C Hoạt động luyện tập
Hình thức: hoạt động nhóm
Kĩ thuật: đặt câu hỏi
1. a) Ngồi dưới bóng cây mát hơn ngồi dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:
– Cây hấp thụ hơi nóng (nhiệt) từ Mặt Trời và thoát hơi nước còn mái che hấp thụ hơi nóng nhưng lại toả nhiệt.
– Cây cũng có thể tạo gió làm mát.
b) Thí nghiệm cho thấy có các giọt nước nhỏ đọng lại trong túi ni lon, điều đó chứng tỏ nước thoát hơi nước và bị ngưng tụ lại, đọng lại trong túi ni lon.
2. a) Trong cuộc săn bắt, thỏ thường chạy rất nhanh nên thân nhiệt của nó sẽ tăng, nếu thân nhiệt tăng lên quá cao sẽ khiến cho não của thỏ bị tổn thương và nó có thể chết. Vì thế nó thường chạy nhanh để chui vào chỗ mát mẻ để trú ẩn.
b) Khi đổ mồ hôi, mồ hôi sẽ đọng lại trên da và quá trình bay hơi sẽ diễn ra.
Bay hơi là phương thức thải nhiệt đặc biệt ích lợi cho cơ thể khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ da. Một gram nước bay hơi trên mặt da sẽ lấy đi 0,58 kcal nhiệt. Phương thức bay hơi giúp thải 22% lượng nhiệt trong điều kiện nhiệt độ phòng.
Cơ thể có 2 loại bay hơi nước là: – Bay hơi không cảm thấy: Đó là sự bay hơi qua da và bề mặt hô hấp, khoảng 450–700 ml/ngày. Sự bay hơi này không thể kiểm soát bởi hệ thống điều nhiệt.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 Bài 26: Nhiệt độ với đời sống sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18, 19, 20, 21
Ngày soạn:
Tiết 18, 19, 20, 21
Ngày dạy:
BÀI 26: NHIỆT ĐỘ VỚI ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. Mục tiêu bài học
1) Kiến thức
– Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ với đời sống sinh vật.
– Nêu được sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ môi trường
– Trình bày được vai trò của cây xanh đối với việc điều hoà nhiệt độ môi trường
2) Kĩ năng
– Thực hiện được thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của hạt.
– Biết cách ghi chép nhật kí theo dõi các hiện tượng khoa học.
– Có kĩ năng đọc hiểu văn bản khoa học và phân tích thông tin.
3) Thái độ
– Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác;
– Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập;
– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
– Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình.
– Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
4) Định hướng hình thành và phát triển các năng lực
– Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết;
– Năng lực hợp tác và giao tiếp.
– Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Đồ dùng phương tiện dạy học
Học sinh: Ôn lại kiến thức các bài đã học
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của gv, dự kiến khó khăn và hướng giải quyết
Hoạt động của học sinh
( hình thức tổ chức)
Kiến thức cần đạt
Hoạt động khởi động.
Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm
Kĩ thuật: đặt câu hỏi
GV: yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi SHD :
– Vì sao một số loài cây khi nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh thì cây lại chết?
– Vì sao cây xương rồng lại có thể sống ở nơi sa mạc, nơi có nhiệt độ môi trường rất cao?
– Vì sao nhiều loài cây lại rụng lá về mùa đông?
Câu hỏi mở : – Nếu di chuyển động vật sống ở Nam cực (nơi có nhiệt độ môi trường rất thấp) như chim cánh cụt về nơi có khí hậu ấm áp (ở vùng nhiệt đới) liệu chúng có sống được không? Vì sao?
Các phương án trả lời có thể là:
–Không, vì động vật không thể tồn tại nếu di chuyển đột ngột.
–Có, vì động vật có thể tồn tại nếu có thời gian thích nghi.
Vấn đề cần giải quyết:
– Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật? Ngược lại, sinh vật có tác động trở lại với nhiệt độ của môi trường như thế nào?
Hoạt động hình thành kiến thức
Dự đoán: nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt như thế nào?
So sanh dự đoán với kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét
Yêu cầu hs đọc và tìm
kiếm các thông tin về sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật => sản phẩm điền vào bảng 26.2
Hđ nhóm
Hđ nhóm
Hđ nhóm
I. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên đời sống sinh vật
1. Với đời sống thực vật
a, ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự nảy mầm
– Mỗi loại thực vật đều có mức nhiệt tối đa và tối thiểu để có thể tồn tại và phát triển được. Nếu nhiệt độ môi trường vượt quá những mức này, năng suất cây trồng sẽ giảm xuống. Chính vì vậy, chúng ta không thể thấy các khu vực khí hậu khác nhau trên Trái Đất có thể gieo trồng cùng
một loại cây lương thực hay hoa màu (dĩ nhiên, vẫn cần phải xem xét giá trị dinh dưỡng có trong đất và lượng mưa mỗi vùng)
b) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật
GV: yêu cầu hs đọc thông tin SHD
GV: yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung bảng 26.3
Hđ cá nhân
Hđ nhóm
2.Với đời sống động vật
GV : yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 1, 2
GV : yêu cầu hs trả lời hai câu hỏi SHD cuối phần 1, 2
Hđ cá nhân
Hđ nhóm
II. Ảnh hưởng của sinh vật với nhiệt độ môi trường
Thông tin
Cây xanh với hiệu ứng nhân tạo
C Hoạt động luyện tập
Hình thức: hoạt động nhóm
Kĩ thuật: đặt câu hỏi
1. a) Ngồi dưới bóng cây mát hơn ngồi dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:
– Cây hấp thụ hơi nóng (nhiệt) từ Mặt Trời và thoát hơi nước còn mái che hấp thụ hơi nóng nhưng lại toả nhiệt.
– Cây cũng có thể tạo gió làm mát.
b) Thí nghiệm cho thấy có các giọt nước nhỏ đọng lại trong túi ni lon, điều đó chứng tỏ nước thoát hơi nước và bị ngưng tụ lại, đọng lại trong túi ni lon.
2. a) Trong cuộc săn bắt, thỏ thường chạy rất nhanh nên thân nhiệt của nó sẽ tăng, nếu thân nhiệt tăng lên quá cao sẽ khiến cho não của thỏ bị tổn thương và nó có thể chết. Vì thế nó thường chạy nhanh để chui vào chỗ mát mẻ để trú ẩn.
b) Khi đổ mồ hôi, mồ hôi sẽ đọng lại trên da và quá trình bay hơi sẽ diễn ra.
Bay hơi là phương thức thải nhiệt đặc biệt ích lợi cho cơ thể khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ da. Một gram nước bay hơi trên mặt da sẽ lấy đi 0,58 kcal nhiệt. Phương thức bay hơi giúp thải 22% lượng nhiệt trong điều kiện nhiệt độ phòng.
Cơ thể có 2 loại bay hơi nước là: – Bay hơi không cảm thấy: Đó là sự bay hơi qua da và bề mặt hô hấp, khoảng 450–700 ml/ngày. Sự bay hơi này không thể kiểm soát bởi hệ thống điều nhiệt.
– Bay hơi mồ hôi: Trong điều kiện nóng hoặc vận cơ mạnh, tuyến mồ hôi sẽ bài tiết nhiều mồ hôi. Mồ hôi sau khi được tiết ra phải được bay hơi thì mới có tác dụng chống nóng. Vì vậy,
trong điều kiện khí hậu nóng, nếu độ ẩm cao sẽ rất khó chịu. Trong điều kiện cực kì nóng, mồ hôi có thể được bài tiết 1,5 lít/giờ. Sự bay hơi mồ hôi có lợi là làm thải nhiệt nhanh nhưng có thể làm cho cơ thể mất nước và muối.
c) Bị sốt có nghĩa là cơ thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, kí sinh trùng...) chủ yếu là các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy... Khi bị sốt cao ở nhiệt độ 39 – 40oC, thậm chí trong thời gian dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh, co giật, thiếu oxi não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê hoặc tử vong... Do đó cần tìm các cách thích hợp để hạ thân nhiệt.
d) Gấu Bắc Cực, chim cánh cụt và cừu sống được ở xứ lạnh vì chúng có bộ lông dày, làm cho cơ thể giữ được ấm khi ngoài trời lạnh.
D – Hoạt động vận dụng
1. Tìm hiểu ý nghĩa của câu ca dao:
Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét
Gió bấc là gió thổi từ phương bắc tới, mang theo hơi lạnh. Sếu không chịu được lạnh, vì thế, về mùa đông, từng đàn sếu thường di cư từ phương bắc xuống phương nam tránh rét, đó cũng là lúc thời tiết chuyển sang giá lạnh.
Trâu năm sáu tuổi còn nhanh,
Bò năm sáu tuổi đã tranh về già,
Đồng chiêm xin chớ nuôi bò,
Mùa đông tháng giá, bò dò làm sao!
Các loài bò có tuổi thọ ít hơn so với trâu, vì vậy Trâu năm sáu tuổi còn nhanh,
Bò năm sáu tuổi đã tranh về già, Trong hai con vật thân quen với cuộc sống của người nông dân là trâu và bò thì trâu được đánh giá cao hơn bò: “Trâu gầy cũng tày bò giống”, “Trâu he cũng bằng bò khoẻ” (Tục ngữ). Bò khả năng chịu rét kém, sức kéo không khoẻ bằng trâu, đặc biệt là việc kéo cày ở đồng chiêm, nơi mùa đông thường lạnh, có sương muối thì bò kém xa trâu.
Kiến đen tha trứng lên cao,
Thế nào cũng có mưa rào rất to.
Kiến bò từ dưới lên cao
Mang theo cơm gạo gây nên mưa rào.
Đường đi kiến đắp thành bờ,
Chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi.
Động vật nhất là các loài côn trùng và các loài lưỡng cư khi độ ẩm hay áp suất không khí thay đổi (do đó, nhiệt độ môi trường thay đổi) thì hoạt động và nếp sống của chúng dễ dàng thay đổi. Trong các loài côn trùng thì kiến rất dễ thay đổi nếp sống khi độ ẩm không khí (do đó, nhiệt độ môi trường thay đổi) thay đổi.
2. Một số câu ca dao nói về ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến sinh vật.
Loài tre thường mọc măng vào mùa hè, miền Bắc nước ta vào cuối hè đã bắt đầu có những cơn bão sớm, những thời kì đó măng phải dựa vào tre mới tránh được sự ngã gãy, nên:
Đầu măng ngã gục vào hè
Nương nhờ vào mẹ kẻo e bão về.
Sang thu các búp măng non đã sang giai đoạn phát lộc để trở thành các “anh tre trẻ”. Đây cũng là thời kì bắt đầu sự xâm lấn của gió mùa cực đới đến nên: “Lá tre trồi lộc, mùa rét xộc đến”.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
3. Ong đập cánh để giữ thăng bằng nhiệt. Khi cùng đập cánh, các con ong đã làm tăng nhiệt độ trong tổ. Đó là sự điều hoà nhiệt vật lí: sự thay đổi mức toả nhiệt, khả năng giữ nhiệt hoặc phát tán nhiệt dư thừa.
4. Đó là tập tính tụ hợp lại thành đám để giữ cân bằng nhiệt với môi trường bên ngoài.
E – Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Kết luận về việc trồng cây xanh trong các đô thị:
– Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí, kiểm soát gió và lưu thông gió; Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại. Ở vùng ngoại thành, cây xanh có tác dụng chống xói mòn, điều hoà mực nước ngầm. Cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng ồn nhất là ở khu vực nội thành. Bên cạnh đó, cây xanh còn có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc.
2. Hs tự tìm hiểu
3. Tìm hiểu stress nhiệt trên bò sữa và nêu các biện pháp để giảm hiện tượng này Chăn nuôi bò sữa ở nước ta rất tiềm năng. Tuy nhiên, sức sản xuất sữa của bò chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của điều kiện nhiệt độ không khí, độ ẩm, gió, bức xạ mặt trời... đặc biệt là khu vực Nam bộ. Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta, năng suất sữa không chỉ chịu ảnh hưởng bởi chất lượng thức ăn, bò giống mà còn chịu tác động của stress nhiệt. Stress nhiệt xảy ra khi độ ẩm và nhiệt độ gây bất lợi cho bò. Bò sữa giống cao sản ở nước ta có nguồn gốc từ vùng ôn đới, qua quá trình thích nghi, u yếm không còn phát triển nên khả năng thải nhiệt qua da bị hạn chế, bò dễ bị stress nhiệt.
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, bò có khuynh hướng giảm các hoạt động cơ thể để hạn chế quá trình sản sinh nhiệt, bò ăn ít, uống nhiều nước, giảm thời gian gặm cỏ làm cho sản lượng và chất lượng sữa bị giảm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12501341.doc