Giáo án Vật lý 6 tiết 32: Chưng cất nước

+ Để một cốc nước ngoài trời, một thời gian sau nước trong cốc không còn nữa, nước đã đi đâu?

+ Khi nước đã biến thành hơi, nước chuyển từ thể gì sang thể gì?

+ Nếu trong cốc không phải là nước mà là một chất lỏng khác như rượu, dầu hỏa, thì hiện tượng trên có xảy ra không?

+ Hiện tượng một chất lỏng chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là gì?

* Nói rõ:

 Không phải chỉ có nước mới bay hơi,

 mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.

+ Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

+ Sự bay hơi được vận dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày, Hãy nêu một vài ví dụ cụ thể mà em nhận biết được.

+ Trong lớp chúng ta cũng có xảy ra hiện tượng sự bay hơi sau mỗi tiết học, trong lúc ghi bài học, đó là những hoạt động nào?

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 32: Chưng cất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN Bài 26-27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (SGK Vật lí lớp 6) Người đọc:. Ngày đọc: Từ khóa Nội dung đọc liên quan đến từ khóa Sự bay hơi Sự ngưng tụ Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ ngưng tụ Quy trình chưng cất nước (có thể thể hiện bằng hình vẽ) Các dụng cụ cần dùng chưng cất nước (có thể vẽ hình minh họa) Tuần 33 - tiết 32 TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO (Tiết 1) Ngày soạn : 10/5/2018 Bài: CHƯNG CẤT NƯỚC Ngày dạy: 19/5/2018 (Tiết 1: Nghiên cứu lý thuyết về sự bay hơi và sự ngưng tụ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trên cơ sở lý thuyết về sự bay hơi và sự ngưng tụ (quá trình ngược với bay hơi) học sinh nắm được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chưng cất nước. 2. Kỹ năng: - Huy động được các kiến thức về sự bay hơi, ngưng tụ, truyền nhiệt, dẫn nhiệt vào giải thích hiện tượng và chế tạo thiết bị chưng cất nước từ những nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm kiếm, gần gũi với cuộc sống. 3. Thái độ: - Ý thức được sự cần thiết của việc nắm bắt, vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế cuộc sống, từ đó nâng cao thái độ học tập và trách nhiệm cộng đồng trong hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ: *Gv: - Tham khảo tài liệu, dự kiến phương pháp phù hợp dạy trải nghiệm, soạn bài. - Phương tiện: sgk, sgv, sách tham khảo. - Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề. Hoạt động nhóm. *Hs: - Ôn tập các kiến thức có liên quan và hoàn chỉnh phiếu thu thập thông tin theo mẫu đã được giao. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh: (4 phút) 3. Bài mới: Chúng ta đã học về sự bay hơi và sự ngưng tụ. Hãy ôn tập, kiểm ta lại các nội dung, hoàn thiện phiếu thu thập thông tin và rút ra nguyên tắc về chưng cất nước. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 12 phút Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức sự bay hơi. + Để một cốc nước ngoài trời, một thời gian sau nước trong cốc không còn nữa, nước đã đi đâu? + Khi nước đã biến thành hơi, nước chuyển từ thể gì sang thể gì? + Nếu trong cốc không phải là nước mà là một chất lỏng khác như rượu, dầu hỏa, thì hiện tượng trên có xảy ra không? + Hiện tượng một chất lỏng chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là gì? * Nói rõ: Không phải chỉ có nước mới bay hơi, mọi chất lỏng đều có thể bay hơi. + Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Sự bay hơi được vận dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày, Hãy nêu một vài ví dụ cụ thể mà em nhận biết được. + Trong lớp chúng ta cũng có xảy ra hiện tượng sự bay hơi sau mỗi tiết học, trong lúc ghi bài học, đó là những hoạt động nào? * Có thể mở rộng: a) Thả bèo hoa dâu vào ruộng lúa, ngoài việc bèo cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, bèo còn che phủ mặt ruộng hạn chế sự bay hơi nước trong ruộng. b) (Giáo dục môi trường) Quanh nhà có nhiều sông, hồ cây xanh, vào mùa hè, nước bay hơi ta cảm thấy mát mẻ dễ chịu. - Nước đã biến thành hơi và bay đi. - Khi nước đã biến thành hơi, nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. - Nếu trong cốc không phải là nước mà là một chất lỏng khác một thời gian sau chất lỏng trong cốc cũng không còn nữa mà đã biến thành hơi và bay đi. - Hiện tượng một chất lỏng chuyển từ thể lỏng sang thể hơi được gọi là sự bay hơi. - Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố sau: nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. - (Phơi quần áo, phơi các sản phẩm nông nghiệp như bắp, lúa, hồ tiệu; cắt bỏ bớt lá khi trồng chuối, mía; làm muối ở các vùng ven biển; .) - Lau ướt bảng, một lúc sau nước bay hơi hết bảng sẽ khô. Khi viết bài bằng bút mực, mực khô sau khi viết. - Hiểu được: Cần tăng cường trồng cây xanh và bảo vệ nguồn nước. 14 phút Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức sự ngưng tụ. + Ta đã biết: Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi. Còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ.  * Nói rõ: Sự ngưng tụ là quá trình ngược với sự bay hơi. + Để dễ quan sát hiện tượng bay hơi, ta có thể cho chất lỏng bay hơi nhanh bằng cách tăng nhiệt độ chất lỏng. Vậy muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ, ta tăng hay giảm nhiệt độ của hơi? + Ở bài học 27,(mục b)Thí nghiệm kiểm tra) Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm? Hiện tượng này có xảy ra với cốc đối chứng không?  + Các giọt nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm có phải là trong cốc thấm ra không? (cả hai cốc đều có nước được pha màu như nhau) + Các giọt nước đọng bên ngoài cốc làm thí nghiệm do đâu mà có? * Có thể mở rộng: a) + Khi nấu cơm, mở nắp vung ra ta thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào. + Khi mua nước giải khát ướp lạnh, ta thấy mặt ngoài của chai, cốc thủy tinh có bám các giọt nước. b) (Giáo dục ATGT) Hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành sương mù, làm giảm tầm nhìn, cây xanh giảm khả năng quang hợp. + Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm? - Muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ, ta phải giảm nhiệt độ của hơi, vì khi nhiệt độ của hơi giảm xuống thì hơi ngưng tụ sẽ nhanh hơn. - Có nước đọng lại ở mặt ngoài cốc làm thí nghiệm, hiện tượng này không xảy ra đối với cốc đối chứng. - Không, vì nước đọng ở mặt ngoài của cốc không có màu, nước không thể thấm qua thủy tinh. - Do hơi nước trong không khí xung quanh mặt ngoài cốc gặp lạnh ngưng tụ lại. (Hs có thể giải thích nếu gv yêu cầu: - Đó là do hơi nước trong nồi bốc lên gặp lạnh đã ngưng tụ lại.  - Đó cũng là do hơi nước trong không khí xung quanh gặp lạnh ngưng tụ lại.) - Hiểu được: Cần có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi trời có sương mù.  - Vào ban đêm, nhiệt độ không khí hạ xuống nên hơi nước gặp lạnh ngưng tụ lại thành các giọt nước bám vào lá cây, ngọn cỏ, 11 phút Hoạt động 3: Phát hiện nguyên lý về chưng cất nước. + Nếu ta mở nút chai thì chất lỏng bay hơi nhiều mà ngưng tụ trở lại thì ít hơn, nên chất lỏng trong chai bị cạn dần. Còn nếu ta đậy kín chai thì chất lỏng trong chai bay hơi bao nhiêu lại ngưng tụ bấy nhiêu, nên chất lỏng trong chai không bị cạn. + Sự bay hơi và sự ngưng tụ thường đi kèm với nhau. + Ta chưng cất nước là ứng dụng của hiện tượng vật lí nào? + Quá trình chưng cất nước bao gồm những giai đoạn nào? + Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chưng cất để thu được chất lỏng cần thiết theo yêu cầu trong thực tế. (Lấy nước ngọt từ nước biển, lấy tinh dầu và các dược chất trong y học, ) + Để chưng cất được nước bộ thiết bị phải gồm đủ các bộ phận cơ bản nào? + Giới thiệu bộ thiết bị chưng cất làm mẫu. à Cách vận hành mẫu khi chưng cất nước. - Ta chưng cất nước là ứng dụng của hiện tượng của sự bay hơi và sự ngưng tụ. - Quá trình chưng cất nước bao gồm hai giai đoạn: -/ Nước chuyển từ dạng lỏng sang dạng hơi. -/ Nước chuyển từ dạng hơi sang dạng lỏng. - Phải có đủ các bộ phận cơ bản: -/ Cấp nhiệt để nước chuển sang dạng hơi. -/ Ngưng tụ để hơi nước chuyển thành dạng lỏng. - Theo dõi, ghi chép các ý chính để thực hiện. - Chú ý các yêu cầu sau của GV. Ghi chép các ý chính để thực hiện. Yêu cầu: 1) Các nhóm dựa vào mẫu, linh hoạt lựa chọn thiết bị vật tư thích hợp để tự chế tạo và vận hành chưng cất nước. (Tìm hiểu thêm thông tin từ Internet, sách báo, ) 2) Phân công rõ ai vận hành thiết bị, ai vẽ sơ đồ thiết kế, ai vẽ sơ đồ tư duy, ai báo cáo quá trình thực hiện, vận hành thiết bị và đánh giá sản phẩm (nước thu được sau khi chưng cất), 3) Khi vận hành thử nghiệm phải quan sát và ghi chép các hiện tượng xảy ra. Có biện pháp đảm bảo an toàn suốt quá trình thử nghiệm. (dặn dò chi tiết). 4) Vẽ sơ đồ tư duy phải thề hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và ngưng tụ của nước (có nêu nguyên lý về chưng cất nước). IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1. Củng cố: (2 phút) + Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? (3 yếu tố chính) + Ta chưng cất nước là ứng dụng của hiện tượng vật lí nào? (Bay hơi và ngưng tụ) + * Có thể mở rộng: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên xảy ra như thế nào? Bao gồm những hiện tượng vật lí nào? (- Nước bay hơi tạo thành mây (sự bay hơi), mây có nhiều hơi nước, hơi nước gặp lạnh ngưng tụ (sự ngưng tụ) tạo thành mưa rơi xuống, rồi lại bay hơi ) 2. Dặn dò: (1 phút) + Các nhóm kiểm tra lại, hoàn thiện các bộ phận và sự vận hành của các thiết bị chưng cất nước để tuần sau các nhóm lần lượt báo cáo. + Phải dùng nước sạch để chưng cất. (bắt buộc)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTNST Bai CHUNG CAT NUOCTiet 1_12361697.docx