Bài 27: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tt)
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Nhận biết được sự nhưng tụ là quá trình ngược laị của sự bay hơi
-Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ
2.Kĩ năng:
-Vận dụng được kiên thức để giải thích một số hiện tượng có ;liên quan
-Tiến hành được thí nghiệm kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ
3.Thái độ:
-Hợp tác nhóm, cẩn thận, nghiêm túc khi tiến hành thí nghiệm
II/ Chuẩn bị:
-Nhóm : 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, nhiệt kế, khăn lau khô.
III/ Hoạt động dạy – học:
1.On định lớp: 1
2.Kiểm tra bài cũ: 5
a>Sự bay hơi là gì? Lấy thí dụ về sự bay hơi?
b>Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 31, 32: Sự bay hơi và sự nhưng tụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày soạn:
Tiết PPCt: 31 Ngày dạy:
Bài 26: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NHƯNG TỤ
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Nhận biết được hiện tượng bay hơi, và sự thuộc cuảtốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng.
-Tìm được ví dụ thực tế về những nội dung trên.
2.kĩ năng:
-Bước đầu biết cách tìm hiểu động tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi cónhiều yếu tố cùng tác động một lúc.
3.Thái dộ:
-Vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt dộ ,gióvà diện tích mặt thoáng lên tốc độ bayhơi.
II/ Chuẩn bị:
_Nhóm: Giá thí nghiệm , kẹp vạn năng, 2 dĩa nhôm nhỏ ,cốc nước ,đèn cồn .
III/Hoạt động dạy học:
1.Oån định lớp: 1’
2.Kiểm tra bái cũ: 5’
a>Sự đông đặc là gì? Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của băng phiến như thế nào?
b>vẽ sơ đồ biểu diễn sự nóng chảy và sự đông đặc?
3. Giảng bài mới: ( 34’)
* Giơí thiệu bài : ( 1’)
-ĐVĐ: Các em thấy sao cơn mưa có những vũng nước nhỏ đọng lại trên đường. Một thời gian sau lại biến mất?
-Đề trả lời câu hỏi này chuúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
20’
10’
5’
*HĐ 1: Quan sát hiện tượng bay hơi và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi.
-Yêu cầu hs nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 4. Lấy ví dụ về sự bay hơi của nước.
-GSV hỏi:
1/ Nước bay hơi. Vậy chất lỏng khác có bay hơi không? Lấy ví dụ?
2/Sự bay hơi có sự chuyển thể như thế nào?
-Sự bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào? Các em hãy quan sát h.26.2, mô tả lại hiện tượng trong hình và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3 SGk
-Sau đó gọi hs nhận xét GV chỉnh lí và thống nhất kết quả với lớp.
3/ Tốc độ bay hơi của một chất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
-Từ những nhận xét trên yêu cầu hs rút ra kết luận.
*HĐ 2: Thí nghiệm kiểm tra dự đoán
-Yêu cầu hs đọc thông tin SGK về thí nghiệm kiểm tra tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ cho hs dự đoán
-GV hỏi:
1/ Để kiểm tra sự bay hơi có phụ thuộc vào nhiệt độ không thì phải giữ nguyên yếu tố nào, thay đổi yếu tố nào?
-Sau đó thí nghiệm biểu diễn cho hs quan sát để trả lời các câu hỏi từ C5 đến C8 SGK
-Gọi hs nhận xét GV chỉnh lí và thống nhất kết quả với lớp.
-Từ đó yêu hs tự vạch ra thí nghiệm để kiểm tra 2 dự đoán còn lại.
*HĐ 3: Vận dụng. Ghi nhớ
-Gọi hs đọc và trả lời câu C9, C10 SGK
-Sau đó gọi hs nhận xét, GV chỉnh lí và thống nhất kết quả với lớp
-Yêu cầu hs lấy thí dụ về sự bay hơi
-Gọi một vài hs nêu lại nội dung ghi nhớ bài học.
-Nếu còn thời gian HD cho hs làm bài tập trong SBT
-Đun nước, phơi quần áo,.
-Bay hơi, VD: xăng, rượu,
-Từ thể lỏng sang thể hơi
-Quan sát hình vẽ và rút ra nhận xét
-Nhận xét
-Nhiệt đô, gió, diện tích mặt thoáng
-Rút ra kết luận
-Đọc thông tin SGK
-Giữ không đổi gió và diện tích mặt thoáng, thay đổi nhiệt độ
-Quan sát và trả lời câu C5 -> C8
-Nhận xét
-Tự vạch ra thí nghiệm
-Đọc và trả lời câu hỏi SGK
-Nhận xét
-Phơi quần áo, đun nước
-nêu lại nội dung ghi nhớ của bài học
I/ Sự bay hơi:
1.Nhớ lại những điều đã học ở lớp 4 về sự bay hơi:
2.Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a>Quan sát hiện tượng:
-C1: Nhiệt độ
-C2: Gió
-C3: Diện tích mặt thoáng
b>Rút ra kết luận:
-C4: (1) cao, (2) mạnh
(3) mạnh, (4) cao, (5) lớn,
(6) mạnh
*Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi
*Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
c>Thí nghiệm kiểm tra:
-C5: Sự bay hơi xảy ra giống nhau
-C6: Không ảnh hưởng đến thí nghiệm.
-C7: Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
d>Vận dụng:
-C9: Để tránh sự bay hơi của no\ước ở cây chuối
-C10; Thời tiết nóng vì tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.
4/ Cũng cố: 3’
- Sự bay hơi là gì? Lấy thí` dụ?
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
5/ Dặn dò:1’
-Về học bài, đọc phần có thể em chưa biết, làm các bài tập 1, 2, 3 SBT. Xem trước và chuẩn bị bài 27.
*Rút kinh nghiệm:
Tuần 32 Ngày soạn:
Tiết PPCT: 32 Ngày dạy:
Bài 27: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tt)
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Nhận biết được sự nhưng tụ là quá trình ngược laị của sự bay hơi
-Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ
2.Kĩ năng:
-Vận dụng được kiên thức để giải thích một số hiện tượng có ;liên quan
-Tiến hành được thí nghiệm kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ
3.Thái độ:
-Hợp tác nhóm, cẩn thận, nghiêm túc khi tiến hành thí nghiệm
II/ Chuẩn bị:
-Nhóm : 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, nhiệt kế, khăn lau khô.
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Oån định lớp: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
a>Sự bay hơi là gì? Lấy thí dụ về sự bay hơi?
b>Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
3.Giảng bài mới: ( 34’)
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
5’
25’
7’
*HĐ1:Kiểm tra việc vạch kế hoạch làm thí nghiệm kiểm tra ở bài trước và trình bày dự đoán
-GV cho hs dự đoán qúa trình ngược lại của bay hơi.
-Gv hỏi:
1/ Nếu quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là gì?
-Ở sự bay hơi khi làm thí nghiệm kiểm tra cho chất lỏng bay hơi nhanh bằng cách tăng nhiệt độ. Vậy để quan sát hiện tượng ngưng tụ ta tăng hay giảm nhiệt độ?
*HĐ2: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
-Yêu cầu hs nêu phương án để thí nghiệm kiểm tra
-Giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm gồm 2 cốc thuỷ tinh giống nhau 1 cốc pha màu và có để nước đá cốc còn lại không để nước đá và 1 nhiệt kế.
-Sau đó HD cho hs bố trí TN như h.27.1 SGK
-Lưu ý hs chú ý phân biệt rõ ở cốc đối chứng và cốc thí nghiệm, phải đặt xa nhau.
-GV hỏi:
1/ Tại sao phải đặt cốc thí nghiệm xa cốc đối chứng?
-Yêu cầu hs tiến hành TN và quan sát để trả lời câu hỏi sau:
2/ Có gì khác nhau giữa nhiệt độ của cốc đối chứng và cốc thí nghiệm?
3/Hiện tượng gì xảy ra ở cốc TN? Hiện tượng đó có xảy ra ở cốc đối chứng không?
3/ Những giọt nước mặt ngoài cốc TN là do bên trong thắm ra phải không? Tại sao?
4/ Các giọt nước mặt ngoài cốc cốc thí nghiệm do đâu mà có?
5/ Vậy dự đoán đúng hay sai?
-Từ thí nghiệm trên yêu cầu hs rút ra kết luận về sự ngưng tụ.
-Sau đó yêu cầu hs lấy thí dụ về sự ngưng tụ
-GV hỏi;
6/ Vậy để sự ngưng tụ xảy ra nhanh thì phải làm gì?
*HĐ3: Vận dụng. Ghi nhớ
-GV yêu cầu hs đọc và trả lời các câu hỏi C7, C8, C9 SGK
-Sau đó gọi hs nhận xét, GV chỉnh lí và thống nhất kết quả cả lớp.
-Gọi một vài hs nêu lại nội dung ghi nhớ của bài học.
-Nếu còn thời gian HD cho hs giải các bài tập trong SBT
-Chuyển từ hơi sang lỏng
-Sự ngưng tụ
-Giảm nhiệt đo
-Quan sát
-Bố trí thí nghiệm theo HD của giáo viên
-Nhận thông tin
-Để tránh ảnh hưởng khi làm thí ngiệm
-Tiến hành thí nghiệm theo HD
-Nhiệt độ cốc đối chứng thấp hơn cốc thí nghiệm
-Có những giọt nước đọng lại bên ngoài. Không
-không. Vì có màu trắng khác với màu trong cốc
-Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưnfg tụ
-Dự đoán đúng
-Rút ra kết luận
-Giọt sương,.
-Giảm nhiệt độ
-Đọc và trả lời các câu hỏi SGK
-Nhận xét
-Nêu lại nội dung ghi nhớ của bài học
II/ Sự ngưng tụ:
1.Dự đoán:
Bay hơi
----------------- >
Lỏng < ---------------- Hơi
Ngưng tụ
2.Thí nghiệm kiểm tra:
3.Rút ra kết luận:
-C1: Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn cốc đối chứng
-C2: Có những giọt nước đọng lại ở cốc đối chứng thì không
-C3: Không. Vì không có màu nhưmước trpong cốc
-C4; Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ
*Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
2.Vận dụng:
-C6: Sương đọng trên lá, mây,..
-C7: Ban đêm thời tiết lạnh nên hơi nước trong không khí ngưng tụ đọng trên lá cây
-C8: Do bị bay hơi. Khi đậy kín thì rượu bay hơi lên gặp thành chai và nắp ngưng tụ rơi xuống nên lượng rượu không bị giảm
4/ Cũng cố:3’
1.Sự ngưng tụ là gì? Lấy thí dụ?
2.Nhiệt độ càng giảm thì sự ngưng tụ xảy ra như thế nào?
5/ Dặn dò:1’
-Về học bài, làm các bài tập trong SBT, đọc phần có thể em chưa biết. Xem trước và chuẩn bị bài 28
*Rút kinh nghiệm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bài 25 -26 su bay hoi- ngung tu.doc