I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không ?
-1 Học sinh đọc bài
- Học sinh thảo luận:
1. Cách đây hơn hai nghìn năm, người ta đã nghĩ rằng vật chất không liền một khối mà được từ các hạt riêng biệt.
2. Nhưng mãi đến thế kỉ XX mới chứng minh được điều đó.
3. Những hạt riêng biệt này được gọi là nguyên tử, phân tử.
9 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2017-2018
Tuần: GVHD: Lê Thị Hồng Xuân Lớp: Mô hình BOPPPS Sinh Viên:AZIZAH
Ngày soạn:27/03/2018 Ngày dạy:
Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ?
Hình thức lên lớp: Giảng dạy trên lớp
Loại bài học: Bài lĩnh hội tri thức mới.
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Mô tả được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có các khoảng cách gọi là nguyên tử hay phân tử.
- Giải thích được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích.
- Áp dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.
2.Kỹ năng:
- Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức, thao tác thí nghiệm.
-Giải thích một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học.
- Nâng cao ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
B.CHUẨN BỊ:
1.Đối với giáo viên:
-Sách giáo khoa, Sách bài tập.
-Giáo án điện tử.
2.Đối với học sinh:
-Đọc bài trước ở nhà
Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu, máy tính, tivi, bảng và phấn, thước.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp ( 1 phút):
Kiểm tra sĩ số học sinh
Dạy bài mới ( 39 phút):
Thời
Gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp
5phút
15
Phút
10 phút
9 phút
Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập.
-Giáo viên giới thiệu mục tiêu của chương: Sách giáo khoa trang 67.
Chương II: NHIỆT HỌC
ØCác chất được cấu tạo như thế nào ?
Ø Nhiệt năng là gì? Có mấy cách truyền nhiệt năng?
Ø Nhiệt lượng là gì ? Xác định nhiệt lượng như thế nào ?
B - Bridge in ( liên hệ)
-Giáo viên làm thí nghiệm ảo mở bài. Gọi học sinh đọc thể tích nước và rượu của mõi bình. Đổ nhẹ rượu theo thành bình vào bình nước rồi lắc mạnh hỗn hợp.
-Yêu cầu 1,2 học sinh đọc kết quả thể tích hỗn hợp.
-Yêu cầu học sinh so sánh để thấy được sự hụt thể tích.
-Vậy phần thể tích hao hụt của hỗn hợp đã biến đi đâu? Để biết được thì cô cùng các em sẽ tìm hiểu bài mới.
Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ?
O- Objective or outcome ( mục tiêu/ kết quả)
Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu những phần quan trọng sau:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của các chất.
I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không ?
-Yêu cầu học sinh đứng dậy đọc bài.
- Cho học sinh làm việc nhóm trả lời 3 câu hỏi:
Vào thời điểm nào người ta nghĩ vật không liền một khối?
Vậy đến khi nào mới chứng minh được các chất cấu tạo từ các hạt riêng biệt?
Những hạt riêng biệt đó được gọi là gì?
P1- Pre asessment ( đánh giá)
-Tại sao các chất có vẻ như liền một khối?
- Vậy các chất được cấu tạo thế nào?
-Yêu cầu học sinh ghi kết luận vào vở
ð Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử.
-Giáo viên trình chiếu Hình 19.2 và Hình 19.3, hướng dẫn học sinh quan sát.
-Giáo viên sơ lược chung về Kính hiển vi hiện đại: Vật kính là một ống hình trụ có một hay nhiều thấu kính để thu ánh sáng đi xuyên qua mẫu, vật kính có độ phóng đại như: 4X, 5X, 10X, 20X, 40X, 50X, 60X và 100X
-Giáo viên thông báo phần “Có thể em chưa biết” để thấy được nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé.
Hình 19.3:Các nguyên tử Silic qua kính hiển vi hiện đại và Các nguyên tử Silic có được sắp xếp xít nhau không ?
Hoạt động 3:Tìm hiểu khoảng cách giữa các phân tử
II.Giữa các phân tử có khoảng cách hay không ?
Thí nghiệm mô hình
P-Participatory learning ( tham gia học tập)
-Giáo viên hướng dẫn học sinh thí nghiệm ảo mô hình theo câu C1 và chia nhóm để thào luận trả lời
-So sánh thể tich hỗn hợp sau khi trộn với tổng thể tích ban đầu của cát và ngô.
2.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách ?
-C2:Yêu cầu học sinh liên hệ giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu và nước?
-Giáo viên ghi kết luận và yêu cầu học sinh ghi bài vào vở.
ð Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Hoạt động 4: Vận dụng
III.Vận dụng
P- Post assessment ( đánh giá sau giảng dạy)
-Yêu cầu học sinh đọc câu C3 và trả lời
-Yêu cầu học sinh đọc câu C4
-Yêu cầu học sinh đọc câu C5
- Học sinh lắng nghe.
-Học sinh quan sát thí nghiệm, đọc và ghi thể tích nước và rượu đựng trong bình chia độ.
- So sánh: Thể tích hỗn hợp nhỏ hơn thể tích rượu và nước.
Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ?
I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không ?
-1 Học sinh đọc bài
- Học sinh thảo luận:
Cách đây hơn hai nghìn năm, người ta đã nghĩ rằng vật chất không liền một khối mà được từ các hạt riêng biệt.
Nhưng mãi đến thế kỉ XX mới chứng minh được điều đó.
Những hạt riêng biệt này được gọi là nguyên tử, phân tử.
-Học sinh dựa vào kiến thức hóa học nêu được:
+ Vì phân tử và nguyên tử vô cùng nhỏ bé nên các chất có vẻ như liền một khối.
- Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử.
ð Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử.
-Học sinh quan sát kính hiển vi hiện đại và ảnh chụp của các nguyên tử Silic để khẳng định sự tồn tại của các hạt nguyên tử, phân tử.
-Học sinh theo dõi hình dung được nguyên tử, phân tử nhỏ bé như thế nào.
-Giữa các nguyên tử Silic không được sắp xếp xít nhau.
II.Giữa các phân tử có khoảng cách hay không ?
1.Thí nghiệm mô hình
-Học sinh theo dõi mô hình theo hướng dẫn của giáo viên
-Thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của các và sỏi vì giữa các hạt sỏi có khoảng cách nên khi đổ cát vào sỏi các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu.
-Giữa các phân tử nước và các phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại.
ð Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
III.Vận dụng
-Học sinh trả lời:
C3: Khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường nên ta thấy có vị ngọt.
-Học sinh đọc câu C4 và trả lời: Giải thích: vì thành quả bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Nên các phân tử không khí bên trong quả bóng chui qua khoảng cách này ra ngoài.
-Học sinh đọc câu C5 và trả lời: Vì: Các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
- Phương pháp giới thiệu tài liệu mới.
- Phương pháp trình bày nêu vấn đề.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp tìm tòi từng phần.
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp dạy học theo nhóm.
- Phương pháp tái hiện ( phương pháp tái tạo).
- Phương pháp vận dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
4.Củng cố (3 phút): S- Summary/ Closure ( tổng kết)
-Bài học hôm nay chúng ta cần nhớ những kiến thức gì ?
5.Dặn dò (2 phút):
- Học bài và làm BT đầy đủ từ 19.1 đến 19.7 Sách bài tập
-Đọc trước Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
D.RÚT KINH NGHIỆM:
......... .....
..............
.............
.............
Phú Hòa, ngày.....tháng.....năm 2018
GVHD Kí Duyệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 19 Cac chat duoc cau tao nhu the nao_12324098.docx