Giáo án Vật lý 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc

1.Phân tích kết quả thí nghiệm

 - GV chiếu thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến và giới thiệu tên và chức năng của các dụng cụ thí nghiệm

 - GV giới thiệu cách làm thí nghiệm

 - GV: Dùng đèn cồn đun nước theo dõi nhiệt độ của băng phiến. Khi nhiệt độ của băng phiến lên đến 60oC thì cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt độ và nhận xét về thể của băng phiến (rắn hay lỏng) vào bảng theo dõi. Ghi cho đến khi nhiệt độ của băng phiến đạt 86oC ta được bảng 24.1

- GV chiếu bảng 24.1

- GV giải thích số liệu trong bảng 24.1

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Vật lí lớp 6 Ngày soạn: 18/3/2017 Ngày dạy: 22/3/2017 Tuần: 30 - Tiết: 30 Người soạn: Đặng Thị Minh Huệ Lớp dạy: 6G GVHD: Nguyễn Thanh Xuân CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC BÀI 24: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC MỤC TIÊU Kiến thức: - Nhận biết và phát biểu những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy và sự đông đặc - Vận dụng các kiến thức trong bài để giải thích các hiện tượng vật lý liên quan . Kĩ năng: - Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm - Biết vẽ đường biểu diễn dựa vào bảng ghi kết quả và từ bảng kết quả rút ra kết luận. Thái độ - Rèn cho học sinh tính tích cực, nghiêm túc trong học tập, cẩn thận. - Có hứng thú trong việc tìm tòi, yêu thích môn học. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: laptop, máy chiếu, bài giảng powerpoint. - Học sinh: thước kẻ, bút chì, giấy tập để vẽ đường biểu diễn. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số (1 phút). 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên (GV) Hoạt động của Học sinh (HS) Nội dung Hoạt động 1: Đặt vấn đề - GV chiếu hình tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ lên màn hình - GV yêu cầu 1 HS đọc phần mở đầu trong sách giáo khoa. - Để đúc được tượng đồng này, người ta phải làm như thế nào? Cô và các em sẽ đi tìm hiểu bài học hôm nay. - HS quan sát - HS đọc phần mở đầu trong SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nóng chảy - Yêu cầu Hs đọc phần 1.Phân tích kết quả thí nghiệm - GV chiếu thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến và giới thiệu tên và chức năng của các dụng cụ thí nghiệm - GV giới thiệu cách làm thí nghiệm - GV: Dùng đèn cồn đun nước theo dõi nhiệt độ của băng phiến. Khi nhiệt độ của băng phiến lên đến 60oC thì cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt độ và nhận xét về thể của băng phiến (rắn hay lỏng) vào bảng theo dõi. Ghi cho đến khi nhiệt độ của băng phiến đạt 86oC ta được bảng 24.1 - GV chiếu bảng 24.1 - GV giải thích số liệu trong bảng 24.1 - HS đọc phần 1.Phân tích kết quả thí nghiệm. - HS quan sát và lắng nghe - HS theo dõi - HS lắng nghe -HS quan sát - HS theo dõi I. SỰ NÓNG CHẢY 1. Phân tích kết quả thí nghiệm (SGK) Hoạt động 3: Phân tích kết quả thí nghiệm để vẽ đường biểu diễn - Yêu cầu HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian - GV hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn trên màn hình dựa vào số liệu trên bảng 24.1. + Vẽ trục: xác định trục thời gian và trục nhiệt độ. + Cách biểu diễn giá trị trên các trục. Trục thời gian bắt đầu từ phút thứ 0 , còn trục nhiệt độ bắt đầu từ nhiệt độ là 600C + Cách xác định điểm: GV làm ví dụ 1 vài điểm. - Yêu cầu HS sau khi xác định các điểm thì nối các điểm đó lại với nhau - Yêu cầu tất cả HS làm vào giấy - GV cho lớp thảo luận theo cặp câu C1, C2, C3, C4. - GV yêu cầu HS trả lời câu C1,C2,C3 và thống nhất câu trả lời 86 84 82 80 81 79 - HS theo dõi GV hướng dẫn 77 75 72 69 66 63 60 - HS lắng nghe - HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian vào giấy - HS thảo luận theo cặp - HS trả lời câu hỏi và nhận xét *Vẽ đường biểu diễn Nhiệt độ (oC) Thời gian (phút) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 0 Hoạt động 4: Rút ra kết luận - GV yêu cầu HS hoàn thành câu C5 để rút ra kết luận - GV nhận xét - GV cho HS quan sát bảng nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau; (?) Các chất có nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không? Vì sao? - GV chốt lại các kết luận chung - HS hoàn thành câu C5 - HS lắng nghe - HS quan sát và trả lời câu hỏi - HS: Không vì các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. - HS ghi bài. 2. Rút ra kết luận - Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy - Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. - Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi. Củng cố: - GV chia lớp làm 2 đội để chơi trò chơi “Ai thông minh hơn”. - Thể lệ trò chơi: Có 5 câu, mỗi câu được chọn ứng với một điểm khác nhau, câu có điểm cao nhất là 10 điểm, thấp nhất là 5 điểm. Trong đó có 1 câu hỏi may mắn 10 điểm, đội nào đạt điểm cao hơn thì đội đó thắng. Đội thắng sẽ được phần thưởng. Câu 1: Sự nóng chảy là gì? Là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí Là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn Là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng Câu 2: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật có thay đổi không? Có Không Câu 3: Câu hỏi may mắn Câu 4: Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy như thế nào? Khác nhau Giống nhau Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? Đốt một ngọn đèn dầu Đốt một ngọn nến Đúc một bức tượng Để cục nước đá ra ngoài nắng. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà thuộc các kết luận. - Tập vẽ lại đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình nóng chảy - Xem trước bài 25 “SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (tiếp theo)” VI. RÚT KINH NGHIỆM Long Hải, ngày 27 tháng 3 năm 2017 Giáo viên hướng dẫn Người thực hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 24 Su nong chay va su dong dac_12322999.docx