Giáo án Vật lý 6 tiết 4 – bài 5: Khối lượng đo khối lượng

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Khởi động ( 7 phút)

 Ổn định (1’)

 Kiểm tra bài cũ ( 5’) :

- CH : Có mấy cách để đo thể tích vật rắn ? Đó là những cách nào ?

 Tình huống vào bài (1’): Trình chiếu hình ảnh số chỉ khối lượng trên hộp sữa, gói bột giặt, gói bánh, kẹo. Đặt câu hỏi những chỉ số đó nói lên điều gì ? để tìm hiểu điều này chúng ta đi vào bài học hôm nay : Đo thể tích vật rắn không thấm nước.

2. Hình thành kiến thức mới ( 27’)

 

docx3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 4 – bài 5: Khối lượng đo khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/08 /2018 TIẾT 4 – BÀI 5: KHỐI LƯỢNG ĐO KHỐI LƯỢNG I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Phát biểu được khái niệm của khối lượng và đơn vị của khối lượng. Kể tên một số dụng cụ đo khối lượng thường dùng. 2. Kỹ năng: Đọc được GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ đo khối lượng. Kể tên được một số dụng cụ đo khối lượng. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác trong học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn. P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí. P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí. P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí II. CHUẨN BỊ. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, hình ảnh các loại cân, mô hình cân Rô béc van và cân đồng hồ. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài 5 và tìm hiểu một số loại cân. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Khởi động ( 7 phút) Ổn định (1’) Kiểm tra bài cũ ( 5’) : CH : Có mấy cách để đo thể tích vật rắn ? Đó là những cách nào ? Tình huống vào bài (1’): Trình chiếu hình ảnh số chỉ khối lượng trên hộp sữa, gói bột giặt, gói bánh, kẹo. Đặt câu hỏi những chỉ số đó nói lên điều gì ? để tìm hiểu điều này chúng ta đi vào bài học hôm nay : Đo thể tích vật rắn không thấm nước. Hình thành kiến thức mới ( 27’) T/g Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm khối lượng và đơn vị của khối lượng 10’ GV: Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời về ý nghĩa của các chỉ số ghi trên bao bì. HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Mời một số HS nhận xét. Trình chiếu câu C3 đến C6 lên bảng, cho HS thảo luận theo cặp và trả lời. HS: Thảo luận theo cặp, một số đại diện nhóm đứng lên trả lời. GV: Nhận xét câu trả lời các nhóm và mời một số HS rút ra khái niệm về khối lượng. GV: Thông báo về đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam về khối lượng là Kg. Yêu cầu HS chỉ ra một số đơn vị đo lường khối lượng khác. Cho HS đổi đơn vị. HS: Lắng nghe, ghi chép và đổi đơn vị theo sự hướng dẫn của GV. I. Khối lượng - đơn vị khối lượng. 1. Khối lượng: C1: 379g chỉ lượng sữa chưa trong hộp. C2: 500g chỉ lượng bột giặt chưa trong túi. C3: 397g C4: 500g C5: khối lượng C6: lượng 2. Đơn vị khối lượng: - Đơn vị đo khối lượng là Kilôgam. - Kí hiệu: Kg * Các đơn vị khác: SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo khối lượng bằng cân đồng hồ 17’ GV: Chiếu mô hình của cân đồng hồ yêu cầu một số học sinh mô tả về các bộ phận chính của cân đồng hồ. HS: mô tả các bộ phận của cân GV: Nhận xét chốt lại tên các bộ phận. chiếu bảng phụ về bài tập cách sử dụng cân đồng hồ. Mời hai HS lên bảng làm bài và rút ra kết luận GV: tổ chức chơi trò chơi theo 2 đội về tìm hiểu các loại cân trong thực tế. HS:Chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viện. rút ra các kết luận và ghi chép. GV: Yêu cầu HS làm câu C11 SGK HS: Làm bài và phát biểu . Nghe sự nhận xét của GV và ghi chép. II. Đo khối lượng 1. Tìm hiểu cân đồng hồ . - Cân đồng hồ gồm các bộ phận: (1) Đĩa cân (2) Kim cân (3) bảng chia độ (4) Ốc chỉnh số 0 2. Cách dùng cân đồng hồ. C9: (1) vạch số 0 (2) điều chỉnh số 0 (3) ước lượng (4) GHĐ (5) ĐCNN (6) vật đem cân (7) vuông góc (8) khối lượng 3. Các loại cân khác: C11: H - 5.3: Cân y tế H - 5.4: Cân tạ H - 5.5: cân đòn H - 5.6: cân đồng hồ Luyện tập (7’) C12/SGK – trang 20 Vận dụng (3’) Có thể em chưa biết /SGK – trang 20 Hướng dẫn học tập (1’) Bài vừa học: Học thuộc phần ghi nhớ. Đọc phần "Có thể em chưa biết". Chuẩn bị: Tìm hiểu về lực. Làm bài tập: 5.3 , 5.7 , 5.8 trong SBT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 5 Khoi luong Do khoi luong_12455354.docx