Giáo án Vật lý 7 tiết 7, 8: Gương cầu lồi + lõm

Tuần 8

Tiết 8.

BÀI 8: GƯƠNG CẦU LÕM

I/ Mục tiêu

1.Kiến thức

-Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm

-Nêu được những tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.

2.Kỹ năng

-Biết cách bố trí thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.

3.Thái độ

-Trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ khi làm thí nghiệm

-Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm

II/ Chuẩn bị

1.Học sinh: + Một gương cầu lõm và 1 gươmg phẳng có cùng kích thước

 + Một cây nến nhỏ, diêm và một màn chắn có giá đỡ.

2.Giáo viên:+ Đèn tạo chùm tia sáng song song, chùm phân kỳ

 + Một đèn pin

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tiết 7, 8: Gương cầu lồi + lõm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 3: Gương cầu Giới thiệu chủ đề Chủ đề được timg hiểu trong 2 tiết như sau: Bài 7. Gương cầu lồi (1 tiết) Bài 8. Gương cầu lõm(1 tiết) Học sinh giải thích được một số hiện tượng liên quan tới gương cầu lồi, gương cầu lõm. Phân biệt được gương cầu lồi, gương cầu lõm.tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm Học sinh biểu diễn được ảnh tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm Tuần 7 Tiết 7 BÀI 7. GƯƠNG CẦU LỒI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. - Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn trong gương phẳng có cùng kích thước. 2. Kỹ năng: Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi. 3. Thái độ: -Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm thí nghiệm. - Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong HĐ của nhóm. II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên Dụng cụ cho mỗi nhóm HS: - Môt gương cầu lồi. - 1 gương phẳng có bề rộng bằng đường kính gương cầu lồi. - 1 cây nến nhỏ, diêm để đốt. Dụng cụ cho GV: - Tranh vẽ hình 7.4 phóng to. - Một gương xe máy, một cái thìa bằng inox, tay nắm cửa bằng inox. 2.Học sinh: học bài và làm bài, chuẩn bị bài mới, mang đầy đủ đồ dùng học tập. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Giới thiệu bài mới (5 phút). Gv giới thiệu bài mới. Gv cho hs quan sát 1 số đồ vật qua gương cầu lồi xem ảnh có giống vật không và có giống ảnh nhìn thấy trong gương phẳng không? Gv giới thiệu các vật đó có bề mặt ngoài là các gương cầu lồi: Bài mới: Tiết 7 - Bài 7. Gương cầu lồi Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi(15 phút) -Yêu cầu hs đoc câu C1 và nêu yêu cầu câu C1?. -Hs quan sát thí nghiệm và tiến hành theo nhóm? -Yêu cầu hs thảo luận rồi trả lời -Yêu cầu hs nghiên cứu thí nghiệm kiểm tra và nêu cách làm thí nghiệm? GV yêu cầu hs hoạt động nhóm thí nghiệm? -Qua thí nghiệm em rút ra kêt luận gì? I.Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi -Đặt cây nến trước gương cầu lồi , quan sát ảnh của cây nến xem ảnh do có phải là ảnh ảo không. ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật. -Hs thí nghiệm trả lờiC1: -Là ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn . -Ảnh quan sát được nhỏ hơn vật -Đặt hai ngọn nến thay bằng 2 cục pin giống nhau đặt thẳng đứng cách gương 1 khoảng bằng nhau (gương phẳng và gương cầu lồi) -So sánh độ lớn ảnh của hai cục pin tạo bởi 2 gương . Kết luận : 1, là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn . 2, ảnh nhỏ hơn vật . Hoạt động 3: Xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi (15 phút). -Yêu cầu hs nghiên cứu thí nghiệm SGK trình bày bước tiến hành thí nghiệm? -Yêu cầu hs hoạt động theo nhóm theo các bước tién hành thí nghiệm rồi thực hiện câu C2 bằng cách hoàn thiện kết luận? -Qua đây em cho biết ảnh tạo bởi gương cầu lồi có tính chất gì. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi có đặc điểm gì? II. Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi. Thí nghiệm : -Đặt gương phẳng xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. -Đặt gương cầu lồi đúng vị trí của gương phẳng xác định vùng nhìn thấy. -Kết luận: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. -Hs trả lời 2 kết luận vừa học. Hs đọc ghi nhớ. Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố- Giao nhiệm vụ về nhà(10 phút). 1, Vận dụng : Yêu cầu hs làm việc cá nhân câu C3, C4? Trong thực tế em gặp gương cầu lồi ở đâu? 2,Củng cố : Qua bài học em cần nắm được kiến thức gì? 3, Giao nhiệm vụ về nhà: - Học bài theo vở ghi + SGk,Đọc phần có thể em chưa biết -Vẽ tia phản xạ trên gương cầu lồi . -Làm bài tập SBT,Xem trước bài 8 III.Vận dụng C3: Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước nên giúp cho người lái xe nhìn thấy khoảng rộng hơn ở đằng sau xe. C4: giúp người lái xe nhìn thấy người và xe cộ vật bị cản ở bên đường che khuất tránh gây tai nạn. -Hs nhắc lại ghi nhớ. -Hs ghi nhiệm vụ về nhà Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày 7/10/2017 Tuần 8 12/10/2017 Tiết 8. BÀI 8: GƯƠNG CẦU LÕM I/ Mục tiêu 1.Kiến thức -Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm -Nêu được những tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. 2.Kỹ năng -Biết cách bố trí thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. 3.Thái độ -Trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ khi làm thí nghiệm -Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm II/ Chuẩn bị 1.Học sinh: + Một gương cầu lõm và 1 gươmg phẳng có cùng kích thước + Một cây nến nhỏ, diêm và một màn chắn có giá đỡ. 2.Giáo viên:+ Đèn tạo chùm tia sáng song song, chùm phân kỳ + Một đèn pin III/ Tổ chức hoạt động học tập HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động1: Kiểm tra, giới thiệu bài học (10phút) *Kiểm tra: -Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? -So sánh vùng quan sát được trong gương cầu lồi và trong gương phẳng có cùng kích thước? -Nêu ứng dụng của gương cầu lồi? Yêu cầu hs nhận xét -Đặt vấn đề:Cho quan sát gương cầu lồi và gương cầu lõm, nêu nhận xét về sự giống và khác nhau? Ảnh của vật tạo bởi 2 loại gương cầu như thế nào? -3HS lên bảng trả lời -Hs dưới lớp nge và nêu nhận xét. -Cả lớp: Theo dõi tình huống Tiết 8 – Bài 8. Gương cầu lồi Hoạt động2: Quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm (10phút) -Hướng dẫn bố trí và tiến hành thí nghiệm H8.1 -Ảnh của vật là thật hay ảo? Nêu cách kiểm tra? -Để so sánh ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh vật đó tạo bởi gương phẳng, ta tiến hành thí nghiệm như thế nào? Nêu kết quả. -Từ thí nghiệm trên, tìm từ điền vào kết luận? *Lưu ý: Đặt vật gần sát gương thì cho ảnh ảo lớn hơn vật. Nếu đặt vật ra xa gương thì không cho ảnh ảo nữa, lúc này ảnh của vật là nhả thật ngược chiều với vật và có thể hứng được trên màn chắn. I- Ảnh tạo bởi gương cầu lõm 1. Thí nghiệm (H8.1) -Bố trí và tiến hành thí nghiệm 8.1 theo nhóm -Thảo luận, trả lời C1 và C2 C1: ảnh đó là ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn, ảnh lớn hơn vật C2: bố trí thí nghiệm đặt 2 gương cầu lõm và gương phẳng cùng kích thước trên bàn đặt hai cây nến giống nhau cách gương bằng nhau quan sát ảnh. Kết quả ảnh tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh tạo bởi gương phẳng 2. Kết luận Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật -Nhắc lại kết luận và ghi vở. -Tiếp thu thông tin Hoạt động 3: Nghiên cứu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm (12phút) -Thực hiện thí nghiệm h8.2 -Yêu cầu quan sát và nêu nhận xét đặc điểm của chùm tia phản xạ. Hoàn thiện kết luận. -Hướng dẫn C4: ánh sáng Mặt trời có nhiệt năng khi chiếu xuống Trái Đất là chùm sáng song song chiếu vào gương cầu lõm sẽ hội tụ tại một điểm khi đó nhiệt độ rất cao. Vật đặt tại điểm đó sẽ bị đốt nóng. -Tiến hành thí nghiệm H8.4 cho HS quan sát. -Yêu cầu nêu nhận xét và hoàn thiện kết luận. II- Sự phản xạ ánh sáng trên gc lõm. 1. Đối với chùm tia tới song song -Quan sát thí nghiệm h8.2 -Thảo luận, nêu đặc điểm chùm tia phản xạ. Trả lời C3, nêu kết luận và ghi vở Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương -Tiếp thu C4và ghi vở 2. Đối với chùm tia tới phân kỳ -Quan sát thí nghiệm của GV và nêu nhận xét. -Tìm từ điền vào kết luận và ghi vở. Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song. Hoạt động4: Vận dụng, củng cố và hướng dẫn về nhà (13phút) -Cho HS quan sát đèn pin -Giới thiệu cấu tạo và hoạt động -Pha đèn giống dụng cụ quang học nào? -Yêu cầu quan sát, trả lời C6 và C7 -Gọi HS đọc ghi nhớ SGK *Hướng dẫn về nhà: +Học bài và hoàn thiện C1 đến C7 +Làm các bài tập SBT +Ôn tập tất cả các bài đã học +Trả lời câu hỏi phần I.Tự kiểm tra- Bài 9 tổng kết chương I: Quang học. + Hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy III- Vận dụng -Quan sát đèn pin -Hs tìm hiểu và trả lời C6, C7 C6: Điều chỉnh pha đến vị trí thích hợp ta có chùm phản xạ song song, ánh sáng từ chùm này rất rõ và truyền đi xa được C7: Quan sát và trả lời -Đọc SGK -Ghi công việc về nhà Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày 14/10/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT7+8 Guong cau loi+lom.doc
Tài liệu liên quan