1. THÍ NGHIỆM
HS: Quan sát TN do GV làm để có thể mô tả lại quá trình diễn biến của TN.
2. TRẢ LỜI CÂU HỎI
HS: Thảo luận về các câu theo hướng dẫn của GV.
C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên.
C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi
3. KẾT LUẬN
HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành câu C3.
C3: a) Thể tích của quả cầu (1) tăng khi quả cầu nóng lên.
b) Thể tích của quả cầu giảm khi quả cầu (2) lạnh đi.
HS: Đọc bảng và trả lời câu C4.
C4: Các chất rấn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
22,23,24
Ngày soạn:
23/01/2018
Tiết:
21,22,23
Ngày giảng:
25/,01/2018
01,09/02/2018
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG, CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, chất lỏng chất khí.
- Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Nắm được thể tích chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi, các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng trong thực tế.
- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Tìm được ví dụ và giải thích được một số hiệt tượng về sự nở vì nhiệt của chất khí.
3. Thái độ :
-Biết vận dụng kiến thức và cuộc sống.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề.
b. Năng lực chuyên biệt :
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, SGK, SBT. Một quả cầu kim loại và vòng kim loại.
Đèn cồn, chậu nước, khăn khô, sạch, tranh, ảnh về tháp Effphen.
2. HS: SGK, SBT, vở ghi chép.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (7’):
a. Câu hỏi :
Câu 1: Nêu cấu tạo của ròng rọc cố định và ròng rọc động?
Câu 2: Hãy so sánh chiều và cường độ của lực kéo vật của ròng rọc cố định và ròng động so với kéo vật trực tiếp?
b. Đáp án và biểu điểm :
Tiết 1
Câu 1: Cấu tạo
Ròng rọc là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe mắc cố định có móc treo trên xà, khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định đó là RRCĐ.
- RRĐ là loại ròng rọc mà khi kéo dây bánh xe vừa quay quanh trục vừa đi lên theo vật.
Câu 2: Chiều và cường độ của lực kéo vật qua ròng rọc so với kéo trực tiếp :
a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRCĐ là khác nhau. Độ lớn như nhau.
b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRĐ là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo qua RRĐ.
Tiết 2
a. Câu hỏi :
Câu 1 : Các chất rắn nở vì nhiệt theo quy luật nào.
Câu 2 : Nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau?
b. Đáp án và biểu điểm :
Câu 1: Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.(5đ) +5BT/SBT (5đ)
Câu 2: Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau (5đ) +5BT/SBT (5đ)
Tiết 3
a. Câu hỏi :
Câu 1 : Chất lỏng nở ra vì nhiệt như thế nào? Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau?
Câu 2 : Nêu thí nghiệm kiểm chứng sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau mà em biết?
b. Đáp án và biểu điểm :
Câu 1 : Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.(4đ)
- Vì khi nước nóng lên, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. (4đ)
- Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau (2đ)
Câu 2 : Thí nghiệm kiểm chứng với rượu, dầu, nước :
+ Dùng ba bình cầu giống nhau để thể tích ban đầu của các chất lỏng như nhau. Cùng nhúng chung trong một chậu nước nóng để chúng có cùng một độ tăng nhiệt độ như nhau. (5đ)
+ Nhúng ba bình cầu chứa ba loại chất lỏng khác nhau vào chậu nước nóng, ta thấy mực chất lỏng ở các ống thủy tinh dâng lên khác nhau. (5đ)
Bài mới
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
1)Mục tiêu:
-Kiến thức:
- Hướng hs đến sự nở vì nhiệt của các chất.
-Kỹ năng:
- Nhận biết các chất nóng nở ra lạnh co lại.
2) Phương pháp và phương tiện dạy học:
Thảo luận nhóm. Bảng phụ
3) Sản phẩm
HS có kiến thức về sự nở vì nhiệt của các chất.
4)Các bước của hoạt động
GV: Yêu cầu HS đọc phần đối thoại giưã An và Bình trong phần mở đầu SGK.
GV: Tiến hành thí nghiệm minh hoạ.
GV: Thông báo: Như vậy hiện tượng quả bóng bàn nhúng vào trong nước nóng phồng lên là đúng, nhưng do nguyên nhân nào ? Vậy chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
HS: Đọc phần thông tin đầu bài sau đó thảo luận trả lời câu hỏi.
HS: Dự đoán nguyên nhân:
+ Vì nước nóng làm quả cầu dãn nở.
+ Vì khí bên trong làm cho quả cầu phồng lên.
25/
Hoạt động 2. Tiến hành thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
1)Mục tiêu:
Kiến thức
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, chất lỏng chất khí.
- Nắm được thể tích chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi, các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
- Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
-Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
+ chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
b. Kỹ năng:
- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh sự nở vì nhiệt của rắn, chất lỏng, chhát khí.
- Tìm được ví dụ và giải thích được một số hiệt tượng về sự nở vì nhiệt của chất khí.
2)Phương pháp và phương tiện dạy học:
Thảo luận nhóm. Bảng phụ, TN
3)Sản phẩm
HS nắm được sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí .
4)Các bước của hoạt động
Mô tả TN: Gồm quả cầu, vòng kim loại
Làm TN cho học sinh quan sát
- Cho quả cầu qua vòng kim loại, em thấy quả cầu có lọt qua không?
- Quan sát hiện tượng khi hơ nóng quả cầu và bỏ qua vòng kim loại?
- Thả quả cầu vào nước lạnh rồi cho qua vòng kim loại, hiện tượng sẽ như thế nào?
- Tại sao khi hơ nóng quả cầu lọt qua vòng kim loại?
- Tại sao khi bỏ vào nước quả câù không lọt qua vòng kim loại?
- Yêu cầu cả lớp thảo luận để điền vào chổ trống câu C3
- Yêu cầu HS đọc kết luận, HS trong lớp nhận xét, GV chốt lại để HS ghi vào vở - Treo bảng ghi độ tăng thể tích của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu 100cm lên bảng
- Như vậy sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau như thế nào C4?
Cho HS quan sát một con dao hoặc một cái liềm để HS biết được đâu là khâu dao, liềm
GDHN: là kiến thức cơ bản cần nắm vững của những người làm công việc thiết kế chi tiết máy trong ngành cơ khí chế tạo, thiết kế cầu, thiết kế và lắp đặt đường ray trong ngành GTVT; hoặc liên hệ với việc chế tạo thiết bị tự động ngắt điện trong ngành điện, chế tạo các loại nhiệt kế, sx nước đá trong các ngành khoa học, dịch vụ.
1. THÍ NGHIỆM
HS: Quan sát TN do GV làm để có thể mô tả lại quá trình diễn biến của TN.
2. TRẢ LỜI CÂU HỎI
HS: Thảo luận về các câu theo hướng dẫn của GV.
C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên.
C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi
3. KẾT LUẬN
HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành câu C3.
C3: a) Thể tích của quả cầu (1) tăng khi quả cầu nóng lên.
b) Thể tích của quả cầu giảm khi quả cầu (2) lạnh đi.
HS: Đọc bảng và trả lời câu C4.
C4: Các chất rấn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
GV: Giới thiệu các dụng cụ cần thiết để làm TN, nhắc nhở HS cần chú ý khi tiến hành TN khi dùng bình thuỷ tinh, chậu thuỷ tinh, phích nước nóng để tránh đổ vỡ và bỏng.
GV: Hướng dẫn HS thực hiện TN theo các bước như trong SGK.
GV: Theo dõi việc làm TN của các nhóm, kịp thời biểu dương các nhóm làm đúng và uốn nắn các nhóm làm sai quy trình.
Sau khi các nhóm làm song TN.
GV: Ghi tên mục 2 lên bảng và yêu cầu HS trả lời câu C1:
GV: Yêu cầu HS tiến hành TN và trả lời câu C2.
GV: Treo hình 19.3 phóng to lên bảng.
GV: Yêu cầu HS mô tả TN trong hình vẽ.
GV: Yêu cầu HS dựa vào kết quả TN trên hình để rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau.
GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu trả lời câu C4.
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận chung cho bài học hôm nay:
GV: Gọi HS đọc kết luận của nhóm mình
1. THÍ NGHIỆM:
a) Chuẩn bị:
HS: Nhận dụng cụ TN.
b) Tiến hành thí nghiệm:
HS: Tiến hành TN theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
HS: Quan sát hiện tượng xảy ra: Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên.
2. TRẢ LỜI CÂU HỎI:
HS: Nghiên cứu trả lời câu C1.
C1: Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.
HS: Tiến hành TN để kiểm chứng:
C2: Mực nước trong ống thuỷ tinh tụt xuống, vì nứoc lạnh đi, co lại.
HS: Quan sát hình 19.3 và mô tả TN ở hình này.
Nhận xét: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
3. KẾT LUẬN
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C4:
C4: (1) tăng (2) giảm
không giống nhau
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
GV: Giới thiệu thí nghiệm ở hình 20.2 SGK và phân công đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm.
GV: Yêu cầu một HS đọc các bước tiến hành thí nghiệm.
GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm (Lưu ý khi thấy giọt nước màu đi lên gần miệng ống có thể bỏ tay áp vào bình cầu để trấnh giọt nước màu ra ngoài).
GV: Điều khiển HS trả lời câu C1, C2, C3, C4.
GV: Nhận xét các câu trả lời khi học sinh trả lời.
1. THÍ NGHIỆM:
a) Chuẩn bị:
b) Tiến hành thí nghiệm:
HS: Đọc các bước tiến hành thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của HS.
HS: Quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước màu.
2. Trả lời câu hỏi:
HS: Thảo luận trong nhóm để trả lời C1, C2, C3, C4.
C1: Giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng.
C2: Giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm.
C3: Do không khí trong bình nóng lên.
C4: Do không khí trong bình lạnh đi.
GV: Treo bảng 20.1 cho HS quan sát.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?
GV: Hãy so sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng và khí.
GV: Hướng dẫn HS rút ra kết luận của cả bài. Thông qua chọn điền vào ô trống.
HS: Quan sát bảng 20.1 để rút ra những nhận xét.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
3. KẾT LUẬN:
HS: Tiến hành cá nhân để hoàn thành câu C6:
C6: (1) tăng (2) lạnh đi
(3) ít nhất (4) nhiều nhất.
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
10/
Hoạt động 4: Luyện tập -Vận dụng (15phút)
1)Mục tiêu:
-Kiến thức:
- Hs nắm được sự nở vì nhiệt của các chất
-Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng trong thực tế.
- Hiểu được lí thuyết vận dụng vào làm bài tập
2)Phương pháp và phương tiện dạy học:
Thảo luận nhóm. Bảng phụ
3)Sản phẩm
Biết sử dụng máy cơ đơn giản.
4)Các bước của hoạt động
GV: Yêu cầu HS lần lượt đọc và trả lời các câu C5, C6, C7.
GV: Yêu cầu HS tiến hành lại TN kiểm tra câu C6.
GV: Hướng dẫn HS trả lời câu C5, C6, C7. và thảo luận về các câu trả lời khi cần thiết.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận và trả lời các câu C7, C8.
GV: Treo hình 20.3 lên bảng và yêu cầu HS quan sát và giải thích hiện tượng trong hình vẽ.
4. VẬN DỤNG:
HS: Thảo luận theo nhóm để trả lời câu C5, C6, C7.
C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng khâu nở ra dễ tra vào cán khi nguội đi, khâu co lại xiết chặt vào cán dao, liềm.
C6: Nung nóng vòng kim loại.
C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên, thép nở ra, nên thép dài ra. (tháp cao lên).
HS: Hoạt động cá nhân trả lời C5, C6, C7:
C5: Vì khi đun nóng nước trong ấm nóng lên, nở ra và tràn ra ngoài.
C6: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt.
C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn.
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu C7, C8.
C7: Vì không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
C8: Trọng lượng riêng của không khí được xác định băng công thức: .
4. Củng Cố: (3 phút)
+ GV: Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
+ Giải thích một số hiện tượng về sự nở vì nhiệt của các chất.
+ So sánh sự nở vì nhiệt của các chất.
5. Dặn dò. (1 phút)
+ Về nhà học bài theo vở ghi + GSK.
+ Trả lời lại các C1 đến C7 vào vở.
+ Làm bài tập trong SBT.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 18 Su no vi nhiet cua chat ran_12310860.doc