III. Tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia lửa điện
1. Định nghĩa
Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa hai điện cực khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hoà thành ion dương và electron tự do.(K1)
2. Điều kiện để tạo ra tia lửa điện (P6, X8)
- Điện trường đạt đến ngưỡng vào khoảng 3 triệu V/m.
- Hiệu điện thế để phát sinh tia lửa điện ở cùng khoảng cách với các bề mặt điện cực khác nhau có giá trị khác nhau
3. Ứng dụng (K4, X2)
Dùng để đốt hỗn hợp xăng không khí trong động cơ xăng.
Giải thích hiện tượng sét trong tự nhiên.
10 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 3952 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 Bài 15: Dòng điện trong chất khí ( 2 tiết ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 15: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ ( 2 tiết )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được bản chất của dòng điện trong chất khí.
- Trình bày được nguyên nhân chất khí dẫn điện.
- Trình bày được cách tạo ra hạt tải điện trong quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí.
- Trình bày được điều kiện tạo ra tia lửa điện.
- Nêu được điều kiện tạo ra hồ quang điện và ứng dụng của hồ quang điện.
- Phân biệt được hai quá trình dẫn điện tự lực quan trọng trong không khí là hồ quang điện và tia lửa điện.
2. Kỹ năng.
- Giải thích bản chất dòng điện trong chất khí
- Giải được các bài tập có liên quan, giải thích các hiện tượng liên quan.
- Vận dụng kiến thức bài học để ứng dụng trong thực tế:
+ Biết cách hàn điện.
+ Biết cách kiểm tra bugi xe máy.
+ Biết cách phòng và tuyên truyền các biện pháp phòng chống sét.
3. Thái độ:
- Tích cực trong học tập.
- Thường xuyên ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống nâng cao kết quả học tập.
4. Tích hợp.
- Bảo vệ thiết bị điện, tài sản, tính mạng khi sử dụng cột chống sét.
- Sử dụng đèn ống thay đèn dây tóc tiết kiệm điện.
Liên hệ: + Làm sao tránh hiện tượng này (sét gây nguy hiểm cho con người)
+ Nguyên tử ôxi kết hợp tạo thành ozon, nitơ kết hợp với ôxi tạo thành nitơ ôxit các hợp chất này tạo ra mùi khét
+ Hiện tượng phóng điện trong khí quyển, hiện tượng sét tạo các ion và NH tạo ra các chất hữu cơ làm cho cây cối xanh tốt; sét cũng gây nguy hiểm cho con người,
5. Đinh hướng phát triển năng lực.
+ Năng lực chung:
Năng lực tự học
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Năng lực tự quản lí
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Năng lực CNTT và truyền thông
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn:
- Kiến thức: K1, K2, K3, K4
- Phương pháp: P1, P2, P4, P8.
- Trao đổi thông tin: X4,X5, X6, X8.
- Cá thể: C5
II. CHUẨN BỊ
1. Học sinh:
+ Ôn lại cấu trúc phân tử của chất khí đã học ở lớp 10.
+Ôn lại bản chất của dòng điện trong kim loại và chất điện phân.
+ Ôn lại khái niệm dòng điện trong các môi trường, là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.
2. Giáo viên:
+ Chuẩn bị các thiết bị để làm các thí nghiệm.
+ Giáo án, phiếu học tập, SGK và các tài liệu liên quan, các slide để trình chiếu.
+ Các phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Các hiện tượng vật lí trên nguyên lí xảy ra như thế nào? Chúng hoạt động và có bản chất như thế nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Trình bày thuyết động học phân tử chất khí?
Câu 2: Nêu điều kiện để có dòng điện trong một môi trường? Như vậy theo em chất khí là chất cách điện hay dẫn điện? tại sao? Cho VD minh chứng?
Câu 3: Nếu chất khí dẫn điện tốt thì sẽ như thế nào? Mạng điện trong gia đình có an toàn không? Các nhà máy điện sẽ ra sao? Con người và sinh vật trên Trái Đất sẽ như thế nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Tại sao sau nhiều ngày hai lá điện nghiệm tích điện lại cụp lại? Các điện tích đó đã đi vào đâu?
Câu 2: Trong điều kiện nào chất khí dẫn điện? Các tác nhân tác dụng lên chất khí gây ra hiện tượng gì?
Câu 3: Nêu cách làm tăng các hạt tải điện trong chất khí?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Thế nào là tác nhân ion hóa chất khí và thế nào là sự ion hóa chất khí? Nêu hiện tượng xảy ra đối với khối khí đã bị ion hoá khi chưa có và khi có điện trường.
Khi có sự ion hóa chất khí thì:
+ Hạt mang điện trong chất khí là gì?
+ Khi đặt một hiệu điện thế vào khối khí bị ion hóa thì có điều gì xảy ra?
Câu 2: Nêu bản chất của dòng điện trong chất khí?
Câu 3: So sánh bản chất của dòng điện trong chất khí với dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân?
Câu 4: Nêu hiện tượng xảy ra trong khối khí khi mất tác nhân ion hoá?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu 1: Em hãy phát biểu định nghĩa về tia lửa điện?
Câu 2: Ở điều kiện nào thì phát sinh tia lửa điện?
Câu 3: Em hãy nêu các ứng dụng của tia lửa điện trong kỹ thuật và đời sống?
Câu 4: Sét gây ra những hậu quả rất khủng khiếp, vậy các em hãy đưa ra những biện pháp để phòng chống sét đánh?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Câu 1: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của
A. các electron mà ta đưa vào trong chất khí.
B. các ion mà ta đưa vào trong chất khí.
C. các ion và electron mà ta đưa vào trong chất khí.
D. các electron và ion được tạo ra trong chất khí hoặc đưa từ ngoài vào.
Câu 2: Quá trình phóng điện trong chất khí thường kèm theo sự phát sáng. Nguyên nhân là
A. do sự iôn hoá chất khí
B.electrôn va chạm với các phân tử khí hoặc với các iôn dương làm các phân tử chuyển sang trạng thái kích thích ,năng lượng chúng nhận được sẽ được giải phóng dưới dạng ánh sáng
C.electrôn chuyển động với vận tốc lớn tạo ra những vệt sáng phía sau
D.các hạt tải điện nhận thêm năng lượng và tự phát sáng
Câu 3. Để tạo ra sự phóng tia lửa điện giữa hai điện cực đặt trong không khí ở điều kiện thường thì
A.hai điện cực phải làm bằng kim loại
B.hai điện cực phải đặt gần nhau
C.hiệu điện thế giữa hai điện cực phải tạo điện trường rất lớn, có cường độ vào khoảng 3.106 V/m
D.hiệu điện thế giữa hai điện cực không nhỏ hơn 220V
Câu 4: Trong quá trình phóng điện hình tia, tác nhân iôn hoá là
A.do va chạm
B.do tác dụng của bức xạ phát ra trong tia điện
C.do va chạm và do tác dụng của bức xạ phát ra trong tia điện
D.do các phản ứng phụ xảy ra trong không khí
Câu 5. Khi có sét
A.luôn kèm theo tiếng nổ lớn
B.cường độ dòng điện trong sét có thể đạt tới 104 đến 5.104 (A)
C.hiệu điện thế gây sét có thể đạt tới 108 đến 109 (V) D.Cả A,B,C đều đúng
Câu 6. Để tạo hồ quang điện giữa hai thanh than ,lúc đầu người ta cho hai thanh than tiếp xúc với nhau sau đó tách chúng ra.Việc làm trên nhằm mục đích:
A.để các thanh than nhiễm điện trái dấu
B. để các thanh than trao đổi điện tích
C.để dòng điện chạy qua lớp tiếc xúc và toả nhiệt đốt nóng các đầu thanh than D.để tạo hiệu thế lớn hơn
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1: ( 7 phút): Ổn định tổ chức và bài cũ
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu bản chất của dòng điện trong KL và dòng điện trong chất điện phân?
+ So sánh khả năng dẫn điện của kim loại và chất điện phân?
- Bài mới :
IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Cho HS xem clip máy Romcop, sự phóng điện và sấm sét, hoạt động bugi
+ Chia học sinh thành 8 nhóm và phát phiếu học tập số 1
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và đi vào bài mới.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao
+ Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học sinh có thể trao đổi với các bạn trong nhóm
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất điện của chất khí trong điều kiện thường.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia lớp thành 8 nhóm, phát phiếu học tập số 2 cho mỗi nhóm hoàn thành trong 5 phút.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
GV: Kết luận
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
-Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
Câu 1: - Chất khí được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
- Các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Bình thường các nguyên tử trung hòa về điện.
Câu 2: Để có dòng điện môi trường đó phải có:
+ Các hạt tải điện tự do.
+ Phải duy trì hiệu điện thế để nó chuyển động có hướng.
I. Chất khí là môi trường cách điện
Chất khí không dẫn điện vì các phân tử khí đều ở trạng thái trung hoà điện, do đó trong chất khí không có các hạt tải điện. (K1)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2(8 phút) : Tìm hiểu sự dẫn điện trong chất khí trong điều kiện thường
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giới dụng cụ và cách tiến hành các thí nghiệm với tĩnh điện kế và TN dòng điện trong chất khí đốt không khí.
(Nếu HS chưa rõ cách tiến hành thí nghiệm, GV nhắc lại một lần nữa để các nhóm đều nắm được).
- GV chia lớp thành 8 nhóm, phát phiếu học tập số 3 cho mỗi nhóm hoàn thành trong 6 phút:
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HĐ chung cả lớp: GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: quan sát TN ảo với tĩnh điện kế và TN thực thống nhất để ghi lại hiện tượng xảy ra, trả lời phiếu học tập số 3 vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
II. Sự dẫn điện của chất khí trong điều kiện thường
Thí nghiệm cho thấy:
+ Trong chất khí cũng có nhưng rất ít các hạt tải điện.
+ Khi dùng ngọn đèn ga để đốt nóng chất khí hoặc chiếu vào chất khí chùm bức xạ tử ngoại thì trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện. Khi đó chất khí có khả năng dẫn điện. (K4)
.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 3( 8 phút) : Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất khí.
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập số 4 cho mỗi nhóm hoàn thành trong 5 phút:
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HĐ chung cả lớp: GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
III. Bản chất dòng điện trong chất khí
1. Sự ion hoá chất khí và tác nhân ion hoá
- Ngọn lửa ga, tia tử ngoại của đèn thuỷ ngân trong thí nghiệm trên được gọi là tác nhân ion hoá.
- Hạt tải điện trong chất khí : ion dương, ion âm và electron
- Điều kiện để có dòng điện trong chất khí :
+ Tác nhân ion hóa
+ Có điện trường
- Bản chất: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm electron ngược chiều điện trường. ( K1, X5, X6, X8)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 4( 7 phút): Tìm hiểu quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí
- Yêu cầu học sinh nêu khái niệm sự dẫn điện không tự lực.
- Giới thiệu đường đặc trưng V – A của dòng điện trong chất khí.
- Yêu cầu học sinh giải thích tại sao dòng điện trong chất khí không tuân theo định luật Ôm. (GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung định luật Ôm)
- Yêu cầu học sinh thực hiện C3.
- HS nhận biết thế nào là quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí.
- HS quan sát đường đặc trưng V-A và tìm hiểu sự phụ thuộc của I theo U.
- HS xét các đoạn Oa, ab, bc ứng với các giá trị U và chứng tỏ quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí không tuân theo định luật Ôm.
- HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu C3
2. Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí
Quá trình dẫn điện của chất khí nhờ có tác nhân ion hoá gọi là quá trình dẫn điện không tự lực. Nó chỉ tồn tại khi ta tạo ra hạt tải điện trong khối khí giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng việc tạo ra hạt tải điện(P3, P4)
Quá trình dẫn diện không tự lực không tuân theo định luật Ôm (P2).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 5( 15 phút): Tìm hiểu về tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia lửa điện.
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập số 5 cho mỗi nhóm hoàn thành trong 10 phút:
- Trình chiếu bảng 15.1
- Tích hợp hoạt động của hệ thống đánh lửa; đèn tiết kiệm điện...
+ Trình chiếu hình ảnh về hệ thống đánh lửa; đèn huỳnh quang
- Tích Hợp phòng chống sét đánh
+ Trình chiếu hình ảnh, vi deo về sấm sét.
+ Trình chiếu thuyết trình biện pháp để phòng chống sét đánh.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HĐ chung cả lớp: GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
- Phát biểu định nghĩa về tia lửa điện
- Phát biểu điều kiện để tạo ra tia lửa điện.
- Quan sát phân tích số liệu bảng 15.1
- TL nhóm: Nêu một số ứng dụng của của tia lửa điện trong kỹ thuật và đời sống
- Xem, quan sát
+ Thảo luận nhóm cử đại diện trình bày những biện pháp để phòng chống sét đánh.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
III. Tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia lửa điện
1. Định nghĩa
Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa hai điện cực khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hoà thành ion dương và electron tự do.(K1)
2. Điều kiện để tạo ra tia lửa điện (P6, X8)
- Điện trường đạt đến ngưỡng vào khoảng 3 triệu V/m.
- Hiệu điện thế để phát sinh tia lửa điện ở cùng khoảng cách với các bề mặt điện cực khác nhau có giá trị khác nhau
3. Ứng dụng (K4, X2)
Dùng để đốt hỗn hợp xăng không khí trong động cơ xăng.
Giải thích hiện tượng sét trong tự nhiên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 6 ( 15 phút): Tìm hiểu về hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Cho học sinh mô tả việc hàn điện.
- Giới thiệu hồ quang điện.
- Trình chiếu vi deo về hồ quang điện.
-Yêu cầu hs nêu các hiện tượng kèm theo khi có hồ quang.điện.
- Giới thiệu điều kiện để có hồ quang điện.
- Tích hợp nguyên tắc hàn điện; phòng cháy nổ.
+ Em hãy nêu các ứng dụng của hồ quang điện trong đời sống và kĩ thuật?
+ Trình chiếu hình ảnh về hàn điện, đèn hồ quang, các vụ cháy do chập điện, hoạt động của bugi.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HĐ chung cả lớp: GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
- Nêu các hiện tượng kèm theo khi có hồ quang.điện.
- Ghi nhận điều kiện để có hồ quang điện.
- Thảo luận nhóm: Nêu các ứng dụng của hồ quang điện.
- Xem, quan sát
+ Thảo luận nhóm cử đại diện trình bày những biện pháp để phòng chống sét đánh.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
IV. Hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện(P6, X8)
1. Định nghĩa
- Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn.
- Hồ quang điện có thể kèn theo toả nhiệt và toả sáng rất mạnh.
2. Điều kiện tạo ra hồ quang điện
Dòng điện qua chất khí giữ được nhiệt độ cao của catôt để catôt phát được electron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt electron.
3. Ứng dụng (K4, X2)
Hồ quang điện có nhiều ứng dụng như hàn điện, làm đèn chiếu sáng, đun chảy vật liệu, .
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (10 PHÚT)
+ Vòng 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh, chính xác các câu hỏi (khoảng 8 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). Ghi điểm cho 2 nhóm ở vòng 1.
Câu 1: Theo em biết chất khí có dẫn điện không? Muốn chất khí dẫn điện thì cần có đặc điểm gì?
Câu 2: Làm TN như thế nào để chứng minh không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện? Và khi được kích thích thì dẫn điện? Dòng điện trong chất khí có tuân theo định luật ôm không?
Câu 3: Quá trình phóng điện trong chât khí thường kèm theo hiện tượng gì?
Câu 5: Em thấy sét thường xuất hiện khi nào? Nguyên nhân và đặc điểm của sét? Tại sao khi có sét ta thường nghe thấy tiếng nổ lớn mà ta gọi là tiếng sấm hay tiếng sét?
Câu 6: Em hãy nêu cách phòng tránh sét? Tại sao khi mưa dông chúng ta ở ngoài đồng nên nằm xuống, không đứng chỗ đất nhô cao hoặc không đứng dưới gốc cây?
Câu 7: Em hãy so sánh giữa hai dạng phóng điện là tia lửa điện và hồ quang điện?
Câu 8: Hãy nêu ứng dụng của tia lửa điện và hồ quang điện?
+ Vòng 2: Trên cơ sở 2 nhóm, GV lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 6. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 2 HS) lên bảng trình bày kết quả bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm.
- GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung.
+ GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học.
+ Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (5 PHÚT)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch).
- GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những hiện tượng thực tế về tia lửa điện và hồ quang điện. - Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau:
1. Em hãy tìm hiểu thêm các ứng dụng của tia lửa điện và hồ quang điện trong thực tế?
2. Em hãy tìm hiểu sấm sét: Nguyên nhân? Giải pháp chống sét và thiết bị chống sét?
3. Giải thích quá trình sinh ra muối đạm trong cơn mưa giông? Từ đó giải thích ý nghĩa câu ca dao:
“Lúa chim lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Em hãy nêu những hiểu biết của mình về vấn đề trên?
- GV giao việc và hướng dẫn HS tìm hiểu qua tài liệu, mạng internet,để giải quyết các công việc được giao (câu hỏi số 1,2,3).
- Hướng dẫn bài mới: Tùy vào chủ đề/bài học tiếp theo mà GV xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung hoạt động.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo.
- Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch).
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT GIẢNG
- Về nội dung: ............................................................................................................
- Về phương pháp: .....................................................................................................
- Về phương tiện: ........................................................................................................
- Về thời gian: ............................................................................................................
- Về học sinh: .............................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 15 Dong dien trong chat khi_12419029.docx