TIẾT 31,32 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
( Bài văn biểu cảm )
A. Mục tiêu:
Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết văn biểu cảm vào việc tạo lập văn bản biểu cảm.
Học sinh viết được bài văn biểu cảm veef một loài cây mà em yêu quý, thể hiện được tình cảm yêu mến thiên nhiên theo truyền thống của cha ông.
- Rèn KN tạo lập văn bản biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
Đề bài: 2 lớp 7A, 7C.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới
I.Đề bài:
Trình bày cảm nghĩ của em về một loài cây mà em yêu quý.
II.Yêu cầu chung:
1. Thực hiện các bước tạo lập văn bản:
a. Định hướng cho văn bản
- Đối tượng nêu cảm nghĩ: một loài cây
- Mục đích: Thể hiện cảm xúc của bản thân về loài cây đó.
- Nội dung: Vẻ đẹp, sự quyến rũ, ý nghĩa của loài cây mà em yêu.
- Kiểu bài: Phương thức biểu cảm
179 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Văn 7 kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? Phần thân bài? Nội dung?
? Phần kết bài? Nội dung?
? Từ việc phân tích trên em hãy rút ra kết luận, tìm hiểu đề, bố cục văn bản biểu cảm?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề
Ví dụ: Viết về cây tre.
? Đề bài yêu cầu em viết điều gì?
? Giải thích yêu cầu của đề?
? Giải thích tại sao em yêu loài cây đó? ( tre)?
GV gợi ý, hướng dẫn HS sắp xếp các ý
HS luyện tập viết phần mở bài, kết bài vào giấy
GV chấm, nhận xét.
Đọc hai văn bản
Trả lời độc lập.
Thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Kết luận.
Theo dõi đề bài
Tìm ý
Thảo luận nhóm
HĐ độc lập
Đọc bài đã viết.
I. Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm:
1. Tìm hiểu ví dụ:
Văn bản:
- Cây sấu Hà Nội - Tạ Việt Anh
- Sấu Hà Nội - Nguyễn Tuân
- Tả cây sấu để nói về tình cảm với Hà Nội.
- Tả cây sấu: hương, hoa: hình dáng,đặc điểm, tác dụng của cây sấu trong đời sống hàng ngày, tình cảm của người viết đối với cây sấu.
- Từ đầu đến mặt đường: Giới thiệu cây sấu về lá, hoa, hương: thể hiện tình cảm yêu mến cây sấu ( qua từ ngữ miêu tả biểu cảm ).
- Tiếp đến cổng trường: tác dụng của trái sấu.
Qua đó biểu lộ tình cảm với Hà Nội gợi nhớ quê hương với những món ăn giản dị, sự khéo léo, mến khách của người Hà Nội, những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu.
- Kết bài: Đoạn cuối: Hình ảnh Hà Nội cùng cuối thu, gió thu gợi nhớ Hà Nội .
2. Kết luận:
- Văn bản biếu cảm đòi hỏi có định hướng rõ ràng, bbố cục mạch lạc.
( trả lời câu hỏi: văn bản viết về điều gì? Để nói lên điều gì?)
- Các phần trong văn bản phải kết hợp việc miêu tả vật được tả với việc biểu hiện tình cảm voéi đối tượng được nói đến trong ẩn ý.
II. Thực hành:
Đề bài : Loài cây em yêu.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý.:
- Viết về thái độ, tình cảm với một loài cây cụ thể.
- Yêu cầu:
Loài cây: Đối tượng miêu tả và biểu cảm.
Em: chủ thể, bày tỏ cảm xúc.
Yêu: phạm vi tình cảm thể hiện .
- Lý do: Tre là loài cây gần gũi với đời sống cin người Việt Nam.
- Tre có nhiều đặc điểm thú vị, quanh năm xanh tốt, trồng được bất kỳ ở đâu. Mọc thành bụi, thành rừng, ( đoàn kết) có nhiều công dụng....Là người Việt Nam ai cũng gắn bó với tre.
2. Lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu chung về cây tre, nêu lý do, bày tỏ tình cảm, tren giản dị, gần gũi với mỗi người.
Thân bài:
- Cây tre Việt Nam bốn mùa xanh tươi, có nhiều đặc điểm gần gũi với phẩm chất người lao động Việt Nam.
- Cây tre gắn liền với tuổi thơ qua chiếc đèn ông sao, giỏ tre đựng đồ chơi, chiếc cần câu tre....
Kết bài:
Khẳng định lại tình cảm gắn bó với cây tre.
Bước 4: Củng cố
- Khi làm văn biểu cảm cần chú ý đến những bước nào?
- Cách thực hiện từng bước.
Bước 5: Hướng dẫn.
- Học ôn luyện phần lý thuyết văn bểu cảm.
- Viết bài thực hành hoàn chỉnh.
- Soạn bài Qua đèo ngang.
Soạn: Dạy:..
Tuần 8 Bài 8
tiết 29 Qua đèo Ngang
Bà Hyện Thanh Quan.
A, Mục tiêu:
- Qua bài học, giúp học sinh hình tượng được cảnh đèo ngang tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
-Bước đầu tìm hiểu, phân tích thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.
- Giáo dục tình cảm yêu nước, yêu cảnh trí thiên nhiên của đất nước.
B. Chuẩn bị:
- sgk + sgv ngữ văn 7.
- Bảng phụ.
C. Tiến trình lên lớp:
Bước 1: Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Đọc thuộc bài thơ Bài ca Côn Sơn? Nêu ý nghĩa của văn bản?
- Qua bài thơ Bài ca Côn Sơn em hiểu gì về con người Nguyễn trãi?
3. Bài mới.
HĐ của GV
Hình thức HĐ của HS
HĐ của HS
? Nêu hiểu biết của em về tác giả?
? Nêu hiểu biết về tác phẩm?
? Thất ngôn bát cú là gì?
GV đọc, HS đọc lại, nhận xét?
GV giới thiệu bố cục của thể thơ thất ngôn bát cú?
Theo dõi phần Đề của bài thơ và cho biết: ? Cảnh Đèo Ngang được gợi tả bằng những chi tiết nào?
? Giải nghĩa từ chen?
Thay bằng từ " xem" có được không ? vì sao?
? " chen" thuộc từ loại gì? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở câu này? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật?
? Cảnh Đèo Ngang đựợc tả vào thời điểm nào?
? Bóng tế xà gợi một không gian, thời gian như thế nào?
? Em có cảm nhân chung gì về cảnh Đèo Ngang qua 2 câu thơ?
? Bức ảnh chụp cảnh Đèo Ngang có giống với hình dung của em về cảnh Đèo Ngang trong thơ Bà Huyện Thanh Quan không?
? Trong tưởng tượng của em hình ảnh tác giả hiện lên như thế nào giữa cảnh Đèo Ngang ấy ?
? Cảnh Đeò Ngang được giới thiệu tiếp như thế nào ?
? Nhận xét về nghệ thuật của 2 câu thơ trên?
? Nêu sức gợi cảm của từ láy lom khom , lác đác.?
? Chỉ ra vị trí của tác giả trong khi quan sát cảnh?
GV: Cái ấn tượng người trong cảnh, cảnh trong cảnh thêm nổi bật nhưng vẫn mờ xa và nhỏ hun hút. Không tìm thấy người kiếm củi rõ nét chỉ thấp thoáng dáng lưng cúi lom khom dưới núi xa. Vài ngôi nhà làm nơi bán hàng hay là nhà của nguyười thiểu số. Vì đứng trên cao làm sao biết được. Cho nên thêm người thêm cảnh nhưng hình như cái vẳng vẻ mênh mông, lặng lẽ và hoang tịch cứ thêm đậm, thêm sâu vào lòng người xa xứ....
? Phần thực của bài thơ đã tả sự sống Đèo Ngang nhưng đó là một sự sống như thế nào ?
? Hai câu thực của bài thơ tả cảnh nhưng đã hé mở trạng thái tâm hồn nào của tác giả?
? Nên biện pháp nghệ thuật chủ yếu của 2 câu luận?
Đối thanh( bằng trắc )
GV: TT BB BTT
BB TT TBB
? Nêu tác dụng của phép đối?
? Biện pháp tu từ nghệ thuật nào được vận dụng trong 2 câu thơ.
...Con quốc quốc
Cái gia gia
Đây là 2 câu thơ tả tâm trạng nhớ quê nhớ nhà, nhớ nước, tâm trạng hoài cổ điển hình của nhà thơ nữ Bắc Hà. Nước và nhà, giang sơn và gia đình gắn liền với nhau thân thiệt không rời trong cảm quan của người lữ thứ.
? Theo dõi 2 câu kết.
? Toàn cảnh Đèo ngang đựơc hiện lên như thế nào trong ấn tượng thị giác của tác giả?
? Nhận xét về không gian được miêu tả ở đây?
? Giữa không gian ấy con người lặng lẽ một mình đối mặt với nỗi cô đơn
? Lời thơ nào được tả nỗi cô đơn này?
? Mảnh tình riêng là gì? tại sao lại dùng từ mảnh?
? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng 2 câu luận.
Trời, non , nước.
Mảnh tình riêng
? Cụm từ " ta với ta" chỉ ai? ý nghĩa của cụm từ?
GV so sánh cụm từ "ta với ta" của Nguyễn Khuyến.
? Vậy " Qua Đèo Ngang" là bài thơ tả cảnh hay tả tình?
? ý nghĩa của bài thơ?
HS ghi nhớ
Câu hỏi trắc nghiệm.
- GV sử dụng bảng phụ.
- Gọi học sinh lên bảng chữa.
- GV nhận xét và cho điểm.
Theo dõi chú thích.
Dựa vào chú thích để trả lời.
Nhắc lại đặc điểm thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Nghe
Tìm chi tiết trong văn bản.
Giải nghĩa từ
Nhận xét
Thảo luận tự do
Nhận xét
Nêu cảm nhận
Thảo luận nhóm
Nhận xét
Tìm trong văn bản.
Nhận xét
Nhận xét
Nghe
Thảo luận tự do
Nhận xét
Phân tích tác dụng.
Nghe
Theo dõi hai câu kết.
Nhận xét
Thảo luận tự do
Giải nghĩa từ
Nhận xét
So sánh
Kết luận
Nêu ý nghĩa
Đọc ghi nhớ.
Lên bảng làm bài.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh sống ở thế kỷ XIX quê làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội
- Bà là một nữ sĩ tài danh hiếm có...
2. Tác phẩm:
- Làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, có gieo vần ở cuối câu 1,2,4,6,8 đối 3,4,5,6 có luật bằng trắc.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu chú thích:
- Chú ý: 1,2,4,5.
2. Bố cục: 4 phần
Đề : 2 câu đầu: Nêu ra vấn đề.
Thực: 2 câu tiếp: Miêu tả thực.
Luận: 2 câu tiếp: bàn bạc, mở rộng vấn đề.
Kết: 2 câu cuối: tổng hợp vấn đề.
3. Phân tích:
a. Hai câu đề ( thừa đề, phá đề ).
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
- Chen: lẫn vào nhau, xâm lấn nhau không ra hàng lối.
- Động từ chen được điệp lại 2 lần cùng với nghệ thuật miêu tả gợi cảnh tượng thiên nhiên rậm rạp, hoang sơ.
- Thời điểm: Bóng xế tà.
Không gian rộng, buổi chiều muộn với ánh nắng yếu ớt, nhợt nhạt.
* Cảnh Đèo Ngang hoang sơ, vắng lặng ( gợi cảm giác dùi hiu ).
- Giống ở cảnh hoang vắng.
Thiếu cảnh vật cụ thể ( cỏ cây chen đá - lá chen hoa ).
* Tác giả một mình cô đơn ( mỏi mệt ) đứng ngắm nhìn trời đát bao la, hoang vắng.
b. Hai câu thực:
- Thêm người: tiều vài chú.
- Thêm nhà: chợ mấy nhà.
Nghệ thuật đảo ngữ, dùng từ láy tượng hình ( vài, mấy ) .
- Lom khom: gợi tả hình dáng vất vả nhỏ nhoi của người tiều phu giữua rừng núi rậm rạp.
- Lác đác: gợi sự ít ỏi thưa thớt của những quán chợ nghèo.
- Vị trí: đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống dưới núi.
Sự sống ở đèo Ngang: ít ỏi, thưa thớt, hoang sơ.
* Nỗi buồn man mác của lòng người trước cảnh tượng hoang sợ, heo hút nơi biển cả, nơi tận cùng của xứ Đàng Ngoài thời xưa.
c. Hai câu luận:
- Nghệ thuật: + đối ý ( nội dung câu 1 với nội dung câu 2 )
+ Đối thanh ( hệ thống thanh điệu câu trên đối lại hệ thống thanh điệu câu dưới )
Tác dụng: Làm nổi bật hai trạng thái cảm xúc nhớ nước, thương nhà đồng thời tạo nhạc điệu cân đối cho lời thơ.
* Hình ảnh ẩn dụ: tượng trưng mượn tiếng chim kêu, mượn chuyện xưa để tỏ lòng người, đó là nỗi nhớ nước thương nhà bồn chồn trong dạ.
d. Hai câu kết:
- Cảnh Đèo Ngang: Trời, non, nước.
Không gian: mênh mang, xa lạ, tĩnh vắng.
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
- Mảnh tình riêng: ẩn dụ từ vựng. Đó là một thế giới nội tâm là nỗi buồn, nỗi cô đơn thăm thẳm của một cá nhân, cá thể con người.
Tình thương nhà, nỗi nhớ nước đa diết, âm thầm, lậng lẽ.
* Nghệ thuật tương phản giữa mênh mông, trời nước thăm thẳm núi đèo với con người nhỏ bé, đơn chiếc đang ôm một mảnh tình riêng càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn....
- ta với ta: tuy 2 mà 1 chỉ để nói một con người, 1 nỗi buồn, 1 nỗi cô lẻ không ai chia sẻ ngoài trời cao, đất rộng. Trong khoảng không gian bao la ấy, con người trở lên nhỏ bé vô cùng.
* Là bài thơ tả cảnh, ngụ tình.
III. Ghi nhớ: sgk - T 104
IV. Luyện tập ( trắc nghiệm ).
1. Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ là tâm trạg như thế nào?
A. Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
B. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
2. Em hiểu gì về tá giả qua bài thơ?
- Tác giả là người có tài, có tình, nặng lòng với gia đình đất nước.
Bước 4: Củng cố
- Đọc thuộc bài thơ. Nêu nội dung chính.
Bước 5: Hướng dẫn
Học bài. Nắm vững nội dung.
Soạn bài : Bạn đến chơi nhà.
Soạn: Dạy:..
Tiết 30 Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
A. Mục tiêu:
- Qua bài học, học sinh cảm nhận được tình cảm chân thành, đậm đà, hồn nhiên, dân dã mà sâu sắc, cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn.
- Tiếp tục tìm hiểu thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.
- Rèn KN đọc diễn cảm và phân tích thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.
B. Chuẩn bị:
- sgk, sgv Ngữ văn 7.
- Tranh ảnh Nguyễn Khuyến.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Đọc thuộc lòng bài: Qua Đèo Ngang? Bài thơ tả cảnh hay tả tình.
- Phân tích ý nghĩa cụm từ: " ta với ta "
Bước 3: Bài mới
HĐ của GV
Hình thức HĐ của HS
HĐ của HS
Theo dõi chú thích.
? Phần giới thiệu chung cho em biết gì về tác giả?
- Tam nguyên Yên đổ là gì?
? Nêu hiểu biết về tác phẩm?
GV đọc, HS đọc, nhận xét.
? Em hiểu rốn là gì?
Đọc câu thơ 1.
? Trong thông báo bạn đến chơi nhà có những yếu tố nào đáng chú ý?
? Cách xưng hô có ý nghĩa gì?
? Em có nhận xét gì về quan hệ bạn bè của tác giả?
? Từ đ?
? Từ đó ? Em hình dung tâm trạng của chủ nhân khi có bạn đến chơi nhà.?
? Tác giả trình bày hoàn cảnh tiếp khách qua những chi tiết nào?
? Qua lời phân bua của tác giả em hình dung như thế nào về hoàn cảnh tiếp khách của tác giả?
? Em có nhận xét gì về trình tự trình bày các điều kiện?
( vì miếng trầu là đầu câu chuyện)
? Cách nói của tác giả có thể hiểu theo cách nào sau đây?
- Đó là sự thật cuả hoàn cảnh.
- Đó là cách nói vui về sự không có gì?
? Nếu hiểu đây là hoàn cảnh thật thì em hiểu chủ nhân là ngưười như thế nào? Tình cảm của ông với bạn ra sao?
? Nếu hiểu đây là cách nói vui, em hiểu như thế nào về:
- Hoàn cảnh sỗng của chủ nhân
- Tính cách của ông
- Tình cảm của ông dành cho bạn?
? Thiết đãi bạn mà đến điều kiện tối thiểu không có như vậy.
? Em hiểu tình bạn cuả tác giả và bạn ra sao?
? Em cảm nhận được cảm xúc của tác giả qua 6 câu thơ như thế nào?
Đọc câu thơ cuối
? Trong câu thơ cuối, chi tiết ngôn từ nào đáng chú ý?
? Hai từ ta được liên kết bằng từ nào? Loại từ đó gọi là gì?
? Em hiểu ta với ta là ai?
? Trong hoàn cảnh gặp gỡ bạn bè ở đây, " ta với ta" có ý nghĩa gì?
? Đặt trong quan hệ với văn bản câu cuối có ý nghĩa gì?
? Theo em cụm từ " ta với ta" ở đây có gì khác với cụm từ " ta với
ta" trong văn bản" Qua Đèo Ngang"?
HS đọc ghi nhớ.
Dựa vào chú thích để trả lời.
Trả lời theo sgk.
Đọc bài
Theo dõi chú thích
Tìm chi tiết trong văn bản
Nhận xét
Thảo luận tự do
Tìm chi tiết trong văn bản.
Thảo luận tự do
Nhận xét
Thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm trình bày.
Nhận xét.
Theo dõi văn bản.
Giả nghĩa và nhận xét từ.
Thảo luận nhóm
Đọc ghi nhớ
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Khuyến ( 1835 - 1909 ) lúc nhỏ có tên là Thắng.
Quê: thôn Vị Hạ xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục Hà Nam...
- Ông từng đỗ đầu 3 kỳ thi nên được gọi là Tam nguyên Yên đổ.
2. Tác phẩm:
- Làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật, hiệp vần cuối câu 1,2,4,6,8.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu chú thích.
- Chú ý: 1,2,3,4,5.
Rốn bầu: đài, cánh hoa.
2. Bố cục: 4 phần.
- Đề, thực luận, kết.
3. Phân tích:
a. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Cách xưng hô, thân mật, gần gũi tôn trọng bạn bè.
Tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu Quan hệ bạn bè bền chặt, thân thiết thủy chung.
* Hồ hởi, vui vẻ, thỏa lòng mong đợi.
b. Cảm xúc về gia đình:( 6 câu tiếp )
- Trẻ: đi vắng, chợ: xa
- Ao: sâu, nước cả cá: không bắt được
Vườn: rộng, rào thưa gà: không bắt được
Cải: chửa ra cây, cà: mới nụ
Bầu: vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Chưa được thu hoạch.
Trầu: không có.
Tác giả có đầy đủ những điều kiện vật chất để tiếp khách nhưng tất cả đều tiềm ẩn ở thế khả năng, còn hiện thời thì chẳng có gì.
- Các điều kiện được trình bày theo thứ tự tăng dần: không có người sai bảo, không có thịt cá, không có rau dưa, không có cả thứ tối thiểu: trầu.
* Học sinh thảo luận:
- Có thể hiểu theo cả 2 cách đó
- Chủ nhân là người thật thà, chất phác. Tình cảm với bạn chân thạt, không khách sáo.
- Nghèo khó
- Hóm hỉnh, hài hước, yêu đời
- Quý bạn bằng tình cảm dân dã, chất phác
-Chủ nhân là người trọng tình nghĩa hơn vật chất, là người tin ở sự cao cả của tình bạn.
-Tình bạn của họ sâu sắc, trong sáng ( vì nó được xây cất trên các nhu cầu tinh thần )
c. Cảm nghĩ về tình bạn:
....ta với ta
- từ với: quan hệ từ.
- ta: chủ nhân ( tác giả )
- Ta: khách ( bạn )
- ta với ta: không còn quan hệ tách rời ở đó chỉ còn sự gắn bó hòa hợp
Đối lập giữa nhiều cái không ( về vật chất ) là cái có ( về tình bạn ) cái có chỉ là một, là duy nhất nhưng là cái quyết định giá trị của toàn bài thơ.Bài thơ thể hiện niềm hân hoan tin tưởng ở tình bạn cao quý, thiêng liêng.
- HS thảo luận:
- ta với ta
+ Qua Đèo Ngang: là một từ, chỉ sự hòa hợp trong một nội tâm buồn
+ Bạn đến chơi nhà là hai từ đồng âm chỉ sự hòa hợp của 2 con người trong một tình bạn chan hòa...
III. Ghi nhớ: sgk
IV. Luyện tập:
1. Em hiểu gì về Nguyễn Khuyến qua bài thơ?
2. Em còn biết câu thơ nào của Nguyễn Khuyến về tình bạn?
3. Đọc diễn cảm bài thơ.
Bước 4: Củng cố
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét về hệ thống ngôn từ sử dụng trong bài thơ?
Bước 5: Dặn dò
- Học bài nắm vững nội dung.
- Ôn luyện văn bản biểu cảm, giờ sau viết bài.
Soạn: Dạy:..
Tiết 31,32 viết bài tập làm văn số 2
( Bài văn biểu cảm )
A. Mục tiêu:
Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết văn biểu cảm vào việc tạo lập văn bản biểu cảm.
Học sinh viết được bài văn biểu cảm veef một loài cây mà em yêu quý, thể hiện được tình cảm yêu mến thiên nhiên theo truyền thống của cha ông.
- Rèn KN tạo lập văn bản biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
Đề bài: 2 lớp 7A, 7C.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới
I.Đề bài:
Trình bày cảm nghĩ của em về một loài cây mà em yêu quý.
II.Yêu cầu chung:
1. Thực hiện các bước tạo lập văn bản:
a. Định hướng cho văn bản
- Đối tượng nêu cảm nghĩ: một loài cây
- Mục đích: Thể hiện cảm xúc của bản thân về loài cây đó.
- Nội dung: Vẻ đẹp, sự quyến rũ, ý nghĩa của loài cây mà em yêu.
- Kiểu bài: Phương thức biểu cảm
b. Lập dàn ý.
Mở bài: - Giới thiệu chung về loài cây mà em định PBCN.
- Nêu lý do yêu thích.
Thân bài: Tả những đặc điểm nổi bật, gây ấn tượng để lại cảm xúc sâu sắc với em. ( Hình dáng, màu sắc, tác dụng, hoa, lá, thân cây....)
- Kể những kỷ niệm gắn bó làm nảy sinh tình cảm của em với cây.
Kết bài: Tình cảm của em với cây đó.
3. Hình thức:
- Trình bày đẹp, khoa học.
- Chữ viết rõ ràng sạch sẽ.
III. Biểu điểm:
Điểm 9 - 10: Nội dung đủ, trình bày khoa học, chữ sạch đẹp, văn có cảm xúc.
Điểm 7 - 8: - Nội dung đủ, trình bày sạch đẹp
- Văn có cảm xúc, mắc 1, 2 lỗi diễn đạt, chính tả.
Điểm 5 - 6: - Nội dung tương đối đủ, chữ viết sạch.
- Dùng từ diễn đạt đôi chỗ chưa hay....
Điểm 4 - 1: - Nội dung thiếu nhiều ý, viết sai chính tả.
- Trình bày bẩn
4. Củng cố
- Thu bài sau thời gian 90'
- Nhận xét về giơ làmbài
Bước 5: Hướng dẫnvề nhà:
- Tiếp tục ôn luyện văn biểu cảm.
Soạn: Dạy:..
Tuần 9 Bài 8,9
Tiết 33 Chữa lỗi về quan hệ từ
A. Mục tiêu:
- Củng cố khái niệm về quan hệ từ.
- Sử dụng có hiệu quả quan hệ từ trong nói và viết.
- Vận dụng lý thuyết để làm tốt bài tập.
B. Chuẩn bị:
Sgk + sgv Ngữ văn 7.
Thiết kế giảng dạy ngữ văn 7.
Bảng phụ.
C. Tiến trình lên lớp:
Bướ 1: Tổ chức:
2. Kiểm tra
1. Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ minh họa?
2. Cách sử dụng quan hệ từ cho ví dụ?
3. Chữa bài tập sgk.
3. Bài mới
HĐ của GV
Hình thức HĐ của HS
HĐ của HS
GV chép VD lên bảng phụ.
? Hai câu trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng?
? Xác định vế câu? Giữa 2 vế câu có mối quan hệ như thế nào? Tìm từ biểu thị phù hợp?
GVdùng bảng phụ
? Quan hệ giữa 2 vế trong ví dụ a1 là gì?
? Quan hệ từ và dùng trong câu diễn đạt quan hệ gì?
? Vậy thay quan hệ từ này bằng quan hệ tương phản nào cho phù hợp?
? Quan hệ giữa 2 vế a2 là như thế nào? Quan hệ từ để diễn đạt ý gì?
? Vậy thay bằng quan hệ từ nào?
GV dùng bảng phụ.
? Vì sao các câu đó thiếu chủ ngữ?
? Làm thế nào để sửa lại cho đúng?
GV dùng bảng phụ.
? Xét nội dung câu 1. Phát hiện chỗ sai?
? Sửa lại ? Có mấy cách sửa?
? Sửa ví dụ 2?
HS đọc ghi nhớ.
? Thêm quan hệ từ thích hợp?
? Thay quan hệ từ sai bằng quan hệ từ thích hợp?
? Chữa các câu sau cho hoàn chỉnh?
? Quan hệ từ in đậm đúng hay sai?
Theo dõi ví dụ sgk.
Nhận xét
Tìm từ theo yêu cầu.
Theo dõi ví dụ
Nhận xét.
Tìm từ thay thế
Nhận xét
Theo dõi ví dụ
Nhận xét
Theo dõi ví dụ
Sửa lại theo yêu cầu của GV.
Sửa ví dụ 2.
Đọc ghi nhớ.
Thảo luận nhóm
Tìm quan hệ từ thích hợp để thay thế.
Chữa câu .
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ:
1. Thiếu quan hệ từ:
a. Ví dụ: sgk
b. Nhận xét:
- Đừng nên nhìn hình thức mà ( để ) đánh giá kẻ khác.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn đối với ngày nay thì không đúng.
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
a. Ví dụ: sgk
b. Nhận xét:
- Quan hệ tương phản
- Quan hệ từ và : bình đẳng.
Thay và bằng nhưng .
- Quan hệ nhân quả ( nêu lý do ).
- Quan hệ để - mục đích
thay để = vì .
3. Thừa quan hệ từ:
a. Ví dụ: sgk
b. Nhận xét:
- Quan hệ từ: qua, về biến các chủ ngữ thành các bộ phận trạng ngữ.
Bỏ các quan hệ từ ở mỗi đầu câu.
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết:
a. Ví dụ: sgk
b. Nhận xét:
- Căn cứ vào ý câu 1 thì câu 2 dùng quan hệ từ chưa chính xác .
Cách 1: thay quan hệ từ không những bằng mà còn.
Cách 2: Thêm vế câu có quan hệ từ mà còn.
- Thêm tâm sự vào vế 2.
Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.
II. Ghi nhớ: sgk - 107.
III. Luyện tập:
Bài tập 1: sgk - 107
- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
- Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng.
Bài tập 2:sgk - 107
- ...như ông cha ta ...
- Dù nước sơn có đẹp đến mấy...
- Không nên chỉ đánh giá con người ở hình thức...mà nên đánh giá con người qua những hành động....
Bài tập 3: sgk - 107
- Thừa các quan hệ từ cần bỏ quan hệ từ: đối với, với, qua.
Bài tập 4: sgk -108
- Các câu đúng: a, b, d, h.
- Các câu sai: c, e, g, i.
Bước 4: Củng cố.
- Khi sử dụng quan hệ từ thường mắc phải những lỗi nào? cách khắc phục
Bước 5: Hướng dẫn
- Học bài: Làm bài tập 5 sgk ( 108 )
- Làm thêm bài tập sách bài tập ngữ văn 7.
- Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư.
Soạn: Dạy:..
Thứ ngày tháng năm 2006
Tiết 34 Hướng dẫn đọc thêm
Xa ngắm thác núi Lư, phong kiều dạ bạc
A. Mục tiêu:
Giúp HS vận dụng những KT đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích vể đẹp của thác nước núi Lư và qua đó thấy được một số nét trong tâm hồn tính cách nhà thơ Lý Bạch và những tâm sự của Trương Kế , một người khách xa quê thao thức không ngủ.
Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và tích lũy vốn từ Hán - Việt.
B. Chuẩn bị:
Sgk + sgv Ngữ văn 7
Thiết kế ngữ văn 7. Bảng phụ.
C. Tiến trình lên lớp:
Bước 2: Tổ chức:
2. Kiểm tra
1. Đọc thuộc bài thơ " bạn đến chơi nhà " - Nnguyễn Khuyến, ý nghĩa của văn bản?
2. Nhận xét về cách sử dụng ngôn từ ở 2 bài thơ " Qua Đèo Ngang " và " Bạn đến chơi nhà ".
3. Bài mới
HĐ của GV
Hình thứ HĐ của HS
HĐ của HS
Yêu cầu học sinh theo dõi chú thích sgk.
? Nêu hiểu biết về tác giả?
Thi tiên: tiên thơ
? Tác phẩm?
Gv đọc phiên âm, HS đọc dịch nghĩa, dịch thơ?
GV hỏi HS nhắc lại bố cục bài thơ đã học.
? Chỉ ra thể thơ, cách nhận biết.
? Văn bản này được tạo bằng phương thức miêu tả hay biểu cảm?
? Như vậy, bài thơ có những nội dung gì?
? Bức tranh trong sgk minh họa cho lời thơ nào?( Thác núi Lư)
? Thác là gì? Lớp 6 học văn bản nào có từ thác.
? Nhà thơ đứng ở vị trí nào để tả thác núi Lư? Từ nào cho biết điều ấy? Vị trí này có thuận lợi gì cho tác giả?
? Câu 1 giúp người đọc hình dung cảnh ngọn núi Lò Hương như thế nào ?
? So sánh với câu thơ của sư Tuệ Viễn ( trướ Lý Bạch 300 năm )
Khi bao trùm lên cảnh Hương Lô mịt mù như hương khói . Em thấy câu thơ của Lý Bạch có gì khác? Điểm khác ấy do từ nào thể hiện? Phân tích?
? Câu 2 tập trung vào nội dung nào?
? Bản dịch thơ đã không dịch chữ nào trong bản phiên âm?
? So sánh bản dịch nghĩa, thơ nêu
nhận xét về giá rị chữ quải
? Vì sao tác giả tưởng tượng được dòng thác thành dải lụa.
? Câu 3 tả dòng thác ở phương diện nào ? Vì sao em biết?
? Các từ ngữ đó gợi cho em tưởng tượng như thế nào về thác nước?
? Theo em con số " ba nghìn thước " có chính xác không? Tác dụng?
? Nêu nội dung câu 3?
? Trong câu 4 từ ngữ nào đáng chú ý? Nó thuộc loại từ nào? ( gì).
? Biẹn pháp tu từ nào được sử dụng ở đây?
? Hình ảnh so sánh đó có quá không? Vì sao?
? Câu 4 có nội dung gì?
? Đối tượng miêu tả của bài thơ?
? Thái độ của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên này ?
? Nhà thơ làm nổi bật những đặc điểm gì của thác nước?
? Điều đó nói lên những gì trong tâm hồn tính cách nhà thơ?
GV giới thiệu một số nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản qua phần gợi ý sgk.
- Gọi học sinh đọc phần phiên âm, dịch thơ và dịch nghĩa.
? Theo cảm nhận của em, bài thơ này nói về sự việc gì?
? Tâm sự của tác giả là gì?
? Nhận xét về âm thanh và hình ảnh được miêu tả trong bài thơ?
Theo dõi chú thích.
Độc lập
Độc lập
Đọc bài
HĐ độc lập.
1HS trả lời.
Nhận xét
Thảo luận tự do
Nhận xét
Độc lập
Nhận xét
So sánh
Thảo luận nhóm
Nhận xét
Độc lập
Thảo luận nhóm
Thảo luận tự do
Độc lập
Nghe
Đọc bài
HĐ nhóm.
Xa ngắm thác núi Lư
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Lý Bạch - nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường tự Thái Bạch hiệu Thanh Liên cư sĩ quê ở Cam Túc...
- Ông được mệnh danh là " thi tiên "
2. Tác phẩm:
- Là bài thơ nổi tiếng viết về thiên nhiên.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc , tìm hiểu chú thích:
- Chú ý: 1,2
2. Bố cục:
- Giống bài: Sông núi nước Nam.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
- Phương thức: Miêu tả và biểu cảm.
+ Miêu tả cảnh thác núi Lư
+ Biểu cảm: cảm xúc của tác giả trước dòng thác
- Nội dung.
+ Cảnh thác núi Lư
+ Tình cảm của tác gi
3. Phân tích:
a. Cảnh thác núi Lư
- thác: nước chảy vượt qua một vách đá cao nằm chắn ngang.
- Qua 2 từ vọng và dao ta biết Lý Bạch đứng từ xa miêu tả thác Hương Lô. Vị trí này không cho phép khắc họa cảnh vật chi tiết, tỉ mỉ, nhưng nhìn được vẻ đẹp toàn cảnh.
- Câu 1 vẽ ra cái nền của bức tranh, nêu lý do từ đó mà ngọn núi có tên là Hương Lô.
- Lý Bạch tả Hương Lô dưới ánh mặt trời ( nhật chiếu )
- Động từ sinh khiến hơi khói có từ trước dường như vận động, sinh sôi, nảy nở dưới tác động cuả chủ thể mặt trời.
Câu 1: miêu tả được cái nền đẹp huyền ảo của cảnh vật và đem đến cho người đọc cảm nhận thú vị về thác núi Lư.
Câu 2: Tả cảnh thác nước từ trên đỉnh cao tuôn xuống.
- quải: treo
- Chữ quải biến cái động ( dòng
thác ) thành cái tĩnh ( dải lụa) tạo thành bức danh họa tráng lệ.
- Quan sát từ xa nêu âm thanh dòng thác không được miêu tả. Hình ảnh nhìn thấy là thác nuớc trắng xóa.
Câu 3:
- Hai động từ phi ( bay), trực ( thẳng đứng) bức tranh từ tĩnh chuyển
sang động
* Tả thác nước và giúp người đọc hình dung về độ dốc và thế núi ca
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án Văn 7 kì 1.doc