I- Tác dụng từ
1.Tính chất từ của Nam châm.
-Quan sát, tìm hiểu tính chất của Nam châm vĩnh cửu.
+Có khả năng hút sắt, thép
+Mỗi nam châm đều có hai cực: Bắc-Nam
-Cùng cực đẩy nhau, khác cực hút nhau
2.Nam châm điện
-Quan sát, nhận xét hiện tượng
-Xác định cực của nam châm điện bằng kim nam châm
-> Rút ra kết luận
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tiết 25: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26.
Tiết 25.
Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện
I/ Mục tiêu
Kiến thức
-Mô tả một hoạt động, một thí nghiệm thể hiện tác dụng từ, tác dụng hoá học của dòng điện.
-Hiểu được biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người
Kỹ năng
-Biết vận dụng các tác dụng của dòng điện vào thực tế
-Kỹ năng sử dụng an toàn điện.
Thái độ
-Trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ khi làm thí nghiệm
-Tích cực, hợp tác trong các hoạt động học tập.
II/ Chuẩn bị
Nhóm HS:
-Nam châm điện, dây dẫn, công tắc, nguồn điện
-Chuông điện, NC vĩnh cửu, kim NC, đinh sắt
-Bình điện phân, dung dịch CuSO4
III/ Tổ chức hoạt động học tập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra + Tổ chức tình huống học tập (5phút)
?Kể tên một số dụng cụ đốt nóng bằng điện trong gia đình.
?Nêu tác dụng của cầu chì.
ĐVĐ: Vì sao quạt quay khi có điện, dòng điện qua cơ thể lại nguy hiểm? Bài học.
-Trả lời câu hỏi
-Suy nghĩ, ghi bài học
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện(10phút)
?Nam châm có khả năng gì.
-Cho quan sát sự định hướng của Nam châm vĩnh cửu khi để tự do
-Giới thiệu các cực từ, kí hiệu.
?Các cực từ tương tác với nhau ntn.
-Gọi đọc thông tin về Nam châm điện
?Mô tả cấu tạo của nam châm điện.
-Tiến hành TN hình 23.1 (SGK)
-So sánh tính chất từ của Nam châm điện với nam châm vĩnh cửu?
-Hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo của chuông điện.
?Bộ phận nào làm chuông kêu, bộ phận nào làm cần rung hoạt động.
-Làm thí nghiệm, yêu cầu quan sát cấu tạo và hoạt động của chuông điện
?Chuông điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện.
I- Tác dụng từ
1.Tính chất từ của Nam châm.
-Quan sát, tìm hiểu tính chất của Nam châm vĩnh cửu.
+Có khả năng hút sắt, thép
+Mỗi nam châm đều có hai cực: Bắc-Nam
-Cùng cực đẩy nhau, khác cực hút nhau
2.Nam châm điện
-Quan sát, nhận xét hiện tượng
-Xác định cực của nam châm điện bằng kim nam châm
-> Rút ra kết luận
3.Chuông điện
-Đọc SGK, nêu cấu tạo của chuông điện
-Quan sát và chỉ từng bộ phận
-Thực hiện C2, C3, C4
-Quan sát hoạt động của chuông điện
Nhận xét: Chuông điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện (10phút)
-Tiến hành thí nghiệm hình 23.3
-Nhận xét màu thỏi than trước và sau thí nghiệm
?Thỏi than nối với cực nào của dòng điện có màu đồng.
?Hiện tượng trong thí nghiệm chứng tỏ gì
-Gọi nêu kết luận.
II. Tác dụng hoá học
1.Thí nghiệm H23.3
-Quan sát, nhận xét
-Trả lời C5, C6
2. Kết luận
-Đọc thông tin và ghi nhớ
Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng sinh lý của dòng điện (5phút)
-Khi sử dụng điện, sơ ý có thể bị điện giật gây nguy hiểm đến tính mạng thậm chí có thể gây chết người. Vậy điện giật là gì?
?Biểu hiện khi bị điện giật
?Dòng điện qua cơ thể có lợi hay hại.
?Vì sao không dùng điện để bẫy chuột hay bắt cá.
?Tác dụng sinh lý có ứng dụng gì.
III- Tác dụng sinh lý
-Trả lời câu hỏi
-Đọc thông tin SGK nêu ứng dụng của tác dụng sinh lý
Lưu ý:
Cẩn thận khi sử dụng điện đảm bảo an toàn
Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà (5phút)
-Yêu cầu cá nhân đọc và trả lời C7, C8
-Yêu cầu đọc: Ghi nhớ; “Có thể em chưa biết”
Hướng dẫn về nhà:
+Học bài, hoàn thiện C1-> C8, làm bài tập
+Chuẩn bị trước bài ôn tập chương II (sgk)
IV. Vận dụng
-Trả lời C7, C8
-Đọc: Ghi nhớ; “Có thể em chưa biết”
-Ghi công việc về nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T25.TAC DUNG TU....doc