Giáo án Vật lý 8 Bài 21: Nhiệt năng

1. Kiểm tra bài cũ

- Các chất được cấu tạo như thế nào ? Mối quan hệ giữa nhiệt độ của vật và chuyển động phân tử ?

- Giải thích hiện tượng đường tan trong nước. Tại sao khi dùng nước nóng thì đường tan nhanh hơn?

2. Đặt vấn đề vào bài :

GV: Làm thí nghiệm thả quả bóng rơi xuống từ một độ cao nhất định ,yêu cầu hs quan sát .

Mỗi lần quả bóng nẩy lên độ cao của nó thế nào ? cuối cùng có nẩy lên được nữa không ? Vì sao quả bóng không nẩy lên được nữa ?

Cơ năng của quả bóng biến mất hay chuyển thành dạng năng lượng nào ?

 

docx3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 Bài 21: Nhiệt năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Tiết 27 Ngày soạn: 18/03/2018 Ngày dạy: 19/03/2018 Bài 21: NHIỆT NĂNG I-MỤC TIÊU: 1. Kiến Thức - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng là gì và nêu được mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật . Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. 2. Kỹ năng - Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.Biết nhiệt năng phụ thuộc nhiệt độ . 3. Thái độ : - Có tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GV : - 1 quả bóng cao su , 1 đồng xu (miếng kim loại ), 1 phích nước nóng , 1 cốc thuỷ tinh . - Tham khảo thêm một số tài liệu có liên quan . 2. Đối với HS : - Học và làm bài tập của bài 20 . - Đọc trước nội dung bài 21 SGK . III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu -Kiểm tra bài cũ 1. Kiểm tra bài cũ - Các chất được cấu tạo như thế nào ? Mối quan hệ giữa nhiệt độ của vật và chuyển động phân tử ? - Giải thích hiện tượng đường tan trong nước. Tại sao khi dùng nước nóng thì đường tan nhanh hơn? 2. Đặt vấn đề vào bài : GV: Làm thí nghiệm thả quả bóng rơi xuống từ một độ cao nhất định ,yêu cầu hs quan sát . Mỗi lần quả bóng nẩy lên độ cao của nó thế nào ? cuối cùng có nẩy lên được nữa không ? Vì sao quả bóng không nẩy lên được nữa ? Cơ năng của quả bóng biến mất hay chuyển thành dạng năng lượng nào ? HS trả lời cá nhân. -HS suy nghĩ làm việc cá nhân Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt năng à Đặt câu hỏi: +Thế nào là động năng? Động năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào? + Các phân tử có động năng không? vì sao? + Mối quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ ? _ Thông báo về nhiệt năng: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật . + Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật ? + Làm cách nào để biết nhiệt năng của vật thay đổi ? GV chốt ý cho HS ghi vở. à Trả lời câu hỏi của GV: + Năng lượng của vật có được do chuyển động . + Có vì các phân tử nguyên tử luôn chuyển động . + Nhiệt độ của vật tăng thì động năng nguyên tử, phân tử tăng . Hs : Chú ý nghe và ghi vở . Hs: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn . Hs : Dựa vào nhiệt độ của vật nhiệt độ tăng nhiệt năng tăng , ngược lại . HS ghi vở. Hoạt động 3: Cách làm thay đổi nhiệt năng -HS làm TN theo nhóm với phương án đề ra(Cọ xát đồng xu lên mặt bàn). Qua TN HS thấy được:Khi thực hiện công lên miếng đồng --> nhiệt độ của miếng đồng tăng --> nhiệt năng của miếng đồng tăng (thay đổi). -Cá nhân HS suy nghĩ nêu được ví dụ. 2/ Truyền nhiệt: -Các nhóm ttiến hành làm TN tiếp theo:Nhúng đồng tiền xu vào cốc nước nóng. -Qua TN HS thấy được: Cách làm thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách không thực hiện công gọi là truyển nhiệt. -Cá nhân HS suy nghĩ tìm ví dụ. - Các nhóm thảo luận trả lời cách làm giảm nhiệt năng của vật. GV chốt ý cho HS ghi vở. à Thảo luận theo bàn Thảo luận về các câu trả lời C1,C2 C1: Cọ xát miếng đồng lên mặt bàn thì miếng đồng nóng lên. C2. Bỏ miếng đồng vào nước nóng . H- Nếu HS có phương án trả lời bằng cách thực hiện công và truyền nhiệt ( Cọ xát đồng tiền xu, nhúng đồng xu vào cốc nước nóng). GV yêu cầu các nhóm tiến hành làm TN để kiểm chứng. - Yêu cầu HS lấy ví dụ từng cách làm thay đổi nhiệt năng. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả TN: - HS ghi vở kết luận: Hoạt động 4: Tìm hiểu về nhiệt lượng -GV thông báo định nghĩa nhiệt lượng, đơn vị nhiệt lượng - Qua TN, khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc: + Nhiệt lượng truyền từ vật nào sang vật nào? + Nhiệt độ các vật thay đổi ntn? GV thông báo muốn cho 1g nước nóng thêm 10C thì cần nhiệt lượng là 4J. GV chốt ý cho HS ghi vở. GV giáo dục HS:-Nhiệt truyền từ mặt trời qua các cửa kính làm nóng không khí trong nhà và các vật trong phòng Gây ra hiệu ứng gì đối với môi trường ? - Hãy nêu 1 số giải pháp khắc phục tình trạng này? -HS ghi vở : +Định nghĩa nhiệt lượng: Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. +Đơn vị nhiệt lượng: là Jun (J). - HS ghi vở kết luận: Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố –Hướng dẫn về nhà - Bài học hôm nay giúp các em biết thêm vấn đề gì cần ghi nhớ? Củng cố Gọi hs học phần ghi nhớ đọc phần có thể em chưa biết . à Yêu cầu hs thảo luận trả lời C3,C4,C5 ? à Dặn dò: + BTVN: 21.1 đến 21.6 SBT + Chuẩn bị bài 22: Dẫn nhiệt - HS nêu được nội dung phần ghi nhớ cuối bài, ghi nhớ bài luôn tại lớp. Hs : Thảo luận theo bàn trả lời C3-Nhiệt năng miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng (sự truyền nhiệt) C4-Cơ năng sang nhiệt năng (thực hiện công) C5- Một phần cơ năng chuyển thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng và mặt sàn . Nghe GV dặn dò về nhà. IV. RÚT KINH NGHIỆM. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 21 Nhiet nang_12332464.docx
Tài liệu liên quan