Giáo án Vật lý 10 tiết 1: Chuyển động cơ

HĐ2: Chuyển động cơ. Chất điểm

a, Mục tiêu hoạt động:

 HS thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu để hiểu được khái niệm chuyển động cơ; chất điểm; quỹ đạo

Nội dung hoạt động:

- Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để biết được thế nào là chuyển động cơ; chất điểm; quỹ đạo

- Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

b, Gợi ý tổ chức hoạt động:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm làm sáng tỏ vấn đề.

- Giáo viên phát phiếu học tập và hướng dẫn HS thảo luận nhóm về các đơn vị kiến thức sau:

+ Tìm hiểu khái niệm chuyển động cơ? Lấy ví dụ?

+ Tìm hiểu khái niệm chất điểm? Lấy ví dụ?

+ Tìm hiểu khái niệm quỹ đạo? Lấy ví dụ?

- Tổ chức cho các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.

- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.

- Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.

 

docx5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 tiết 1: Chuyển động cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .// Ngày dạy: .// Ngày kí duyệt: .// Tiết 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: a, Kiến thức: - Trình bày được các khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động. - Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian. - Phân biệt được hệ toạ độ, hệ qui chiếu; thời điểm và thời gian (khoảng thời gian). b, Kĩ năng: Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên một mặt phẳng; làm được các bài toán về hệ qui chiếu, đổi mốc thời gian. c, Tình cảm thái độ: - Học sinh có ý thức học tâp, hứng thú với bài học. Xác định động cơ học tập đúng đắn ngay từ đầu năm - Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, khắc phục được khó khăn trong thực tiễn. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực tự học: đọc và nghiên cứu tài liệu - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: - Năng lực hợp tác nhóm: - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho hs thảo luận. 2. Học sinh: - Xem lại những vấn đề đã được học ở lớp 8: - Thế nào là chuyển động thẳng đều? - Thế nào là vận tốc trong chuyển động thẳng đều? - Các đặc trưng của đại lượng vectơ? III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh: 1. Hướng dẫn chung Chủ đề gồm có chuỗi hoạt động học thiết kế theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: Từ bài tập ví dụ, giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu vấn đề nghiên cứu về chuyển động cơ. Tiếp đến, thông qua các nhiệm vụ học tập để định hướng các hoạt động nghiên cứu của học sinh (các hoạt động theo phương pháp liên hệ kiến thức cũ, làm nảy sinh kiến thức mới từ đó tạo động lực tìm tòi xây dựng kiến thức mới). Sau đó tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thể chế hóa kiến thức. Bước 1 (Khởi động): Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề tìm hiểu đặc điểm của chuyển động cơ; mô tả cách xác định một vật Bước 2 (Giải quyết vấn đề - hình thành kiến thức). Bước 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng. Bước 4 (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): Các dạng chuyển động cơ trong thực tế. Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới: Các bước Hoạt động Tên hoạt động Thời lượng dự kiến Khởi động Hoạt động 1 Tạo tình huống có vấn đề về chuyển động cơ; cách xác định một vật 10phút Hình thành kiến thức Hoạt động 2 Chuyển động cơ. Chất điểm 30 phút Hoạt động 3 Cách xác định một vật trong không gian; cách xác định thời gian của một vật chuyển động Hoạt động 4 Hệ quy chiếu Luyện tập Hoạt động 5 Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng 5 phút Tìm tòi mở rộng Hoạt động 6 Tìm hiểu vai trò của CĐ cơ trong đời sống, kĩ thuật Ở nhà, 45 phút 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động HĐ1: Tạo tình huống học tập a, Mục tiêu hoạt động: Từ các tình huống được thực hiện để tạo cho học sinh sự quan tâm đến vấn đề chuyển động và đặt được các câu hỏi để tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của chuyển động. Nội dung: Tạo tình huống xuất phát GV mô tả: một chiếc xe di chuyển trên quãng đường dài. Người đứng bên đường thấy chiếc xe như thế nào? Kích thước của chiếc xe như thế nào so với độ dài quãng đường? Và người lái xe căn cứ vào đâu để xác định vị trí của mình và thời gian mình đã di chuyển? b, Gợi ý tổ chức hoạt động: - GV phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể. - Các nhóm trao đổi, thảo luận để hoàn thành PHT c, Sản phẩm hoạt động Các nhóm trình bày kết quả đã thảo luận; đánh giá các kết quả thu được HĐ2: Chuyển động cơ. Chất điểm a, Mục tiêu hoạt động: HS thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu để hiểu được khái niệm chuyển động cơ; chất điểm; quỹ đạo Nội dung hoạt động: - Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để biết được thế nào là chuyển động cơ; chất điểm; quỹ đạo - Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập. b, Gợi ý tổ chức hoạt động: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm làm sáng tỏ vấn đề. - Giáo viên phát phiếu học tập và hướng dẫn HS thảo luận nhóm về các đơn vị kiến thức sau: + Tìm hiểu khái niệm chuyển động cơ? Lấy ví dụ? + Tìm hiểu khái niệm chất điểm? Lấy ví dụ? + Tìm hiểu khái niệm quỹ đạo? Lấy ví dụ? - Tổ chức cho các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. - Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. c, Sản phẩm hoạt động Sản phẩm của nhóm học sinh. Căn cứ vào quá trình thực hiện, các báo cáo kết quả trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh. HĐ3: Cách xác định vị trí của vật trong không gian – Cách xác định thời gian trong chuyển động a, Mục tiêu hoạt động: HS nêu được khái niệm vật làm mốc, thước đo HS nắm được cách xây dựng hệ tọa độ, xác định một vật trong hệ tọa độ HS nắm được cách xác định mốc thời gian, cách sử dụng HS phân biệt được thời điểm & thời gian Nội dung hoạt động: - Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để đưa ra ví dụ về vật làm mốc, thước đo; mốc thời gian, đồng hồ, xây dựng được hệ tọa độ xác định vị trí một vật; phân biệt được thời điểm & thời gian. Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập. b, Gợi ý tổ chức hoạt động: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm làm sáng tỏ các vấn đề sau: + Định nghĩa vật làm mốc, thước đo, lấy ví dụ. + Định nghĩa mốc thời gian, đồng hồ, lấy ví dụ. + Xây dựng hệ tọa độ xác định vị trí một vật + Phân biệt thời điểm, thời gian. - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận. - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. - Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. c, Sản phẩm hoạt động Căn cứ vào quá trình thực hiện nhiệm vụ, các báo cáo kết quả để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh. HĐ4: Hệ quy chiếu a, Mục tiêu hoạt động: HS nắm được cách xây dựng hệ quy chiếu HS vận dụng gắn hệ quy chiếu vào các bài tập Nội dung: - Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để đưa ra cách xây dựng hệ quy chiếu Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ trong bài tập. b, Gợi ý tổ chức hoạt động: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm hình thành cách xây dựng hệ quy chiếu - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận. - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. - Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. c, Sản phẩm hoạt động Căn cứ vào quá trình thực hiện nhiệm vụ, các báo cáo kết quả để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh. HĐ5: Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập a. Mục tiêu hoạt động - HS nắm được các kiến thức trọng tâm của bài - Hs vận dụng được các kiến thức đã học để giải bài tập 6, 8 SGK Nội dung: - Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập b, Gợi ý tổ chức hoạt động: - Gv yêu cầu cá nhân học sinh hệ thống lại các kiến thức trọng tâm đã học trong bài - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận. - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. - GV nhận xét, bổ sung, đánh giá học sinh c, Sản phẩm hoạt động Căn cứ vào quá trình thực hiện nhiệm vụ, các báo cáo kết quả để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh. HĐ6: Tìm hiểu vai trò của chuyển động cơ trong đời sống kỹ thuật - Gv yêu cầu các nhóm về nhà tìm hiểu và trình bày vào tiết học sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 1 Chuyen dong co_12478415.docx