Giáo án Vật lý 6 - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Chủ đề: Chưng cất nước

Hoạt động 4: Chuẩn bị dụng cụ và lắp ráp thí nghiệm.

a. Mục tiêu: Lắp ráp được bộ chưng cất nước

 b. Cách tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Nhóm trưởng phân công mỗi bạn trong nhóm chuẩn bị 1- 2 loại dụng cụ theo bảng dụng cụ, vật liệu đã thống nhất ở hoạt động 3.

1. Nguồn cấp nhiệt: Đèn cồn.

2. Lưới tản nhiệt

3. Bình tam giác (Bình đun)

4. Giá thí nghiệm và kẹp đa năng

5. Nút cao su

6. Khăn ẩm

7. Cốc uống nước để thu nước sạch

8. Ống nhôm

Bước 2: Lắp ráp thiết bị theo phương án đã thiết kế trên giấy

Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lắp ráp thiết bị theo sơ đồ bố trí các dụng cụ chưng cất nước nhóm đã thống nhất theo trình tự sau:

+ Lắp bình chứa chất lỏng lên giá

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Chủ đề: Chưng cất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/2017 Ngày dạy: 14/10/2017 Dạy lớp 6A Ngày dạy: 14/10/2017 Dạy lớp 6B HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ: CHƯNG CẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU Kiến thức: Chế tạo được thiết bị chưng cất nước từ các nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm kiếm, gần gũi trong cuộc sống. Thái độ: Nghiêm túc, liên kết, cẩn thận, chính xác và lí thông tin. Kĩ năng: Tiến hành được thí nghiệm chưng cất nước. Báo cáo và trình bày sản phẩm. II. NỘI DUNG * Nội dung 1: Tìm kiếm thông tin * Nội dung 2: Xử lí thông tin * Nội dung 3: Xây dựng ý tưởng về bộ chưng cất nước. * Nội dung 4: Chuẩn bị dụng cụ và lắp ráp thí nghiệm. * Nội dung 5: Vận hành thử thiết bị vừa lắp đặt. * Nội dung 6: Báo cáo và đánh giá bộ thiết bị chưng cất nước. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Giáo viên: Nội dung chủ đề Học sinh: Mỗi nhóm HS - SGK vật lí 6 - Bút viết,bút màu, sổ ghi chép cá nhân, giấy A4 - Dụng cụ chưng cất nước, dung dịch nước muối có pha mực tím. - Vật liệu để chế tạo thước đo: dây, gỗ, giấy. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin a. Mục tiêu: Học sinh rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin. b. Cách tiến hành - Chia lớp làm 2 nhóm - Giao nhiệm vụ cho HS: Các nhóm cùng tìm hiểu về sự bay hơi và sự ngưng tụ - Thông tin từ SGK cá nhân đọc bài 26, 27 SGK Vật lí 6 để tìm kiếm thông tin về Chưng cất nước. - Thông tin từ nguồn khác: nhóm trưởng phân công mỗi cá nhân tìm kiếm thông tin từ: + sách, báotheo các từ/cụm từ khóa sau: “Chưng cất” , “Thí nghiệm chưng cất nước”, “ Chưng cất nước bằng các dụng cụ đơn giản”. + Sưu tầm tranh ảnh từ tạp chí, sách báo, internet Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên trong nhóm lựa chọn và tìm kiếm thông tin từ sách, báotheo các từ/cụm từ khóa sau: “Chưng cất” , “Thí nghiệm chưng cất nước”, “ Chưng cất nước bằng các dụng cụ đơn giản”. *Kết luận về hoạt động: HS tìm kiếm thông tin theo nhóm. Hoạt động 2: Xử lí thông tin Mục tiêu: Từ những thông tin thu thập được tiến hành sắp xếp,lựa chọn. b. Cách tiến hành - Bước 1: Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trình bày kết quả tìm kiếm được - Bước 2: Nhóm trưởng điều hành cả nhóm phân tích,tổng hợp *Kết luận về hoạt động: HS xử lí được thông tin theo nhóm. Hoạt động 3: Xây dựng ý tưởng về bộ chưng cất nước. a. Mục tiêu: Đưa ra ý tưởng về bộ chưng cất nước b. Cách tiến hành Bước 1: Dựa trên thông tin và mô hình đã thu thập được về chưng cất nước ở bước trên, mỗi thành viên đưa ra ý kiến của mình về dụng cụ và phương án bố trí thiết bị chưng cất nước của nhóm. Bước 2: Thảo luận nhóm để lựa chọn dụng cụ cần thiết và phương án bố trí các thiết bị. Nhóm trưởng thu thập ý kiến của các thành viên trong nhóm. Thư kí ghi lại tất cả các ý kiến. Các thành viên đóng góp ý kiến trên cơ sở những thông tin đã thu thập được về sơ đồ chưng cất nước. Cuối cùng nhóm trưởng điều khiển thảo luận, phân tích ý kiến của các thành viên để thống nhất phương án lựa chọn dụng cụ và cử 1- 2 bạn tronh nhóm thiết kế phương án bố trí các dụng cụ trên giấy A3, các bạn khác đóng góp ý kiến chỉnh sửa, bổ sung trên hình vẽ. Bước 3: 2 bạn vẽ trên giấy A3 sơ đồ bố trí các dụng cụ của thiết bị chưng cất nước. Các thành viên khác trợ giúp, nhận xét và chỉnh sửa nếu có vấn đề không hợp lí. Hoạt động 4: Chuẩn bị dụng cụ và lắp ráp thí nghiệm. Mục tiêu: Lắp ráp được bộ chưng cất nước b. Cách tiến hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ Nhóm trưởng phân công mỗi bạn trong nhóm chuẩn bị 1- 2 loại dụng cụ theo bảng dụng cụ, vật liệu đã thống nhất ở hoạt động 3. Nguồn cấp nhiệt: Đèn cồn. Lưới tản nhiệt Bình tam giác (Bình đun) Giá thí nghiệm và kẹp đa năng Nút cao su Khăn ẩm Cốc uống nước để thu nước sạch Ống nhôm Bước 2: Lắp ráp thiết bị theo phương án đã thiết kế trên giấy Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lắp ráp thiết bị theo sơ đồ bố trí các dụng cụ chưng cất nước nhóm đã thống nhất theo trình tự sau: + Lắp bình chứa chất lỏng lên giá + Luồn một đầu ống dẫn qua nút cao su. + Đậy nắp bình đựng chất lỏng bằng nút cao su nối với ống dẫn. + Đặt nguồn cấp nhiệt dưới bình chứa chất lỏng Bước 3: Kiểm tra lại cách bố trí, lắp ráp các dụng cụ Lưu ý: Vặn thật chặt nút đậy nối với ống dẫn vào bình chứa chất lỏng, tránh trường hợp khi đun áp suất lớn có thể làm bật nút. Hoạt động 5: Vận hành thử thiết bị vừa lắp đặt. Mục tiêu: Hoàn thành bộ chưng cất nước. b. Cách tiến hành - Nhóm trưởng phân công một bạn trong nhóm chuẩn bị dung dịch nước muối có pha mực tím. Cả nhóm cùng vận hành thiết bị, quan sát và ghi chép hiện tượng theo các bước sau: Bước 1: Đổ dung dịch vừa pha vào bình đun của thiết bị vừa lắp. Bước 2: Theo dõi hiện tượng xảy ra trong quá trình chưng cất, thu sản phẩm và hoàn chỉnh bộ dụng cụ để đảm bảo yêu cầu chưng cất được 50ml nước trong thời gian tối đa 10 phút. Hoạt động 6: Báo cáo và đánh giá bộ thiết bị chưng cất nước. a. Mục tiêu: Giúp các em tự tin trình bày trước đám đông, khả năng thao tác thành thạo khi tiến hành thí nghiệm chưng cất nước. b. Cách tiến hành Bước 1: Cả nhóm bàn bạc thống nhất lựa chọn một loại hình trình bày báo cáo:. Bước 2: Nhóm thống nhất cấu trúc, nội dung báo cáo. Báo cáo gồm các thông tin sau: + Nguyên tắc của việc chưng cất nước. + Các dụng cụ chính cần dùng + Bố trí lắp ráp thí nghiệm. + Sản phẩm thu được. + Hướng cải tiến thiết bị. Bước 3: Từng thành viên đưa ra đánh giá,nhận xét về hoạt động và cảm nhận của mình về ý nghĩa của hoạt động đối với bản thân. Đánh giá về hoạt động nghiên cứu trong nhóm theo các góc độ: Những điều tâm đắc,những điềucần điều chỉnh, rút kinh nghiệm và những điều cần thay đổi về cách thức làm việc. - Giáo viên đánh giá các sản phẩm của các nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ * Sản phẩm: - Thiết bị sử dụng các vật liệu đơn giản, dễ tìm kiếm, gần gũi với cuộc sống. - Thiết bị đảm bảo chưng cất được 50ml nước trong thời gian tối đa 10 phút. - Nội dung báo cáo cần thể hiện đầy đủ các nội dung sau: Nguyên tắc, dụng cụ, cách bố trí, sản phẩm thu được và hướng cải tiến thiết bị trong việc chưng cất nước. * Hoạt động - Các thành viên được tương tác, tìm kiếm trao đổi, chia sẻ thông tin. - Các thành viên được hoạt động, đề xuất các dụng cụ cần thiết, thiết kế phương án, chế tạo thiết bị chưng cất nước. PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG * Cá nhân tự đánh giá: ( Mức độ đóng góp của các thành viên trong nhóm đối với nhiệm vụ được giao) Họ tên thành viên Mức độ đóng góp Chú ý: các mức độ 0,1,2,3,4 tùy vào sự đóng góp của các thành viên. * Nhóm đánh giá: Khoanh tròn vào các mức độ tương ứng Nội dung Tinh thần làm việc nhóm Hiệu quả làm việc nhóm Trao đổi thảo luận trong nhóm Mức độ A B C D A B C D A B C D V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP *Tổng kết *Hướng dẫn học sinh học tập - Gợi ý học sinh đọc thêm, luyện tập bổ sung, khuyến khích tìm kiếm tư liệu và chỉ dẫn thư mục bổ ích, nêu lên những giả thuyết hoặc luận điểm có tính vấn đề để động viên các em suy nghĩ tiếp tục trong quá trình học tập sau bài học;  - Chuẩn bị đồ dùng để tiết sau thực hành ngoài trời. VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG - Mức độ kiến thức đạt được. - Mức độ thái độ đạt được. - Mức độ kĩ năng đạt được. Tài liệu sưu tầm Chưng cất nước là một quá trình lọc nước. Trong quá trình này, nước chưa qua lọc hoặc bị nhiễm bẩn được đun lên đến khi bốc hơi, hơi nước đó sẽ được ngưng tụ lại trong một thùng chứa nước sạch. Nghe có vẻ đơn giản nhưng quá trình này phải được thực hiện nghiêm ngặt thông qua các máy móc và quy trình chính xác thì mới mang lại kết quả tốt. Khi chưng cất nước, các tạp chất sẽ được loại bỏ. Chưng cất nước là một kỹ thuật xuất hiện từ rất lâu đời. Đây không phải là các phản ứng hóa học như nhiều người nghĩ mà hoàn toàn áp dụng các định luật vật lý. Đó là quá trình mà các thành phần trong nước được tách rời khỏi nhau thông qua sự bốc hơi và ngưng tụ. Nếu như quá trình bay hơi và ngưng tụ khá là quen thuộc với khoa học cơ bản, bởi đó là quá trình tương tự nhau, chỉ là quy trình có thay đổi mà thôi. Thì các giáo viên khoa học lại sử dụng mưa hoặc phổ biến hơn là vòng tuần hoàn của nước để giải thích. Lượng mưa, sự ngưng tụ, và sự bốc hơi là tất cả những chu trình có liên quan tới vòng tuần hoàn này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai trai nghiem sang tao_12396697.doc