương thức chuyển nghĩa từ: Từ nghĩa gốc sang nghĩa bóng.
Tất cả được hình thành dần trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ và cần được mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân theo.
2. Lời nói – sản phẩm của cá nhân:
- Giọng nói cá nhân: Mỗi người một vẻ riêng không ai giống ai.
- Vốn từ ngữ cá nhân: Mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng một những từ ngữ nhất định - phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn sống, cá tính, nghề nghiệp, trình độ, môi trường địa phương
- Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ quen thuộc: Mỗi cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong sự kết hợp từ ngữ
- Việc tạo ra những từ mới.
- Việc vận dụng linh hoạt sáng tạo qui tắc chung, phương thức chung.
Phong cách ngôn ngữ cá nhân.
4 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 100935 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 11 - Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3:
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A MỤC TIÊU :
1.Về kiến thức:
- Mqh giữa ngôn ngữ chung của xh và lời nói cá nhân : Ngôn ngữ chung là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm những đơn vị ngôn ngữ chung (âm, tiếng, từ, ngữ cố định,…) và các quy tắc thống nhất về việc sử dụng các đơn vị và tạo lập các sản phẩm (cụm, từ, câu, đoạn, văn bản). Còn lời nói cá nhân là những sản phẩm được tạo ra, khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ chung để giao tiếp.
- Những biểu hiện của mqh giữa cái chung và riêng : Trong lời nói cá nhân vừa có những yếu tố chung của ngôn ngữ xh, vừa có nét riêng, có sự sáng tạo cá nhân.
- Sự tương tác : ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát triển
2.Về kĩ năng:
Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói.
Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân (tiêu biểu là các nhà văn có uy tính) trong lời nói
Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội.
Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân
3.Về thái độ:
Biết vận dụng ngôn ngữ chung để giao tiếp tốt trong cuộc sống hàng ngày
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học:
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận.
- Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.
1.2. Phương tiện:
Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
Chủ động tìm hiểu bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước.
C. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3.Giới thiệu bài mới.
Các nhà khoa học cho rằng “ sau lao động và đồng thời với lao động là tư duy và ngôn ngữ “, tức ngôn ngữ là sản phẩm chung của XH loài người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng tình cảm và từ đó tạo lập các mối quan hệ XH. Hay ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của XH mà mỗi cá nhân điều phải sử dụng để “phát tin” và “nhận tin” dưới các hình thức nói và viết. Như vậy, ngôn ngữ chung của XH và việc vận dụng ngôn ngữ vào từng lời nói cụ thể của mỗi cá nhân là một quá trình “ giống và khác nhau”, nhưng không đối lập mà lại có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Vậy cái chung ấy là gì? Ta tiềm hiểu bài “ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân “.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Hướng dẫn hs hình thành khái niệm về ngôn ngữ chung:
Thao tác 1: GV cho hs tìm hiểu từ thực tiễn sử dụng ngôn ngữ hằng ngày qua hệ thống xâu hỏi:
1) Trong giao tiếp hằng ngày ta sử dụng những phương tiện giao tiếp nào? Phương tiện nào là quan trọng nhất?
Dự kiến câu trả lời của hs
- Dùng nhiều phương tiện như: động tác, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, bằng tín hiệu kĩ thuật,… nhưng phổ biến nhất là ngôn ngữ.
Đối với người Việt Nam là tiếng Việt.
2) Ngôn ngữ có tác dụng nào đối giao tiếp XH?
- Ngôn ngữ giúp ta hiểu được điều người khác nói và làm cho người khác hiểu được điều ta nói.
3) Ngôn ngữ có vai trò như thế nào trong cuộc sống xã hội?
( hs suy nghĩ trả lời)
4) Vậy tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện ntn?
(hs thảo luận trả lời )
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs hình thành lời nói cá nhân.
HS đọc phần II và trả lời câu hỏi.
1) Lời nói - ngôn ngữ có mang dấu ấn cá nhân không? Tại sao?
Hoạt động nhóm.
GV tổ chức một trò chơi giúp HS nhận diện tên bạn mình qua giọng nói.
- Chia làm 4 đội chơi. Mỗi đội cử một bạn nói một câu bất kỳ. Các đội còn lại nhắm mắt nghe và đoán người nói là ai?
2) Tìm một ví dụ ( câu thơ, câu văn ) mà theo đội em cho là mang phong cách cá nhân tác giả, có tính sáng tạo độc đáo trong việc sử dụng từ ngữ?
GV hướng dẫn hs tổng kết ghi nhớ sgk
Hoạt động 3.
GV định hướng HS làm bài tập.
Trao đổi cặp. Gọi trình bày . Chấm điểm
Bài tập 3. GV cho hs tìm ví dụ
I. Tìm hiểu bài:
1. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội:
* Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp: biểu hiện, lĩnh hội.
- Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội.
a.Tính chung của ngôn ngữ.
- Bao gồm:
+ Các âm ( Nguyên âm, phụ âm )
+ Các thanh ( Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang).
+ Các tiếng (âm tiết ).
+ Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ)
b. Qui tắc chung, phương thức chung.
- Qui tắc cấu tạo các kiểu câu: Câu đơn, câu ghép, câu phức.
- Phương thức chuyển nghĩa từ: Từ nghĩa gốc sang nghĩa bóng.
Tất cả được hình thành dần trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ và cần được mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân theo.
2. Lời nói – sản phẩm của cá nhân:
- Giọng nói cá nhân: Mỗi người một vẻ riêng không ai giống ai.
- Vốn từ ngữ cá nhân: Mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng một những từ ngữ nhất định - phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn sống, cá tính, nghề nghiệp, trình độ, môi trường địa phương …
- Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ quen thuộc: Mỗi cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong sự kết hợp từ ngữ…
- Việc tạo ra những từ mới.
- Việc vận dụng linh hoạt sáng tạo qui tắc chung, phương thức chung.
Phong cách ngôn ngữ cá nhân.
3. GHI NHỚ (sgk)
II. Luyện tập.
Bài tập 1
- Từ " Thôi " dùng với nghĩa mới: Chấm dứt, kết thúc cuộc đời - đã mất - đã chết.
- Cách nói giảm - nói tránh - lời nói cá nhân Nguyễn Khuyến.
Bài tập 2.
- Đảo trật tự từ: Vị ngữ đứng trước chủ ngữ, danh từ trung tâm trước danh từ chỉ loại.
- Tạo âm hưởng mạnh và tô đậm hình tượng thơ - cá tính nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Bài tập 3.
Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” quan chánh đường sử dụng cách nói riêng của quan lại trong triều:
Thế tử = con vua; thánh thượng = vua; tiểu hoàng môn = hoạn quan; thánh chỉ = lệnh vua,…
4. Hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại - bài tập 3.
- Soạn bài theo phân phối chương trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án Văn 11 bài TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN.docx