Giáo án Vật lý 7 Bài 1: Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng

Tiết 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG-NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

1/ Nhận biết ánh sáng:

a/ Thí nghiệm : (SGK)

*C1: Ánh sáng truyền vào mắt ta.

b/ Kết luận :

Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

2/ Nhìn thấy một vật :

a/ Thí nghiệm : (H1.2 SGK )

 

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 Bài 1: Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 CHƯƠNG I - QUANG HỌC Bài 1 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG –NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG I/ MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức: -Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt. -Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. - Ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. 2/ Kỹ năng: - Phân biệt được nguồn sáng –vật sáng. 3/ Thái độ : - Liên hệ vật sáng có trong tự nhiên –say mê học tập bộ môn. - Tích hợp: GDHN- GDMT ở phần 2 - nhìn thấy 1 vật. II/ NỘI DUNG HỌC TẬP: Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng, vật sáng. III/ CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : -Đối với cả lớp : + H.1.2 SGK; H.1.3 SGK. + Đèn pin, pin. -Đối với mỗi nhóm HS: + Một hộp kín có dán sẵn bên trong mảnh giấy trắng. + Đèn cầy, dây nối,công tắc. b/ Học sinh : Một cây đèn cầy ,một mảnh bìa. IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1/Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số HS. (1’) 2/ Kiểm tra miệng : (2’) Giới thiệu nội dung chương trình vật lý 7. 3/Tiến trình bài học : Họat động của GV và HS Nội dung bài học µ Họat động 1:Tổ chức tình huống học tập: Chương trình vật lý 7 gồm 3 chương : quang học, âm học,điện học. (2’) -HS : Đọc thông tin nội dung chương I. -GV: Yêu cầu HS đọc thông tin nội dung mở bài của bài 1. -GV: Nếu mắt ta không bị bệnh ta có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? Em hãy quan sát hình ảnh ở SGK trang 3 làm thế nào để biết trên miếng bì viết từ gì? -HS : Nghiên cứu bài mới để hiểu rỏ vấn đề trên. µHọat động 2: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ?(10’) - HS : Đọc thông tin SGK. - GV:Nêu nội dung thí nghiệm,các bước làm thí nghiệm .HS làm thí nghiệm dựa theo các mục thông tin trên và trả lời câu hỏi C1/SGK. GV :Yêu cầu HS điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phần kết luận ở SGK. µHọat động 3: Trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật ?(8’) -GV : Yêu cầu HS đọc thông tin SGKở -GV gợi ý cách làm thí nghiệm và làm thí nghiệm theo các dụng cụ khác (tấm bì chắn giữa lỗ nhìn, mắt ta không thể nhìn thấy mảnh giấy trắng nữa). -GV : Sử dụng phương pháp quan sát và thực nghiệm , hợp đồng. -HS: Rút ra kết luận qua thí nghiệm đã nêu. * Tích hợp GDMT: Ở cácthành phố lớn do nhà cao tầng che chắn nên HS thường phải học tập và làm việc dưới ánh sáng nhân tạo,điều này có hại cho mắt. Để làm giảm tác hại này HS cần có kế họach học tập vui chơi dã ngọai . µHọat động 4 : Tìm hiểu nguồn sáng và vật sáng(16’) GV : Yêu cầu HS đọc câu C3 HS đưa ra nhận xét về dây tóc bóng đèn đang sáng và mảnh giấy trắng (H1.3 SGK ). -HS : Trả lời câu C3 và rút ra kết luận về nguồn sáng. HS : nêu vật sáng ở H.1.3SGK , cho biết vật sáng có đặc điểm gì? HS : Liên hệ nguồn sáng và vật sáng trong tự nhiên. HS nhận xét . GV nhận xét. - HS: phân biệt nguồn sáng và vật sáng có điểm gì khác nhau? + Nguồn sáng: tự nó phát ra ánh sáng + Vật sáng : những vật hắt lại ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. *Tích hợp GDHN: Trong khi chế tạo các thiết bị điện sử dụng người ta chú ý đến vật hấp thụ ánh sáng , vật hắt lại ánh sáng ,.phù hợp với ngành nghề lao động , Tiết 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG-NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG 1/ Nhận biết ánh sáng: a/ Thí nghiệm : (SGK) *C1: Ánh sáng truyền vào mắt ta. b/ Kết luận : Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. 2/ Nhìn thấy một vật : a/ Thí nghiệm : (H1.2 SGK ) b/Kêt luận : Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. 3/Nguồn sáng và vât sáng: a/ Nguồn sáng : -Nguồn sáng : là vật tự nó phát ra ánh sáng. -Ví dụ : Mặt trời, sao, ngọn đèn, b/Vật sáng : -Vật sáng :là gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. -Ví dụ : Bức tường , mảnh bìa, 4/ Vận dụng : Ghi nhớ ( SGK ) - - 4/Tổng kết - HS đọc ghi nhớ SGK. -HS trả lời câu hỏi C4,C5 SGK. C4: Thanh đúng . Vì ánh sáng không truyền vào mắt ta. C5: Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng.Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành 1 vệt sáng mà ta nhìn thấy được. 5/ Hướng dẫn học tập *Đối với bài học ở tiết học này: -Học bài dựa theo ghi nhớ SGK. - Đọc “Có thể em biết”. - Liên hệ thực tế về nguồn sáng, vật sáng. -Làm BT : 1.1à1.15/ SBT trang 3-5. HD: BT 1.1; 1.2 : chọn 1câu đúng nhất. BT 1.3à1.5: giải thích tự luận. *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài 2: “ Sự truyền ánh sáng”. - Mỗi nhóm HS chuẩn bị 1 cây đèn pin có gắn pin sẵn ở bên trong cây đèn pin. ? Đường truyền của ánh sáng? ? Tia sáng và chùm sáng? Cho ví dụ? V. PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 1 Nhan biet anh sang Nguon sang va vat sang_12354413.docx
Tài liệu liên quan