Tuần : 16 Tiết :17 ÔN TẬP-TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ÂM HỌC
1/Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức: Ôn lại một số kiến thức liên quan đến phần quang và âm học.
Luyện tập để chuẩn bị kiểm tra
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về phần quang và âm học vào cuộc sống.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. Năng lực hướng đến:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp hợp tác,
- Năng lực riêng: Năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức vật lý, năng lực trao đổi thông tin,
III. Phương pháp dạy học:
-Dạy học theo nhóm
-KT hỏi đáp
IV. Chuẩn bị đồ dung dạy học:
1. Giáo viên: Đề cương, bảng phụ có ghi sẵn nội dung câu hỏi
2. Học sinh: Bài soạn theo đề cương ôn tập
74 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lý 7 cả năm - Trường THCS Nguyễn Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp rút ra kết luận chung
¯ Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng , trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
C. Hoạt động củng cố, vận dụng:
- Yêu cầu Hs cả lớp hoàn chỉnh các câu C7,C8,C9,C10 của phần vận dụng vào vở bài tập
- Yêu cầu đại diện từng cá nhân HS trả lời từng nội dung câu hỏi
+ Môi trường nào có thể truyền được âm ? +Môi trường nào không truyền được âm ? +Vận tốc truyền âm ở chất nào tốt nhất khi ở cùng nhiệt độ đối với chất rắn, lỏng, khí?
K4
K3
II/ Vận dụng:
Cá nhân HS thực hiện
C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí
C8: Khi bơi ở dưới nước có thể nghe thấy tiếng sùng sục của bong bóng nước
C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai sát mặt đất.
C10: Không thể nói chuyện bình thường được vì chân không thể truyền được âm.
D. Hoạt động tìm tòi , mở rộng
- Học bài, làm lại các C
- Làm các bài tập trong SBT
- Soạn đề cương ôn tập
- Nghiên cứu bài “Phản xạ âm – tiếng vang”
+ Âm phản xạ là gì? Khi nào có tiếng vang?
+ Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
Ngày soạn: 19/11/2017 Ngày dạy: 21/11/2017 Dạy lớp: 7/3,7/4
Tuần : 14 Tiết :15 PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG
1/Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức:
- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ
- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
2. Kĩ năng: Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn..
3. Thái độ (Giáo dục): Giáo dục lòng yêu thích bộ môn,
4. Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường – lồng ghép môn nhạc
II. Năng lực hướng đến:
- Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, , năng lực sử dụng ngôn ngữ,năng lực tính toán
- Năng lực riêng: Năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức vật lý, năng lực thực nghiệm, năng lực trao đổi thông tin, năng lực liên quan đến cá thể
III. Phương pháp dạy học:
- Dạy học theo nhóm
- Phương pháp nghiên cứu
- KTkhăn trải bàn
IV. Chuẩn bị đồ dung dạy học:
1. Giáo viên: Tranh hình 14.1, 14.2 phóng to
2. Học sinh: nghiên cứu nội dung bài học, bảng nhóm
V. Tiến trình dạy học:
A. Hoạt động khởi động:
GVĐVĐ: Trong cơn dông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm.Sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài, gọi là sấm rền. Tại sao lại có tiếng sấm rền? →GV dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV
N.lực
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu âm phản xạ và tiếng vang
-Yêu cầu HS cả lớp đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV:
-Trong nhà của em có nghe rõ tiếng vang không? (HS trả lời)
-Ta nghe được tiếng vang khi nào?
-Âm phản xạ là gì?
- Yêu cầu HS thảo luận theo bàn C1
-Yêu cầu nhóm HS( 2 bàn/nhóm)) thảo câu C2?(KTDH Khăn trải bàn)
-GV thống nhất nội dung C2
-Yêu cầu cá nhân HS trả lời câu C3/ a
- GV hướng dẫn HS cả lớp C3/b
-Yêu cầu HS cả lớp hoàn chỉnh kết luận.
P3
X8
P5
I/ Âm phản xạ – Tiếng vang :
-HS cả lớp đọc thông tin SGK, trả lời các câu hỏi
- Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ.
- Nhóm HS thảo luận →trả lời
C1: - Tiếng vang ở vùng có núi. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến núi rồi dội trở lại đến tai ta.
-Nhóm HS thảo luận→đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng→đại diện các nhóm nhận xét chéo lẫn nhau
C2: Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn.
C3: a/ Trong cả 2 phòng đều có âm phản xạ.Vì ở trong phòng nhỏ âm phản xạ từ tường của phòng và âm nói ra đến tai em gần như cùng lúc.
b/ S = v.t
Khoảng cách giữa người nói và bức tường :
S = v.t = 340 m/s . 1/30s = 11,3m
Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
Hoạt động 2 : Nghiên cứu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc mục II trong SGK và đồng thời trả lời các câu hỏi:
+Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt?
+Vật cứng có bề mặt nhẵn
+Vật như thế nào thì phản xạ âm kém?
+Vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề
Cho HS trả lời câu C4?
(vật phản xạ âm tốt : Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch)
(vật phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp).
Tích hợp: Khi thiết kế các rạp hát, cần có biện pháp tạo ra độ vọng hợp lý để tăng cường âm, nhưng nếu tiếng vọng kéo dài sẽ làm âm nghe không rõ, gây cảm giác khó chịu.
P3
K4
C5
II/Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
C4:
+ Vật phản xạ âm tốt : mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch
+ Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.
- Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém)
- Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ
âm kém.
C. Hoạt động củng cố, vận dụng:
-Yêu cầu HS cả lớp thực hiện C5, C6, C7
- Yêu HS thảo luận theo bàn C8
K4
P5
X8
III. Vận dụng
-Cá nhân HS thực hiện C5,C6,C7
+ C5: làm tường sần sùi , treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang® Âm nghe được rõ hơn.
+C6: để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn.
+ C7: giải thích với HS tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Vậy âm đi từ mặt nước xuống đáy biển thời gian 0,5s. Tính độ sâu của biển (gần đúng)
v = 1500 m/s ; t = 0,5s ; S = ?
v = S/t => S = v.t = 1500 m/s . 0,5s =750m.
-HS thảo luận→trả lời
+ C8/(a,b,d)
D. Hoạt động tìm tòi , mở rộng
- Học thuộc bài
- Làm bài tập 14.1à 14.6 /SBT.
- Soạn đề cương ôn tập
-Chuẩn bị bài: “Chống ô nhiễm tiếng ồn”
+Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
+Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
Ngày soạn: 26/11/2017 Ngày dạy: 28/11/2017 Dạy lớp: 7/3,7/4
Tuần : 15 Tiết :16 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
1/Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức:
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm tiếng ồn
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn
2. Kĩ năng:
- Đề ra dược một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn
3. Thái độ (Giáo dục): Giáo dục lòng yêu thích bộ môn,
4. Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường
II. Năng lực hướng đến:
- Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực riêng: Năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức vật lý, năng lực trao đổi thông tin, năng lực liên quan đến cá thể
III. Phương pháp dạy học:
- Dạy học theo nhóm
- Phương pháp nghiên cứu
- KT dạy học khăn trải bàn
IV. Chuẩn bị đồ dung dạy học:
1. Giáo viên:Tranh hình 15.1; 15.2; 15.3 sách giáo khoa
2. Học sinh: Nghiên cứu nội dung bài học, bảng nhóm
V. Tiến trình dạy học:
A. Hoạt động khởi động:
GVĐVĐ: Hãy tưởng tượng, nếu thiếu âm thanh thì cuộc sống của chúng ta sẽ tẻ nhạt vad khó khăn như thế nào. Tuy nhiên, tiếng động lớn và kéo dài gây tác hại xấu tới thần kinh của con người. Vì vậy trong các nhà máy, ở các thành phố công nghiệp, người ta phải tìm cách hạn chế bớt những tiếng ồn. Cần phải làm thế nào? →GV dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV
N.lực
Hoạt động của HS
Hoạt động1 :Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
* Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm ( 2 bàn/nhóm)
- Yêu cầu HS cả lớp quan sát h15.1; 15.2; 15.3 sgk và thảo luận nhóm C1
- Từ kết quả C1→GV yêu cầu nhóm HS hoàn chỉnh kết luận vào phiếu học tập.
- Yêu cầu nhóm HS thảo luận trả lời câu C2?
Tích hợp:- Tác hại của tiếng ồn.
+ Về sinh lý: nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực.
+ Về tâm lý: nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
-GV đặt vấn đề: Tiếng ồn ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đế sức khỏe, vậy làm thế nào để chống ô nhiễm tiếng ồn?→II
K4 X8,
C5
I/ Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn:
- HS quan sát trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
H15.1: Tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng tới sức khoẻ -> không gây ô nhiễm tiếng ồn .
H15.2; 15.3: Tiếng ồn của máy khoan; của chợ kéo dài làm ảnh hưởng đến công việc và sức khoẻ ® gây ô nhiễm tiếng ồn.
-HS trao đổi nhóm thống nhất kết luận
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người.
-Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời C2
C2: b, d
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chống ô nhiễm tiếng ồn.
*Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm ( 2 bàn/nhóm)
Và phương pháp nghiên cứu
- Yêu cầu HS cả lớp đọc thông tin mục II/sgk; thảo luận nhóm trả lời câu C3?
- Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn:
+ Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn.
+ Lắp đặt thiết bị giảm âm: lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: thảm, rèm, thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoaì truyền vào.
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc gây ra tiếng ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người.
+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy, cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu.
+ Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: không đứng gần các máy nóc, thiết bị gây ồn lớn như máy bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại... Khi cần tiếp xúc với các thiết bị đó cấnử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn. Xây dựng các trường học, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
+ HS cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: Bước nhẹ khi lên cầu thang, không nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học...
- Yêu cầu cá nhân HS thực hiện C4
X8
X6
C5
K3
II/ Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
- Cá nhân HS đọc, nghiên cứu thông tin trao đổi nhóm tìm ra biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn
C3: - Cấm bóp còi
- Trồng cây xanh
- Xây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà bằng xốp, đóng cửa
C4: a) Những vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít là: gạch, bê tông, gỗ, . . .
b) Những vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là: kính , lá cây, . . .
C. Hoạt động củng cố, vận dụng:
*Vận dụng:
Sử dụng KT khăn trải bàn, thảo luận nhóm ( tổ/nhóm), hoạt động cá nhân
- Yêu cầu nhóm thảo luận câu C5
- Yêu cầu cá nhân HS trả lời C6
*Củng cố: thông qua nội dung bài học
K4,
X8,
X6
K4
III. Vận dụng
-HS trao đổi nhóm, đề ra các biện pháp
C5: + H15.2: Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc.
+ H15.3: Chuyển chợ hoặc lớp học đi nơi khác, xây tường ngăn giữa chợ và lớp học, đóng các cửa phòng học, treo rèm,
C6: tuỳ học sinh
D. Hoạt động tìm tòi , mở rộng
- Cho HS đọc mục :”có thể em chưa biết”
- Học bài, soạn đề cương ôn tập
Ngày soạn: 3/12/2017 Ngày dạy: 5/12/2017 Dạy lớp: 7/3,7/4
Tuần : 16 Tiết :17 ÔN TẬP-TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ÂM HỌC
1/Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức: Ôn lại một số kiến thức liên quan đến phần quang và âm học.
Luyện tập để chuẩn bị kiểm tra
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về phần quang và âm học vào cuộc sống.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. Năng lực hướng đến:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp hợp tác,
- Năng lực riêng: Năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức vật lý, năng lực trao đổi thông tin,
III. Phương pháp dạy học:
-Dạy học theo nhóm
-KT hỏi đáp
IV. Chuẩn bị đồ dung dạy học:
1. Giáo viên: Đề cương, bảng phụ có ghi sẵn nội dung câu hỏi
2. Học sinh: Bài soạn theo đề cương ôn tập
V. Tiến trình dạy học:
A. Hoạt động khởi động:
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV
NL
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Ôn lại kiến thức cơ bản
*Hoạt động cá nhân,KT hỏi đáp
- GV yêu cầu từng cá nhân HS lần lượt trả lời những câu hỏi ở phần Lý thuyết.
- GV thống nhất câu trả lời đúng
1) Phát biểu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng? Có mấy loại chùm sáng? Vẽ hình minh hoạ ?
2) Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng? Đặc điểm của bóng tối là gì ? Đặc điểm của bóng nửa tối là gì ?
3 ) So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi ?
4 ) Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho các tia phản xạ có đường kéo dài đi qua điểm nào ? Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng ?
5) Thế nào là nguồn âm ? Thế nào là dao động ?
6) Thế nào là biên độ dao động? Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì ? Kí hiệu ?
7) Thế nào là tần số ? Đơn vị của tần số ? Kí hiệu ?
8) So sánh vận tốc truyền âm trong các chất rắn , lỏng, khí.
9) Hãy chỉ ra bộ phận nào dao động phát ra âm trong các loại nhạc cụ mà em biết ?
10).Âm phản xạ là gì? Khi nào có tiếng vang? Vật xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém?
K3
I/ Lý thuyết:
HS lần lượt trả lời những câu hỏi ở phần Lý thuyết.
1/Định luật truyền thẳng của ánh sáng :Trong
môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
* Có 3 loại chùm sáng:
2/- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới .
-Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới .
-Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
3/Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn.
4/ Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho các tia phản xạ có đường kéo dài đi qua điểm S’ là ảnh ảo của S.Tính chất của ảnh tao bởi gương phẳng ảnh ảo có độ lớn bằng vật cách gương 1 khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
5/-Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
- Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc gọi là dao động.
6/Biên độ dao động : Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben, ký hiệu : dB
7/- Số dao động trong 1 giây gọi là tần số.
- Đơn vị tần số là hec, kí hiệu : Hz
8/ Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng , trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
9/ Sợi dây đàn của đàn ghita.
- Âm phản xạ là âm dôi lại khi gặp một mặt chắn.
- Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
- Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít.
- Các vật mềm có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém (hấp thu âm tốt).
Ví dụ: miếng xốp, cao su xốp,
- Các vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thu âm kém).
Ví dụ: tấm kim loại phẳng, mặt gương, mặt đá hoa,
Hoạt động 2 Làm bài tập vận dụng .
*Hoạt động nhóm ( 2 bàn/nhóm)
Câu 1:Cho vật AB đặt trước một gương phẳng như hình vẽ:
Áp dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy trình bày cách vẽ
A
vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng. B
Câu 2: Trên hình vẽ có một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 450.
a/ Vẽ ảnh S’ của S dựa theo tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
b/ Vẽ tiếp tia phản xạ IR sao cho có đường kéo dài đi qua ảnh S’. Tính góc phản xạ i’.
S
450
GP
Câu 3:Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở trước mặt để quan sát các vật ở phía sau có lợi gì hơn là dùng gương phẳng?
Câu 4: Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích
Câu 5: Tính khoảng cách từ nơi Thanh đứng trên mặt đất khi nghe tiếng sét trong không khí với vận tốc là 340m/s với thời gan 5 giây.
Câu 6: Một vật dao đñộng với tần số 20Hz trong 2 phuùt. Tính số dao đñộng của vật đñoù.
X8,X6,K3
Câu 1
Cách vẽ:
- Lấy A' đối xứng A qua gương.
- Lấy B' đối xứng với B qua gương.
- Nối A' với B' ta được A'B' là ảnh AB qua gương.
A
B'
B
A'
Hình vẽ:
Câu 2
S N R
i i’
450
A
I
S’
Góc phản xạ i’: Ta có: AIN = 900
(vì góc AIS = 450
=> i =AIN – AIS
=900- 450 = 450
Theo định luật phản xạ ánh sáng :
i’ = i = 450 Vậy i’ = 450
Câu 3
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Quan sát được khoảng rộng ở phía sau. Tránh tai nạn giao thông.
Câu 4*Vận tốc ánh sáng=300.000km/s; Vận tốc truyền âm trong không khí=340m/s; Mà ánh sáng(tia chớp) và âm thanh (tiếng sét) tạo ra cùng 1 lúc như nhìn thấy tia chớp trước nghe tiếng sét sau vì vận tốc ánh sáng > vận tốc truyền âm trong không khí (300.000km/s>340m/s).
Câu 5
Giải:
Sấm sét xảy ra cách nơi Thanh đứng là:
s = v.t = 340 . 5 = 1700(m)
Đáp số: s = 1700m
Câu 6
t=2 phút =120s
số dao động = 20 *120 = 2400dao động
C. Hoạt động củng cố, vận dụng: Thông qua nội dung ôn tập
D. Hoạt động tìm tòi , mở rộng- Học kỹ nội dung ôn tập.-Tìm tòi và giải thêm các bài tập có liên quan. - Thi HKI
Ngày soạn: 3/12/2017 Ngày dạy: 11/12/2017 Dạy lớp: 7/3,7/4
Tuần : 17 Tiết :18 KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu bài học :
- Kiến thức: Giúp giáo viên đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh ở HKI.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức của mình để hoàn thành tốt bài thi.
-Thái độ (Giáo dục): Giáo dục tính độc lập, trung thực, nghiêm túc trong khi thi.
II. Hình thức: Trắc nghiệm: 4 Tự luận: 6
III. Ma trận đề
TT
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng, vật sáng
Biết chỉ ra được vật sáng, nguồn sáng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
=5%
1
0,5
=5%
2
Các loại gương. ứng dụng
Biết tính chất của các loại gương
- Nêu được ứng dụng chính của các gương
Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
=5%
1
0,5
=5%
1
2,0đ
=20%
3
3,0đ
=30%
3
Nguồn âm
Biết đặc điểm của nguồn âm
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
=5%
1
0,5đ
=5%
4
Độ cao, độ to của âm
-Biết được âm cao có tần số lớn.Âm thấp có tần số nhỏ. Đơn vị tần số.
-Biết âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Đơn vị độ to.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1,0=10%
2
1,0=10%
5
Môi trường truyền âm
Biết được một trường truyền âm
- Nắm được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau
Tính được quãng đường truyền âm của âm phản xạ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
=5%
1/2
1,0=10%
1/2
1,0=10%
2
2,5đ
=25%
6
Phản xạ âm. Tiếng vang
Nhận biết vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém
Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2,0=20%
1
0,5đ
=5%
2
2,5đ
=25%
Tổng số câu
Tổng cộng điểm
Tỉ lệ %
7
5,0đ = 50%
2+1/2
2,0đ =20%
1
2,0đ =20%
1/2
1,0=10%
11
10đ =100%
IV. Đề thi:
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4điểm)
Em hãy khoanh tròn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Trên ô tô, xe máy người ta thường gắn gương cầu lồi để quan sát các vật ở phía sau mà không dùng gương phẳng vì:
A. Ảnh nhìn thấy ở gương cầu lồi rõ hơn ở gương phẳng.
B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng.
C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn gương phẳng.
D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây, vật phát ra âm khi nào?
A.Khi kéo căng vật. C. Khi nén vật.
B. Khi uốn cong vật D. Khi vật dao động.
Câu 3: Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào
A. Độ căng của mặt trống. B. Kích thước của dùi trống.
C. Kích thước của mặt trống. D. Biên độ dao động của mặt trống.
Câu 4: Đơn vị tần số:
A.Mét B. Giây C. Đêxiben D. Héc
Câu 5: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A.Khoảng chân không B. Tường bê tông
C. Nước biển D.Tần khí quyển bao quanh trái đất
Câu 6: Ta nghe được âm to và rõ hơn khi:
A. Âm phản xạ truyền đến tai cách biệt với âm phát ra.
B. Âm phản xạ truyền đến tai cùng một lúc với âm phát ra.
C. Âm phát ra không đến tai, âm phản xạ truyền đến tai.
D. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ không truyền đến tai.
Câu 7: Nói về tính chất của một ảnh tạo bởi gưởng phẳng, câu phát biểu nào sao đây là đúng?
Hứng được trên màn và lớn bằng vật.
Không hứng được trên màn và bé hơn vật.
Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.
Hứng được trên màn và lớn hơn vật.
Câu 8: Hãy chỉ ra đâu không phải là nguồn sáng?
Ngọc nến đang cháy.
Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.
Mặt Trời.
Đèn ống huỳnh quang
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2,0đ)
Thế nào là vật phản xạ âm tốt? Vật phản xạ âm kém? Lấy ví dụ cho từng trường hợp
Câu 2: ( 2,0 đ)
a/ Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích.
b/ Nếu nghe thấy tiếng sét sau 3 giây kể từ khi nhìn thấy chớp, em có thể biết được khoảng cách từ nơi mình đứng đến chỗ “sét đánh” là bao nhiêu không? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Câu 3(2,0đ) Cho vật AB đặt trước một gương phẳng như hình vẽ:
a/Áp dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy trình bày cách vẽ
A
b/Vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng. B
V. Đáp án – Biểu điểm
CÂU
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
A. TRĂC NGIỆM
1. D 2. D 3. D 4. D 5.A 6. B 7. C 8.B
( Mỗi câu chọn đúng: 0,5 đ)
4,0 đ
B. TỰ LUẬN
6,0 đ
Câu1
Vật phản xạ âm tốt là những vật cứng có bề mặt nhẵn, phẳng
Ví dụ: mặt đá hoa cương, mặt kính
Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề.
Ví dụ: ghế đệm mút, cao su xốp.
0, 5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
a/
b/
Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sét vì vận tốc ánh sáng > vận tốc truyền âm trong không khí.
- Có thể biết được khoảng cách từ nơi đứng đến nơi bị sét đánh.
- Khoảng cách đó là:
s = v.t = 340.3 = 1020 (m)
1.0 đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
a/
b/
Cách vẽ:
- Lấy A' đối xứng A qua gương.
- Lấy B' đối xứng với B qua gương.
- Nối A' với B' ta được A'B' là ảnh AB qua gương.
A
B'
B
A'
Hình vẽ:
( HS có thể trình bày cách vẽ khác)
0,5 đ
0,5 đ
0,5đ
0,5
Ngày soạn: 24/12/2017 Ngày dạy: 26/12/2017 Dạy lớp: 7/3,7/4
Chương III: ĐIỆN HỌC
Tuần : 19 Tiết :19 SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
1/Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức:
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện.
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
2. Kĩ năng: giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Tích hợp nộ dung BVMT
II. Năng lực hướng đến:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp hợp tác→giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
- Năng lực riêng: Năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức vật lý, năng lực trao đổi thông tin, năng lực thực nghiệm, năng lực liên quan đến cá thể
III. Phương pháp dạy học:
-Dạy học theo nhóm, phương pháp nghiên cứu, phương pháp nêu vấn đề
- KT chia nhóm ( tổ/ nhóm), KT hỏi đáp
IV. Chuẩn bị đồ dung dạy học:
1.Giáo viên:
Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:1 thước nhựa, 1 thanh thuỷ tinh. 1 mảnh nilông, 1 quả cầu nhựa xốp, 1 giá treo, 1 mảnh len, 1 mảnh lụa sấy khô, một số giấy vụn, 1 mảnh tole, 1 mảnh nhựa, 1 bút thử điện.
2. Học sinh: Nghiên cứu nội dung bài học
V. Tiến trình dạy học:
A. Hoạt động khởi động:
-GV yêu cầu một học sinh mô tả hiện tượng trong ảnh đầu chương III.
-HS nêu mục tiêu chương III (SGK trang 47)
-GV:Để tìm hiểu các loại điện tích, trước hết ta phải tìm hiểu 1 trong các cách nhiễm điện cho các vật là “nhiễm điện do cọ xát”
-GV: Hiện tượng tương tự xảy ra ngoài tự nhiên là hiện tượng sấm sét à là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV
NL
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Làm thí nghiệm phát hiện nhiều vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác
-Yêu cầu HS đọc TN1, nêu dụng cụ TN, các bước tiến hành TN.
- GV : cách cọ xát các vật (cọ mạnh nhiều lần theo 1 chiều)
P8, X5,X8,X7,X6
I/ Vật nhiễm điện.
- HS tiến hành TN theo nhóm, mỗi HS trong nhóm đều phải tiến hành TN với ít nhất 1 vật.
- HS : TN xong ghi kết quả vào bảng.
- Từ kết quả TN, nhóm thảo luận, lựa chọn cụm từ thích hợp điền vào chổ trống trong kết luận
Kết luận1:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
Hoạt động 2: Phát hiện các vật cọ xát bị nhiễm điện (mang điện tích)
GV đặt vấn đề:Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát lại có thể hút các vật khác ?
- GV hướng dẫn HS kiểm tra các phương án HS đưa ra ví dụ như: do vật bị cọ xát nóng lên, hay vật sau khi cọ xát có tính chất giống nam châm.
- GV : hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm 2 (lưu ý cách cầm mảnh dạ cọ xát nhựa, thả mảnh tole vào mảnh
nhựa để cách điện với tay hoặc dùng mảnh tole có tay cầm cách điện)
- GV : kiểm tra việc tiến hành TN của các nhóm, nếu chưa đạt GV giải thích nguyên nhân.
- GV thông báo các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Các vật đó được gọi là các vật nhiễm điện ( hay vật mang điện tích)
P7, P8, X8,X7,X6
- HS đưa ra các phương án .
- HS làm TN2 theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra để thấy được bóng đèn củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12435698.doc