Giáo án Văn 7 (tuần 22 đến 29)

Tên bài dạy: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

I. Mức độ cần đạt

Giúp HS -Hiểu được khái niệm câu chủ động, câu bị động

- Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong văn bản.

II. Trọng tâm kiến thức , kĩ năng

1. Kiến thức

- Khái niệm câu chủ động, câu bị động.

- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại

2. Kĩ năng

- Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong văn bản.

III.Chuẩn bị:

- GV:Soạn bài, bảng phụ, các tài liệu liên quan đến bài học.

- HS: Soạn bài, chuẩn bị phần bài tập.

IV. Các bước lên lớp :

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:

 ? Nêu công dụng của trạng ngữ và việc tách trạng ngữ thành câu riêng? Cho ví dụ?

 

docx82 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Văn 7 (tuần 22 đến 29), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chớ ngày nay”. - HSTL: -Vì Người được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân, đời sống giản dị hoà hợp với các giá trị tinh thần khác làm thành phẩm chất cao quý tuyệt đẹp ở Bác Hồ. -Sâu sắc mang cảm xúc quý trọng ngưỡng mộ. Về ý nghĩa, ngắn gọn dễ nhớ, dễ thuộc, mọi người dân đều biết, đều thuộc - HSTLTL HS TL - HS đọc to phần ghi nhớ I.Đọc – hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm: a.Tác giả -Phạm Văn Đồng( 1906-2000) quê xã Đức Tân , huyện Mộ Đức , tỉnh Quảng Ngãi b.Tác phẩm: -Xuất xứ: Trích từ diễn văn “ Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách dân tộc – lương tâm của thời đại”mà cố Thủ tướng đã trình bày trong lễ kỷ niệm 80 ngày sinh của Bác. 2. Đọc – tìm hiểu từ khó: 3. Thể loại, bố cục: - Thể loại: Văn nghị luận. - Bố cục: sgk II. Đọc – hiểu văn bản: 1.Nêu vấn đề: Đức tính giản dị của Bác Hồ. 2.Chứng minh đời sống giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ: a.Trong sinh hoạt: -Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản, không để rơi vãi một hạt, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch,thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất -Cái nhà sàn vỏn vẹn chỉ có ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng -Suốt đời làm việc từ lớn đến nhỏ: cứu nước,cứu dân, trồng cây, viết thư, nói chuyện, àdẫn chứng xác thực, nhận xét sâu sắc => dể hiểu, dể thuyết phục người đọc b.Trong quan hệ với mọi người: -Viết thư cho một đồng chí -Nói chuyện với các cháu miền Nam -Đi thăm nhà tập thể công nhân -Việc gì làm được thì tự làm -Đặt tên cho gnười phục vụ : Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi à liệt kê tiêu biểu => người viết quí trọng tác động tới tình cảm người nghe. c. Giản dị trong cách nói và viết. -“Không có gì quí hơn độc lập tự do” -“ Nước Việt Nam là mộtkhông bao giờ thay đổi” àngắn gọn, dễ nhớ=> có sức tập hợp lôi cuốn, cảm hoá lòng người. III.Tổng kết: (Ghi nhớ trong SGK/trang 55) 4. Củng cố: _ Tác giả đã nêu những chứng cớ về những phương diện và trong đờisống con người Bác _ Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của văn bản này là gì? 5. Dặn dò -Học thuộc phần ghi nhớ -Sưu tầm những mẩu chuyện, câu, khổ, đoạn thơ nói về sự giản dị của Bác -Đọc kỹ bài đọc thêm trang 56 -Đọc trước bài: “ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” IV. RÚT KINH NGHIỆM: .. .. .. Ngày soạn: 29/01/2018 Tuần 25 Tiết 100 Tên bài dạy: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG I. Mức độ cần đạt Giúp HS -Hiểu được khái niệm câu chủ động, câu bị động Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong văn bản. II. Trọng tâm kiến thức , kĩ năng Kiến thức Khái niệm câu chủ động, câu bị động. Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại Kĩ năng - Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong văn bản. III.Chuẩn bị: GV:Soạn bài, bảng phụ, các tài liệu liên quan đến bài học. HS: Soạn bài, chuẩn bị phần bài tập. IV. Các bước lên lớp : 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: ? Nêu công dụng của trạng ngữ và việc tách trạng ngữ thành câu riêng? Cho ví dụ? 3.Bài mới: * Giới thiệu : Trong Tiếng Việt của chúng ta nếu căn cứ vào mục đích nói thì câu sẽ chia làm 4 lọai : câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Còn nếu chia cấu trúc thì câu có hai loại : câu đơn và câu phức. Tiết học hôm nay ta tìm hiểu hai kiểu câu xét theo nội dung ý nghĩa của câu : câu chủ động và câu bị động . * Hoạt động bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG CHÍNH * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm câu chủ động và câu bị động. *Gv chép vd a, b trang 57 lên bảng - Xác định chủ ngữ của hai VD trên khác nhau như thế nào? *Gv diễn giảng: Những câu có chủ thể chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào vật khác như ví dụ a gọi là chủ động. Những câu có chủ thể chỉ người, vật được hành động của người khác hướng vào như ví dụ b là câu bị động. - Em hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động. * GV cho 2 ví dụ sau: a. Bác đặt cho một số đồng chí những cái tên. b. Một số đồng chí được Bác đặt cho những cái tên. - Chủ ngữ của câu a là ai? Thực hiện hành động gì? Hướng vào ai? ? Chủ ngữ câu b là ai ? Hành động của người khác hướng về chủ ngữ đó là gì? - GV: Chú ý những câu bị động thường hay chứa các từ bị động: bị, được * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. * Giáo viên chuyển ý - Em hãy đọc to, rõ yêu cầu 1 của mục II trang 57 -Em hãy chọn câu a,bđể điền vào chổ chấm? Câu b là câu chủ động hay câu bị động ? - Vì sao em chọn câu bị động? - Em hãy tìm trong văn bản đọc thêm trang 56 - Em hãy chuyển câu văn ấy thành câu bị động? So sánh ý nghĩa của hai câu( thảo luận) ? Qua các ví dụ trên em hãy cho biết mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập. ? Tìm câu bị động? ?Vì sao tác giả chọn cách viết như vậy ? - GV cho hs đọc yêu cầu bài tập. HS đọc ví dụ Câu a nói về mọi người chủ động thực hiện hành động hướng vào em. Câu b nói về em, em chịu sự hướng tới của mọi người. - HSTL Câu a chủ ngữ là “ Bác”, CN thực hiện hành động=> câu chủ động. Câu b. có CN là “Một số đồng chí” được “Bác” thực hiện hành động hướng vào => câu bị động. - HS đọc ví dụ. - HS chọn câu a,b. Câu b là câu bị động. - Cả đoạn sẽ liền mạch thống nhất. Hơn thế ý nghĩa của câu b là mọi người hướng tới “em” nó phù hợp với việc “ cả lớp sững sờ”; “bạn bè xao xuyến”. - Hồ Chủ Tịch hình ảnh của dân tộc là câu chủ động. - HS thảo luận - HSTL -Học sinh đọc to yêu cầu bài tập -Học sinh tìm câu bị động - Tránh lập lại kiểu câu đã dùng trước nó , tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn (thảo luận) I. Thế nào là câu chủ động - câu bị động 1. Ví dụ: Sgk a.Mọi người // yêu mến em. CN => CN thực hiện hành động hướng vào người khác: câu chủ động . b.Em // được mọi người yêu mến. => CN được hoạt động của người, vật khác hướng vào: câu bị động. 2. Bài học : ghi nhớ trang 57 II.Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1 : Ví dụ : Sgk - Chọn câu b : Em được mọi người yêu mến. 2. Bài học : Ghi nhớ : Sgk III.Luyện tập -Có khipha lê. -Tác giả “Mấy vần thơ”thi sỹ. Trong các ví dụ trên, tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đĩ, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn. 4.Củng cố: - Thế nào là câu chủ động – câu bị động? Lấy ví dụ minh hoạ. - Mục đích của việc chuyển câu chủ động thành câu bị động? - Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn) trong đó có sử dụng câu chủ động và câu bị động. 5. Dặn dò : - Học kĩ các bước làm bài văn nghị luận chứng minh, xem lại đề bài ở tiết luyện tập để chuẩn bị cho bài viết số 5 IV. RÚT KINH NGHIỆM: .. .. .. Tân Thạnh, ngày 05 tháng 02 năm 2018 Ký, duyệt của Tổ trưởng VŨ THỊ ÁNH HỒNG Ngày soạn: 20 /02/2018 Tuần 26 Tiết 101+102 I.Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS bước đầu vận dụng những kiến thức đã học về văn nghị luận chứng minh để tập viết bài lập luận chứng minh. - GV đánh giá được kết quả học tập và ghi điểm. II. Chuẩn bị: - GV: Đề kiểm tra, giấy kiểm tra (có phách) - HS: giấy nháp, viết, thước. III. Các bước lên lớp: 1. ổn định lớp: 2. Giới thiệu bài mới và tiến hành vào bài mới: - Đề: Bằng những hiểu biết của mình em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” * Yêu cầu: Bài viết viết đúng kiểu bài chứng minh; bố cục rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng sát thực, lập luận chặt chẽ; trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả. 3.Dặn dò: - GV thu bài và nhận xét ý thức HS trong giờ làm bài. - HS về nhà soạn bài: Ý nghĩa văn chương. IV. RÚT KINH NGHIỆM: .. .. .. ================&=============== Ngày soạn: 20 /02/2018 Tuần 26 Tiết 103 Tên bài dạy: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG Hoài Thanh I. Mức độ cần đạt Giúp học sinh: - Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người. - Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh. Kiến thức - Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh - Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng của văn chương - Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận - Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận. II.Chuẩn bị: - GV:Giáo án, bảng phụ, các tài liệu liên quan đến bài học. - HS: Soạn bài, chuẩn bị bài viết. III. Các bước lên lớp: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ. ? Qua văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy cho biết tác giả đã cho biết Bác giản dị trên những phương diện nào? Bài mới : Đến với văn chương (trong đó có việc học văn chương), có nhiều điều cần hiểu biết nhất là văn chương bắt nguồn từ đâu, văn chương là gì và văn chương có công dụng gì trong cuộc sống. Bài viết “ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn, sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu, một quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều cần hiểu biết đó. Văn bản được viết năm 1936 (in trong sách Văn chương và hành động) có lần đổi nhan đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG CHÍNH * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc – hiểu chung: - Yêu cầu HS chú ý phần chú thích ở Sgk và nêu những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm. - GVHDĐ, đọc mẫu và gọi HS đọc. - HDHS tìm hiểu chú thích từ khó ở Sgk. ? Văn bản được viết theo thể loại gì? * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản Gọi học sinh đọc “Từ đầu muôn loài” - Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? - Để thuyết phục người đọc tin vào quan niệm đó, HT đã nêu ra các luận cứ như thế nào? Các em có nhận xét gì? -Quan niệm như vậy đã đúng chưa? - Gọi học sinh đọc tiếp “Văn chương sẽ là vào thực tế” GV: Theo tác giả “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” - Theo em, nội dung lời văn của Hoài Thanh có mấy ý chính? Hãy giải thích và tìm dẫn chứng cụ thể ? Ý1: Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. GV: Cuộc sống của con người, của xã hội vốn là muơn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ở đây hình dung là danh từ (chứ không phải là động từ) có nghĩa như hình ảnh kết quả của phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. à Trong bài kí thật tươi đẹp, trong sáng đa dạng cho ta thêm yêu mến vùng đất của Tổ Quốc ở ngoài vùng biển quần đảo Cô Tô xa xôi. Ý2: Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai. - Gọi Học sinh đọc “Vậy thì hết” - Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì ? “ gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, - Theo em thế nào là “văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”? Dựa vào những kiến thức văn học, giải thích và tìm dẫn chứng cho câu nói đó? à Theo quan niệm của Thạch Lam văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm và cảm xúc của con người. Ý1: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có -> phẫn nộ trước cái xấu cái ác. à Phẫn nộ trước cái ác và cái xấu. Ý 2: Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có. Văn chương xúc động trước cái đẹp, cái cao cả và lòng yêu thương con người, muôn vật à Xúc động trước cái đẹp. * Hoạt động 3: GV HDHS tổng kết theo phần ghi nhớ SGK. - Gọi HS đọc ghi nhớ ở Sgk. - Học sinh đọc phần chú thích sách giáo khoa và TL.. - HS đọc . - HS tìm hiểu từ khó. - HSTL HS đọc văn bản HS trả lời Là lòng thương người, rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài. - Dẫn ra câu chuyện về một thi sĩ người Ấn Độ với con chim sắp chết. - Quan niệm như vậy đã đúng nhưng còn có quan niệm khác xúc động trước cái đẹp, phẫn nộ trước cái xấu, cái ác, có thiên hướng tìm về chân, thiện, mỹ - Học sinh đọc tiếp văn bản - HS trả lời - Văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng. Dẫn chứng: Trong văn bản Cô Tô (văn chương), Nguyễn Tuân đã phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên, phản ánh cuộc sống và sinh hoạt của người dân trên vùng biển Cô Tô được miêu tả trong trận bão. - Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Dẫn chứng: Văn bản nhật dụng “Động Phong Nha” (Ngữ văn 6). Trong văn bản này ta hình dung vẻ đẹp lộng lẫy kì ảo của động. Từ đó ta suy nghĩ về vấn đề cuộc sống đang đặt ra một cách bức thiết, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh, đầu tư xây dựng phát triển kinh tế du lịch trong tương lai. - Hs đọc văn bản - Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha. Biết được cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên, lịch sử loài người, nếu xoá bỏ văn chương thì sẽ xoá hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến bậc nào. - HS trả lời - Dẫn chứng: Văn bản “Thạch Sanh” với nhân vật phản diện là Lý Thông, một con người tráo trở mưu mô, xảo quyệt cuối cùng bị vạch mặt. Tác giả dân gian hướng tới người đọc một cái nhìn không thiện cảm với thái độ căm ghét một nhân vật xấu xa cần trừng trị. Dẫn chứng: Bài thơ “Lượm”- Tố Hữu. Qua hình ảnh cũa chú bé thiếu niên nhỏ tuổi, vui tươi, hồn nhiên, nhanh nhẹn nhưng đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Đọc bài thơ này, chúng ta càng yêu thương tôn trọng, kính phục xen lẫn tự hào đối với Lượm, một chú bé dũng cảm đã ngã xuống vì đất nước HS đọc ghi nhớ. I. Đọc - hiểu chung. 1. Tác giả- tác phẩm: SGK 2. Đọc, tìm hiểu từ khó: 3. Thể loại, bố cục: - Nghị luận văn học. II. Đọc - hiểu văn bản: 1.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương - Là lòng thương người va rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. ® dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ . ÞQuan niệm đúng đắn. 2.Nhiệm vụ của văn chương - Văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng. àNhiệm vụ phản ánh cuộc sống - Văn chương sáng tạo ra sự sống . à Phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai. 2.Công dụng của văn chương - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có. à Phẫn nộ trước cái xấu, cái ác,... - Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. à Xúc động trước cái đẹp, cái cao cả. III. Tổng kết. Ghi nhớ: Sgk/tr 63. Hoạt động 4: HDHS luyện tập: Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20. Trả lời câu hỏi. Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận gì? Nghị luận chính trị Nghị luận xã hội Nghị luận nhật dung Nghị luận văn chương à Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì phạm vi nghị luận là thuộc vấn đề văn chương. Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc . Hãy chọn ý để trả lời. Lập luận chặt chẽ sáng sủa. Lập luận chặt chẽ sáng sủa và giàu cảm xúc. Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh. (*) Tìm một đoạn trong văn bản để chứng minh và làm rõ ý đã chọn. 4. Củng cố: - GV hệ thống và nhấn mạnh kiến thức. 5. Dặn dò: - HS về nhà học kĩ bài. - Ôn tập lại tất cả các kiến thức đã học về văn bản để tiết sau kiểm tra văn. IV. RÚT KINH NGHIỆM: .. .. .. Ngày soạn: 20/02/2018 Tuần 26 Tiết 104 Tên bài dạy: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG ( tiếp theo) I. Mức độ cần đạt - Củng cố kiến thức về câu chủ động và câu bị động - Biết cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại theo mục đích giao tiếp. 1. Kiến thức - Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động. 2. Kĩ năng - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại - Đặt câu ( chủ động hay câu bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp II. Chuẩn bị: - GV:Soạn bài, bảng phụ, các tài liệu liên quan đến bài học. - HS: Soạn bài, chuẩn bị bài . III. Các bước lên lớp : 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Hãy đổi câu chủ động sau thành câu bị động?à Thầy giáo khen Nam giỏi. - Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại nhằm mục đích gì? Cho ví dụ. 3. Bài mới: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TT) Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là câu bị động và câu chủ động. Trong tiết này cô sẽ hướng dẫn cho các em cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG CHÍNH * Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Giáo viên treo bảng phụ nội dung 1/64. - Lệnh cho học sinh đọc câu a và b 1/64. Bước 1: Giáo viên cho học sinh nhắc lại sự khác biệt của hai kiểu câu bị động (có “được /bị” và không có “được /bị”). - Cho biết a và b trên có sự khác nhau hay giống nhau nào? Bước 2: Phát hiện cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Giáo viên cho học sinh quan sát câu c . - Câu này có thể xem là có cùng một nội dung miêu tả với hai câu a và b không? - Đây là loại câu gì? (câu chủ động) - Cho biết chủ thể và đối tượng của hoạt động trong câu? - Nội dung của nó có tương ứng với câu a và b không ? - Đến đây, các em hãy cho biết cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ Bước 3: phân biệt câu bị động với câu bình thường chứa các từ :được, bị. - Lệnh: Học sinh quan sát câu a và b sách giáo khoa trang 64, bài tập 3. - Những câu đó có phải là câu bị động không? Vì sao? * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập. - GV cho HS đọc yêu cầu các bài tập. GV cho HS đọc yêu cầu các bài tập. - HS đọc các ví dụ - HS nhắc lại. + giống nhau: - nội dung: miêu tả cùng một sự việc- hai câu đều là câu bị động. + khác nhau: - câu a có dùng từ được, câu b không dùng từ được. Hs đọc câu ví dụ c. Câu c : Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”. - Có cùng một nội dung miêu tả với hai câu a và b. ® Câu chủ động - Chủ thể: người ta; đối tượng của hành động hạ: cánh màn. - Nội dung của nó có tương ứng với câu a và b. (có) - HSTL - Học sinh đọc ghi nhớ 4 sách giáo khoa trang 64) Học sinh quan sát câu a và b sách giáo khoa trang 64, bài tập 3. Tuy có từ :bị, được nhưng không phải là câu bị động, bởi lẽ chỉ có thể nói đến câu bị động trong đối lập với câu chủ động -Học sinh đọc to yêu cầu bài tập. -Học sinh làm bài. -Học sinh đọc to yêu cầu bài tập -Học sinh làm bài. I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: 1.Ví dụ: Sgk *. Câu bị động : đã được hạ xuống đã hạ xuống - giống: - cùng miêu tả một nội dung.- cùng là câu bị động. - khác: + câu a có từ được. + câu b không dùng từ được. * Cách chuyển : Ví dụ : Người ta đã hạ cánh màn treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”. => câu chủ động 2. Bài học: Ghi nhớ 1/64 3 Câu bình thường : Bạn em được giỏi. Tay em bị đau. à Không phải là câu bị động. à Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động. II.Luyện tập: BT1: Xác định đối tượng của hành động bị động. a. - Ngơi chùa ấy được nhà sư vơ danh xây dựng từ thế kỉ XIII. - Ngơi chùa ấy xây dựng từ thế kỉ XIII. b. - Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim. - Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. c. - Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. - Con ngựa bạch buộc bên gốc đào. BT 2 :Chuyển đổi theo hai kiểu khác nhau. a) Em được thầy giáo phê bình.(mang sắc thái biết ơn) Em bị thầy giáo phê bình. (mang sắc thái buồn) b) Ngơi nhà ấy đã được người ta phá đi.(tỏ ý hài lịng) Ngơi nhà ấy đã bị người ta phá đi.(tỏ ý tiếc nuối) BT 3 : HS tự làm. 4. Củng cố: Gọi ba học sinh đọc lại phần ghi nhớ sách giáo khoa trang 64. 5.Dặn dò: Học sinh về nhà học bài, làm bài tập trang 65 tuỳ theo lượng bài tập còn lại. Học bài kiểm tra Văn 1 tiết Chuẩn bị: Phân công chia bài tập .bài “ Luyện tập viết đọan văn chứng minh” Tổ 1 : thực hiện đề 2 . Tổ 2 thực hành đề 3 . Tổ 3 thực hành đề 8 Tổ 4 thực hành đề 5 IV. RÚT KINH NGHIỆM: .. .. .. Tân Thạnh, ngày 26 tháng 02 năm 2018 Ký, duyệt của Tổ trưởng VŨ THỊ ÁNH HỒNG =============&============= Ngày soạn: 01/3/2018 Tuần 27 Tiết 105 Tên bài kiểm tra: KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu bài học: Nhằm củng cố kiến thức của học sinh, đào sâu sự suy nghĩ nhớ lâu. Giúp học sinh làm bài tốt hơn. II.Chuẩn bị: GV:Đề kiểm tra. HS: Học bài, làm bài.. III.Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Tiến hành kiểm tra : MA TRẬN : Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận Biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Điểm Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Tục Ngữ Số câu Số điểm Tỉ lệ % Nhận biết tác dụng của tục ngữ 1 0.5 5 1 0.5 5 Tục Ngữ Về Con Người Và Xã Hội Số câu Số điểm Tỉ lệ % Nhận biết câu tục ngữ 1 0.5 5 Nhớ và chép đúng 1 2đ 20 2 2.5 25 Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Hiểu được truyền thống yêu nước của nhân dân ta 1 0.5 5 Trình bày ND và NT 1 2đ 20 1 0.5 5 Đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ Số câu Số điểm Tỉ lệ % Nhận biết tác giả 1 0.5 5 C5(I) Đức tính giản dị của Bác Hồ qua lối sống 1 0.5 5 Vận dụng đức tính của Bác 1 3đ 30 1 4 50 Ý Nghĩa văn Chương Số câu Số điểm Tỉ lệ % Hiểu được ý nghĩa văn chương 1 0.5 5 1 0.5 5 Tổng Số câu Tổng Số điểm Tỉ lệ % 3 3 2 1 9 1.5 15 1.5 15 4 40 3 30 10 100 - Phát đề cho học sinh làm. I.TRẮC NGHIỆM (6 câu 3 điểm mỗi câu 0.5 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau Câu 1: Tục ngữ là gì? a. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh... b. Có hình ảnh. c. Thể hiện kinh nghiệm của nhân về mọi mặt. d. Được vận dụng vào cuộc sống. Câu 2: Trong những câu sau đây, câu nào là câu tục ngữ? a. Đẽo cày giữa đường. b. Có công mài sắt có ngày nên kim. c. Dây cà ra dây muống. d. Lúng búng như ngậm hạt thị. Câu 3: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”được khẳng định như thế nào? a. Là truyền thống quý báu của dân tộc Việt nam. b. Tính kiên cường. c. Là quan niệm thông thường của mọi người. d. Tinh thần bất khuất. Câu4 : Văn bản“Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả nào? a. Hoài Thanh. b. Phạm Văn Đồng. c. Đặng Thai Mai. d. Vũ Bằng. Câu 5: Đời sống giản dị của Bác Hồ được thể hiện ở những điểm nào? a. Bữa cơm, đồ dùng. b. Đồ dùng, lối sống. c. Lối sống, bữa cơm, cái nhà d. Cái nhà, bữa cơm, đồ dùng, lối sống Câu 6. “Ý nghĩa của văn chương” là gì? a. Sáng tạo ra sự sống. b. Không gây những tình cảm không có. c. Không luyện những tình cảm sẵn có. d. Không sáng tạo ra sự sống. II.TỰ LUẬN ( 7đ) Câu 1:( 2đ) Nhớ và chép bốn câu tục ngữ đã học về con người và xã hội? Câu 2: (2đ) Em hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân ta"? Câu 3: (3đ) Qua tác phẩm " Đức tính giản dị của Bác Hồ", em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? 3. Dặn dò: - Thu bài làm học sinh khi hết giờ. - Soạn bài “LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH”. IV. RÚT KINH NGHIỆM : ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... =================&=================== Ngày soạn: 01/3/2018 Tuần 27 Tiết 106 Tên bài dạy: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH I. Mức độ cần đạt - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh. - Biết vận dụng những hiểu biết đó về việc viết đọan văn chứng minh cụ thể . 1.Kiến thức - Phương pháp lập luận chứng minh. - Yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh. 2.Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn chứng minh II.Chuẩn bị: - GV:Soạn bài, bảng phụ, các tài liệu liên quan đến bài học. - HS: Soạn bài, chuẩn bị bài viết. III. Các bước lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu các bước thực hiện một bài văn lập luận chứng minh? (bốn bước:tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài và sửa chữa). ? Dàn bài của bài văn lập luận chứng minh gồm có mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần như thế nào? Bài mới: Tuần qua chúng ta đã có một tiết nghị luận chứng minh. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ củng cố một số yêu cầu của nghị luận chứng minh và tiếp tục luyện tập với các nội dung đã được học nhưng ở mức độ cao hơn. Việc này sẽ cho các em thành thạo hơn cách tiếp cận với các vấn đề thuộc kiểu bài này. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG GHI BẢNG - Yêu cầu học sinh đọc nhiều lần các đề bài trong SGK . - Đây là dạng đề bài của bài văn gì ? - Hãy nhắc lại yêu cầu của một đọan văn chứng minh ? - Yêu cầu học sinh trình bày đọan văn của mình theo tổ : + 1 HS đọc đọan văn chứng minh + 1 HS lên bảng ghi dàn ý cho đọan - Gọi nhận xét . - GV nhận xét bổ sung cho dàn ý hòan chỉnh . - HS đọc các đề tập làm văn trong SGK. - Đây là các đề văn chứng minh. - Cần có câu chủ đề làm rõ luận điểm của đọan văn . các câu khác trong đọan văn phải làm sáng tỏ cho luận điểm.các lí lẽ và dẫn chứng phải sắ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxVăn 7 (tuần 22 đến 29).docx