C. Hoạt động luyện tập (30 phút)
a. Mục tiêu
- Củng cố, hoàn thiện và khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển.
b. Nhiệm vụ: cá nhân trả lời các câu hỏi luyện tập vào vở. Làm TN theo sách HD
c. Cách thực hiện: HD, tổ chức cho HS quan sát và ghi nhận xét của mình
d. Sản phẩm: báo cáo trả lời, giải thích các hiện tượng trong thực tiển
e. Gợi ý đánh giá: GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 - Chủ đề 6: Điện tích – dòng điện - Bài 18: Điện tích. Sự nhiễm điện (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21- 22
Ngày soạn./../20.
Tiết 63- 64
Ngày dạy./../20.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
CHỦ ĐỀ 6. ĐIỆN TÍCH – DÒNG ĐIỆN
BÀI 18. ĐIỆN TÍCH. SỰ NHIỄM ĐIỆN
(2 tiết)
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Ghi chú (học liệu, TBDH)
A. Hoạt động khởi động (15 phút)
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu mục tiêu cần đạt qua bài học
- Làm thí nghiệm. Dự đoán được đặc điểm chung của các vật sau khi cọ xác là hút được các vật khác
b. Nhiệm vụ: Làm TN, quan sát Clip TN về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. Trả lời các câu hỏi dự đoán hiện tượng trong SHDH.
c. Cách thực hiện: cho HS làm TN kết hợp quan sát clip TN và các hình ảnh khác tương đồng về hiện tượng. Trả lời câu hỏi.
d. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS về các dự đoán kiến thức.
e. Gợi ý đánh giá: GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- Hoạt động cá nhân: tìm hiểu và ghi nhận các mục tiêu cần đạt của bài.
- Nhóm HS làm TN, quan sát hiện tượng, ghi ý kiến cá nhân, thảo luận chung nhóm trả lời câu hỏi và nêu dự đoán:
- Các nhóm trình bày báo cáo
- Tổ chức cho HS nghiên cứu mục tiêu của toàn bài.
- HDHS làm TN, quan sát Clip TN, hình ảnh và ghi các ý kiến nhận xét
- Ghi nhận các ý kiến thảo luận của các nhóm (GV chưa vội khẳng định hợp lí hay chưa hợp lí)
GV: Clip TN về hiện tượng nhiễm điện do cọ xác của các vật.
HS:mỗi nhóm
2 quả bóng bay, 1 giá thí nghiệm.
B. Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút)
a. Mục tiêu
- Mô tả được một số hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại gì.
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
b. Nhiệm vụ:
- Làm TN theo HD, ghi các ý kiến cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
- Đọc thông tin, ghi các ý kiến cá nhân, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi và ghi nhớ kết luận ở mục 2
c. Cách thực hiện: Tổ chức cho các nhóm HS làm các TN, HDHS ghi các ý kiến cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
d. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS về các kiến thức thu nhận được
e. Gợi ý đánh giá: GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
I. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT.
1. Thí nghiệm
- Thực hiện các TN
- Tiến hành làm 1,2,3, ghi ý kiến nhận xét của cá nhân vào vở.
- Thảo luận thống nhất KQ, trả lời các câu hỏi
2. đọc thông tin và giải thích hiện tượng.
- Tổ chức và HDHS thực hiện TN, ghi nhận xét
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi.
- Cho HS đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức và giải thích hiện tượng
Mỗi nhóm HS
- 2 thước nhựa, 1 thanh thủy tinh, 1 mảnh nilông, 1 vải khô, 1 mảnh len.
- vụn giấy vụn xốp, vụn ni lông..
- mũi đinh nhọn
II. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
- làm TN 1-2 -3 hình 18.2 a-b-c. Ghi nhận xét vào vở
- Cá nhân đọc thông tin, thảo luận trả lời câu hỏi
a) hai mãnh ni lông cọ xát vào lụa sẽ nhiễm điện cùng loại.
hai thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào vải khô sẽ nhiễm điện cùng loại
thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào vải khô, thanh thủy tinh cọ xát vào len sẽ nhiễm điện khác loại
b) cọ xát hai quả bóng vào tóc khô, đưa lại gần nhau chúng sẽ đẩy nhau vì chúng nhiễm điện cùng loại.
c) mảnh vải nhiễm điện dương (mất bớt êlectrôn), thanh thước nhựa nhiễm điện âm (nhận thêm êlectrôn).
- Thảo luận thống nhất KQ.
- HDHS đọc thông tin và trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi và kết luận vào vở.
- Trình chiếu các hình ảnh minh họa về hiện tượng phản xạ âm, các vật liệu phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém
- Tổ chức cho HS thảo luận hoàn chỉnh kết luận.
TIẾT 2
C. Hoạt động luyện tập (30 phút)
a. Mục tiêu
- Củng cố, hoàn thiện và khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển.
b. Nhiệm vụ: cá nhân trả lời các câu hỏi luyện tập vào vở. Làm TN theo sách HD
c. Cách thực hiện: HD, tổ chức cho HS quan sát và ghi nhận xét của mình
d. Sản phẩm: báo cáo trả lời, giải thích các hiện tượng trong thực tiển
e. Gợi ý đánh giá: GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- Làm việc cá nhân ở nhà:
+ làm bài tập 1 vào vở bài tập
+ Thực hiện TH 2), ghi nhận xét
- Báo cáo, giải thích các hiện tượng.
1.
a) Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược và tóc đều nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra
b) khi tay ta vuốt lông mèo là đã cọ xát tay với lông mèo, khi đó tay ta và lông mèo bị nhiễm điện và tao ra các tia lửa điện nhỏ li ti. Khi ở chỗ tối ta có thấy những tia sáng rất nhỏ.
c) chúng sẽ hút nhau. vì thước nhựa nhiễm điện âm (do đã nhận thêm electron) khác loại với điện tích của mãnh vải nhiễm (điện dương do đã mất bớt electron).
2. Báo cáo kết quả TN
- Dự đoán: dòng nước bị hút về phía cây thước
- Kết luận: dòng nước bị hút cong về phía cây thước.
- Cho HS làm việc cá nhân ở nhà: làm các bài tập 1) vào Phiếu học tập (hoặc Vở bài tập) và thực hiện TN 2) ghi nhận xét.
- Sau đó có thể yêu cầu HS báo cáo lại Phiếu học tập tại lớp.
- Nhận xét, tuyên dương các bài làm tốt.
D. Hoạt động vận dụng: HDHS tìm hiểu ở nhà cùng thành viên trong gia đình( 10 phút)
a. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.
b. Nhiệm vụ: đọc hiểu , quan sát và làm thí nghiệm, báo cáo kết quả ở tiết học kế tiếp.
c. Cách thực hiện: cho HS làm việc cá nhân ở nhà cùng gia đình tìm hiểu và trả lời các câu hỏi. Báo cáo sản phẩm tại lớp.
d. Sản phẩm: báo cáo trả lời giải thích các hiện tượng trong thực tiễn và dán ở góc học tập.
e. Gợi ý đánh giá: GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- Làm việc cá nhân ở nhà tìm hiểu:
1. Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện. Vì thế cánh quạt hút các hạt bụi nhỏ có trong không khí . Mép cánh quạt chém vào không khí mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất.
2. Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ, màn hình Tivi bằng khăn bông khô, chúng cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút bụi vải.
3. Khi độ ẩm không khí thấp thì dễ xảy ra hiện tượng tích tĩnh điện do ma sát, nhất là những đồ len, dạ. Nên bạn thường nghe tiếng nổ lách khi mặc - cởi áo khoác, đôi khi nó xảy ra xẹt tĩnh điện lên. Vì vậy, khi cởi áo tạo ra sự phóng điện tia lửa điện giữa các lớp áo, làm không khí nóng lên, giãn nở nên phát ra tiếng kêu nhỏ và chớp sáng.
- Trình bày báo cáo KQ và sản phẩm.
- HD HS về tìm hiểu và báo cáo ở tiết học sau.
- Tổ chức cho HS nộp báo cáo KQ tiết học sau qua việc xem vở và sản phẩm.
Thông qua báo cáo KQ và qua việc xem vở và sản phẩm, hỏi trực tiếp một số HS. GV có thể đánh giá việc vận dụng kiến thức và thái độ học tập của một số HS. Đánh giá được năng lực tự học của HS.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng: HDHS tìm hiểu ở nhà cùng thành viên trong gia đình( 5 phút)
a. Mục tiêu.
- Giúp HS tìm tòi mở rộng vốn hiểu biết về khoa học và tự nhiên xung quanh ta. Tạo thói quen tự học tập.
b. Nhiệm vụ: đọc hiểu và tìm thông tin trên sách, báo , mạng internet giải thích các thông tin trong SHDH, trả lời báo cáo kết quả ở tiết học kế tiếp.
c. Cách thực hiện: cho HS làm việc cá nhân ở nhà cùng thành viên gia đình tìm hiểu thông tin
d. Sản phẩm: báo cáo trả lời giải thích các hiện tượng trong thực tiển và dán ở góc học tập.
- Tìm hiểu thêm các nội dung trong phần Tìm tòi mở rộng
- Chia sẻ với bạn và với GV về kết quả tìm , chia sẻ về cách thức mà các em đã làm và dán ở góc học tập.
- Khuyến khích HS tìm hiểu thêm các nội dung trong phần Tìm tòi mở rộng. Kết quả tìm hiểu được ghi vào vở.
- Tổ chức và khuyến khích các em chia sẻ với bạn và với GV về kết quả tìm , chia sẻ về cách thức mà các em đã làm (chẳng hạn tìm thông tin bằng cách nào, khó khăn đã phải giải quyết
(HS có thể chọn một hoặc một số nội dung ; các em cũng có thể lựa chọn tìm hiểu các nội dung liên quan khác).
1. Khi xảy ra mưa, dông lốc ta không được tránh mưa dưới cây lớn vì: cây cao sẽ dễ nhiễm điện do sự phóng điện từ đám mây đến mặt đất và cây cũng có thể bị ngã
2. Nhiễm điện cho vật cần sơn. Khi phun sơn sẽ dễ bám dính vì các hạt bụi sơn không bị văng ra ngoài hạn chế hao phí nước sơn.
- Các vật liệu thích hợp để sơn tĩnh điện là thép, nhôm, thép mạ kẽm, magie, nhôm, kẽm và đồng thau. Sơn tĩnh điện được sử dụng vì mục đích thương mại đối với rất nhiều sản phẩm kim loại từ cỡ nhỏ đến cỡ trung bình, bao gồm những bộ đồ gá đèn chiếu sáng, vỏ thiết bị, các thiết bị ngoài trời, các kệ giá, khung cửa sỏ,
- Lớp phủ được tạo ra bằng cách phun bột được tích điện nhờ phương pháp tĩnh điện lên bề mặt của chi tiết và đem nung nóng, khi đó bột phủ sẽ chảy và tạo thành lớp bề mặt có liên kết tốt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VNen_12407091.doc