TIẾT 25.BÀI 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU- TƠN
(Tiết 2)
I, Mục tiêu.
1. Kiến thức:
-Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức P ⃗=mg ⃗
- Phát biểu được định luật III Niu-tơn
- Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.
- Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với một vật, đối với hệ hai vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang, nằm nghiêng.
- Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể.
2. Kỹ năng:
-Biết chỉ ra điều kiện áp dụng các định luật Niu-tơn và biết cách biểu diễn được tất cả các lực tác dụng lên vật hoặc hệ hai vật chuyển động.
-Biết cách tính gia tốc và các đại lượng trong công thức của các định luật Niu-tơn để viết phương trình chuyển động cho vật hoặc hệ vật.
-Biết vận dụng được phép phân tích lực để giải quyết bài toán với các bài toán vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
12 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 Bài 10: Ba định luật Niu- tơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp giảng:
Sĩ số:
TIẾT 24.BÀI 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU- TƠN
(Tiết 1)
I, Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định luật I, II Niu-tơn
- Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính.
- Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính.
- Nêu được mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được định luật I Newton và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản và để giải các bài tập trong bài.
- Vận dụng được công thức định luật II Niu-tơn để giải các bài tập.
3. Thái độ:
- Tích cực chú ý nghe giảng.
- Phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài.
- Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Hứng thú tìm hiểu các hiện tượng vật lý có liên quan
4. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển năng lực ở học sinh:
- Năng lực đặt câu hỏi về các hiện tượng trong cuộc sống liên quan đến quán tính, mối quan hệ giữa khối lượng và quán tính.
-Mô tả được các định luật I, II Niu -Tơn bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó.
- Nhận ra được hiện tượng quán tính trong tự nhiên và khoa học kĩ thuật.
- Giải thích được hiện tượng quán tính trong tự nhiên từ đó có thể vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
-Xác định mục đích, nêu dụng cụ và phương án lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét về thí nghiệm lịch sử của Galilê.
- Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.
II, Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị thêm một số ví dụ minh họa hai định luật.
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức đã được học về lực, cân bằng lực và quán tính đã học ở THCS.
- Ôn lại quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.
III, Tiến trình dạy- học.
1. Hoạt động khởi động: ( 5 phút)
1.1. Kiểm tra bài cũ:
+ Mục tiêu: Kiểm tra và đánh giá mức độ hiểu bài cũ, thái độ và tinh thần ôn bài trước khi đến lớp
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên: Nêu câu hỏi
- Lực là gì? Lực gây ra tác dụng gì đối với vật bị tác dụng? Điều kiện cân bằng của chất điểm?
Học sinh: - Lực là đại lượng vecto đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặclàm cho vật biến dạng.
- Điều kiện cân bằng của chất điểm: Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụnglên nó phải bằng không.
F=F1+F2+=0
GVNX: Nhận xét đánh giá và cho điểm học sinh
- Làm chính xác thêm kiến thức đồng thời có liên hệ chặt chẽ phục vụ hữu ích cho bài học mới.
- Sáng tỏ tình trạng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
1.2. Khởi động:
Mục Tiêu:
Đặt vấn đề vào bài giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới.
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên:
- Cho học sinh quan sát thí nghiệm mô phỏng
+ Một vật đang đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều có chịu tác dụng của lực nào không? Muốn thay đổi vận tốc của một vật ta làm thế nào? Tìm hiểu điều đó nghiên cứu bài học này
.- Cho học sinh quan sát thí nghiệm mô phỏng: Dùng lực ở tay đẩy quyển sách đặt trên mặt bàn.
- Yêu cầu học sinh nhận xét kết quả.
- Tại sao có hiện tượng trên?
- Giới thiệu quan niệm của Arixtot: Muốn cho một vật duy trì được vận tốc không đổi thì phải tác dụng lực lên nó.
- Quan điểm của Arixtot liệu có đúng không và đồng thời để giải thích hiện tượng trên. Hãy tìm hiểu bài 10
Học sinh:
- Ta phải đẩy thì quyển sách mới chuyển động ngừng đẩy thì quyển sách dừng lại
GVNX:
- Cung cấp hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học.
- Cung cấp thêm kiến thức cho học sinh về quan điểm của Arixtot
2. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 30 phút)
Mục Tiêu:
Giúp học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện năng lực cảm nhận, cung cấp cho học sinh cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề.
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm của Galilê ( 10 phút)
Giáo viên:
- Yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi:
+ Ý tưởng thí nghiệm của Ga-li-lê với 2 máng nghiêng như thế nào?
+ Nêu dự đoán của Ga-li-lê.
- Xác định các lực tác dụng lên hòn bi khi máng 2 nằm ngang?
Học sinh:
- Ghi nhận vấn đề cần nghiên cứu.
- Theo dõi sự phân tích của GV
- Đọc SGK, tìm hiểu thí nghiệm của Ga-li-lê
- Nhận xét về quãng đường hòn bi lăn được trên máng nghiêng 2 khi thay đổi độ nghiêng của máng này, giải thích.
=> Trả lời câu hỏi.
- Trả lời: Hai lực cân bằng: Trọng lực P , phản lực N
Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật I Niu- tơn và khái niệm quán tính. ( 5 phút)
Giáo viên:
- Nêu và phân tích định luật I Niu-tơn.
- Định luật I được gọi là định luật quán tính, chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. Vậy quán tính là gì?
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C1
Học sinh:
- Đọc SGK, tìm hiểu định luật I.
- Nêu khái niệm quán tính
- Vận dụng khái niệm quán tính để trả lời C1.
+Do xe có quán tính nên nó có xu hướng bảo toàn vận tốc mặc dù ta đã ngừng đạp, xe chuyển động chậm dần là do có ma sát cản trở chuyển động
+Khi nhảy từ bậc cao xuống, bàn chân dừng lại đột ngột trong khi thân người tiếp tục chuyển động do có quán tính làm cho chân bị gập lại
Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật II Niu- tơn (15 phút)
Giáo viên:
- Đặt vấn đề: Nếu hợp lực tác dụng lên vật khác không thì vật sẽ chuyển động như thế nào?
- Lấy ví dụ và phân tích để đưa ra định luật II Niu-tơn.
+ Khi tác dụng 2 lực có độ lớn khác nhau để đẩy cùng một chiếc xe thì xe chuyển động như thế nào?
+ Khi đẩy cùng một lực nhưng với 2 xe có khối lượng khác nhau thì 2 xe chuyển động như thế nào?
=> Gia tốc thu được có quan hệ như thế nào với lực tác dụng lên vật và khối lượng của vật?
- Thông báo nội dung , biểu thức của định luật II Niutơn.
- Nêu và phân tích định nghĩa khối lượng dựa trên mức quán tính.
- Nêu tính chất của khối lượng
- Nhận xét câu trả lời của HS
Học sinh:
- Vật sẽ chuyển động có gia tốc.
+ Lực càng lớn, xe chuyển động càng nhanh. ( gia tốc lớn)
+ Vật có khối lượng càng lớn xe chuyển động càng chậm. ( gia tốc bé)
=> Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Viết biểu thức định luật II cho trường hợp có nhiều lực tác dụng lên vật.
- Trả lời C2 , C3.
GVNX:
I, Định luật I Niu- tơn
1.Thí nghiệm lịch sử của Galilê
- Kết luận nếu không có ma sát thì không cần đến lực để duy trì chuyển động của một vật
=> Lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động, mà là nguyên nhân gây ra gia tốc, tức làm biến đổi chuyển động
2. Định luật I Niu-tơn:
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
3. Quán tính:
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn
II. Định luật II Niu-tơn:
1. Định luật II Niu-tơn:
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật
a= Fm hay F=ma
-Trường hợp có nhiều lực tác dụng:
a= Fhlm
2. Khối lượng và mức quán tính
a. Định nghĩa: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
b. Tính chất của khối lượng:
- Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
- Khối lượng có tính chất cộng đựơc.
3. Hoạt động luyện tập: ( 5 phút)
Mục Tiêu:
Vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên:
- Yêu cầu HS về nhà học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 trang 64 SGK và làm bài tập 7"12 trang 65 SGK.
- Yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu học tập
Học sinh:
-Tìm hiểu kiến thức và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chọn đáp án đúng trong phiếu học tập
Câu 1 chọn đáp án D
Câu 2 chọn đáp án C
Câu 3 chọn đáp án D
Câu 4 chọn đáp án D
Câu 5 chọn đáp án D
GVNX:
- Củng cố lại kiến thức trong bài sử dụng để giải bài tập
4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng: ( 5 phút)
Mục Tiêu:
Vận dụng những kiến thức, kĩ năng, đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Hoạt động này khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên:
- Tìm hiểu và giải thích các hiện tượng vật lý có liên quan
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung định luật I, II Niutơn.
- Nhắc lại khái niệm khối lượng, quán tính.
Học sinh: Nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên
GVNX:
- Thiết lập sơ đồ tư duy từ khóa: “Định luật I,II Niu-tơn”
IV. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Theo định luật I Niu-tơn thì?
A. Với mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực trực đối với nó.
B. Một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của bất kì lực nào khác.
C. Một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
D. Mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
Câu 2: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.
D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.
Câu 3: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.
C. Vật chuyển động thẳng đều.
D. Vật chuyển động rơi tự do.
Câu 4: Theo định luật II Niu-tơn thì lực và phản lực?
A. Là cặp lực cân bằng.
B. Là cặp lực có cùng điểm đặt.
C. Là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
D. Là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 5: Một lực có độ lớn 4 N tác dụng lên vật có khối lượng 0,8 kg đang đứng yên. Bỏ qua ma sát và các lực cản. Gia tốc của vật bằng?
A. 32 m/s2.
B. 0,005 m/s2.
C. 3,2 m/s2.
D. 5 m/s2.
Ngày giảng:
Lớp giảng:
Sĩ số:
TIẾT 25.BÀI 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU- TƠN
(Tiết 2)
I, Mục tiêu.
1. Kiến thức:
-Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức P=mg
- Phát biểu được định luật III Niu-tơn
- Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.
- Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với một vật, đối với hệ hai vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang, nằm nghiêng.
- Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể.
2. Kỹ năng:
-Biết chỉ ra điều kiện áp dụng các định luật Niu-tơn và biết cách biểu diễn được tất cả các lực tác dụng lên vật hoặc hệ hai vật chuyển động.
-Biết cách tính gia tốc và các đại lượng trong công thức của các định luật Niu-tơn để viết phương trình chuyển động cho vật hoặc hệ vật.
-Biết vận dụng được phép phân tích lực để giải quyết bài toán với các bài toán vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
3. Thái độ:
- Tích cực trong giờ học, hợp tác với giáo viên để cùng nhau xây dựng bài mới.
- Hứng thú đối với bài học, sôi nổi, hào hứng trong giờ học.
- Tích cực tìm hiểu, sáng tạo, say mê vật lý
4. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển năng lực ở học sinh:
- Năng lực đặt ra những câu hỏi về các hiện tượng trong cuộc sống liên quan đến lực và phản lực
-Mô tả được các định luật III Niu -Tơn bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó.
-Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải thích tính chất của cặp lực và phản lực
-Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp : qui tắc hình bình hành để tổng hợp lực.
- Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.
II, Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị thêm một số ví dụ minh họa về định luật III Niu-tơn.
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức đã học về lực, cân bằng lực và quán tính.
- Ôn lại quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.
III, Tiến trình dạy- học.
1. Hoạt động khởi động: ( 5 phút)
1.1. Kiểm tra bài cũ:
+ Mục tiêu: Kiểm tra và đánh giá mức độ hiểu bài cũ, thái độ và tinh thần ôn bài trước khi đến lớp
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên:
- Phát biểu nội dung của định luật I, II Niu tơn Viết biểu thức của định luật II .
-Quán tính là gì? Khối lượng là gì?
Học sinh:
- Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
- Gia tốc của một vật cùng hướng với vật tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật.
a= Fm
- Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn
- Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật
- Làm chính xác thêm kiến thức đồng thời có liên hệ chặt chẽ phục vụ hữu ích cho bài học mới.
- Sáng tỏ tình trạng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
1.2. Khởi động:
Mục Tiêu:
Đặt vấn đề vào bài giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới.
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên:
Khi đánh tay lên bàn tức là tác dụng vào bàn một lực, ta có cảm giác tay bị đau, điều này chứng tỏ bàn cũng tác dụng lên tay ta một lực. Lực này có phương chiều độ lớn như thế nào
Học sinh:
Suy nghĩ và theo dõi bài học mới để tìm câu trả lời
- Vấn đề được đặt ra yêu cầu học sinh theo dõi bài học để hình thành kiến thức
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (30 phút)
Mục Tiêu:
Giúp học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện năng lực cảm nhận, cung cấp cho học sinh cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề.
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên:
Hoạt động 1: Phân biệt trọng lực và trọng lượng. ( 5 phút)
- Giới thiệu khái niệm trọng tâm của vật.
- Gợi ý: phân biệt trọng lực và trọng lượng.
- Yêu cầu HS trả lời câu C4
- Nhận xét, bổ sung.
Học sinh:
- Nhớ lại các đặc điểm của trọng lực và biểu diễn trọng lực tác dụng lên một vật.
- Xác định công thức tính trọng lực
- Trả lời C4.
(Vận dụng công thức rơi tự do.)
Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật III Niu-tơn ( 15 phút)
Giáo viên:
- Yêu cầu HS đọc SGK kết hợp quan sát hình vẽ để rút ra khái niệm về sự tương tác giữa hai vật.
- Nhấn mạnh tính chất 2 chiều của sự tương tác giữa các vật.
- Nêu và phân tích định luật III.
- Lưu ý: Định luật đúng cho cả vật chuyển động hay đứng yên; cho cả tương tác xa hay tương tác gần.
Học sinh:
- Tiếp thu vấn đề cần nghiên cứu.
- Quan sát hình 10.1, 10.2, 10.3 và 10.4 nhận xét về lực tương tác giữa hai vật.
=> Kết luận: SGK
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Viết biểu thức của định luật.
- Lấy ví dụ minh hoạ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cặp lực và phản lực. ( 5 phút)
Giáo viên
- Thông báo khái niệm lực tác dụng và phản lực.
- Yêu cầu HS đọc SGK, nêu các đặc điểm của cặp lực và phản lực.
- Phân biệt cặp lực và phản lực với cặp lực cân bằng?
- Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK, trả lời câu C5 ( Thảo luận nhóm 3 phút )
- Nhận xét, bổ sung.
Học sinh
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Đọc SGK, trả lời:
+ Các đặc điểm của cặp lực và phản lực.
+ So sánh sự giống và khác nhau của cặp lực và phản lực với cặp lực cân bằng.
- Thảo luận , trả lời C5
II. Định luật II Niu-tơn
3. Trọng lực. Trọng lượng
Khái niệm trọng lực: là lực của trái đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực được ký hiệu là P
- Trọng lực là độ lớn của trong lực.
III. Định luật III Niu-tơn
1. Sự tương tác giữa các vật
+Kết luận: Hiện tượng A và B tác dụng vào nhau, gây ra gia tốc hoặc biến dạng cho nhau gọi là hiện tượng tương tác.
2. Định luật:
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lưc, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều
FBA=-FAB
3.Lực và phản lực
Trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực
- Đặc điểm:
+Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
+Lực và phản lực là hai lực trực đối
+Lực và phản lực không cân bằng vì chúng đặt vào hai vật khác nhau
3. Hoạt động luyện tập: ( 5 phút)
Mục Tiêu:
Vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên:
-Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm bài tập 10, 12,13,15/ 65 SGK và bài tập SBT
- Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập
Học sinh:
Nghiên cứu và thực hiện các bài tập được giao
Câu 1 chọn đáp án A
Câu 2 chọn đáp án D
Câu 3 chọn đáp án B
Câu 4 chọn đáp án D
Câu 5 chọn đáp án D
Chọn chiều (+) cùng chiều chuyển động bật ra của quả bóng
Định luật III Niu-tơn
FTường=FBóng=ma=mv-v0∆t
=0,2.15-(-25)0,05 = 160N
- Củng cố lại kiến thức trong bài sử dụng để giải bài tập
4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng: ( 5 phút)
Mục Tiêu:
Vận dụng những kiến thức, kĩ năng, đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Hoạt động này khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên:
- Tìm hiểu và giải thích các hiện tượng vật lý có liên quan
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung định luật III Niutơn.
- Nhắc lại khái niệm trọng lực, trọng lượng.
- Nhắc lại các đăch điểm của lực và phản lực
Học sinh: Nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên
GVNX:
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tiễn.
- Thái độ tích cực tìm tòi các hiện tượng vật lý
IV. NHẬN XÉT , RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
Câu 1: Định luật III Niu-tơn cho ta nhận biết:
A. Bản chất sự tương tác qua lại giữa hai vật
B. Sự phân biệt giữa lực và phản lực
C. Sự cân bằng giữa lực và phản lực
D. Quy luật cân bằng giữa các lực trong tự nhiên
Câu 2: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?
A. Trái Đất
B. Mặt trăng
C. Mặt trời
D. Hòn đá trên mặt đất
Câu 3: Lực và phản lực có đặc điểm nào sau đây:
A. Là hai lực cân bằng
B. Luôn xuất hiện hoặc mất đi đồng thời
C. Cùng điểm đặt
B. Là hai lực cùng giá cùng chiều và cùng độ lớn
Câu 4: Lực nào sau đây không thể là trọng lực?
A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi.
B. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần.
C. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo.
D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.
Câu 5: Một quả bóng khối lượng 200 g bay với vận tốc 90 km/h đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54 km/h. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,05s. Độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng là?
A. 120 N.
B. 210 N.
C. 200 N.
D. 160 N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 10 Ba dinh luat Niuton_12465520.docx