Giáo án Vật lý 6 hoàn chỉnh

TIẾT 20: TỔNG KẾT CHƯƠNG 1: CƠ HỌC

A. MỤC TIÊU

- Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế và để giải các bài tập đơn giản.

- Củng cố, đánh giá sự nắm vững kiến thức và kỹ năng của HS.

- Thái độ yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

B. CHUẨN BỊ

- Cả lớp: Nhãn ghi khối lượng tịnh của kem giặt, kéo cắt giấy, bảng phụ kẻ ô chữ,.

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc64 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lý 6 hoàn chỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập các kiến thức đã học, nghiên cứu kĩ lại bài trọng lực. - Đọc trước bài 13 : Máy cơ đơn giản Ngày soạn:3/12/2016 Ngày dạy:5/12/2016 TIẾT 14 : MÁY CƠ ĐƠN GIẢN A. MỤC TIÊU Kiến thức: Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường. Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. - Thái độ trung thực khi đo và đọc kết quả đo, thái độ nghiêm túc trong thí nghiệm và học tập. B. CHUẨN BỊ - Mỗi nhóm : 2 lực kế (5N), 1 quả nặng 200g. - Cả lớp : tranh vẽ H13.1; H13.2; H13.5; H13.6 (SGK); bảng phụ; kẻ bảng 13.1. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, Tổ chức tình huống học tập - Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực ? Đơn vị và dụng cụ đo ? - GV cho HS quan sát H13.1, giới thiệu tình huống như SGK. - Yêu cầu HS thảo luận tìm ra các phương án giải quyết. - GV giới thiệu một phương án giải quyết thông thường : Kéo vật lên theo phương thẳng đứng. Hoạt động 2: Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng - Yêu cầu HS đọc mục 1: Đặt vấn đề và quan sát H13.2 (SGK). Gọi HS dự đoán câu trả lời. - Cần những dụng cụ gì và làm thí nghiệm như thế nào để kiểm tra dự đoán. - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm và phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. - Yêu cầu các nhóm HS tự tiến hành thí nghiệm theo SGK và ghi kết quả. - Tổ chức cho các nhóm tình bày kết quả thí nghiệm (bảng phụ), dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời câu C1. Thảo luận để thống nhất kết quả. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu C2 để rút ra kết luận. - Yêu cầu HS trả lời C3, hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất câu trả lời. Hoạt động 3: Tổ chức HS bước đầu tìm hiểu về máy cơ đơn giản - Trong thực tế, người ta thường làm thế nào để khắc phục những khó khăn vừa nêu ? - Yêu cầu HS nêu ví dụ về một số trường hợp sử dụng máy cơ đơn giản. Hoạt động 4: Vận dụng - Giới thiệu cho HS về Palăng và yêu cầu HS hoàn thiện câu C4 Tổ chức thảo luận để thống nhất câu trả lời. - Hướng dẫn HS trả lời câu C5 : Viết công thức liên hệ giữa khối lượng m và trọng lượng P. - HS quan sát H13.1, suy nghĩ và tìm ra các phương án giải quyết khác nhau cho tình huống mở bài. I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng 1. Dự đoán - HS quan sát H13.2 và dự đoán câu trả lời. 2. Thí nghiệm - HS trả lời theo sự điều khiển của GV. - Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm. - Làm thí nghiệm theo hướng dẫn và ghi kết quả đo được vào bảng 13.1. - Trình bày kết quả thí nghiệm và nhận xét của nhóm mình theo hướng dẫn của GV. C1: Lực kéo vật lên theo phương thẳng đứng bằng trọng lượng của vật. 3. Kết luận - HS làm việc cá nhân với câu C2 và tham gia thảo luận để thống nhất câu trả lời C2: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật. - HS trả lời C3 và tham gia thảo luận để thống nhất câu trả lời C3: Phải tập trung nhiều người, tư thế đứng không thuận lợi, dễ ngã,... II. Các máy cơ đơn giản - HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV Có ba loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. - HS nêu một số ví dụ: ròng rọc kéo nước, cầu trượt, mở nút chai,... III. Vận dụng - HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu C4. Thảo luận để thống nhất câu trả lời C4: a)Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn. b)Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là máy cơ đơn giản. - HS trả lời câu C5 theo hướng dẫn của GV C5: m = 200kg P = 10.m = 2000 N Tổng lực kéo của 4 người là: F = 4.400 = 1600N F < P nên những người này không kéo được ống bê tông lên . IV. Củng cố - Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng phải dùng lực có cường độ ít nhất là bao nhiêu ? - Có mấy loại máy cơ đơn giản ? Tìm thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống. - Nếu còn thời gian, GV cho HS suy nghĩ làm bài tập 13.1 (SBT). V. Hướng dẫn về nhà - Tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống. - Làm bài tập 13.2- 13.4 (SBT). - Đọc trước bài 14 : Mặt phẳng nghiêng. Ngày soạn:10/12/2017 Ngày dạy:11/12/2017 TIẾT 15: MẶT PHẲNG NGHIÊNG A. MỤC TIÊU -Kiến thức: Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. Kĩ năng: Sử dụng được mặt phẳng nghiêng phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.. - Thái độ cẩn thận, trung thực trong thí nghiệm và học tập. B. CHUẨN BỊ - Mỗi nhóm: một lực kế 5N, khối trụ kim loại 200g, một mặt phẳng nghiêp có đánh dấu sẵn độ cao. - Cả lớp: Tranh vẽ H 14.1 (SGK). C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, Tổ chức tình huống học tập GV treo H13.2 (SGK) và hỏi: Nếu lực kéo của mỗi người trong hình vẽ là 450N thì những người này có kéo được ống bê tông lên không? Nêu những khó khăn của cách kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. - GV treo hình 14.1 cạnh H13.2 và nêu câu hỏi: Những người trong H14.1 đang làm gì? Họ đã khắc phục được những khó khăn trong cách kéo lên trực tiếp theo phương thẳng đứng như thế nào? - GV yêu cầu HS đọc và ghi tóm tắt 2 vấn đề cần nghiên cứu trong bài Hoạt động 2: HS làm thí nghiệm thu thập số liệu - GV chia nhóm, phát dụng cụ cho các nhóm HS. - GV giới thiệu dụng cụ và hướng dẫn HS cách lắp TN theo H14.2 (SGK). - GV vừa hỏi vừa hướng dẫn HS cách đo (C2) đồng thời ghi tóm tắt cách bước làm TN trên bảng: B1: Đo trọng lượng P = F1 của vật. B2: Đo lực kéo F2 (độ nghiêng lớn). B3: Đo lực kéo F2 (độ nghiêng vừa). B4: Đo lực kéo F2 (độ nghiêng nhỏ). Lưu ý: + Cách cầm lực kế, đọc số chỉ của lực kế. + Tổ chức thảo luận cách để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêp ở B3, B4. - GV phát phiếu giao việc cho từng nhóm, theo dõi các nhóm làm TN. - GV treo bảng phụ yêu cầu các nhóm ghi kết quả. - GV tổ chức cho HS thảo luận trả lời C2. Hoạt động 3: Rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm - Yêu cầu HS theo dỗi bảng kết quả của toàn để trả lời câu hỏi: Dùng mặt phẳng nghiêp để kéo ống bê tông lên có dễ dàng hơn không? - Gọi một vài HS rút ra kết luận, HS khác bổ xung (GV có thể gợi ý) - Yêu cầu HS đọc và ghi lại kết luận - Lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng phụ thuộc như thế nào vào độ nghiêng của mặt phẳng? Hoạt động 4: Tổ chức cho HS làm bài tập vận dụng - GV phát phiếu học tập cho HS. - Gọi HS lên bảng trình bày. Tổ chức thảo luận để thống nhất cơ sở làm. - HS quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi mà GV nêu ra. 1. Đặt vấn đề - HS thảo luận theo nhóm (mục1- ĐVĐ) cá nhân HS ghi tóm tắt 2 vấn đề cần nghiên cứu trong bài. 2. Thí nghiệm - Nhóm HS nhận dụng cụ TN. - HS theo dõi cách lắp ráp TN. - HS trả lời câu hỏi theo sự điều chỉnh của GV. Ghi tóm tắt các bước làm TN. - Đối với B3, B4: Thảo luận toàn lớp về cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. - Các nhóm phân công làm TN theo phiếu giao việc. - Đại diện nhóm ghi kết quả TN lên bảng và trình bày cách lắp TN để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng C2: + Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. + Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng. + Giảm chiều cao đồng thời tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng. 3. Kết luận - HS theo dõi bảng kết quả và trả lời hai vấn đề đặt ra - Thảo kuận và ghi kết luận: + Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. + Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ. 4. Vận dụng - HS làm bài tập vận dụng theo phiếu học tập - Một số HS lên bảng trình bày IV. Củng cố - Kéo vật trên mặt phẳng nghiêp có dễ dàng hơn không? - Hãy cho biết lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng phụ thuộc như thế nào vào mặt phẳng nghiêng? - Yêu cầu HS làm bài tập 14.1 và 14.2 (SBT). - Giới thiệu mục: Có thể em chưa biết. V. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 14.3 đến 14.5 (SBT). - Đọc trước bài 15: Đòn bẩy Ngày soạn:25/12/2016 Ngày dạy27/12/2016 TIẾT 17: ÔN TẬP A. MỤC TIÊU - Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức đã học về các phép đo độ dài, thể tích, lực, khối lượng; kết quả tác dụng của lực; hai lực cân bằng; trọng lượng; khối lượng riêng; trọng lượng riêng; máy cơ đơn giản. - Vận dụng thành thạo các công thức đã học để giải một số bài tập đơn giản. - Rèn tính tư duy lôgíc tổng hợp, thái độ nghiêm túc trong học tập. B. CHUẨN BỊ - GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi. - HS ôn tập các kiến thức đã học và các bài tập trong sách bài tập. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Tổ chức cho HS cả lớp thảo luận các kiến thức đã học 1. Dùng dụng cụ nào để đo độ dài? GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì? Quy tắc đo? Đơn vị độ dài (cách đổi đơn vị)? 2. Dùng dụng cụ nào để đo thể tích? GHĐ và ĐCNN của bình chia độ? Quy tắc đo? Có mấy cách đo thể tích vật rắn không thấm nước? Đơn vị thể tích (cách đổi đơn vị)? 3. Dùng dụng cụ nào để đo khối lượng? Gồm những loại nào? Công dụng của từng loại? Đơn vị đo khối lượng (cách đổi đơn vị)? Cách sử dụng cân Rôbécvan (GHĐ và ĐCNN của câbn Rôbécva)? 4. Lực, hai lực cân bằng là gì? Đơn vị lực? Dụng cụ đo lực (GHĐ và ĐCNN)? 5. Khi có lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả nào? Cho ví dụ. 6. Trọng lực, trọng lượng là gì? Đơn vị? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? 7. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Đơn vị? Lực đàn hồi có phương, chiều, độ lớn như thế nào? 8. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng? Một vật có khối lượng 2,5 tấn thì có trọng lượng là bao nhiêu? Hãy xác định khối lượng của một vật có trọng lượng 30N? 9. Khối lượng riêng là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng? Giải thích các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Muốn xác định khối lượng riêng của một vật phải làm như thế nào? 10. Trọng lượng riêng là gì? Viết công thức tính trọng lượng riêng? Giải thích các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Muốn xác định trọng lượng riêng của một vật phải làm như thế nào? 11. Để kéo một vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng cần một lực có cường độ ít nhất là bao nhiêu? Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy giúp con người làm việc rễ ràng hơn như thế nào? Hoạt động 2: Vận dụng các công thức đã học để giải một số bài tập Bài 11.2 (SBT) Tóm tắt: m = 397g = 0,397 kg Giải V = 320 cm3= 0,00032m3 Khối lượng riêng của sữa là; D = ? kg/m3 D == = 1184,375 (kg/m3) Đáp số: 1184,375kg/m3 Bài 11.3 (SBT) Tóm tắt: V1= 10l = 0,01m3 Giải m = 15 kg Khối lượng riêng của cát là: m2= 1tấn = 1000kg D = = = 1500 (kg/ m3) V3= 3m3 Thể tích của một tấn cát là: a) V2=? V2 = = = (m3) b) P =? Khối lượng của 3m3 cát là: m3= V3.D = 3.1500 = 4500 (kg) Trọng lượng của 3m3 cát là: P = 10.m3 = 10.4500 = 45 000 (N) Đáp số: V2= 2/3 m3 P = 45 000 N Bài 11.4 (SBT) Tóm tắt: m = 1kg Giải V = 900cm3= 0,0009m3 Khối lượng riêng của kem giặt là: D =? Kg/m3 D == = 11111 (kg/m3) Đáp số: 11111 kg/m3 Bài tập: Để kéo trực tiếp một vật có khối lượng 20kg lên cao theo phương thẳng đứng cần một lực có cường độ ít nhất là bao nhiêu? Tóm tắt: m = 20kg Giải F = ? N Trọng lượng của vật đó là: P = 10.m = 10.20 = 200 (N) Để kéo một vật có khối lượng 20kg lên theo theo phương thẳng đứng cần một lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật: F = P = 200 N Đáp số: 200N IV. Hướng dẫn về nhà ` -Tự ôn tập lại các kiến thức đã học, giải lại các bài tập trong SBT - Nghiên cứu lại cách kéo vật lên ttheo mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy Ngày soạn:18/12/2016 Ngày dạy:20/12/2016 TIẾT 16: ĐÒN BẨY A. MỤC TIÊU - Kiến thức: Nêu được tác dụng của đòn bẩy. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. Kĩ năng: Sử dụng được đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó. - Thái độ cẩn thận, trung thực, nghiêm túc trong thí nghiệm và học tập. B. CHUẨN BỊ - Mỗi nhóm:1 lực kế 5N, 1 khối trụ kim loại 200g, 1 giá đỡ, 1 đòn bẩy, phiếu học tập. - Cả lớp: H15.1, H15.2, H15.3, H15.4, bảng phụ kẻ bảng 15.1 (SGK). C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, Tổ chức tình huống học tập Dùng mặt phẳng nghiêng có làm giảm lực kéo vật lên không? Muốn làm giảm kực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng phải làm thế nào? - GV nhắc lại tình huống thực tế và giới thiệu cách giải quyết thứ ba: “dùng đòn bẩy” như SGK. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy - GV giới thiệu ba hình vẽ: H15.1, H15.2, H15.3 (SGK). - Yêu cầu HS tự đọc mục I (SGK) và cho biết: Các vật được gọi là đòn bẩy phải có ba yếu tố nào? - GV dùng vật minh hoạ H15.1 và chỉ rõ 3 yếu tố. Gọi HS trả lời C1 trên H15.2 và H15.3 phóng to. Yêu cầu HS khác bổ xung. Hoạt động 3: Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 1- Hướng dẫn HS nắm được vấn đề nghiên cứu ( mục II.1- SGK) - Yêu cầu HS đọc mục II.1- SGK và trả lời câu hỏi: Các điểm O, O1, O2 là gì? Khoảng cách OO1,OO2 là gì? Vấn đề cần nghiên cứu là gì? - GV chốt lại vấn đề nghiên cứu: F2< F1 thì OO1 và OO2 phải thoả mãn điều gì? 2- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm: So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vậtkhi thay đổi vị trí O, O1, O2. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. - Giới thiệu dụng cụ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Hướng dẫn HS đọc SGK để tìm hiểu cách làm thia nghiệm. 3- Tổ chức cho HS rút ra kết luận - Hướng dẫn HS nghiên cứu số liệu và trả lời một số câu hỏi: Cho biết độ lớn lực kéo khi khoảng cách OO1< OO2?.... - Cho HS làm việc cá nhân với C3 và hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất Hoạt động 4: Vận dụng - Phát phiếu học tập cho HS. - Gọi một số HS trình bày câu trả lời. - GV đánh giá câu trả lời cảu HS. - HS quan sát hình vẽ, theo dõi phần đặt vấn đề của GV. I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy - HS quan sát hình vẽ: H15.1, H15.2, H15.3 - HS đọc SGK và trả lời theo sự điều khiển của GV Đòn bẩy gồm ba yếu tố: + Điểm tựa O +Điểm tác dụng của trọng lượng vật O1 + Điểm tác dụng của lực kéo O2 - HS lên bảng chỉ rõ 3 yếu tố trên H15.2 và H15.3 HS khác nhận xét và bổ xung. II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 1. Đặt vấn đề - HS đọc SGK, quan sát trang vẽ và suy nghĩ về câu hỏi của GV. Một vài HS trả lời theo yêu cầu của GV - Ghi tóm tắt vấn đề cần nghiên cứu: Muốn F2< F1 thì OO1 và OO2 phải thoả mãn điều kiện gì? 2. Thí nghiệm - HS hoạt động theo nhóm, nhận dụng cụ, nắm vững mục đích và cách tiến hành thí nghiệm. - Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 15.1. 3. Kết luận - HS căn cứ vào bảng kết quả trả lời các câu hỏi của GV - HS trả lời C3, thảo luận thống nhất câu trả lời: Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vậtthì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng. 4. Vận dụng - HS nhận phiếu học tập và trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập. C5:- Điểm tựa: Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, trục bánh xe, ốc giữ hai nửa kéo, trục quay bập bênh. - Điểm tác dụng của lực F1: Chỗ nước đẩy vào mái chèo, thùng xe, lưỡi kéo, bạn nữ. - Điểm tác dụng của lực F2: Chỗ tay cầm mái chèo, tay cầm của xe, tay cầm kéo, bạn nam. C6: Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn, buộc dây kéo ra xa điểm tựa hơn,... IV. Cñng cè : - §ßn bÈy gåm cã mÊy yÕu tè, ®ã lµ nh÷ng yÕu tè nµo? - Muèn lùc kÐo vËt nhá h¬n träng l­îng cña vËt th× OO1 vµ OO2 ph¶i tho¶ m·n ®iÒu kiÖn g×? V. H­íng dÉn vÒ nhµ. - LÊy 3 vÝ dô vÒ c¸c dông cô lµm viÖc dùa trªn nguyªn t¾c ®ßn bÈy. - Häc bµi vµ lµm bµi tËp 15.1 ®Õn 15.5 (SBT). - ¤n tËp c¸c kiÕn thøc ®· häc tõ ®Çu n¨m chuÈn bÞ kiÓm tra häc kú. Ngày soạn: 15/1/2017 Ngày dạy 17/1/2017 TIẾT 19: RÒNG RỌC A. MỤC TIÊU - Kiến thức: Nêu được tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế Kĩ năng: Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.. - Thái độ cẩn thận, trung thực, nghiêm túc trong thí nghiệm và học tập. B. CHUẨN BỊ - Mỗi nhóm: 1 lực kế 5N, 1 khối trụ kim loại 200g, 1 giá đỡ, 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động, dây vắt qua ròng rọc. - Cả lớp: H16.1, H165.2, bảng phụ kẻ bảng 16.1 (SGK). C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, Tổ chức tình huống học tập Dùng dụng cụ nào giúp con người làm việc dễ dàng hơn? Chúng có chung tác dụng gì? - GV nhắc lại tình huống thực tế và ba cách giải quyết ở các bài học trước. - Theo các em, còn có cách giải quyết nào khác ? - GV treo H16.1 cho HS quan sát và đặt vấn đề: Liệu dùng ròng rọc có dễ dàng hơn không? Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc - Yêu cầu HS tự đọc mục I (SGK) và cho HS quan sát ròng rọc để trả lời câu C1. - GV giới thiệu chung về ròng rọc - Theo em như thế nào được gọi là ròng rọc động, như thế nào được gọi là ròng rọc cố định? Gọi HS trả lời, sau đó GV chốt lại. Hoạt động 3: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 1- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm - GV giới thiệu dụng cụ, cách lắp ráp thí thí nghiệm ( lưu ý HS cách mắc ròng rọc) và các bước tiến hành thí nghiệm. - GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm. 2- Tổ chức cho HS nhận xét và rút ra kết luận. - Yêu cầu HS trình bày kết quả thí nghiệm và trả lời câu C3. Yêu cầu HS khác bổ xung, thảo luận để thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu C4 để rút ra kết luận. - Hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất kết luận. Hoạt động 4: Vận dụng - Yêu cầu HS tìm thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống (C5) và trả lời câu C6. - Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong H16.6 có lợi hơn? Tại sao? - HS thảo luận, nêu phương án giải quyết khác và trả lời các câu hỏi GV yêu cầu. - Ghi đầu bài. I. Tìm hiểu về ròng rọc - HS đọc mục I(SGK), quan sát dụng cụ và H16.2 trả lời các câu hỏi theo sự điều khiển của GV + Ròng rọc cố định là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe được móc cố định. Khi kéo dây bánh xe quay quanh trục.: + Ròng rọc động là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe không được móc cố định. Khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa chuyển động với trục của nó. II. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 1. Thí nghiệm - HS nhận dụng cụ thí nghiệm, quan sát cách lắp ráp. - Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 16.1 theo hướng dẫn của GV. 2. Nhận xét - HS trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét theo yêu cầu của GV. C3:+ Lực kéo vật lên trực tiếp cùng chiều với lực kéo vật qua ròng rọc cố định và có cường độ bằng nhau. + Lực kéo vật lên trực tiếp ngược chiều với lực kéo vật qua ròng rọc động, lực kéo vật trực tiếp có cường độ lớn hơn lực kéo vật qua ròng rọc động. 3. Kết luận - HS làm việc cá nhân với câu C4, thảo luận thống nhất câu trả lời: a) Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. b) Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. 4. Vận dụng - HS trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng theo sự điều khiển của GV. C6: Dùng ròng rọc cố định làm thay đổi hướng của lực kéo ( được lợi về hướng) Dùng ròng rọc động được lợi về lực. - C7: Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và rồng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn, vừa được lợi về hướng của lực kéo. IV. Củng cố - GV giới thiệu về Palăng và tác dụng của Palăng. - Tổ chức cho HS làm bài tập 16.3 (SBT). V. Hướng dẫn về nhà - Lấy 3 ví dụ về sử dụng ròng rọc trong thực tế. - Học bài và làm bài tập 16.1, 16.2, 16.4, 16.5, 16.6 (SBT). - Chuẩn bị nội dung bài: Tổng kết chương I: Cơ học. Ngày soạn: 5/2/2017 Ngày dạy 7/2/2017 TIẾT 20: TỔNG KẾT CHƯƠNG 1: CƠ HỌC A. MỤC TIÊU - Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế và để giải các bài tập đơn giản. - Củng cố, đánh giá sự nắm vững kiến thức và kỹ năng của HS. - Thái độ yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. B. CHUẨN BỊ - Cả lớp: Nhãn ghi khối lượng tịnh của kem giặt, kéo cắt giấy, bảng phụ kẻ ô chữ,... C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức cho HS ôn tập những kiến thức cơ bản - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Gọi HS trả lời 4 câu hỏi đầu chương I (SGK/5). - Hướng dẫn HS chuẩn bị và yêu cầu trả lời lần lượt các câu hỏi trong phần I- Ôn tập (SGK/53). - GV gọi HS khác bổ xung và đánh giá cho điểm. Hoạt động 2:Tổ chức cho HS làm các bài tập vận dụng - Yêu cầu HS đọc và làm bài tập 1 (SGK/54). Gọi 2 HS lên bảng: HS1 viết 2 câu, HS2 viết 3 câu. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân với bài tập 2. GV đưa ra đáp án đúng. - Hướng dẫn HS làm bìa tập 3 để tìm ra phương án đúng. - Yêu cầu HS chữa và hoàn thiện các bài tập 4, 5, 6 (SGK/55) - Yêu cầu HS khác nhận xét, thảo luận để thống nhất câu trả lời. Với bài tập 6: Sử dụng dụng cụ trực quan, cho HS quan sát. HĐ3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ - GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn ô chữ. - Điều khiển hS tham gia chơi giải ô chữ. GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời và điền vào ô trống. Sau khi tìm được các từ hàng ngang, yêu cầu HS chỉ ra các từ hàng dọc. (GV có thể đưa ra ô chữ khác với SGK) I- Ôn tập - HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. HS khác nhận xét, bổ xung. - HS đọc và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 13 (SGK/53). - HS khác nhận xét, bổ xung câu trả lời của các bạn. - Tự ghi nội dung kiến thức cơ bản vào vở. 1-a) thước b) bình chia độ, bình tràn c) lực kế d) cân 2- Lực 3- Làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật. 4- Hai lực cân bằng. 5- Trọng lực (trọng lượng) 6- Lực đàn hồi 7- Khối lượng của kem giặt trong hộp. 8- Khối lượng riêng. 9- mét(m) - mét khối (m3) - niutơn (N) - kilôgam (kg) - kilôgam trên mét khối (kg/m3) 10- P = 10.m 11- D = 12- Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.II- Vận dụng - HS đọc và chuẩn bị bài tập 1. Hai HS lên bảng chữa. 1- Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày. - Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng. - Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh. - Thnah nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt. - Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn. - HS làm bài tập 2, một HS trả lời trước lớp, HS khác nhận xét. 2- C - HS nêu được: m = D.V mS = Ds.Vs ; mn = Dn.Vn và mc = Dc.Vc Dc > DS > Dn nên mS > mn > mc 3- B - HS chữa và hoàn thiện bài tập 4, 5, 6. 4- a) kilôgam trên mét khối b) niutơn c) kilôgam d) niutơn trên mét khối e) mét khối 5- a) mặt phẳng nghiêng b) ròng rọc cố định c) đòn bẩy d) ròng rọc động 6- a) Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn mà lực tay ta tác dụng vào tay cầm. b) Để cắt giấy chỉ cần một lực nhỏ, tuy lưỡi kéo dài hơn tay cầm mà lực của tay vẫn có thể cắt được. Tay ta di chuyển ít mà vẫn tạo ra được vết cắt dài. III- Trò chơi ô chữ - Mỗi một nhóm HS cử một đại diện lên điền chữ vào ô trống dựa vào việc trả lời thứ tự từng câu. - Ô chữ 1: 1- Ròng rọc động; 2- Bình chia độ; 3- Thể tích; 4- Máy cơ đơn giản; 5- Mặt phẳng nghiêng; 6- Trọng lực; 7- Palăng. - Ô chữ 2: 1- Trọng lực; 2- khối lượng; 3- Cái cân; 4- Lực đàn hồi; 5- Đòn bẩy; 6- Thước dây. IV. Củng cố - GV hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của chươngI: Cơ học V. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học. - Đọc trước bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn. CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC Ngày soạn: 14/1/2018 Ngày dạy 16//1/2018 TIẾT 19 : SỰ NỞ NÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN A. MỤC TIÊU - Kiến thức: Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn. Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. - Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm. B. CHUẨN BỊ - Cả lớp: một quả cầu kim loại và một vòng kim loại, đèn cồn, chậu nước. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, Tổ chức tình huống học tập - GV hướng dẫn HS xem ảnh tháp Epphen và giới thiệu một số điều về tháp: cao 320m, xây dựng năm 1889 tại quảng trường Mars nhân dịp hội chợ quốc tế lần thứ nhất tại Pari (làm trung tâm phát thanh truyền hình). - ĐVĐ: Tại sao trong vòng 6 tháng tháp cao thêm 10cm? (SGK). Hoạt động 2: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn - GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra. - Yêu cầu HS suy nghĩ để trả lời câu C1, C2. - Điều khiển cả lớp thảo luận để thống nhất câu trả lời. Hoạt động 3: Rút ra kết luận - GV yêu cầu và hướng dẫn HS điền từ thích hợp và chỗ trống trong câu C3. - Điều khiển lớp thảo luận để thống nhất phần kết luận. - GV thông báo nội dụng cần chú ý. Hoạt động 4: So sánh sự giãn nở vì nhệt của các chất rắn khác nhau - GV hướng dẫn HS đọc số liệu bảng ghi độ tăng chiều dài của một số chất rắn để rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau. Hoạt động 5: Vận dụng - GV yêu cầu HS đọc và lần lượt trả lời câu C5, C6, C7. - Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời. Với C6, hỏi thêm: Vì sao em lại tiến hành thí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12444078.doc