TIẾT 11 + 12 - CHỦ ĐỀ: KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D) và viết được công thức tính khối lượng riêng. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng.
- Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
- Phát biểu được định nghĩa trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính trọng lượng riêng.
- Nêu được đơn vị đo trọng lượng riêng.
2. Kỹ năng
- Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
- Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng để giải
một số bài tập đơn giản.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, cẩn thận và tích cực trong giờ học.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tính toán
- Năng lực tự học
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lí
57 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 1 đến 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả nào?
Chữa bài tập 7.2 (SBT)
HS2: Chữa bài tập 7.5 (SBT)- HS khá.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV treo hình vẽ phóng to (phần mở bài) Thông qua thắc mắc của người con và giải đáp của người bố đưa HS đến nhận thức: Trái đất hút tất cả các vật. Vấn đề là phải làm TN để khẳng định điều đó.
- HS quan sát hình vẽ và đưa ra dự đoán của mình
Hoạt động 2: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực
Chuyển giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm, quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra.
+ Thí nghiệm a: Chú ý quan sát độ dài của lò xo trước và sau khi treo quả nặng
- Hiện tượng gì xảy ra khi treo quả nặng vào một đầu của lò xo?
- Yêu cầu HS phân tích lực tác dụng lên quả nặng (C1)
+ Thí nghiệm b: Hướng dẫn cho HS thảo luận để thấy được sự biến đổi chuyển động của viên phấn khi bắt đầu rơi và nhận ra lực đã gây ra sự biến đổi đó.
- Yêu cầu HS chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống trong câu C3.
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời và hợp thức hoá các kết luận.
- Trọng lực là gì?
I. Trọng lực là gì?
1. Thí nghiệm
Thực hiện nhiệm vụ :
- HS nhận dụng cụ,tiến hành 2 thí nghiệm, quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi của GV và trả lời câu C1, C2 ( Phân tích được phương và chiều của lực tác dụng lên vật).
Báo cáo kết quả
C1: Lực mà lò xo tác dụng vào quả nặng có phươngdọc theo lò xo,chiều hướng lên trên.Quả nặng vẫn đứng yên chứng tỏ có một lực nữa tác dụng lên quả nặng cân bằng với lực mà lò xo tác dụng.
C2: Viên phấn rơi nhanh dần chứng tỏ có lực tác dụng lên viên phấn. Lực này có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới.
- Cá nhân HS tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu C3.
- HS thảo luận để thống nhất câu trả lời:
C3: (1) - cân bằng; (2) - trái đất;
(3) - biến đổi; (4) - trái đất
2. Kết luận:
- Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật.
- Cường độ của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương và chiều của trọng lực
- Hướng dẫn HS quan sát và nắm được thông tin về dây dọi .
- Quả nặng treo vào dây dọi chịu tác dụng của những lực nào?Có phương và chiều như thế nào?
- Tại sao quả nặng đứng yên ?
- Tổ chức cho HS thảo luận hoàn thiện câu C4.
- Trọng lực có phương và chiều như thế nào? (Hoàn thiện câu C5).
II. Phương và chiều của trọng lực:
1. Phương và chiều của trọng lực:
- HS nắm được thông tin về dây dọi và phương thẳng đứng.
- HS trả lời các câu hỏi GV yêu cầu: Quả nặng chịu tác dụng của 2 lực cân bằng: trọng lực và lực kéo của sợi dây.
- HS tìm từ thích hợp để điền vào chỗ tróng
C4:
(1) - cân bằng ;
(2) - dây dọi
(3) - thẳng đứng;
(4) - từ trên xuống dưới
2. Kết luận:
C5: Trọng lực có phương thẳng dứng và có chiều từ trên xuống
Hoạt động 4: Tìm hiểu về đơn vị lực
- GV hướng dẫn HS đọc và thu thập thông tin.
- Một vật có khối lượng 1kg thì có trọng lượng là bao nhiêu?
- Thông báo: thực tế trọng lượng của quả cân 100g chỉ là 0,98 N.
III. Đơn vị lực
- Đơn vị đo độ lớn (cường độ) của lực là Niutơn. (Kí hiệu : N )
- Trọng lượng của quả cân 100g là 1N.
Hoạt động 5 : Vận dụng
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm và trả lời câu C6. ( Yêu cầu HS tự đưa ra phương án thực hiện).
IV. Vận dụng
- HS làm thí nghiệm câu C6 và rút ra kết luận: Phương thẳng đứng vuông góc với phương nằm ngang.
4. Củng cố: Hệ thống bài. Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập 8.1- 8.4 (SBT)
- Ôn tập các nội dung đã học chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn: 12/10/2018
TIẾT 8: KIỂM TRA 1 TIẾT
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Qua bài kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức từ tiết 1 đến tiết 7 của HS, để có sự điều chỉnh phù hợp cho việc dạy và học.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức làm bài kiểm tra.
3. Thái độ
- Làm bài tự lực, nghiêm túc, đúng giờ.
B. Đề bài và điểm số:
1. Ma trận đề kiểm tra
Chủ đề
Số câu số điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đo độ dài – Đo thể tích
Số câu
3
1
1
1
3
3
Số điểm
0.75
2
2
1
0.75
5
Khối lượng và lực
Số câu
1
1
1
2
1
Số điểm
0.25
1
3
1.25
3
Tổng
Số câu
4
1
2
1
1
1
5
4
Số điểm
3(30%)
4 (40%)
2(20%)
1 (10%)
10
2. Đề bài và điểm số
Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm): Chọn phương án trả lời đúng cho các câu từ câu 1 đến câu 4 (mỗi câu đúng 0,25 điểm):
Câu 1. Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng là.
A. Ca đong và bình chia độ C. Bình tràn và ca đong
B. Bình tràn và bình chứa D. Bình chứa và bình chia độ.
Câu 2 Trên vỏ túi bột giặt Omo có ghi 800g, số đó chỉ gì?
A. Khối lượng túi Omo
B. lượng bột giặt trong túi
C. Trọng lượng túi Omo
D. Sức nặng của túi Omo
Câu 3: Đơn vị đo lực là:
A. kg B. m C. N D. l
Câu 4: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào dung để đo độ dài?
A. Thước mét B. Bình chia độ
C. Cân D. Thước cuộn
Câu 5 (1 điểm): Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
a- Trọng lực là ................. của trái đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là ...................
b- Khi ta kéo xe lăn thì tay ta đã tác dụng vào xe lăn 1 ..
c- Lực mà gió tác dụng lên cánh buồm là ...........................................................
Phần II: Tự luận:
Câu 6 ( 2 điểm): Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ.
Câu 7 ( 2 điểm): Người ta dùng bình chia độ dung tích 0,5 lít ghi tới cm3 chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của hai viên đá. Sau khi thả viên thứ nhất vào, mức chất lỏng trong bình chia độ chỉ 88 cm3. Sau đó thả tiếp viên thứ hai vào, mức chất lỏng trong bình chỉ 97 cm3. Thể tích mỗi viên đá là bao nhiêu?
Câu 8 (1điểm): Em có một bình chia độ có giới hạn đo 40ml, độ chia nhỏ nhất của bình là 5ml đã bị mờ từ vạch số 0 đến vạch 20ml. Làm thế nào để em đong được 15ml nước ? Giả sử chỉ có thêm những chiếc cốc.
Câu 9 ( 3 điểm): Nêu ví dụ về tác dụng của lực:
Làm cho vật bị biến đổi chuyển động
Làm cho vật bị biến dạng
Đồng thời cả hai kết quả nói trên. ( Mỗi ý lấy 1 ví dụ)
III. Đáp án và thang điểm từng phần
Phần I: Trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm )
Câu
Đáp án – Nội dung cần đạt
Điểm
1
A
0,5
2
B
0,5
3
C
0,5
4
A; D
0,5
5
a- Lực hút ; Trọng lượng
b- Lực kéo
c- Lực đẩy
0,5
0,25
0,25
Phần II. Tự luận ( 7 điểm )
Câu
Đáp án – Nội dung cần đạt
Điểm
6
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều và tác dụng vào cùng một vật
Ví dụ: HS lấy ví dụ
1,0
1,0
7
Thể tích của viên đá 1 là
V1 = 88 – 55 = 33 cm3
Thể tích của viên đá 2 là
V2= 97 – 88 = 9 cm3
1,0
1,0
8
- Rót nước đến vạch 40( hoặc 35) ml
- Đổ nước ra cốc sao cho mức nước trong bình còn ở vạch 25(hoặc 20)ml. Thể tích nước rót ra là 15ml.
0,5
0,5
9
HS lấy 3 ví dụ; mỗi ví dụ đúng được 1 điểm
3
IV. Tổ chức kiểm tra:
1. Tổ chức:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
6A
6B
6C
6D
2. Tiến hành kiểm tra:
+ GV: Phát đề đã in sẵn.
+ HS: Tự giác làm bài.
+ GV: Quan sát.
3. Nhận xét giờ
HS: Thu bài giao nộp cho giáo viên
GV: Nhận xét giờ kiểm tra.:
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm lại bài kiểm tra vào vở.
- Xem trước nội dung bài: Lực đàn hồi
Ngày soạn: 19/10/2018
TIẾT 9 - BÀI 9: LỰC ĐÀN HỒI
A. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng lắp thí nghiệm qua kênh hình và nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong giờ học. Có ý thức tìm tòi quy luật vật lý qua các hiện tượng tự nhiên.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tính toán
- Năng lực tự học
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lí
B. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm: 1 giá thí nghiệm, 1 lò xo, 1 thước kẻ có chia độ đến mm, 1 hộp quả nặng 4 quả (mỗi quả 50g).
- Cả lớp: Bảng phụ kẻ sắn bảng 9.1.
C. Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
6A
6B
6C
6D
2. Kiểm tra
HS1: Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực?
HS2: Thế nào là trọng lượng của một vật? Nêu đơn vị của lực?
Đáp án kiểm tra:
HS1: - Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật.
- Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dới.
HS2: - Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật đó.
- Đơn vị của lực là Niutơn. Kí hiệu là N.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Một sợi dây cao su và một lò xo xoắn có tính chất nào giống nhau?
- GV đặt vấn đề nghiên cứu bàì.
- HS trả lời câu hỏi theo sự hiểu biết của mình
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm độ biến dạng và độ biến dạng đàn hồi
Chuyển giao nhiệm vụ
- Sự biến dạng của lò xo có đặc điểm gì?
- Yêu cầu HS đọc thông tin phần thí nghiệm (SGK) và nắm đợc cách làm
- Phát dụng cụ và hướng dẫn HS lắp thí nghiệm theo nhóm.
- Hướng dẫn HS đo đạc và ghi kết quả vào bảng 9.1 (Hướng dẫn tỉ mỉ cách đo chiều dài của lò xo).
- GV theo dõi các bước tiến hành của HS
- Yêu cầu HS đo chiều dài của lò xo khi lần lượt bỏ các quả nặng rồi so sánh với chiều dài của lò xo khi treo lần lợt các quả nặng vào.
- Từ kết quả thí nghiệm yêu cầu HS hoàn thiện câu C1.
- Biến dạng của lò xo có tính chất gì?
- Lò xo là vật có tính chất gì?
Đánh giá kết quả
GV nhận xét và kết luận
- Độ biến dạng của lò xo được xác định như thế nào?
- Yêu cầu HS tính độ biến dạng của lò xo khi treo 1, 2, 3 quả nặng rồi ghi kết quả vào cột 4 bảng 9.1.
I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng
1. Biến dạng của một lò xo
a. Thí nghiệm:
Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu tài liệu để nắm được cách tiến hành thí nghiệm.
- Nhóm HS nhận dụng cụ và lắp ráp thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
- Đo chiều đà tự nhiên của lò xo lo và ghi kết quả vào cột 3 bảng 9.1.
- Đo chiều dài của lò xo khi móc 1, 2, 3 quả nặng và ghi kết quả vào cột 3 bảng 9.1.
- Tính P1, P2, P3 và ghi vào cột 2 bảng 9.1
- Đo chiều dài của lò xo khi bỏ lần
lượt các quả nặng rồi so sánh với chiều dài của lò xo khi móc lần lượt các quả nặng.
Báo cáo kết quả
b. Kết luận:
- HS trả lời câu C1, thảo luận để thống nhất câu trả lời:
C1: (1) - dãn ra ;(2) - tăng lên;
(3) - bằng
- Nhận xét: Khi lực thôi không tác dụng lên lò xo thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên. Biến dạng đó gọi là biến dạng đàn hồi.
Lò xo có tính chất đàn hồi
2. Độ biến dạng của lò xo
- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng với chiều dài tự nhiên của lò xo: l- l0.
- HS trả lời câu hỏi C2 và ghi kết qủa vào cột 4 bang 9.1.
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm về lực đàn hồi
và đặc điểm của lực đàn hồi
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Lực đàn hồi là gì ?
- Tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi C3
- Lực đàn hồi có đặc điểm gì ?
- Yêu cầu HS lựa chọn phương án trả lời đúng cho câu C4
Gợi ý: Trọng lượng của vật treo vào lò xo tăng thì độ biến dạng tăng mà trọng lượng tăng thì cường độ của lực đàn hồi tăng.
II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó
1. Lực đàn hồi
- Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi
- HS trả lời và thảo luận để thống nhất câu C3
C3: Cường độ của lực đàn hồi của lò xo bằng trọng lượng của quả nặng
2. Đặc điểm của lực đàn hồi
- HS thảo luận tìm phương án trả lời đúng cho câu C4
C4: Cường độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng
Hoạt động 4: Vận dụng
- Yêu cầu HS trả lời và thảo luận thống nhất câu C5, C6.
III. Vận dụng
- HS trả lời câu C5, C6 và thảo luận để thống nhất câu trả lời:
C5: (1) - tăng gấp đôi
(2) - tăng gấp ba.
C6: Một sợi dây cao su và một lò xo đều là vật có tính chất đàn hồi.
4. Củng cố:
- Thế nào là biến dạng đàn hồi?
- Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Lực đàn hồi có đặc điểm gì?
- Yêu cầu HS đọc mục: Có thể em chưa biết.
Nhấn mạnh: Nếu kéo dãn lò xo quá mức làm lò xo mất tính đàn hồi...
5. Hướng dẫn về nhà
- Trả lời lại các câu C1 đến C6 và học bài.
- Làm bài tập 9.1- 9.4 (SBT).
- Đọc trước bài 10: Lực kế- Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng.
.........................................................................................................................................
Ngày soạn: 26/10/2018
TIẾT 10 - BÀI 10: LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC.
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m.
- Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được công thức P = 10m. Đo được lực bằng lực kế.
3. Thái độ
- Rèn tính sáng tạo và cẩn thận
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tính toán
- Năng lực tự học
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lí
B. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm: 2 lực kế lò xo, 1 sợi dây mảnh
- Cả lớp: 1 cung tên, 1 xe lăn
C. Tiến tình lên lớp
1. Tổ chức:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
6A
6B
6C
6D
2. Kiểm tra:
HS1: Thế nào là lực đàn hồi? Lực đàn hồi có phương và chiều như thế nào?
HS2: Lực đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào? Chứng minh?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS quan sát ảnh chụp ở đầu bài và YC HS trả lời câu hỏi: Điều gì chửng tỏ cung đang được giương? Lực đó có giá trị là bao nhiêu? Dùng d.cụ nào để xác định?
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi GV đã ra.
- Ghi đầu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lực kế
- GV giới thiệu lực kế là dụng cụ dùng để đo lực hoặc yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và cho biết dụng cụ dung để đo lực.
Chuyển giao nhiệm vụ:
Phát lực kế cho các nhóm yêu cầu HS tìm hiểu cấu tạo của lực kế.
- Nêu cấu tạo của lực kế? (yêu cầu HS chỉ vào lực kế).
- Tổ chức cho HS thảo luận,hợp thức hoá câu trả lời cho câu C1.
- Cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của lực kế của nhóm em?
Đánh giá kết quả
- GV kiểm tra lại các câu trả lời của HS (GV đa ra một số lực kế có GHĐ khác nhau).
I. Tìm hiểu lực kế
1. Lực kế là gì?
- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực (lực kéo, lực đẩy).
- Lực kế thường dùng là lực kế lò xo.
2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản
Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động theo nhóm, quan sát và nêu được cấu tạo của lực kế lò xo.
- Trả lời và thảo luận thống nhất câu C1
Báo cáo kết quả
C1: (1) - lò xo; (2) - kim chỉ thị
(3) - bảng chia độ.
- HS tìm hiểu để trả lời câu C2.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế
- Hướng dẫn HS trả lời câu C3: tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế và cách cầm lực kế (C5)
- GV chốt lại cách cầm lực kế trong mỗi trường hợp: đo lực kéo có phương nằm ngang, đo lực kéo xuống, đo trọng lượng.
- Hướng dẫn cách đo trọng lượng của cuốn sách, hộp bút,...
II. Đo một lực bằng lực kế:
1. Cách đo lực:
- HS tìm hiểu cách sử dụng lực kế bằng cách thực hiện câu C3 và C5.
C3: (1) vạch 0 (2) lực cần đo
(3) phương.
C5: Khi đo trọng lượng phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm thẳng đứng.
2. Thực hành đo lực:
- HS tiến hành đo trọng lượng của quyển sách và một số vật khác rồi so sánh kết quả giữa các nhóm.
Hoạt động 4: Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
- Yêu cầu trả lời câu C6.
- Tìm mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
Gợi ý: m = 0,1 kg P = 1N
m = 1kg P = 10N
m = 5kg P = ? N
P = 100N m= ? kg
-GV thông báo:
+ Ở xích đạo: P = 9,78.m
+ Ở địa cực : P = 9,83.m
III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
- Cá nhân HS điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu C6.
- Từ các ví dụ HS tìm được mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật:
P = 10.m
trong đó: P là trọng lượng (N)
m là khối lượng (kg)
Hoạt động 5: Vận dụng
- Yêu cầu HS trả lời câu C7, C9.
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời.
IV. Vận dụng
- HS làm việc cá nhân trả lời C7, C9.
- Thảo luận để thống nhất câu trả lời.
C7: Vì trọng lượng của vật luôn tỉ lệ với khối lượng của vật đó nên bảng chia độ theo đơn vị N mà không chia theo đơn vị kg. Thực chất cân bỏ túi là lực kế.
C8: Về nhà thực hiện.
C9: m = 3,2 tấn = 3200kg.
4. Củng cố
- Dùng dụng cụ nào để đo lực? Khi đo lực cần phải chú ý điều gì?
- Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật?
- Cho HS tìm hiểu các thông tin trong mục: Có thể em chưa biết
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập 10.1- 10.4 (SBT).
- Đọc trước bài 11: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng.
...........................................................................................................................................
Ngày soạn: 02/11/2018
TIẾT 11 + 12 - CHỦ ĐỀ: KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D) và viết được công thức tính khối lượng riêng. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng.
- Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
- Phát biểu được định nghĩa trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính trọng lượng riêng.
- Nêu được đơn vị đo trọng lượng riêng.
2. Kỹ năng
- Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
- Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng để giải
một số bài tập đơn giản.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, cẩn thận và tích cực trong giờ học.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tính toán
- Năng lực tự học
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lí
B. Chuẩn bị
- Bảng phụ
- Kẻ bảng khối lượng riêng của một số chất.
C. Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức
Lớp
Tiết thứ
Ngày dạy
Sỹ số
Ghi chú (Dạy đến....)
6A
1
2
6B
1
2
6C
1
2
6D
1
2
2. Kiểm tra
Lực kế là dụng cụ để đo đại lượng nào? Nêu cấu tạo của lực kế?
m = 2,5 tấn P =? N ;
P =36 N m =? kg
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc mẩu chuyện trong SGK và chốt lại vấn đề cần nghiên cứu là gì ?
- HS đọc SGK và chỉ ra được vấn đề cần nghiên cứu => Ghi đầu bài.
Nội dung 1: Xây dựng khái niệm khối lượng riêng và công thức tính
khối lượng của một vật theo khối lượng riêng
Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS trả lời câu C1
- GV hướng dẫn cho HS toàn lớp thực hiện để xác định khối lượng của chiếc cột
- GV gợi ý:V= 1 m3 sắt có m = 7800 kg
7800 kg của 1m3 sắt gọi là khối lượng riêng của sắt.
Vậy khối lượng riêng là gì ?
- Đơn vị của khối lượng riêng là gì?
Đánh giá kết quả:
GV nhận xét và kết luận
Chuyển giao nhiệm vụ
- GV treo bảng phụ, giới thiệu bảng khối lượng riêng của một số chất (SGK/ 37 )
Qua các số liệu đó em có nhận xét gì ?
Đánh giá kết quả:
GV nhận xét và kết luận
Chuyển giao nhiệm vụ
- ĐVĐ: Làm thế nào để xác định khối lượng của một vật mà không cần cân?
- Yêu cầu HS trả lời câu C2.
Gợi ý: 1m3 đá có m =?
0,5 m3 đá có m = ?
- Muốn biết khối lượng của một vật có nhất thiết phải cân không? Không cân thì phải làm nh thế nào?
HS dựa vào câu C2 để trả lời C3.
Đánh giá kết quả:
GV nhận xét và kết luận
I. Khối lượng riêng.
1. Khối lượng riêng
Thực hiện nhiệm vụ
- HS chọn phương án đúng cho câu C1
Báo cáo kết qủa:
HS trả lời các bạn khác theo dõi nhận xét bổ sung
C1: V = 1dm3 m = 7,8 kg
V = 0,9 m3 m = ?
V= 1 m3 m = ?
Khối lượng của chiếc cột là 7800 kg
- Định nghĩa: Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
- Đơn vị khối lượng riêng: kg/ m3
2. Bảng khối lượng riêng của một số chất
Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc số liêu ghi trong bảng
Báo cáo kết qủa:
HS trả lời các bạn khác theo dõi nhận xét bổ sung
- NX: Cùng một thể tích, các chất khác nhau có khối lượng khác nhau
3. Tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng
Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu trả lời câu C2.
Báo cáo kết qủa:
C2: Khối lượng của khối đá đó là:
m = 0,5m3.800 kg/ m3 = 400 kg
- HS xây dựng được công thức tính khối lượng theo khối lượng riêng:
C3: m = D.V
Trong đó:
D là khối lượng riêng (kg/ m3)
m là khối lượng (kg)
V là thể tích (m3)
Nội dung 2: Tìm hiểu khái niệm trọng lượng riêng
Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK về trọng lượng riêng
- GV khắc sâu lại khái niệm và đơn vị của trọng lượng riêng
- Yêu cầu HS trả lời câu C4
- Hướng dẫn HS tìm mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
Đánh giá kết quả:
GV nhận xét và kết luận
- Thông báo: Phần xác định TLR của một chất : Giảm tải chương trình
II. Trọng lượng riêng
Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin và nắm đợc khái niệm và đơn vị trọng lượng riêng:
Báo cáo kết qủa:
Đại diện trả lời các bạn khác theo dõi và bổ sung
- Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó
- Đơn vị: Niutơn trên mét khối
(N/ m3)
- Công thức: d =
Trong đó:
d là trọng lượng riêng(N/ m3)
P là trọng lượng (N)
V là thể tích ( m3)
- HS chứng minh được mối quan hệ giữa d và D: d = 10.D
III. Xác định trọng lượng riêng của một chất
Giảm tải chương trình.
Hoạt động 4: Luyện tập
Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS thực hiện C6.
- Hướng dẫn HS cách tóm tắt và
phương pháp trình bày một bài tập vật lí.
- Cho Hs thống nhất lời giải.
- Cho nhóm HS thực hiện C7.
- Cho HS thống nhất BT 11.1.
Đánh giá kết quả:
GV nhận xét và kết luận
IV. Vận dụng
Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm thống nhất câu trả lời
Báo cáo kết qủa:
Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác theo dõi và bổ sung
C6:
Tóm tắt: V= 40 dm3 =0,04 m3
D = 7800kg/ m3
m = ? P = ?
- Thống nhất lời giải:
Khối lượng của chiếc dầm sắt là:
m = D.V = 7800. 0,04 = 312 (kg)
Trọng lượng của chiếc dầm sắt là
P = 10. m = 10. 312 = 3120 N
Đáp số: P = 3210 N.
- Nhóm HS thực hiện C7.
+ BT 11.1: Chọn D.
Hoạt động 4: Vận dụng
Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS thống nhất BT 11.2.
- YC HS làm bài 11.3.
- Cho HS thống nhất BT 11.3.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bai, cách tóm tắt và giải BT 11.5 SBT.
Đánh giá kết quả:
GV nhận xét và kết luận
Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm thống nhất câu trả lời
Báo cáo kết qủa:
Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác theo dõi và bổ sung
BT 11.2:
Tóm tắt: m = 397g = 0,397 kg.
V = 320 cm = 0,000320 m.
Bài giải:
Khối lượng riêng của sữa trong hộp là:
.
Đáp số: .
+ BT 11.3:
Tóm tắt: Biết V = 10 lít = 10 dm
Thì m = 15 kg
a, Nếu m = 1tấn = 1000kg Thì V = ?
b, Nếu V = 3 m Thì P = ?
Bài giải:
Khối lượng riêng của cát là:
a, Thể tích của 1 tấn cát là:
b, Trọng lượng của 3m cát là :
Có: m = D.V = 1500.3 = 4500 kg.
=> P = 10.m = 4500.10 = 45000 N.
Đáp số : a, b, P = 45000N.
BT 11.5 SBT:
- Phân tích đề bài.
- Tóm tắt đề bài.
- Thống nhất lời giải:
Thể tích phần đặc của hòn gạch là:
1200 – (192 . 2) = 816 cm
= 0,000816 m.
Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của hòn gạch đó là:
d = D.10 19608 .
Đáp số:
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một số chất có trong gia đình
4. Củng cố
- Hệ thống bài.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập 11.4 (SBT)
- Nghiên cứu tiếp bài 12
...........................................................................................................................................
Ngày soạn: 09/11/2018
TIẾT 13: BÀI 12: THỰC HÀNH:
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết cách xác định khối lượng riêng của một vật rắn và tiến hành một bài thực hành vật lý.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng thao tác, đo khối lượng và thể tích chính xác.
3. Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, trung thực và thái độ nghiêm túc trong thực hành, học tập.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tính toán
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lí
B. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm: 1 cân có ĐCNN 10g hoặc 20g, 1 bình chia độ có GHĐ 100 cm3; ĐCNN 1cm3, 1 cốc nước, 15 hòn sỏi cùng loại, khăn lau, kẹp.
- Mỗi HS : 1 bản báo cáo thực hành.
C. Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
6A
6B
6C
6D
2. Kiểm tra
- Khối lượng riêng là gì ? Công thức tính ? Đơn vị ? Nói khối lượng riêng của nước là 1000 kg/ m3 có nghĩa là gì ?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tổ chức cho HS đọc tài liệu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc tài liệu phần 2 và phần 3 (SGK).
- Yêu cầu HS điền các thông tin về lý thuyết vào báo cáo thực hành.
I. Đọc tài liệu
- HS hoạt động cá nhân, đọc tài liệu phần 2 và phần 3(SGK) để nắm được tiến trình và nội dung công việc.
- Điền các thông tin vào báo cáo thực hành.
Hoạt động 2: Tiến hành thực hành đo
- GV hướng dẫn HS làm theo trình tự:
+ Chia sỏi thành 3 phần.
+ Sử dụng cân Rôbécvan tiến hành cân khối lượng của các phần sỏi.
+ Các nhóm đo thể tích của các phần sỏi bằng bình ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12430989.docx