1.Lực ma sát có thể có hại
Lực ma sát có thể gây cản trở chuyển động, làm mòn các bộ phận chuyển động.
C6. a)Lực ma sát làm mòn đĩa xe và xích nên cần tra dầu vào xích để làm giảm ma sát
b)Lực ma sát làm mòn trục và cản chuyển động quay của bánh xe. Biện pháp: Thay trục quay có ổ bi, tra dầu vào ổ bi.
c)Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng.Biện pháp: dùng bánh xe để thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.
2.Lực ma sát có thể có ích
Khi làm những công việc cần có lực ma sát
C7. a)Bảng trơn, nhẵn quá thì không thể viết phấn lên bảng được. Biện pháp:Tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát.
b)Không có ma sát thì con ốc sẽ bị quay lỏng dần khi bị rung động.
Khi quẹt diêm, nếu không có ma sát, đầu que diêm trượt trên mặt sườn bao diêm sẽ không phát ra lửa. Biện pháp: Tăng độ nhám của mặt sườn bao diêm để tăng ma sát.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 Bài 6: Lực ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày soạn: 12/ 09/ 2017
TIẾT 5
Ngày dạy:
BÀI 6. LỰC MA SÁT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Nhận biết thêm một loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biệt sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại này.
- Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.
b. Kĩ năng:
- Làm thí nghiệm để phát hiện ma sát nghỉ.
c. Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
– Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề.
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết.
– Năng lực hợp tác và giao tiếp.
II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC
Cho mỗi nhóm học sinh: 1 lực kế, 1 miếng gỗ (có một mặt nhẵn và một mặt nhám), một quả cân phục vụ cho thí nghiệm 6.2
Cho cả lớp: tranh vòng bi
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Thuyết trình, thảo luận nhóm, thí nghiệm trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ. Dưới tác dụng của hai lực cân bằng thì có hiện tượng gì xảy ra với một vật chuyển động hay đứng yên?
Bài mới
A: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HĐ1: Tạo tình huống học tập:
a) Mục tiêu hoạt động: Tạo được hứng thú học tập, lĩnh hội kiến thức mới cho học sinh.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
GV: yêu cầu HS đọc phần mở bài và đặt vấn đề: Trục bánh xe bò ngày xưa chỉ có ổ trục và trục bằng gỗ nên kéo rất nặng. Trong trục bánh xe đạp, xe ô tô ngày nay có ổ bi. Vậy ổ bi có tác dụng gì? à bài mới
c) Sản phẩm hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài học hôm nay: TIẾT 5: LỰC MA SÁT.
B: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIÊN THỨC MỚI
HĐ2 : Tìm hiểu về lực ma sát
a) Mục tiêu hoạt động: Nhận biết thêm một loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biệt sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại này.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
Lực ma sát trượt sinh ra khi nào?
Lực ma sát trượt có tác dụng như thế nào với chuyển động?
Tìm một số ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống?
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm nghiên cứu về lực ma sát lăn theo các câu hỏi tương tự như đối với lực ma sát trượt và trả lời câu hỏi C3.
GV phát dụng cụ cho HS tiến hành thí nghiệm H6.2 theo nhóm. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
Đọc số chỉ của lực kế khi vật chưa chuyển động?
Vật đứng yên chịu tác dụng của những lực nào?
Tại sao vật vẫn đứng yên khi chịu tác dụng của lực kéo?
Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
Đưa ra nhận xét khi nào có lực ma sát nghỉ? Lực ma sát nghỉ có tác dụng gì?
Trả lời C5?
HS: tiến hành hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm hoạt động:
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi 1 vật chuyển động trượt trên mặt vật khác.
Ví dụ: khi phanh xe, bánh xe trượt trên mặt đường, lực ma sát xuất hiện ở má phanh ép vào bánh xe ngăn cản chuyển động của vành xe; ở giữa bánh xe và mặt đường.
-Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật chuyển động lăn trên mặt vật khác.
Ví dụ: Ma sát lăn xuất hiện ở các viên bi đệm giữa trục quay với ổ bi.
- Lực ma sát nghỉ khi vật chịu tác dụng của lực mà vật vẫn đứng yên.
Ví dụ: dùng lực kéo vật nặng trên đường nhưng vật không dịch chuyển.
Lực ma sát nghỉ có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác tác dụng lên vật.
C5: Trong dây chuyền sản xuất của nhiều nhà máy, các sản phẩm như linh kiện, bao xi măng,... chuyển động cùng với băng truyền tải nhờ có lực ma sát nghỉ.
-Trong đời sống, nhờ có ma sát nghỉ người ta mới đi lại được,ma sát nghỉ giữ chân không bị trượt khi bước trên mặt đường.
HĐ3: Tìm hiểu lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật
a) Mục tiêu hoạt động: Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
GV chia lớp làm 2 nhóm nghiên cứu câu hỏi C6, C7 và báo cáo kết quả trước lớp.
HS: tiến hành hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm hoạt động:
1.Lực ma sát có thể có hại
Lực ma sát có thể gây cản trở chuyển động, làm mòn các bộ phận chuyển động.
C6. a)Lực ma sát làm mòn đĩa xe và xích nên cần tra dầu vào xích để làm giảm ma sát
b)Lực ma sát làm mòn trục và cản chuyển động quay của bánh xe. Biện pháp: Thay trục quay có ổ bi, tra dầu vào ổ bi.
c)Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng.Biện pháp: dùng bánh xe để thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.
2.Lực ma sát có thể có ích
Khi làm những công việc cần có lực ma sát
C7. a)Bảng trơn, nhẵn quá thì không thể viết phấn lên bảng được. Biện pháp:Tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát.
b)Không có ma sát thì con ốc sẽ bị quay lỏng dần khi bị rung động.
Khi quẹt diêm, nếu không có ma sát, đầu que diêm trượt trên mặt sườn bao diêm sẽ không phát ra lửa. Biện pháp: Tăng độ nhám của mặt sườn bao diêm để tăng ma sát.
c)Khi phanh gấp, nếu không có ma sát thì ô tô không dừng lại được. Biện pháp:Tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe ô tô.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HĐ4: Hệ thống hóa kiến thức – Bài tập
a) Mục tiêu hoạt động: Hệ thống hóa được kiến thức bài học về các loại lực ma sát trong đời sống và trong kĩ thuật.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
Giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, tóm tắt các kiến thức về lực ma sát để trình bày.
Gợi ý học sinh sử dụng bản đồ tư duy hoặc bảng để trình bày (không bắt buộc)
Nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa kiến thức.
Học sinh giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo luận.
Yêu cầu cả lớp giải nhanh câu C8, C9 sách giáo khoa.
c) Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
C8. :a) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ ngã vì lực ma sát nghỉ giữa sàn với chân người rất nhỏ. Ma sát này có ích.
b) Lực ma sát giữa đường và lớp ôtô nhỏ, bánh xe bị quay trượt trên đường. Trường hợp này cần lực ma sát -> ma sát có lợi.
c) Giày mòn do ma sát giữa đường và giày. Lực ma sát trong trương hợp này có hại.
d) Khía rãnh mặt lốp ôtô sâu hơn lớp xe đạp để tăng độ ma sát giữa lớp với mặt đường. Ma sát này có lợi
e) Bôi nhựa thông để tăng ma sát, nhờ vậy nhị kêu to à có lợi.
C9: Ổ bi có tác dụng giảm lực ma sát bằng cách thay lực ma sát trượt bằng lực ma sát lăn. Nhờ sử dụng ổ bi đã giảm lực cản lên các vật chuyển động giúp các máy móc hoạt động dễ dàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy...
D: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HĐ5: Hướng dẫn về nhà
a) Mục tiêu hoạt động: Học bài và làm bài tập để ghi nhớ kiến thức. Vận dụng được kiến thức về lực ma sát vào thực tiễn đời sống.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
Về nhà học bài theo phần ghi nhớ, làm bài tập 6.1 -> 6.5 SBT
Ôn tập lại lý thuyết và bài tập từ đầu kỳ đến bài này chuẩn bị tiết sau ôn tập.
Yêu cầu HS tìm hiểu: Tại sao cần quy định người lái xe cơ giới (ô tô, xe máy..) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn?
Gợi ý: Các loại xe khi lưu thông trên đường bánh xe ma sát với mặt đường và bị mòn đi. Khi đó lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường sẽ giảm có thể lám xe bị trượt trên đường gây tai nạn giao thông do đó phải kiểm tra thường xuyên lốp xe và thay lốp khi đã bị mòn..
c) Sản phẩm hoạt động: Bài tự làm vào vở ghi của HS.
V. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Trường hợp nao sau đây lực xuất hiện không phải lực ma sát?
A: Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
B: Lực xuất hiện làm mòn đế giày.
C: Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.
D: Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
Câu 2. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?
A: Tăng độ nhám của lực ma sát C: Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc
B: Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc D: Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
VI: RÚT KINH NGHIỆM
..
Ninh bình, ngày . tháng..năm 2017
Duyệt của BGH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 6 Luc ma sat_12395784.docx