Giáo án Vật lý 10 tiết 15 đến 24

Tiết 20: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

1. Kiến thức

-Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng).

-Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa các đại lượng có mặt trong định luật Húc

2. Kĩ năng

- Sử dụng kiến thức định luật Húc để giải các bài tập.

 - Đề xuất được phương án thí nghiệm về lực đàn hồi; Lắp ráp được thí nghiệm; Tiến hành sử lí kết quả thí nghiệm, kiểm tra giả thuyết trên và rút ra nhận xét.

- Biện luận về sai số của kết quả thí nghiệm và nguyên nhân gây ra sai số: Do ma sát, do dụng cụ.

- HS trao đổi kiến thức và ứng dụng về định luật Húc trong thực tế bằng ngôn ngữ vật lí.

- Phân biệt được những mô tả hiện tượng tự nhiên: liên quan về định luật Húc

- Hoạt động nhóm

 

docx43 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lý 10 tiết 15 đến 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. 1. Định luật Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng (m1.m2) của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách (r2) giữa chúng. 2. Hệ thức G = 6,67Nm/kg2 là hằng số hấp dẫn m1, m2: khối lượng của mỗi chất điểm r: khoảng cách giữa hai chất điểm Trọng lực tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. Trọng lực đặt vào một điểm đặc biệt của vật, gọi là trọng tâm của vật. Độ lớn của trọng lực (trọng lượng) : P = G Gia tốc rơi tự do : g = Nếu ở gần mặt đất (h << R) : P = ; g = Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: + Học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập lực hấp dẫn B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Ở HĐ này GV cho HS HĐ nhóm là chủ yếu B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi, giải bài tập theo hướng dẫn của GV + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. B3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - Học sinh lên bảng trình bày - Học sinh khác quan sát, nhận xét, bổ sung B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh. + Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. BT1. Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao 5 km và ở độ cao bằng nửa bán kính Trái Đất. Cho gia tốc rơi tự do ở mặt đất là 9,80 m/s2, bán kính Trái Đất là 6400 km. Giải BT1. Gia tốc rơi tự do ở độ cao 5 km: gh =  ; g = ð = 0,99844 ð gh = 0,99844.g = 9,78 m/s2. Gia tốc rơi tự do ở độ cao h = : = = 4,35 m/s2. BT2. Gia tốc rơi tự do ở đỉnh núi là 9,809 m/s2. Tìm độ cao của đỉnh núi. Biết gia tốc rơi tự do ở chân núi là 9,810 m/s2 và bán kính Trái Đất là 6370 km. Giải BT2. Ta có: ð h = - R = 0,32 km. Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải thành thạo các bài tập về lực hấp dẫn, định luật vạn vật hấp dẫn B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm bài tập B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm bài tập theo nhóm B3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV cho HS báo cáo kết quả hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp theo, động viên khích lệ HS kịp thời. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập . GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. Câu 1(K1, K3): Điều nào sau đây là SAI khi nói về trọng lực ? A. Trọng lực xác định bởi biểu thức P = mg. B. Trọng lực tác dụng lên một vật thay đổi theo vị trí của vật trên Trái Đất. C. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật ở gần mặt đất. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Trọng lực luôn luôn bằng trọng lượng. B. Trọng lực là lực hút của vật vào quả đất. C. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn. D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất vào các thiên thể Câu 3(K1, K4): Lực hấp dẫn không thể bỏ qua trong trường hợp nào sau đây : A. Chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời. B. Va chạm giữa hai viên bi. C. Chuyển động của hệ vật liên kết nhau bằng lò xo. D. Những chiếc tàu thủy đi trên biển Câu 4: Nếu giảm khối lượng một vật đi 2 lần và giữ nguyên khối lượng vật kia, đồng thời giảm khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì lực hấp dẫn giữa 2 vật sẽ A. giảm 4 lần. B. giữ nguyên như cũ. C. tăng lên 2 lần. D. tăng lên 4 lần. Câu 5 (K3,P5): Hai tàu thuỷ có khối lượng 50.000 tấn ở cách nhau 1km.Lực hấp dẫn giữa chúng là: A. 0,166 .10-9N B. 0,166 .10-3N C. 0,166N D. 1,6N Câu 6. Hai xe tải giống nhau, mỗi xe có khối lượng 2.104kg, ở cách xa nhau 40m. Hỏi lực hấp dẫn giữa chúng bằng bao nhiêu phần trọng lượng P của mỗi xe ? Lấy g = 9,8m/s2. A. 34.10-10P. B. 34.10-8P. C. 85.10-8P. D. 85.10-12P Câu 7 (P5, X1): Chọn câu trả lời đúng Ở độ cao nào so với mặt đất ,gia tốc rơi tự do có giá trị bằng một nửa gia tốc rơi tự do ở mặt đất ?Cho biết bán kính Trái Đất R = 6400km A.2550km B.2650km C.2600km D.2700km Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Mục tiêu: Học sinh tin tưởng hơn về các định luật vạn vật hấp dẫn. B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả: Tìm hiểu xem Niu tơn kiểm chứng định luật vạn vật hấp dẫn thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu trong SGK, báo đài và mạng internet... B3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV cho HS báo cáo kết quả hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp theo, động viên khích lệ HS kịp thời. B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày của HS. GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. IV. RÚT KINH NGHIỆM DẠY HỌC Ngày soạnTuần dạy..(Từ.đến.) Kí duyệt. Tiết 20: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức -Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng). -Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo - Chỉ ra được mối liên hệ giữa các đại lượng có mặt trong định luật Húc 2. Kĩ năng - Sử dụng kiến thức định luật Húc để giải các bài tập. - Đề xuất được phương án thí nghiệm về lực đàn hồi; Lắp ráp được thí nghiệm; Tiến hành sử lí kết quả thí nghiệm, kiểm tra giả thuyết trên và rút ra nhận xét. - Biện luận về sai số của kết quả thí nghiệm và nguyên nhân gây ra sai số: Do ma sát, do dụng cụ... - HS trao đổi kiến thức và ứng dụng về định luật Húc trong thực tế bằng ngôn ngữ vật lí. - Phân biệt được những mô tả hiện tượng tự nhiên: liên quan về định luật Húc - Hoạt động nhóm 3. Thái độ - Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà. - Chủ động trao đổi thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên. - Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thực hiện ở nhà. - Tích cực hợp tác, tự học để lĩnh hội kiến thức 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo - Năng lực học hợp tác nhóm - Năng lực thực nghiệm - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên -Thí nghiệm - Tranh ảnh - Các lực kế hoặc quả nặng, giá gắn lò xo, thước thẳng để hỗ trợ các nhóm xây dựng thí nghiệm - Phiếu hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. 2. Học sinh - SGK, vở ghi bài, giấy nháp... - Có thể tìm kiếm các vật dụng đơn giản để thực hiện thí nghiệm ở nhà - Mỗi nhóm hoặc nhiều nhóm 01 bộ thí nghiệm (tùy theo điều kiện của nhà trường). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Nội dung yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu hoạt động - Từ các tình huống được thực hiện để tạo cho học sinh sự quan tâm đến vấn đề lực đàn hồi và đặt được các câu hỏi để tìm hiểu về đặc điểm các lực đàn hồi đó. B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên mô tả: Dùng hai tay kéo hoặc nén dãn một lò xo: 1. Tay ta có cảm giác như thế nào ? Kéo hoặc nén với một lực càng lớn thì hình dạng của lò xo so và cảm giác tay ta với lúc kéo hoặc nén với lực nhỏ hơn sẽ như thế nào ? 2. Trong giới hạn đàn hồi của lò xo , nếu thôi kéo hoặc nén thì hình dạng của lò xo sẽ ra sao ? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức về lực đàn hồi của lò xo đã học ở vật lí lớp 8. B3: Báo cáo kết quả và thảo luận Học sinh trao đổi nhóm về điều kiện xuất hiện lực đàn hồi và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu bằng cách điền vào nhiệm vụ học tập ở các mục - Mỗi nhóm lần lượt cử 1 đại diện báo cáo trước lớp. - Các nhóm lắng nghe đưa ra ý kiến thảo luận. - Ghi nhận kiến thức. B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh, tổng kết, chuẩn hóa kiến thức Hoạt động 2:Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu để xác định được đặc điểm về lực đàn hồi của lò xo: Tìm hiểu được các đặc điểm về điểm đặt, phương, chiều của lực đàn hồi của lò xo; đưa ra được các dự đoán về độ lớn của lực đàn hồi của lò xo, xây dựng được phương án thí nghiệm và tiến hành các thí nghiệm để rút ra được các nhận xét. B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc nhóm, đọc sách giáo khoa để xác định các đặc điểm về điểm đặt, phương, chiều của lực đàn hồi của lò xo - Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để xây dựng phương án và thực hiện thí nghiệm tìm hiểu đặc điểm về độ lớn của lực đàn hồi của lò xo B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập theo các bước sau: 1. Nội dung giả thuyết cần kiểm tra; 2. Hệ quả được rút ra để kiểm tra; 3. Thiết kế các dụng cụ và vẽ hình cách bố trí thí nghiệm; 4. Kế hoạch thực hiện thí nghiệm; 5. Tiến hành thí nghiệm và ghi lại các kết quả quan sát được; B3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - Mỗi nhóm lần lượt cử 1 đại diện báo cáo trước lớp. - Các nhóm lắng nghe đưa ra ý kiến thảo luận. - Ghi nhận kiến thức - Học sinh khác nhận xét, bổ sung B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh. + Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. I. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo. + Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo, làm nó biến dạng. + Hướng của mỗi lực đàn hồi ở mỗi đầu của lò xo ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng. II. Độ của lực đàn hồi của lò xo. 1. Thí nghiệm. + Treo quả cân có trọng lượng P vào lò xo thì lò xo giãn ra. Ở vị trí cân bằng ta có: F = P = mg + Treo tiếp 1, 2 quả cân vào lò xo. Ở mỗi lần, đo chiều dài l của lò xo khi có tải rồi tính độ giãn Dl = l – l0. Ta có kết quả : F = P (N) 0 1 2 3 4 l (m) 0,30 0,32 0,34 0,36 0,38 Dl (m) 0 0,02 0,04 0.06 0,08 2. Giới hạn đàn hồi của lò xo. Mỗi lò xo hay mỗi vật đàn hồi có một giới hạn đàn hồi nhất định. 3. Định luật Húc (Hookes). Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. Fđh = k.| Dl | k gọi là độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò xo, có đơn vị là N/m. 4. Chú ý. + Đối với dây cao su hay dây thép, lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi bị ngoại lực kéo dãn. Vì thế lực đàn hồi trong trường hợp này gọi là lực căng. + Đối với mặt tiếp xúc bị biến dạng khi bị ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc. Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: + Học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập lực đàn hồi của lò xo giải nhanh bài tập số 4,5,6 (SGK trang 74). B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Ở HĐ này GV cho HS HĐ nhóm là chủ yếu B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi, giải bài tập theo hướng dẫn của GV + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. B3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - Học sinh lên bảng trình bày - Học sinh khác quan sát, nhận xét, bổ sung B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh. + Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. Bài 6 trang 74 a) Độ cứng của lò xo : Ta có: F = k.Dl ð k = = 200 (N/m). b) Trọng lượng của vật: Ta có: P = F = k.Dl’ = 200.0,08 = 8(N) Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải thành thạo các bài tập về đàn hồi của lò xo B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm bài tập B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm bài tập theo nhóm B3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV cho HS báo cáo kết quả hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp theo, động viên khích lệ HS kịp thời. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập . GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. a. Nhóm câu hỏi nhận biết Câu 1. Phát biểu sai về lực đàn hồi của lò xo. A. Lực đàn hồi của lò xo có xu hướng chống lại nguyên nhân gây biến dạng. B. Lực đàn hồi của lò xo dài có phương là trục lò xo, ngược chiều với chiều biến dạng của lò xo. C. Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn tuân theo định luật Húc. D. Lực đàn hồi của lò xo chỉ xuất hiện ở đầu lò xo đặt ngoài lực gây biến dạng. b. Nhóm câu hỏi thông hiểu Câu 2. Chọn phát biểu đúng về lực đàn hồi lò xo. A. Ngoại lực gây biến dạng càng lớn thì độ biến dạng đàn hồi càng lớn. B. Lực đàn hồi lò xo có ở hai đầu lò xo và điểm đặt ở hai vật gây biến dạng. C. Lực đàn hồi lò xo chỉ có ở hai đầu, không có ở các điểm phía trong lò xo. D. Độ cứng k của lò xo chỉ phụ thuộc vật liệu làm lò xo, không phụ thuộc kích thước lò xo. c. Nhóm câu hỏi vận dụng thấp Câu 3. Một lò xo có độ dài tự nhiên 20cm. Gắn một đầu cố định, kéo đầu kia bằng lực 15N thấy lò xo có độ dài mới 22cm. Độ cứng k của lò xo là A. 750N/m B. 145N/m C. 100N/m D. 960N/m Câu 4. Lò xo A có độ cứng kA = 75N/m móc vào lò xo B có độ cứng kB. Dùng hai tay kéo hai đầu còn lại của A và B thì thấy lò xo A bị dãn 2cm còn lò xo B dãn 3cm. Tìm kB: A. 45N/m B. 60N/m C. 50N/m D. 100N/m d). Nhóm câu hỏi vận dụng cao Câu 5. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm.Khi bị kéo,lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5cm. Hỏi khi lực đàn hồi của là xo bằng 10 N, thì chiều dài của lò xo nó bằng bao nhiêu? A.28 cm. B.40 cm . C.48 cm. D.22 cm. Câu 6. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10cm và có độ cứng là 40N/m.Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia lực 1,0 N để nén lò xo.khi ấy chiều dài của nó bằng bao nhiêu? A.7,5 cm. B.2,5 cm. C.12,5 cm. D.9,75 cm. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu ứng dụng lực đàn hồi của lò xo trong đời sống kĩ thuật: Lò xo là bộ phận chính của lực kế đo độ lớn của lực tác dụng, cân lò xo đo trọng lượng của một vật; Cầu bật của vận động viên nhảy cầu (trên bể bơi);Bộ phận giảm xóc ở xe máy và các phương tiện giao thông,.. B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả: B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu trong SGK, báo đài và mạng internet... B3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV cho HS báo cáo kết quả hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp theo, động viên khích lệ HS kịp thời. B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày của HS. GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. IV. RÚT KINH NGHIỆM DẠY HỌC Ngày soạnTuần dạy..(Từ.đến.) Kí duyệt. Tiết 21 : LỰC MA SÁT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được nguyên nhân của lực ma sát - Nêu được đặc điểm của lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt và ma sát lăn -.Viết được công thức xác định độ lớn của lực ma sát trượt - Kể ra được một số tác dụng có lợi và có hại của lực ma sát 2. Kĩ năng - Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản. - Thiết kế, lắp ráp và tiến hành được các thí nghiệm để khảo sát sự phụ thuộc của lực ma sát nghỉ và ma sát trượt vào các yếu tố - Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm - Xác định được hệ số ma sát nghỉ cực đại bằng thí nghiệm - Giải thích được các hiện tượng trong đời sống liên quan đến lực ma sát. 3. Thái độ - Quan tâm đến các sự kiện về lực ma sát - Hào hứng thực hiện các nhiệm vụ tìm hiểu về lực ma sát và các ứng dụng của nó. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo - Năng lực học hợp tác nhóm - Năng lực thực nghiệm - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên -Thí nghiệm - Tranh ảnh - Các lực kế hoặc quả nặng để hỗ trợ các nhóm xây dựng thí nghiệm - Phiếu hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. 2. Học sinh - SGK, vở ghi bài, giấy nháp... - Có thể tìm kiếm các vật dụng đơn giản để thực hiện thí nghiệm ở nhà (khúc gỗ, tấm kim loại, dây cao su...) - Mỗi nhóm hoặc nhiều nhóm 01 bộ thí nghiệm (tùy theo điều kiện của nhà trường). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Nội dung yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu hoạt động - Từ các tình huống được thực hiện để tạo cho học sinh sự quan tâm đến vấn đề lực ma sát và đặt được các câu hỏi để tìm hiểu về đặc điểm các lực ma sát đó B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên mô tả: Một ô tô bị chết máy giữa đường nằm ngang, cần đẩy ô tô vào ven đường để sửa. Một hoặc hai người cố gắng đẩy nhưng ô tô không dịch chuyển. Sau đó nhiều người đẩy thì ô tô dịch chuyển, khi thôi đẩy, ô tô lăn thêm được một đoạn mới dừng lại. B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức về lực ma sát đã học ở vật lí lớp 8. B3: Báo cáo kết quả và thảo luận Học sinh trao đổi nhóm về điều kiện xuất hiện lực ma sát và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu bằng cách điền vào nhiệm vụ học tập - Mỗi nhóm lần lượt cử 1 đại diện báo cáo trước lớp. - Các nhóm lắng nghe đưa ra ý kiến thảo luận. - Ghi nhận kiến thức. B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh, tổng kết, chuẩn hóa kiến thức Hoạt động 2:Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu để xác định được đặc điểm về lực ma sát: Tìm hiểu được các đặc điểm về điểm đặt, phương, chiều của lực ma sát; đưa ra được các dự đoán về độ lớn của lực ma sát, B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc nhóm, đọc sách giáo khoa để xác định các đặc điểm về điểm đặt, phương, chiều của lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt. B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập theo các bước sau: 1. Nội dung giả thuyết cần kiểm tra; 2. Hệ quả được rút ra để kiểm tra; 3. Thiết kế các dụng cụ và vẽ hình cách bố trí thí nghiệm; 4. Kế hoạch thực hiện thí nghiệm; 5. Tiến hành thí nghiệm và ghi lại các kết quả quan sát được; B3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - Mỗi nhóm lần lượt cử 1 đại diện báo cáo trước lớp. - Các nhóm lắng nghe đưa ra ý kiến thảo luận. - Ghi nhận kiến thức - Học sinh khác nhận xét, bổ sung B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh. + Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. I. Lực ma sát trượt. 1. Cách xác định độ lớn của ma sát trượt. Móc lực kế vào vật rồi kéo theo phương ngang cho vật trượt gần như thẳng đều. Khi đó, lực kế chỉ độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng vào vật. 2. Đặc điểm của độ lớn của ma sát trượt. + Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. + Tỉ lệ với độ lớn của áp lực. + Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. 3. Hệ số ma sát trượt. mt = . Hệ số ma sát trượt mt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. 4. Công thức của lực ma sát trượt. Fmst = mt.N. II. Lực ma sát lăn. (Đọc thêm) III. Lực Ma sát nghĩ. (Đọc thêm) Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: + Học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập lực ma sát giải bài tập số 8 (SGK). B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Ở HĐ này GV cho HS HĐ nhóm là chủ yếu B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi, giải bài tập theo hướng dẫn của GV + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. B3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - Học sinh lên bảng trình bày - Học sinh khác quan sát, nhận xét, bổ sung B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh. + Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. Phương trình chuyển động của thùng m = . Chiếu lên phương chuyển động, chọn chiều dương cùng chiều với chiều của lực , ta có ma = F – Fms = F - mmg ð a = 0,56 m/s2 Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải thành thạo các bài tập về lực ma sát B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm bài tập B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm bài tập theo nhóm B3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV cho HS báo cáo kết quả hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp theo, động viên khích lệ HS kịp thời. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập . GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. Câu 1 (Thông hiểu). Một cốc cà phê đặt trên khay được di chuyển bởi một người phục vụ. Giả sử khay luôn được giữ nằm ngang và cốc cà phê không di chuyển trên khay. Lực ma sát giữa cốc và khay xuất hiện trong các trường hợp nào? Đó là loại lực ma sát nào? Câu 2 (Vận dụng). Một khối gỗ có khối lượng 50kg đặt trên sàn nằm ngang được kéo bằng một lực F=20N tạo với phương ngang một góc 30o. Biết khối gỗ chưa chuyển động. Lực ma sát nghỉ xuất hiện ở vật có giá trị bao nhiêu? Câu 3 (Vận dụng). Một khối gỗ có khối lượng 50 kg đặt trên sàn nhà nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa gỗ và sàn xi măng là 0,47. Lấy g=9,8m/s2. Lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên vật là? Câu 4 (Vận dụng). Một người đi giầy có đế bằng cao su. Hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa đế giầy và sàn nhà là µn=0,95. Gia tốc lớn nhất mà người này thu được khi đi trên sàn nhà là bao nhiêu? Câu 5 (Vận dụng). Đặt một khối gỗ nặng 1kg lên một tấm gỗ nghiêng so với phương nằm ngang một góc α= 45o. Biết hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa gỗ và gỗ là 0,4. Lấy g=9,8m/s2. Giá trị lực giữ F tác dụng lên vật theo phương song song với mặt tấm gỗ cần thỏa mãn điều kiện gì để tấm gỗ đứng yên. Câu 6 (Vận dụng). Làm thí nghiệm để đo hệ số ma sát giữa một hộp gỗ và một máng gỗ dài 2,5m theo trình tự sau: Đặt hộp gỗ tại một đầu máng gỗ rồi nâng dần đầu này lên. Khi góc nghiêng giữa tấm gỗ là 30o thì hộp gỗ bắt đầu trượt và nó trượt hết tấm gỗ sau thời gian 4s. Tìm hệ số ma sát nghỉ cực đại và hệ số ma sát trượt giữa hộp gỗ và máng? Câu 7 (Thông hiểu). Một ô tô (coi là một vật) đang chạy đều trên đường. Hãy chỉ ra các lực tác dụng lên ô tô và nêu bản chất của các lực đó? Câu 8 (Thông hiểu). Đẩy một vật trượt theo mặt phẳng nghiêng theo hướng từ dưới chân lên đỉnh. Vẽ hình biểu diễn lực ma sát lăn tác dụng lên mặt phẳng nghiêng? Câu 9 (Vận dụng). Một vật có khối lượng 20 kg được kéo trượt đều trên dốc nghiêng 30o theo hướng từ dưới lên trên. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn dốc là 0,3. Tìm độ lớn của lực ma sát? Câu 10 (Thông hiểu). Dùng một xe cải tiến ( loại xe hai bánh có hai càng chếch với phương nghang một góc xác định) để chở hàng. Để giảm lực tác dụng khi làm xe chuyển động thẳng đều thì nên đẩy hay kéo xe? Vì sao? Câu 11 (Vận dụng). Biết hệ số ma sát trượt giữa một vật và mặt phẳng nghiêng là µt=0,2. Góc nghiêng của máng so với phương ngang là 30o. Tìm gia tốc của vật khi nó đi xuống và khi nó đi lên ( do được cung cấp vận tốc đầu)? Câu 12 (Vận dụng). Một vật nặng 20 kg đang đứng yên trên sàn thì chịu lực kéo theo phương ngang có độ lớn 100N trong thời gian 5s . Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,3, Tìm quãng đường đi tổng cộng của vật cho đến lúc dừng lại. Câu 13 (Vận dụng cao). Trong một thí nghiệm đo hệ số ma sát trượt giữa một khối gỗ và sàn xi măng người ta dùng một vật có trọng lượng 4N. Có 3 lực kế với các giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất theo thứ tự tương ứng là a: 10N và 0,5N; b: 20N và 0,2N; c: 30N và 0,5N. Nên chọn dùng lực kế nào? Vì sao? Câu 14 (Vận dụng cao). Trong một bài báo nói về nguyên nhân của các tai nạn giao thông có đoạn viết: “Vì sao ô tô dễ mất phanh cuối chặng đèo dốc? Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu hiện tượng mất phanh xảy ra ở oto. B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả: B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu trong SGK, báo đài và mạng internet... B3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV cho HS báo cáo kết quả hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp theo, động viên khích lệ HS kịp thời. B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày của HS. GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. IV. RÚT KINH NGHIỆM DẠY HỌC Ngày soạnT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 1_12478426.docx
Tài liệu liên quan