I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
- Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị là gì?
- Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở.
2. Kĩ năng: Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế.
3. Thái độ: Cẩn thận, kiên trì trong học tập và yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV .
2. Đồ dung dạy học: Kẻ sẵn bảng giá trị thương số U/I đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và bảng 2 của bài 1 theo SGV.
III/ Phương pháp:
- Vấn đáp, gợi mở, giải quyết vấn đề.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
- HS1: Nêu kết luận về mqh giữa HĐT giữa 2 đầu dây dẫn và CĐDĐ chạy qua dây dẫn đó. Đồ thị biểu diễn mqh đó có đặc điểm gì?
170 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật Lí 9 - Năm học 2017 - 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.
3. Thái độ: Thấy được vai trò của VLH dẫn đến yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị.
1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.
2. Đồ dùng dạy học: Mô hình máy phát điện xoay chiều
III/ Phương pháp.
TN thực hành, vấn đáp, nhóm, trực quan.
IV/Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS1: Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều
3. Nội dung bài học.
HĐ CỦA GV
HĐ HỌC CỦA HS
* HĐ 1: Giới thiệu bài (2’)
- GV: Dđxc lấy ở lưới điện sinh hoạt là HĐT 220V đủ để thắp sáng hàng triệu bóng đèn cùng một lúc. Vậy giữa đinamô xe đạp và mpđ ở nhà máy điện có điểm gì giống và khác nhau? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng đi nghiên cứu bài học hôm nay
* HĐ2: Cấu tạo và hoạt động của MPĐXC
* HĐ2.1: Quan sát (10’)
- GV giới thiệu: Chúng ta đã biết cách tạo ra dđxc. Dựa trên cơ sở đó người ta chế tạo ra 2 loại mpđxc có cấu tạo như h34.1; 34.2 SGK
- Y/C HS q/s hình vẽ SGK kết hợp với q/s mô hình mpđ trả lời câu C1. GV nx và cho HS ghi vở.
- Y/C HS đọc và trả lời câu C2. GV nx và cho HS ghi vở.
* HĐ2.2: Kết luận (10’)
- Y/C HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Loại mpđ nào cần có bộ góp điện? Nó có t/d gì? Vì sao ko coi bộ phận góp điện là bộ phận chính ?
+ Vì sao các cuộn dây của mpđ lại được quấn quanh lõi sắt?
+ Hai loại máy có cấu tạo khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động có giống nhau ko?
+ Hai loại máy phát điện vừa xét đều có bộ phận chính nào?
* HĐ3: MPĐXC trong kĩ thuật
* HĐ3.1: Đặc tính kĩ thuật (7’)
- Y/C HS nghiên cứu phần II SGK và nêu những đặc điểm kĩ thuật của MPĐ xc trong kĩ thuật như:
+ CĐDĐ
+ HĐT
+ Tần số
* HĐ3.2: Cách làm quay máy phát điện(3’)
- GV giới thiệu: Cách làm quay rôtô của máy mpđ
* HĐ4: Củng cố - Vận dụng (6’)
- Y/C HS đọc và trả lời câu C3. GV nx và cho HS ghi vở.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết SGK
* HĐ5: Dặn dò (2’)
- GV y/c HS về nhà:
+ Học thuộc bài.
+ Làm các bài tập 34.1 đến 34.4 trong SBT.
+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 35 SGK để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
- HS lắng nghe
- HS q/s h34.1; 34.2 SGK và trả lời câu hỏi C1: Hai bộ phận chính là cuộn dây và NC
+ Khác nhau:
a/ h34.1 máy có: Rôtô( cuộn dây); stato ( NC ); có thêm bộ phận góp điện gồm vành khuyên và thanh quét
b/ h34.2 máy có: Rôto ( NC ); Stato ( cuộn dây )
- HS đọc và trả lời câu C2: Khi NC hoặc cuộn dây quay thì SĐT xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luân phiên tăng, giảm → thu được dđxc trong các máy trên khi nối 2 cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện
- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi :
+ Loại máy có cuộn dây dẫn quay cần có thêm bộ góp điện. Bộ góp điện chỉ giúp lấy điện ra ngoài dễ dàng hơn
+ Các cuộn dây của máy phát điện được quấn quanh lõi sắt để từ trường mạnh hơn
+ Có cấu tạo khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động đều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
+ Các mpđ xoay chiều đều có bộ phận chính là NC và cuộn dây dẫn
- HS nghiên cứu phần II SGK và nêu 1 số đặc điểm kĩ thuật của MPĐ xoay chiều theo y/c GV
+ CĐĐĐ 2000 A
+ HĐT xoay chiều 25000 V
+ Tần số 50 Hz
- HS lắng nghe và ghi nhớ: Dùng động cơ nổ, dùng tua bin nước, dùng cách quạt gió
- HS đọc và trả lời câu C3: Đinamô xe đạp và mpđ ở nhà máy điện:
* Giống nhau: Đều có NC và cuộn dây dẫn, khi 1 trong 2 bộ phận quay thì xuất hiện dđxc
* Khác nhau: Đinamô xe đạp có kích thước nhỏ hơn→ công suất phát điện nhỏ, hđt, cđdđ ở đầu ra nhỏ hơn
- HS đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết SGK.
V/ Rút kinh nghiệm.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: . /. / 2018. Ngày giảng:9E / / 2018
9B / / 2018.
Tuần22 Tiết 39 - Bài 35: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU.
ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU.
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều
- Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ.
- Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều.
2. Kĩ năng: Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.
3. Thái độ: Trung thực, cẩn thận ghi nhớ sd điện an toàn, hợp tác trong hoạt động nhóm
II/ Chuẩn bị.
1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.
2. Đồ dùng dạy học: NCĐ; NCVC; nguồn điện DC, AC; Ampe kế AC; Vônkế AC; bóng đèn; công tắc; bút thử điện; sợi dây nối
III/ Phương pháp.
TN thực hành, vấn đáp, nhóm, trực quan.
IV/Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- HS1: Dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì khác so với dòng điện 1 chiều
3. Nội dung bài học.
HĐ CỦA GV
HĐ HỌC CỦA HS
* HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập (1’)
- GV: Dòng điện có tác dụng gì? Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế như thế nào?
* HĐ2: Tác dụng của dđxc (15’)
- GV làm TN 1,2,3 biểu diễn như h35.1, y/c HS q/s TN và nêu rõ mỗi TN dđxc có tác dụng gì? GV nx lại và cho HS ghi vở
- GV: Việc sd dđxc là không thể thiếu trong xh hiện đại như để lấy nhiệt và lấy a/s. Vậy dđxc có ưu điểm gì?
- GV: T/d của dđxc là cơ sở chế tạo các đcđxc. Vậy đcđxc có ưu điểm gì so với các đcđ 1 chiều?
- Y/C HS trả lời câu hỏi: Ngoài 3 tác dụng trên, dđxc còn có td gì? Tại sao?
- GV giới thiệu đặc điểm, td của dđxc trong lưới điện sinh hoạt.
- GV: khi cho dđxc vào NCĐ thì NCĐ cũng hút đinh sắt giống như khi cho dđ 1 chiều vào NC. Vậy có phải t/d từ của dđ 1 chiều giống dđxc ko? Việc đổi chiều dđ liệu có ảnh hưởng đến lực từ ko?
- YC HS nêu bố trí TN kiểm tra dự đoán. GV nx.
* HĐ3: Tác dụng từ của dđxc (7’)
- Y/C HS bố trí TN h35.2 và 35.3 SGK. Trao đổi nhóm trả lời câu C2
- GV: Như vậy td từ của dđxc có đặc điểm gì khác so với dđ 1 chiều?
- GV nx câu trả lời, kết luận và cho HS ghi vở
* HĐ4: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều (10’)
- GV giới thiệu: Ta biết cách dùng ampe kế, vôn kế 1 chiều (kí hiệu DC) để đo cđdđ và hđt của mạch điện 1 chiều có thể dùng dụng cụ này để đo cđdđ và hđt của mạch điện xoay chiều ko? Nếu dùng thì có ht gì xảy ra với kim của các dụng cụ đó?
- GV mắc vôn kế và ampe kế vào mạch điện xoay chiều, y/c HS q/s và so sánh với dự đoán
- GV giới thiệu: Kim của dụng cụ đứng yên vì lực từ t/d lên kim luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều của dđ. Như vậy kim có quán tính cho nên ko kịp đổi chiều quay và đứng yên.
- GV giới thiệu cách đo cđdđ và hđt của dđxc và y/c HS ghi vở
- GV giới thiệu giá trị hiệu dụng ko phải là giá trị trung bình mà là do hiệu quả tương đương với dđ 1 chiều có cùng giá trị
* HĐ5: Củng cố - Vận dụng (7’)
- GV hệ thống lại nội dung đã học
- Y/C HS đọc và trả lời câu C3. GV nhận xét và cho HS ghi vở
- Y/C HS đọc và trả lời câu C4. GV nhận xét và cho HS ghi vở
- Chỉ định HS đọc nội dung ghi nhớ SGK
* HĐ6: Dặn dò (1’)
- GV y/c HS về nhà: Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi trong bài học. Làm các bài tập 35.1 đến 35.5 trong SBT. Nghiên cứu trước nội dung của bài 36 SGK để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
- HS q/s GV làm TN và nêu rõ td của dđ ở mỗi TN
+ TN1: Cho dđxc đi qua bóng đèn dây tóc làm nóng đèn lên→dđ có tác dụng nhiệt
+ TN2: Dđxc làm bóng đèn của bút thử điện sáng lên→dđxc có td quang
+ TN3: Dđxc đi qua NCĐ, NCĐ hút đinh sắt→ dđxc có td từ
- HS: Ưu điểm của dđxc để lấy nhiệt và a/s là không tạo ra những chất khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.
- HS: Ưu điểm của đcđxc không có bộ góp điện, nên không xuất hiện các tia lửa điện và các chất khí gây hại cho môi trường.
- HS trả lời: Ngoài 3 td trên còn có td sinh lí về dđxc trong mạng điện sinh hoạt có thể gây giật chết người
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và nêu dự đoán về td từ của dđxc: khi dđ đổi chiều thì từ cực của NCĐ thay đổi, do đó chiều của lực từ thay đổi
- HS nêu cách bố trí TN kiểm tra dự đoán
- HS tiến hành TN theo nhóm và trả lời C2: Trường hợp sd dđ ko đổi, nếu lúc đầu cực N của thanh NC bị hút khi đổi chiều dđ nó sẽ bị đẩy và ngược lại. Khi dđxc chạy qua ống dây thì cực N của NC lần lượt bị hút đẩy. Nguyên nhân là do dđ luân phiên đổi chiều
- HS trả lời: Khi dđ chạy qua ống dây đổi chiều thì lực từ của ống dây có t/d lên NC cũng đổi chiều
- HS ghi vở kết luận( SGK).
- HS lắng nghe
- HS q/s và nêu: Khi dđ đổi chiều thì kim của dụng cụ đổi chiều.
Hiện tượng: Kim của dụng cụ đứng yên
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi vở kí hiệu của các dụng cụ:
+ Vôn kế, ampe kế xoay chiều: (V~); (A~)
- HS lắng nghe và ghi vở ý nghĩa của cđdđ và hđt hiệu dụng của dđ xoay chiều ( SGK )
- HS lắng nghe ghi nhớ
- HS đọc và trả lời câu C3: Sáng như nhau vì hđt hiệu dụng của dđxc tương đương với hđt của dđ 1 chiều có cùng giá trị
- HS đọc và trả lời câu C4: Có vì dđxc chạy vào cuộn dây của NC và tạo ra 1 từ trường biến đổi. Các ĐST của từ trường trên xuyên qua S của cuộn dây B biến đổi . Do đó trong cuộn dây B xh dđcư
- HS đọc ghi nhớ SGK
V/ Rút kinh nghiệm.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: . /. / 2018. Ngày giảng:9E / / 2018
Tuần22 9B / / 2018
Tiết 40 - Bài 36: TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức: Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây.
2. Kĩ năng: Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện
3. Thái độ: Trung thực, yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị.
1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.
- HS ôn lại các công thức về công suất của dòng điện và công suất tỏa nhiệt của nó
2. Đồ dùng dạy học:
III/ Phương pháp.
Thuyết trình, vấn đáp .
IV/Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (7’)
- HS1: Viết công thức tính công suất của dòng điện. Ở các khu dân cư thường có trạm biến thế. Nó dùng để làm gì? Vì sao ở trạm biến thế thường ghi kí hiệu nguy hiểm không lại gần?
- HS2: Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì?
3. Nội dung bài học.
HĐ CỦA GV
HĐ HỌC CỦA HS
* HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập (1’)
- GV: Tại sao đường dây tải điện có hiệu điện thế lớn? làm thế có lợi gì?
* HĐ2: Sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện (2’)
- GV giới thiệu: Truyền tải điện năng từ nơi SX đến nơi tiêu thụ bằng đường dây truyền tải. Dùng dây dẫn có nhiều thuận lợi hơn so với việc vận chuyển dạng NL khác như than đá, dầu lửa.
* HĐ2.1: Tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện (10’)
- Y/C HS trả lời câu hỏi: Liệu tải điện bằng đường dây dẫn như thế có hao hụt, mất mát gì dọc đường?
- Y/C HS đọc phần giới thiệu SGK, trao đổi nhóm tìm công thức liên hệ giữa công suất hao phí theo P, U, R. GV nx và đưa ra công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt
* HĐ2.2: Cách làm giảm hao phí (15’)
- Y/C HS trao đổi để tìm câu trả lời cho các câu C1, C2, C3
- GV gợi ý câu trả lời C2 : Dựa vào công thức:
R=
- GV nx câu trả lời C1, C2, C3 và cho HS ghi vở
- GV giới thiệu: Máy tăng hiệu điện thế chính là MBT, có cấu tạo rất đơn giản, ta xét ở bài sau.
- GV: Việc truyền tải điện năng đi xa bằng hệ thống các đường dây cao áp là một giải pháp tối ưu để giảm hao phí điện năng và đáp ứng yêu cầu truyền đi một lượng điện năng lớn. Vậy nó có những nhược điểm gì? Biện pháp nào để giải quyết các nhược điểm đó?
* HĐ3: Củng cố- Vận dụng (9’)
- Y/C HS đọc và trả lời câu C4. GV nx và cho HS ghi vở
- Y/C HS đọc và trả lời câu C5. GV nx và cho HS ghi vở
- GV hệ thống lại nội dung bài học
- Y/C HS đọc nội dung ghi nhớ SGK
* HĐ4: Dặn dò (1’)
- GV y/c HS về nhà: Học thuộc bài. Làm các bài tập 36.1 đến 36.4 trong SBT. Nghiên cứu trước nội dung của bài 37 SGK.
- HS lắng nghe
- HS trả lời câu hỏi của GV: Hao phí trên đường dây tải điện
- HS đọc phần giới thiệu SGK, thảo luận nhóm tìm công thức tính công suất hao phí theo P,U, I
+ Công suất của dòng điện:
P = U.I → I = P/U ( 1 )
+ Công thức tỏa nhiệt hao phí (công suất tỏa nhiệt):
Php = I2. R ( 2 )
* Từ (1) và (2) → công suất hao phí do tỏa nhiệt
Php =
- HS đọc và trả lời câu hỏi C1, C2, C3
+ C1: Có 2 cách làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải là cách làm giảm R hoặc tăng U
+ C2: Biết R= , chất làm dây dẫn đã chọn trước và chiều dài đường dây không đổi, vậy phải tăng S tức là dùng dây có tiết diện lớn, có khối lượng lớn, đắt tiền, nặng, dễ bị gãy, phải có hệ thống cột điện lớn. Tổn phí để tăng S của dây còn lớn hơn giá trị điện năng bị hao phí
+ C3: Tăng U, Php sẽ giảm rất nhiều ( tỉ lệ nghịch với U2 ). Phải chế tạo máy tăng hiệu điện thế.
- HS lắng nghe và ghi nhớ: Muốn giảm hao phí trên đường dây truyền tải cách đơn giản nhất là tăng hiệu điện thế
- HS lắng nghe và trả lời:
+ Nhược điểm: Việc có quá nhiều các đường dây cao áp làm phá vỡ cảnh quan môi trường, cản trở giao thông và gây nguy hiểm cho người khi chạm phải đường dây điện.
+ Biện pháp: Đưa các đường dây cao áp xuống lòng đất hoặc đáy biển để giảm thiểu tác hại của chúng.
- HS đọc và trả lời câu C4
+ Vì: Công suất hao phí, tỉ lệ nghịch với bình phương hđt nên hđt tăng 5 lần thì công suất hao phí giảm 52 = 25 lần
- HS đọc và trả lời câu C5: Bắt buộc phải dùng MTB để giảm Php , tiết kiệm, bớt khó khăn vì nếu không thì dây dẫn sẽ quá to và nặng.
- HS lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ SGK
V/ Rút kinh nghiệm.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: . /. / 2018. Ngày giảng:9E / / 2018
Tuần22
9B / / 2018
Tiết 41 - Bài 37: MÁY BIẾN THẾ
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp
- Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp.
2. Kỹ năng:
- Mắc được máy biến áp vào mạch điện để sd đúng theo yêu cầu.
- Nghiệm lại được công thức bằng thí nghiệm
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công thức
3. Thái độ: Rèn luyện phương pháp tư duy suy diễn một cách logic trong phong cách học Vật lý và áp dụng kiến thức Vật lý trong kỹ thuật và cuộc sống.
II/ Chuẩn bị.
1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.
2. Đồ dùng dạy học: MBT nhỏ; nguồn điện AC; công tắc; dây dẫn; bóng đèn; bóng điện.
III/ Phương pháp.
TN thực hành, vấn đáp, trực quan.
IV/ Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS1: Khi truyền tải điện năng đi xa thì có biện pháp nào làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện? Biện pháp nào tối ưư nhất?
3. Nội dung bài học.
HĐ CỦA GV
HĐ HỌC CỦA HS
* HĐ 1: Giới thiệu bài học (2’)
- GV: Để giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện thì tăng U trước khi tải điện và sử dụng điện giảm HĐT xuống U=220V, phải dùng MBT. Vậy MBT có cấu tạo và hđ như thế nào?
* HĐ2: Cấu tạo và hđ của MBT
* HĐ2.1: Cấu tạo (5’)
- Y/c HS đọc nội dung SGK, q/s MBT nhỏ và trả lời câu hỏi: Hãy nêu cấu tạo của MBT. GV nx và cho HS ghi vở về cấu tạo của MBT.
- GV giới thiệu: Dây và lõi sắt đều bọc chất cách điện nên dđ của cuộn dây sơ cấp ko truyền trực tiếp qua cuộn thứ cấp.
* HĐ2.2: Nguyên tắc hoạt động (5’)
- Y/C HS đọc câu C1 và dự đoán câu trả lời. GV ghi dự đoán lên bảng. GV nx và cho HS ghi vở.
- Y/C HS đọc câu C2. Tiến hành làm TN và rút ra nx. GV gợi ý HS giải thích theo các câu hỏi sau:
+ Nếu đặt 2 đầu cuộn dây sơ cấp U1 ~ thì từ trường của cuộn sơ cấp có đ2 gi? Lõi sắt có nhiễm từ hay ko? Nếu có thì đ2 từ trường của lõi sắt đó ntn?
+ Từ trường có xuyên qua cuộn thứ cấp ko? hiện tượng gì xảy ra với cuộn thứ cấp ?
* HĐ2.3: Kết luận (2’)
- Y/C HS đọc và ghi nhớ kết luận.
* HĐ3: Tác dụng làm biến đổi HĐT của MBT (10’)
- GV: giữa U1 của cuộn sơ cấp, U2 ở cuộn thứ cấp và số vòng dây n1 và n2 có mqh nào? Y/C q/s TN và ghi kết quả vào bảng 1.
- Y/c HS đọc C3 và nghiên cứu làm câu C3.
- Y/C HS đọc và trả lời câu hỏi: qua TN rút ra kết luận gì? GV nhận xét và y/c HS phát biểu lại.
- Y/C HS trả lời câu hỏi:
+ Nếu n1>n2 →U1 ntn đối với U2 →máy đó gọi là tăng thế hay hạ thế?
+ Nếu n1< n2 →U1 ntn đối với U2 →máy đó gọi là tăng thế hay hạ thế?
+ Vậy: muốn tăng hay giảm HĐT ở cuộn thứ cấp người ta phải là ntn? GV nhận nx và bổ sung câu trả lời cho HS
* HĐ4: Lắp đặt MBT ở 2 đầu đường dây tải điện (10’)
- GV giới thiệu t/d của máy ổn áp do máy có thể tự di chuyển con chạy ở cuộn thứ cấp sao cho U thứ cấp luôn được ổn định.
- Y/c HS đọc và trả lời các câu hỏi sau: Để có U cao hàng ngàn vôn trên đường dây tải điện để giảm hao phí điện năng thì phải làm ntn?
- GV: Khi MBT hoạt động, trong lõi thép luôn xuất hiện dòng điện Fucô. Dòng điện Fucô có hại vì làm nóng MBT, giảm hiệu suất của máy. Để làm mát MBT, người ta nhúng toàn bộ lõi thép của máy trong một chất làm mát đó là dầu của MBT. Khi xảy ra sự cố, dầu MBT bị cháy có thể gây ra những sự
cố môi trường trầm trọng và rất khó khắc phục. Vậy có biện pháp khắc phục nào?
*HĐ5: Vận dụng- củng cố (5’)
- Y/c HS đọc nội dung câu C4 và trả lời câu C4. GV nhận xét và cho HS ghi vở
- GV hệ thống lại nội dung bài học
- GV gọi HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
* HĐ6: Dặn dò (1’)
- Y/c HS về nhà:
+ Học bài và làm các BT 37.1 và 37.4 SBT
+ Nghiên cứu trước nội dung bài 39 SGK, chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành
- HS đọc nội dung giới thiệu SGK, q/s MBT nhỏ và nêu cấu tạo của MBT gồm:
+ Hai cuộn dây: cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có số vòng n1, n2 khác nhau
+ Một lõi sắt pha silic chung.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và nêu dự đoán của câu C1: Khi có HĐT
đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp→ bóng đèn sáng→có
xuất hiện dđ ở cuộn thứ cấp
- HS tiến hành đọc câu C2 và làm TN rút ra nx:
+ Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp 1 HĐT U1→lõi sắt bị nhiễm từ biến thiên→từ trường xuyên qua cuộn thứ cấp biến thiên xh dđ ~ cảm ứng→đèn sáng
+ Nguyên tắc hđ của MBT: Khi đặt vào hai đầu của cuộn sơ cấp 1 hđt~ thì 2 đầu cuộn thứ cấp xh 1 hđt ~→ nếu cuộn thứ cấp được nối kín sẽ xh 1 dđ ~
- HS đọc và ghi nhớ: Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hđt ~ thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hđt ~.
- HS q/s TN và ghi kết quả vào bảng 1.
- HS đọc và trả lời câu C3.
; ;
- HS rút ra KL:
Vậy HĐT ở 2 đầu cuộn dây tỉ lệ với số vòng ở mỗi cuộn dây.
- HS trả lòi câu hỏi của GV:
+: máy hạ thế
+ : máy tăng thế
+ Muốn tăng hay giảm HĐT, ta chỉ việc thay đổi số vòng dây của cuộn thứ cấp
- HS lắng nghe.
- HS đọc và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV
+ Dùng MBT lắp ở đầu đường dây tải điện tăng thế + Trước khi đến nơi tiêu thụ thì dùng MBT hạ thế
- HS: Biện pháp khắc phục là các trạm biến thế lớn cần có các thiết bị tự động để phát hiện và khắc phục sự cố; mặt khác cần đảm bảo các quy tắc an toàn khi vận hành trạm biến thế lớn.
- HS đọc và trả lời câu hỏi C4.
Tóm tắt
U1=220 V; U2=6V; U’2=3V.
n1=4000 vòng; n2=?; n’2=?
Giải:
ta có :
→n2 = vòng
⇒n’2=vòng
vì n1 và U1 ko đổi, nếu n2 thay đổi →U2 thay dổi
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
V/ Rút kinh nghiệm.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Ngày ..... tháng .... năm 201..
Tổ trưởng
Trương Hồng Phong
Ngày soạn: . /. / 2018. Ngày giảng:9E / / 2018
9B / / 2018 Tuần23
Tiết 43: TỔNG KẾT CHƯƠNG II. ĐIỆN HỌC
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về nam châm từ, lực từ, động cơ điện, dđ cảm ứng, dđ xoay chiều, máy phát điện xoay chiều và máy biến thế.
- Luyện tập thêm và vận dụng các kiến thức vào 1 số trường hợp cụ thể.
2. Kỹ năng: Rèn luyện khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức đã học.
3. Thái độ: Nghiêm túc, sáng tạo, tự đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức đã học.
II/ Chuẩn bị.
1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.
2. Đồ dùng dạy học:
- HS trả lời trước các câu hỏi trong phần tự kiểm tra vào vở.
III/ Phương pháp.
Gợi mở - vấn đáp, luyện tập và thực hành.
IV/ Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung thực hành.
HĐ CỦA GV
HĐ HỌC CỦA HS
* HĐ 1: Tự kiểm tra (15’)
- GV y/c HS trả lời câu 1, 2 theo nội dung đã chuẩn bị. Gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét và bổ sung.
- Y/C HS trả lời câu 3 theo nội dung đã chuẩn bị. Gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét và bổ sung
- Y/C HS trả lời câu 4 theo nội dung đã chuẩn bị. Giải thích tại sao không chọn các câu còn lại. Gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét và bổ sung
- Y/C HS trả lời câu 5. GV nhận xét và bổ sung
- Y/C HS trả lời câu 6. GV nhận xét và bổ sung
- Y/C HS trả lời câu 7. GV nhận xét và bổ sung
- Y/C HS trả lời câu 8. GV nhận xét và bổ sung
- Y/C HS trả lời câu 9. GV nhận xét và bổ sung
* HĐ2: Vận dụng (28’)
- GV gọi HS đọc đề BT 10, trả lời. HS khác nhận xét. GV nhận xét và cho HS ghi vở.
- GV gọi HS đọc đề BT 11, lên bảng trả lời. HS khác nhận xét. GV nhận xét và cho HS ghi vở.
- GV gọi HS đọc đề BT 12, trả lời. HS khác nhận xét. GV nhận xét và cho HS ghi vở.
- GV gọi HS đọc đề BT 13, y/c HS qs và trả lời câu hỏi. GV nhận xét và cho HS ghi vở.
* HĐ3: Dặn dò (2’)
- Y/C HS về nhà:
+ Trả lời lại các câu hỏi trong phần tự kiểm tra và phần vận dụng.
+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 40 SGK.
- HS trả lời câu 1,2 theo nội dung đã chuẩn bị:
+ Câu 1: . lực từ kim nam châm ..
+ Câu 2: C. đặt thanh thép vào trong lòng ống dây dẫn có dđ 1 chiều chạy qua.
- HS trả lời câu 3: trái đst ngón tay giữa ngón cái choãi ra 900
- HS trả lời câu 4: D. Khi số đst xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
- HS trả lời câu 5: cảm ứng xoay chiều vì số đst xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
- HS trả lời câu 6: Treo thanh nam châm bằng 1 sợi dây chỉ mềm ở chính giữa để cho thanh nam châm nằm ngang. Đầu quay về hướng Bắc địa lí là cực Bắc của thanh nam châm (N).
- HS trả lời câu 7.
a) Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải( SGK).
b) Đường sức từ trong lòng cuộn dây như hình vẽ.
- HS trả lời câu 8:
+ Giống nhau: Số đst biến thiên qua tiết diện S của
cuộn dây để xuất hiện dđ xoay chiều.
+ Khác nhau: MBT có roto là NC và stato là cuộn dây có thể làm được MPĐ lớn.
- HS trả lời câu 9: Hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn. Khung dây quay được vì khi ta cho dđ 1 chiều vào khung dây thì từ trường của NC sẽ td lên khung dây những LĐT làm cho khung quay.
- HS đọc đề BT 10, trả lời. HS khác nhận xét. Ghi vở: ĐST do cuộn dây của NCĐ tạo ra tại điểm N hướng từ trái sang phải. Lực từ hướng từ ngoài vào trong và vuông góc với mp hình vẽ.
- HS đọc đề BT 11, lên bảng trả lời. HS khác nhận xét. Ghi vở.
a) Để giảm hao phí trên đường dây.
b) Giảm đi 1002 = 10000 lần
c) n1= 4400 vòng; n2 = 120 vòng; U1= 220V; U2=?
Vận dụng công thức: (U1/U2) = (n1/n2) suy ra
U2 = (U1.n2)/n1 = (220.120)/4400 = 6V
- HS đọc đề BT 12, trả lời. HS khác nhận xét. Ghi vở: Dòng điện không đổi không tạo ra từ trường biến thiên, số đst xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp không biến đổi nên trong cuộn dây này không xuất hiện dđ cảm ứng.
- HS đọc đề BT 13 và trả lời câu hỏi: Trường hợp a, khi khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì số đst xuyên qua tiết diện S của khung dây luôn không đổi, luôn=0. Do đó trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
V/ Rút kinh nghiệm.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************&********************
DUYỆT CỦA BGH
Ngày ..... tháng .... năm 2018
Ngày soạn: . /. / 2018. Ngày giảng:9E / / 2018
Tuần23 9B / / 2018
CHƯƠNG III: QUANG HỌC
Tiết 44 - Bài 40: HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức: Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12397676.doc