Giáo án văn 12 - Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 01-12-2003, Cô-phi-an-nan

II.Đọc- hiểu:

1.Thời điểm ra đời:

Bản thông điệp ra đời nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS. 1-12-2003

 

2. Nội dung bản thông điệp:

Chúng ta cần có những nỗ lực cao nhất để ngăn chặn đại dịch AIDS trên cơ sở tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương và ý thức tự bảo vệ cuộc sống của mình.

 

3. Cơ sở đưa ra bản thông điệp:

- Đã có cam kết quốc tế về việc chống HIV/AIDS với những mục tiêu và thời hạn cụ thể.

- Tuy vậy, các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc chưa hoàn thành đựoc một số mục tiêu đặt ra hồi năm 2003, “đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2005”.

- Trong khi đại dịch HIV/AIDS đang hoành hành dữ dội thì nhiều quốc gia vẫn chưa dám đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tiễn của mình, thêm nữa, thái độ kì thị đối với người bị HIV/AIDS còn phổ biến.

 

docx7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 48061 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 12 - Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 01-12-2003, Cô-phi-an-nan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16 +17 Văn bản nhật dụng Ngày soạn:17- 09 - 2010 THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 01-12-2003 Cô-phi-an-nan A. Mức độ cần đạt: - Nhận thức được: đại dịch HIV/ AIDS là một hiểm họa mang tính toàn cầu nên việc phòng chống AIDS là vấn đề có ý nghĩa bức thiết và tầm quan trọng đặc biệt, là trách nhiệm của mỗi người và mỗi quốc gia; - Thấy rõ sức thuyết phục mạnh mẽ của bản thông điệp, tầm nhìn, tầm suy nghĩ sâu rộng của tác giả. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1) Kiến thức: - Thông điệp quan trọng nhất gửi toàn thế giới. - Những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc chân thành của tác giả. 2) Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản nhật dụng. -Biết cách tạo lập văn bản nhật dụng. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: - Kiểm tra số hs. - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học? - Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học? 3. Tổ chức giờ dạy: Phương pháp Nội dung bài học Hoạt động 1 Tìm hiểu về tác giả Cô-phi An-nan và những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS Giáo viên giới thiệu vài nét chính về tác giả Cô-phi An-nan. Theo em, cương vị Tổng thư ký Liên Hợp Quốc của tác giả đã ảnh hưởng như thế nào đến phạm vi tác động của bài viết? - Dựa vào việc tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày một cách ngắn gọn những hiểu biết của mình về HIV/AIDS? Tác hại của nó? Hoạt động 2: GV hướng dẫn tìm hiểu văn bản Gọi học sinh đọc văn bản. - Em hiểu thế nào là thông điệp? Theo em, thông điệp mà Cô-phi An-nan muốn gửi đến chúng ta qua bài viết này là gì? Những câu quan trọng nào trong bài viết giúp chúng ta xác định được nội dung bản thông điệp? HS:... -TT3: Bản thông điệp đã được đưa ra trên cơ sở nào? Tìm ra câu văn trình bày khái quát lý do khiến Cô-phi An-nan phát lời kêu gọi kiên quyết tuyên chiến với HIV/AIDS? HS:... -TT4: Để thuyết phục mọi người hiểu rằng cách cố gắng chống HIV/AIDS của chúng ta thời gian qua là chưa đủ, tác giả đã lập luận như thế nào? HS:... TIẾT 02 -TT5: Chia lớp ra thành 4 nhóm nhỏ, thảo luận câu hỏi sau: Theo tác giả, vấn đề thiết yếu nhất trong công tác phòng chống HIV/AIDS hiện nay là gì? Em có đồng tình với ý kiến của ông ta không? Vì sao? Nếu em là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, em nghĩ mình sẽ có những giải pháp nào khác để công tác phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả cao hơn? Thời gian: 15 phút. Hình thức: Thảo luận, viết thu hoạch. Lấy điểm 15 phút. I. Tác giả: - Cô-phi An-nan nguyên là Tổng thư kí Liên hợp quốc trong 10 năm (1997-2007) - Năm 2001, ông được nhận giải thưởng Nô-ben Hoà bình. II.Đọc- hiểu: 1.Thời điểm ra đời: Bản thông điệp ra đời nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS. 1-12-2003 2. Nội dung bản thông điệp: Chúng ta cần có những nỗ lực cao nhất để ngăn chặn đại dịch AIDS trên cơ sở tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương và ý thức tự bảo vệ cuộc sống của mình. 3. Cơ sở đưa ra bản thông điệp: - Đã có cam kết quốc tế về việc chống HIV/AIDS với những mục tiêu và thời hạn cụ thể. - Tuy vậy, các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc chưa hoàn thành đựoc một số mục tiêu đặt ra hồi năm 2003, “đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2005”. - Trong khi đại dịch HIV/AIDS đang hoành hành dữ dội thì nhiều quốc gia vẫn chưa dám đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tiễn của mình, thêm nữa, thái độ kì thị đối với người bị HIV/AIDS còn phổ biến. 4. Sức thuyết phục của bản thông điệp được thể hiện ở việc tác giả: - Chú ý làm rõ tốc độ lây lan chóng mặt của căn bệnh thế kỉ cùng với những con số và sự kiện xác thực. - Cách dùng cụm từ “lẽ ra” thể hiện sự nuối tiếc, ân hận. D. Củng cố, dặn dò: 1) Hướng dẫn tự học: - Em hiểu như thế nào về câu cuối của bản thông điệp: “ Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn” ? - Viết một văn bản về thực trạng phòng chống HIV/AIDS ở địa phương, trong đó đưa ra những giải pháp cụ thể theo quan điểm của mình. 2) Dặn dò: Soạn bài mới: Luyện tập nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Một số khái niệm cơ bản về nhiễm HIV/AIDS HIV xâm nhập qua màng tế bào bạch cầu CD4 Virus HIV tấn công và dần dần làm suy yếu hệ miễn dịch của người bệnh. Điều này khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư. Nếu không được điều trị, hơn một nửa số ca nhiễm HIV ở người lớn sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS trong vòng 12-13 năm. Một khi đã bị AIDS, nạn nhân thường chết sau 18-24 tháng. Khi thâm nhập cơ thể, HIV tấn công các tế bào miễn dịch CD4 - một loại tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Các tế bào này sẽ bị tiêu diệt hoặc trở nên tàn phế, khiến khả năng chống chọi với bệnh tật và nhiễm trùng của hệ miễn dịch suy giảm. HIV lan truyền từ người này sang người khác chủ yếu thông qua tiếp xúc với máu, tinh trùng và dịch tiết âm đạo. Các đối tượng hay bị bệnh là những người tiêm chích ma túy, quan hệ đồng tính nam hoặc có nhiều bạn tình khác giới. Một số trường hợp nhiễm bệnh do bị truyền máu nhiễm HIV. Ngoài ra, bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con. Các biểu hiện ban đầu của nhiễm HIV thường bị lẫn với dấu hiệu của một số bệnh nhiễm trùng do virus khác như cúm hoặc tăng sinh tế bào bạch cầu đơn nhân. Đó là: - Sốt, đau họng, đau đầu, đau cơ - khớp. - Nổi hạch to ở cổ, hố nách và bẹn. - Nổi ban ở da. - Đau quặn bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Các biểu hiện này thường tự mất đi sau 2-3 tuần. Việc khám và làm xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV. Chẩn đoán sớm và hiểu biết về HIV sẽ giúp người bệnh được điều trị kịp thời và nhận được sự hỗ trợ cần thiết để làm tăng cơ hội được sống khỏe mạnh lâu hơn. Mục đích của việc điều trị là: - Giảm khả năng tự nhân lên của virus HIV trong cơ thể. - Khống chế các bệnh cơ hội. - Duy trì sức khỏe nói chung thông qua việc ăn uống tốt, giảm stress, vận động tích cực. Các nhân viên y tế liên tục được trang bị kiến thức mới về nhiễm HIV và cách điều trị. Việc phối hợp chặt chẽ với họ sẽ giúp bạn biết được: - Khi nào cần khám và làm xét nghiệm máu. - Những tiến bộ mới nhất trong điều trị nhiễm HIV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội là gì, và liệu chúng có phù hợp với bạn hay không. AIDS là khâu cuối cùng trong các giai đoạn nhiễm HIV. Bệnh AIDS được chẩn đoán khi: - Số lượng tế bào CD4 trong máu đạt dưới mức 200/microlit. - Bị một bệnh cơ hội hoặc ung thư. Nhiễm HIV/AIDS ở trẻ nhỏ thường khó chẩn đoán hơn so với ở người lớn và bệnh cũng tiến triển nhanh hơn. BS. Thu Thủy Cuộc thi viết thư “Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người sống chung với HIV” Bức thư đoạt giải nhất cuộc thi Thư gửi dì Dì Lan thương mến! Hôm nay là ngày giỗ đầu của cháu Thành dì ạ. Nhìn ảnh cháu trên ban thờ, lòng tôi lại quặn đau. Nó đấy, khuôn mặt trẻ trung, rắn rỏi, đôi mắt to, tinh nghịch và cái miệng thật tươi đang cười với tôi. Nhận được thư của dì đúng vào ngày giỗ đầu của cháu, nỗi đau trong lòng tôi lại nhân lên gấp bội. Lẽ nào cháu Hương lại đi theo con đường của anh Thành nó. Tôi thấu hiểu được lòng dì, lòng người mẹ với bao nỗi căm hận, đau đớn, xót xa khôn cùng. Khi hay tin con mình bị nhiễm HIV, tôi đã muốn chết như dì. Tôi chạy ra biển như điên dại, lội dần ra chỗ sâu, lòng tôi trống rỗng, nước mắt hoà với nước biển mặn chát. Bỗng trước mắt tôi, trên mặt nước hiện ra gương mặt cháu rõ mồn một tiều tuỵ, đẫm lệ và cả hình ảnh nó quỳ xuống ôm hai chân tôi và van xin trong nỗi tuyệt vọng “Mẹ ơi, cứu con”. Thế là tôi không thể nào…không thể nào bỏ rơi nó được. Tôi chuệnh choạng lê bước về nhà với thực tại tàn khốc ấy. Nghĩ đến gia cảnh của mình, tôi thấy cay cực khôn cùng. Chồng bỏ đi theo tiếng gọi tình ái. Tôi lặn lội thân cò nuôi con, dồn tất cả tình thương, vật chất cho cháu, mong sao cho nó nên người. Vậy mà…khi xin cho cháu ở nơi cai nghiện về, nó yếu quá, ốm quá. Nhìn cháu mà lòng tôi quặn thắt như có ai xát muối, đâm dao vào tim mình. Con tôi khoẻ mạnh, cao lớn, đẹp trai là vậy, thế mà giờ đây ma tuý và căn bệnh quái ác này đã triệt phá cơ thể nó đến tàn tạ. Tất cả những căm hận, tuyệt vọng trong tôi đã biến mất, chỉ còn lại duy nhất một tình yêu, xót thương vô bờ của người mẹ. Những ngày đầu đưa cháu về, tôi cũng có mặc cảm như dì. Tôi xấu hổ với hàng xóm, sợ họ xa lánh, khinh rẻ mẹ con tôi. Tôi đã nhầm dì ạ. Nghe tin cháu đổ bệnh ở giai đoạn cuối được về nhà, bà con lối xóm, Hội phụ nữ, hội những người có con nghiện, nhiễm HIV kéo đến đầy nhà, thăm hỏi, động viên mẹ con tôi bằng cả tinh thần và vật chất. Cô y tá cùng các cô cộng tác viên của phường thường xuyên qua lại chăm sóc cháu và hướng dẫn cho tôi cách thay rửa, bôi thuốc cho cháu. Đó là những động lực mạnh mẽ khiến cho tôi thêm sức mạnh và nghị lực để chăm sóc cháu. Những ngày cuối cuộc đời, cháu đau đớn lắm. Đêm khuya thanh vắng, ngồi bên con, thấy nó quằn quại, co quắp, tôi như đứt từng khúc ruột. Nó ngước đôi mắt đục lờ nhìn tôi và phều phào nói trong nụ cười méo mó “Mẹ ơi, ôm con. Mẹ hát đi…!”. Tôi ôm chặt cháu vào lòng, nghẹn ngào cất lời ru “cái bống là cái bống bang. Mẹ bống yêu bống, bống càng làm thơ…” và thế là nó ra đi thanh thản, nhẹ nhàng trong vòng tay, trong lời ru của mẹ. Cùng là người mẹ, chắc dì cũng thấm được được nỗi đau đớn xé lòng cuả tôi. Cũng lời ru ấy, khi nó còn thơ bé, tôi đã hát cho nó vào giấc ngủ ngon. 25 năm sau, tôi lại phải cất lời ru để cho con tôi đi vào cõi chết một cách nhẹ nhàng, êm ái. Đau lắm dì ơi! Thương lắm dì ơi! Đám tang của cháu được tổ chức rất chu đáo. Khu phố và các đoàn thể của phường đã đến đưa cháu về nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi cứ nghĩ một cách tuyệt vọng rằng: cháu ra đi thì tôi sống một cách vô nghĩa, thế nhưng bà con lối xóm, chị em trong tổ phụ nữ, hội những người mẹ có con nghiện, nhiễm HIV đã bên tôi, tiếp sức sống cho tôi. Tôi bây giờ sống thanh thản và hoạt động tích cực trong phong trào phòng chống HIV. Đó là lẽ sống và niềm vui của tôi. Những lời tâm sự từ đáy lòng tôi chắc dì cũng hiểu ra. Đừng vì buồn mà nghĩ quẩn dì ạ. Hãy là chỗ dựa cho cháu, hãy giúp cháu sống có ích cho xã hội, gia đình và bản thân nó dì nhé. Xã hội và cộng đồng không bỏ rơi những con người như mẹ con của chị em mình đâu. Giỗ cháu xong, tôi thu xếp việc nhà sẽ về Hải Phòng thăm mẹ con dì. Chúc dì sức khoẻ, tự tin và kiên cường trong cuộc sống! Tạm biệt dì! Người chị cùng cảnh ngộ Phạm Thị Oanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Văn 12 bài THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 01-12-2003.docx
Tài liệu liên quan