Giáo án Vật lý 10 - Chương I: Động học chất điểm

I. Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do.

1. Sự rơi của các vật trong không khí.

+ Trong không khí không phải các vật nặng nhẹ khác nhau thì rơi nhanh chậm khác nhau.

+ Yếu tố quyết định đến sự rơi nhanh chậm của các vật trong không khí là lực cản không khí lên vật và trọng lực tác dụng lên vật.

2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do).

Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

II. Nghiên cứu sự rơi tự do của các vật.

1. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do.

+ Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng .

+ Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.

+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

 

docx27 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lý 10 - Chương I: Động học chất điểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mối tương quan về dấu và chiều của vận tốc và gia tốc trong chuyển động đó. - Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của gia tốc trong CĐTBĐĐ. 2. Kỹ năng: - Giải được các bài tập đơn giản về CĐTBĐĐ. 3. Thái độ : - Nghiêm túc trong học tập 4. Năng lực hướng tới a, Phẩm chất - Năng lực chung Phẩm chất: Trung thực, tự trọng; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân; Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực quản lí; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực sử dụng ngôn ngữ b, Năng lực chuyên biệt môn học Học sinh biết xác định dấu của vận tốc và gia tốc trong hệ quy chiếu khác nhau. Phát triển năng lực tư duy lô gic và năng lực tính toán của học sinh. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Giải trước các bài tập để lường trước được khó khăn, vướng mắc của HS. 2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức về chuyển động thẳng đều. III/ CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: Kiểm tra bài cũ: - Tốc độ trung bình là gì? Chuyển động thẳng đều là gì? - Viết công thức tính quãng đường và phương trình chuyển động thẳng đều. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH GHI CHÚ A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Thả viên bi lăn xuống mặt phẳng nghiêng thì vec tơ vận tốc thay đổi như thế nào theo thời gian ? Trên cơ sở trả lời của HS Gv đặt vấn đề vào bài học HS suy nghĩ và trả lời với nhiều cách khác nhau B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm vận tốc tức thời và chuyển động thẳng biến đổi đều.15' - Phát phiếu học tập số 1 cho mỗi nhóm. Đề nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 10 phút. - Giáo viên nhận xét và tóm tắt lại kiến thức cho HS. Hoạt động 2: Tìm hiểu về gia tốc, vận tốc, quãng đường và phương trình chuyển động trong chuyển động thẳng biến đổi đều 15' - Phát phiếu học tập số 2 cho mỗi nhóm. Đề nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 10 phút. - Giáo viên nhận xét và tóm tắt lại kiến thức cho HS. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Hoạt động theo nhóm trả lời PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. - Nhóm 1 cử 1 đại diện báo cáo trước lớp. - Các nhóm lắng nghe đưa ra ý kiến thảo luận. - Ghi nhận kiến thức. - Hoạt động theo nhóm trả lời PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. - Nhóm 1 cử 1 đại diện báo cáo trước lớp. - Các nhóm lắng nghe đưa ra ý kiến thảo luận. - Ghi nhận kiến thức I. Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều: 1. Độ lớn vận tốc tức thời: (m/s) (1) - Ý nghĩa: Độ lớn của vận tốc tức thời của vật tại một điểm, cho biết tại điểm đó vật chuyển động nhanh hay chậm 2. Vectơ vận tốc: Vectơ vận tốc tức thời của một vật tại một điểm là một vectơ có gốc tại vật chuyển động, có hướng của chuyển động và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ lệ xích nào đó. 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều: - Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều, hoặc giảm đều theo thời gian. - Chuyển động nhanh (chậm) dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời tăng (giảm) đều theo thời gian. II. Chuyển động thẳng nhanh dần đều: 1. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều: a) Khái niệm gia tốc: Gọi vo, v là vận tốc ở thời điểm to, t. - Độ biên thiên vận tốc: trong khoảng thời gian - Khái niệm: Gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc ∆v và khoảng thời gian vận tốc biến thiên ∆t. - Ý nghĩa: Gia tốc của chuyển động cho biết vận tốc biến thiên nhanh hay chậm theo thời gian. - Đơn vị: m/s2 b) Vectơ gia tốc: - Trong CĐTNDĐ: cùng hướng với các vectơ vận tốc (a cùng dấu với v0). 2. Vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều: a) Công thức tính vận tốc: (4 ) b) Đồ thị vận tốc - thời gian: là đồ thị biểu diễn sự biến thiên của vận tốc tức thời theo thời gian. - Đồ thị vận tốc - thời gian là một đoạn thẳng. 3. Công thức tính quãng đường đi được của CĐTNDĐ: 4. Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của CĐTNDĐ: v2 – v02 = 2as 5. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều: Xét chất điểm M chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường thẳng Ox với vận tốc đầu vo và gia tốc a từ điểm A cách O một khoảng OA = xo. Tọa độ của M ở thời điểm t: x = xo + s III. Chuyển động thẳng chậm dần đều: 1. Gia tốc của CĐTCDĐ: a) Công thức tính gia tốc: b) Vectơ gia tốc: - Trong CĐTCDĐ: ngược hướng với vectơ vận tốc (a ngược dấu với v0). 2. Vận tốc của CĐTCDĐ: a) Công thức tính vận tốc: b) Đồ thị vận tốc - thời gian: (SGk) 3. Công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của CĐTCDĐ: a) Công thức tính quãng đường đi được: b) Phương trình chuyển động: C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG - Phát phiếu học tập số 3 cho mỗi nhóm. Đề nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 10 phút. - Giáo viên nhận xét và cho kq . - Hoạt động theo nhóm trả lời PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3. - Các nhóm cử 1 đại diện báo nộp kq trước lớp. - Các nhóm quan sat đưa ra ý kiến thảo luận. - Ghi nhận kiến thức D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG( Tùy đối tượng học sinh) Bài 1: - Yêu cầu HS lập bảng tóm tắt gồm những nội dung sau: công thức tính quãng đường, phương trình chuyển ðộng của chuyển ðộng thẳng biến ðổi ðều (nhanh dần ðều và chậm dần ðều). Lưu ý dấu của a và v0 trong các trường hợp. Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu khái niệm vận tốc tức thời và chuyển động thẳng biến đổi đều. - Thiết kế thí nghiệm như hình 3.3 trang 16 – SGK => khảo sát chuyển động của viên bi? - Để xác định vật đang chuyển động nhanh dần hay chậm dần ta phải làm gì? - Viết công thức xác định vận tốc tức thời? - Trả lời C1. - Nhận xét gì về vận tốc tức thời của 2 ô tô trong hình 3.3/17/sgk? Vec tơ vận tốc tức thời? - Trả lời câu hỏi C2. - Nêu khái niệm chuyển động thẳng biến đổi đều, chuyển động thẳng nhanh dần đều, chuyển động thẳng chậm dần đều. Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu gia tốc, vận tốc, quãng đường và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều. - Nêu và phân tích khái niệm gia tốc? Vec tơ gia tốc? Xác định độ lớn và chiều của vec tơ gia tốc khi vật chuyển động NDĐ và khi vật chuyển động CDĐ. - Xác định công thức tính vận tốc, quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều? (Nhóm 3) - Xác định phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều? (Nhóm 4) - Xây dựng công thức đường đi và phương trình chuyển động trong CĐCDĐ tương tự như trong CĐNDĐ. Với lưu ý: a ngược dấu với v0. Phiếu học tập số 3: Câu 1. Gia tốc là 1 đại lượng A.Đại số, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động. B.Đại số, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc. C.Vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động. D. Vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc. Câu 2. Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều ? A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng. B. Một vật rơi từ trên cao xuống đất.. C. Một hòn đá bị ném theo phương ngang. D. Một hòn đá được ném lên theo phương thẳng đứng. Câu 3. Một ôtô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau 5s vận tốc là10 m/s.Tính quãng đường mà vật đi được: A. 200m B. 50m C. 25m D. 150m Câu 4. Khi vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì A.gia tốc tăng, vận tốc không đổi B.gia tốc không đổi, vận tốc tăng đều. C.Vận tốc tăng đều , vận tốc ngược dấu gia tốc. D.Gia tốc tăng đều, vận tốc tăng đều. Câu 5. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều theo chiều dương. Hỏi chiều của gia tốc véctơ như thế nào? A. hướng theo chiều dương B. ngược chiều dương C . cùng chiều với D. không xác định được Câu 6: Một đoàn tàu tăng tốc đều đặn từ 15m/s đến 27m/s trên một quãng đường dài 70m.Gia tốc và thời gian tàu chạy là : A. 3.2 m/s2 ; 11.67s B. 3.6 m/s2 ; - 3.3s C. 3.6 m/s2 ; 3.3s D. 3.2 m/s2; - 11.67s IV/ DẶN DÒ: - Giáo viên: + Nhắc lại các kiến thức đã học trong bài. + Yêu cầu HS trả lời C7, C8. SGK + Đọc phần “Em có biết?” + Cần nắm được: công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng biến đổi đều; phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều. + Làm bài tập 9, 11, 12, 13, 14, 15 trang 22 SGK. + Chuẩn bị bài sau. - Học sinh: + Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập. --------------------------------–µ—----------------------------------- Ngày soạn: 16/09/2018 Tiết 5: BÀI TẬP I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều. 2. Kỹ năng: - Vận dụng được kiến thức về chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều để giải thich một số hiện tượng và làm bài tập. 3. Thái độ: - Cẩn thận, xem xét vấn đề một cách khoa học. 4. Năng lực hướng tới a, Phẩm chất - Năng lực chung Phẩm chất: Trung thực, tự trọng; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân; Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tính toán; Năng lực sáng tạo b, Năng lực chuyên biệt môn học Học sinh biết xác định dấu của vận tốc và gia tốc trong hệ quy chiếu khác nhau. Phát triển năng lực tư duy lô gic và năng lực tính toán của học sinh. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Chuẩn bị một số bài tập hay. 2. Học sinh: Đã nghiên cứu các bài tập được giao. III/ CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH GHI CHÚ A. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC Hoạt động 1: Củng cố kiến thức cũ 8' Đề nghị hs làm việc trong 4 phút - Mỗi nhóm viết lại các công thức đã học vào bảng (gấp tất cả sách vở và tài liệu liên quan đến môn vật lí lại) - Giáo viên nhận xét và tóm tắt lại kiến thức cho HS. - Hoạt động theo nhóm - Các nhóm quan sát đưa ra ý kiến nhận xét. - Ghi nhận kiến thức. 1. Tóm tắt lí thuyết: Chuyển động thẳng đều - Tốc độ trung bình: - Phương trình chuyển động Chuyển động thẳng biến đổi đều - Gia tốc: - Vận tốc: v = vo + at - Quãng đường: - Ptcđ - CTLH: + NDĐ: a > 0, a.v > 0, + CDĐ: a < 0, a.v < 0, B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 2: Giải các bài tập trắc nghiệm SGK.10' - Yêu cầu HS đọc đề, chọn đáp án và giải thích lựa chọn? Hoạt động 3: Giải các bài tập tự luận SGK 20' - Đề nghị hs làm việc trong 5 phút Bài 9/15 vào bảng phụ. - Giáo viên nhận xét - Hướng dẫn: + Chọn hệ quy chiếu như thế nào thì phù hợp? +Muốn viết được phương trình chuyển động của mỗi xe, ta cần xác định những đại lượng nào? + Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hệ tọa độ. + Giao điểm của hai đồ thị chính là có ý nghĩa gì ? - Nhận xét và kết luận Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập tập về chuyển động thẳng biến đổi đều. Học sinh vận dụng kiến thức đã học hoàn thành - Đọc SGK nắm yêu cầu đề ra của bài tập 12 trang 22 SGK. - Gợi ý: + Vận tốc đầu của đoàn tầu bằng bao nhiêu? + Có vận tốc đầu, vận tốc cuối và thời gian xảy ra sự biến thiên vận tốc đó, muốn tính gia tốc của đoàn tàu ta áp dụng công thức nào? + Trong khoảng thời gian cần tìm, vận tốc đầu bằng bao nhiêu?, vận tốc cuối bằng bao nhiêu? - Học sinh thực hiện - Hoạt động theo nhóm - Mỗi nhóm đưa kq lên bảng. - Các nhóm theo dõi và đưa ra ý kiến nhận xét. - Ghi nhận kiến thức. - Học sinh thực hiện - Hoạt động theo nhóm - Mỗi nhóm đưa kq lên bảng. - Các nhóm theo dõi và đưa ra ý kiến nhận xét. - Ghi nhận kiến thức. Câu 6 trang 15 - D Câu 7 trang 15 - B Câu 8 trang 15 - B Câu 9 trang 22 - D Câu 10 trang 22 - C Câu 11 trang 22 - B 2. Bài tập: *Bài 1: Bài 9 trang 15 SGK: Chọn trục tọa độ Ox hướng từ A đến B, gốc tọa độ tại A; gốc thời gian lúc hai xe khởi hành. a). - Xe đi từ A: vA = 60km/h, xoA = 0 Ptcđ: xA = 60t (km) (A) -Xe đi từ B: vB = 40km/h, xoB = 10km Ptcđ: xB = 10 + 40t (km) (B) b). c). Từ đồ thị, ta thấy hai ôtô cắt nhau tại điểm có tọa độ (0,5; 30). Vậy xe A đuổi kịp xe B sau 0,5h (30phút) tại vị trí cách điểm A 30km. * Bài 2: Bài 12 trang22 SGK: Chọn trục tọa độ Ox theo hướng chuyển động của tàu, gốc tọa độ tại vị trí tàu bắt đầu chuyển động; gốc thời gian là lúc tàu bắt đầu chuyển động. a). Ta có: xo = 0, vo = 0, v = 40km/h Gia tốc của đoàn tàu: (m/s2) C. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG( Tùy đối tượng học sinh) Bài 1: : Chứng minh trong CĐTNDĐ hiệu quãng đường đi được giữa hai khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là một hằng số. IV/ DẶN DÒ: - Giáo viên: + Hướng dẫn HS rút ra phương pháp chung khảo sát chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều. - Học sinh: + Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập. + Chuẩn bị bài mới. Các nhóm chuẩn bị 1 số dụng cụ thí nghiệm đơn giản các vật nặng có kích thươc khối lượng khác nhau --------------------------------–µ—----------------------------------- Ngày soạn: 16/09/2018 Tiết 6,7: SỰ RƠI TỰ DO I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do. - Phát biểu được định nghĩa rơi tự do - Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do và gia tốc rơi tự do. 2. Kỹ năng: - Đưa ra được những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sơ bộ về sự rơi tự do. - Giải được một số bài tập đơn giản về sự rơi tự do. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập 4. Năng lực hướng tới a, Phẩm chất - Năng lực chung Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó Năng lực chung: NĂng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực sáng tạo b, Năng lực chuyên biệt môn học Xây dưng, tìm hiểu được tính chất đặc điểm và công thức của sự rơi tự do, gia tốc rơi tự do. Tìm hiểu lịch sử thí nghiệm của nhà bác học Galilê II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Chuẩn bị những dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong 4 thí nghiệm ở mục 1-1: + Một vài hòn sỏi. + Một vài tờ giấy phẳng nhỏ, khích thước khoảng 15cm-15cm. + Một vài hòn bi xe đạp (hoặc hòn sỏi nhỏ) và một vài miếng bìa phẳng có trọng lượng lớn hơn trọng lượng của các hòn bi. - Chuẩn bị một sợi dây dọi và một vòng kim loại có thể lồng vào sợi dây dọi để làm thí nghiệm về phương và chiều của chuyển động rơi tự do. - Vẽ lại ảnh hoạt nghiệm trên khổ giấy khổ to theo đúng tỉ lệ và đo trước tỉ lệ xích của hình vẽ đó. 2. Học sinh: - Ôn bài chuyển động thẳng biến đổi đều. III/ CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần, chậm dần đều có đặc điểm gì? - Viết công thức tính quãng đường và phương trình của chuyển động nhanh dần, chậm dần đều. Nói rõ dấu của các đại lượng tham gia công thức 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH GHI CHÚ A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Thả đồng thời hai viên bi một bằng sắt và một bằng nhựa thả rơi cùng độ cao thì vật nào rơi nhanh hơn ? Trên cơ sở trả lời của HS Gv đặc vấn đề vào bài học HS suy nghĩ và trả lời với nhiều cách khác nhau B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiều sự rơi trong không khí, sự rơi trong chân không:10' - Đề nghị hs làm việc trong 2 phút + Đọc mục I.1 trang 24 SGK VL 10. - Phát phiếu học tập số 01 cho mỗi nhóm. Đề nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 8 phút. - Giáo viên nhận xét và tóm tắt lại kiến thức cho HS. - Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi như thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu sự rơi trong chân không.10' - Đề nghị hs làm việc trong 2 phút + Đọc mục I.2 trang 25 SGK VL 10. - Phát phiếu học tập số 02 cho mỗi nhóm. Đề nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 8 phút. - Giáo viên nhận xét và tóm tắt lại kiến thức cho HS. Hoạt động 3: Tìm hiểu các đặc điểm của sự rơi tự do, xây dựng các công thức của chuyển động rơi tự do.25' - Đề nghị hs làm việc trong 2 phút + Đọc mục II.1 trang 26 SGK VL 10. - Phát phiếu học tập số 03 cho mỗi nhóm. Đề nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 8 phút. Hoạt động 4: Tìm hiểu độ lớn của gia tốc rơi tự do.10' - Đề nghị hs làm việc trong 2 phút + Đọc mục II.2 trang 26 SGK VL 10. - Phát phiếu học tập số 04 cho mỗi nhóm. Đề nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 8 phút. - Giáo viên nhận xét và tóm tắt lại kiến thức cho HS. - Làm việc cá nhân - Hoạt động theo nhóm trả lời PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01. - Nhóm 1 cử 1 đại diện báo cáo trước lớp. - Các nhóm lắng nghe đưa ra ý kiến thảo luận. - Ghi nhận kiến thức. - HS Suy nghĩ và dự đoán. - Làm việc cá nhân - Hoạt động theo nhóm trả lời PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02. - Nhóm 2 cử 1 đại diện báo cáo trước lớp. - Các nhóm lắng nghe đưa ra ý kiến thảo luận. - Ghi nhận kiến thức. - Làm việc cá nhân - Hoạt động theo nhóm trả lời PHIẾU HỌC TẬP SỐ 03. - Nhóm 3 cử 1 đại diện báo cáo trước lớp. - Các nhóm lắng nghe đưa ra ý kiến thảo luận. - Ghi nhận kiến thức. - Làm việc cá nhân - Hoạt động theo nhóm trả lời PHIẾU HỌC TẬP SỐ 04. - Nhóm 4 cử 1 đại diện báo cáo trước lớp. - Các nhóm lắng nghe đưa ra ý kiến thảo luận. - Ghi nhận kiến thức. I. Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do. 1. Sự rơi của các vật trong không khí. + Trong không khí không phải các vật nặng nhẹ khác nhau thì rơi nhanh chậm khác nhau. + Yếu tố quyết định đến sự rơi nhanh chậm của các vật trong không khí là lực cản không khí lên vật và trọng lực tác dụng lên vật. 2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do). Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. II. Nghiên cứu sự rơi tự do của các vật. 1. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do. + Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng . + Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới. + Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều. 2. Các công thức của chuyển động rơi tự do. v = gt h = v2 = 2gh 2. Gia tốc rơi tự do: - Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g. - Gia tốc rơi tự do ở các nơi khác nhau trên Trái đất thì khác nhau. Thường lấy: g =9,8 m/s2 hoặc g=10 m/s2 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG - Phát phiếu học tập số 5 cho mỗi nhóm. Đề nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 10 phút. - Hoạt động theo nhóm - Mỗi nhóm đưa kq lên bảng. - Các nhóm theo dõi và đưa ra ý kiến nhận xét. - Ghi nhận kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG( Tùy đối tượng học sinh) Bài 1: Hướng dẫn Hs làm bài tập 7, 8 trang 27 SGK. Phiếu học tập số 1: Nhóm làm thí nghiệm và quan sát sự rơi của vật trong không khí thì các vật rơi nhanh chậm có phụ thuộc vào khối lương, kích thước của vật không? kết luận? Phiếu học tập số 2: Mô tả thí nghiệm ống Newton. - Các vật rơi như thế nào trong ống không khí, ống chân không? - Tìm các lực có ảnh hưởng đến sự rơi của vật trong ống không khí, ống chân không ? - Giới thiệu sự rơi tự do và định nghĩa sự rơi tự do. - Yêu cầu trả lời C2. - Phân tích thí nghiệm của Galileo. Phiếu học tập số 3: – Trình bày những đặc điểm của sự rơi tự do? Chứng minh các công thức? Nêu phương pháp nghiên cứu sự rơi tự do. Phiếu học tập số 4: - Nêu đặc điểm của gia tốc rơi tự do? Trình bày phương pháp đo gia tốc rơi tự do? Phiếu học tập số 4: Câu 1: Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi? A. Một lá cây. B. Một sợ chỉ. C. Một chiếc khăn tay. D. Một mẩu phấn. Câu 2. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự rơi tự do của các vật? A.Sự rơi tự do là sự rơi của các vật trong chân không, chỉ dưới tác dụng của trọng lực. B.Các vật rơi tự do tại cùng một nơi thì có gia tốc như nhau. C.Trong quá trình rơi tự do, vận tốc giảm dần theo thời gian. D.Trong quá trình rơi tự do, gia tốc của vật không đổi cả về hướng và độ lớn. Câu 3: Một vật rơi tự do ở độ cao 6,3m, lấy g=9,8m/s2. Hỏi vận tốc của vật khi chạm đất là bao nhiêu? A. 123,8m/s B. 11,1m/s C. 1,76m/s D. 1,13m/s Câu 4. Vật rơi tự do ở độ cao 240m trong 7s.Quãng đường vật đi trong giây cuối cùng là A. 40,5m. B. 63,7m. C. 60m. D. 112,3m. Câu 5. Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2 . Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất lớn gấp ba lần khoảng thời gian rơi của vật thứ hai.Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao là bao nhiêu? A. . B. C. . D. IV/ DẶN DÒ: Giáo viên: - Nhắc lại các kiến thức đã học trong bài. - Yêu cầu học sinh hoàn thành các câu hỏi SGK Học sinh: - Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập. --------------------------------–µ—----------------------------------- Ngày soạn: 23/09/2018 Tiết 8,9 : CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều. - Viết được công thức tính độ lớn của vận tốc dài và trình bày đúng được hướng của vectơ vận tốc của chuyển động tròn đều. - Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức và nêu được đơn vị của vận tốc góc trong chuyển động tròn đều. - Viết được công thức liên hệ giữa vận tốc dài và vận tốc góc. - Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm. - Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức và nêu được đơn vị của chu kỳ và tần số. - Viết được công thức liên hệ giữa vận tốc dài và vận tốc góc. 2. Kỹ năng: - Chứng minh được các công thức 5.4; 5.5; 5.6;5.7 trong SGK; sự hướng tâm của vectơ gia tốc. - Giải được các bài tập đơn giản của chuyển động tròn đều. - Nêu được một số ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều. 3. Thái độ : - Nghiêm túc trong học tập 4. Năng lực hướng tới a, Phẩm chất - Năng lực chung Phẩm chất: Trung thực, tự trọng; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân; Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tính toán; Năng lực sáng tạo b, Năng lực chuyên biệt môn học - Học sinh nắn đựơc thế nào là chuyển động tròn, chuyển động tròn đều, tốc độ góc, chu kì tần số, gia tốc hướng tâm - Giải 1 số bài tập đơn giản của vật chuyển động tròn đều II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Một vài thí nghiệm đơn giản minh họa về chuyển động tròn đều. 2. Học sinh: - Ôn lại khái niệm vectơ ở bài 3. III/ CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Sự rơi tự do là gì? Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do. - Viết các công thức tính vận tốc, độ cao, thời gian rơi trong chuyển động rơi tự do. 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH GHI CHÚ A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Các vật chuyển động tròn có điểm gì giống nhau ? Trên cơ sở trả lời của HS Gv đặc vấn đề vào bài học HS suy nghĩ và trả lời với nhiều cách khác nhau B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyển động tròn, chuyển động tròn đều: - Đề nghị hs làm việc trong 2 phút + Đọc mục I trang 29 SGK VL 10. - Phát phiếu học tập số 01 cho mỗi nhóm. Đề nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 8 phút. - Giáo viên nhận xét và tóm tắt lại kiến thức cho HS. Hoạt động 2: Tìm hiểu các đại lượng của chuyển động tròn đều. - Đề nghị hs làm việc trong 2 phút + Đọc mục II trang 30,31 SGK VL 10. - Phát phiếu học tập số 02 cho mỗi nhóm. Đề nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 8 phút. - Giáo viên nhận xét và tóm tắt lại kiến thức cho HS. Hoạt động 3: Tìm hiểu gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều. - Đề nghị hs làm việc trong 2 phút + Đọc mục III trang 32,33 SGK VL 10. - Phát phiếu học tập số 03 cho mỗi nhóm. Đề nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 8 phút. - Giáo viên nhận xét và tóm tắt lại kiến thức cho HS. - Làm việc cá nhân - Hoạt động theo nhóm trả lời PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01. - Nhóm 1 cử 1 đại diện báo cáo trước lớp. - Các nhóm lắng nghe đưa ra ý kiến thảo luận. - Ghi nhận kiến thức. - Làm việc cá nhân - Hoạt động theo nhóm trả lời PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02. - Nhóm 2,3,4 lần lượt cử 1 đại diện báo cáo trước lớp. - Các nhóm lắng nghe đưa ra ý kiến thảo luận. - Ghi nhận kiến thức. - Làm việc cá nhân - Hoạt động theo nhóm trả lời PHIẾU HỌC TẬP SỐ 03. - Nhóm 3 cử 1 đại diện báo cáo trước lớp. - Các nhóm lắng nghe đưa ra ý kiến thảo luận. - Ghi nhận kiến thức. I. Định nghĩa: 1. Chuyển động tròn: Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn. 2. Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn: Tốc độ trung bình bằng thương số giữa độ dài cung tròn mà vật đi được và thời gian chuyển động hết cung tròn đó. 3. Chuyển động tròn đều: Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau. II. Tốc độ dài và tốc độ góc 1. Tốc độ dài. v = = hằng số Trong chuyển động tròn đều tốc độ dài của vật có độ lớn không đổi. 2. Véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. = Véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn đều luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo. Trong chuyển động tròn đều véc tơ vận tốc có phương luôn luôn thay đổi. 3. Tần số góc, chu kì, tần số. a) Tốc độ góc. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng đo bằng góc mà bán kính quay quét được trong một đơn vị thời gian. = hằng số (rad/s) Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là một đại lượng không đổi. b) Chu kì. Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng. T = (s) c) Tần số. Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây. f = (vòng/s) hoặc (Hz). d) Liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc. v = rw III. Gia tốc hướng tâm: 1. Hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều: - Kết luận: Trong chuyển động tròn đều, tuy vận tốc có độ lớn không đổi, nhưng có hướng luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc. Gia tốc trong chuy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGIAO AN CHUONG 1 THEO HUONG PT NANG LUC_12407957.docx