I. SỰ DẪN NHIỆT
1. Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt
- Nghiên cứu nội dung, lựa chọn TBTN.
- Kể tên, nêu cách bố trí và làm TN hình 22.1
- Quan sát, ghi chép vào vở
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
c)
- Các đinh rơi xuống chứng tỏ thanh động đã nóng lên (nhiệt truyền đến sáp, làm tan chảy sáp và rơi đinh).
- các đinh rơi theo thứ tự a-b-c-d-e
- Nhiệt năng được lan truyền dần từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
- Các nhóm trao đổi, rút ra kết luận điền cụm từ hoàn chỉnh kiến thức.
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 - Chủ đề 8: Nhiệt và sự truyền nhiệt - Bài 22: Các hình thức truyền nhiệt (4 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27-28-29-30
Ngày soạn./../20.
Tiết
Ngày dạy./../20.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
CHỦ ĐỀ 8. NHIỆT VÀ SỰ TRUYỀN NHIỆT
Bài 22. CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT
(4 tiết)
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Ghi chú (học liệu, TBDH)
A. Hoạt động khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu
- Nhắc lại kiến thức về các cách làm thay đổi nhiệt năng. Sự truyền nhiệt năng . tìm các ví dụ về truyền nhiệt trong thực tiển cuộc sống.
b. Nhiệm vụ:
- trả lời các câu hỏi mục A-
c. Cách thực hiện:
- Cho cá nhân HS đọc thông tin. Tìm VD về hiện tượng truyền nhiệt trong thực tế
- Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi.
d. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS về trả lời câu hỏi
e. Gợi ý đánh giá: GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- Hoạt động cá nhân: tìm hiểu và ghi nhận các mục tiêu cần đạt.
- Cá nhân đọc thông tin A, ghi các câu trả lời mục A vào vở
- Tổ chức cho HS nghiên cứu mục tiêu của toàn bài.
- HDHS trả lời câu hỏi vào vở
B. Hoạt động hình thành kiến thức (105 phút)
a. Mục tiêu
* Kiến thức
- Nhận biết được ba hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
- Lấy được ví dụ thực tế về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
- Lấy được ví dụ minh họa về bức xạ nhiệt.
- So sánh được tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí
- Vận dụng được kiến thức về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản trong thực tế.
* Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn liên qua đến truyền nhiệt năng của các vật thông qua các hình thức: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
b. Nhiệm vụ:
tiết 1 (mục B I phần 1-2a)
- Quan sát hình ảnh 22.1 sách HDH. Lựa chọn dụng cụ và làm TN1 và TN2 theo HD. Ghi các kết quả nhận xét vào vở
- Trả lời các câu hỏi
- Nêu dự đoán kiến thức
tiết 2 (mục B I phần 2b, mục II,)
- Thực hiện hoàn thành mục BI phần 2b theo sách HDH. Làm TN hình 22.2 và 22.4 SHDH (GV có thể dùng clip thí nghiệm để HS quan sát, nhận xét và rút ra kết luận )
- Nhận xét và chọn từ thích hợp điền hoàn chỉnh các kết luận kiến thức
- Thực hiện hoàn thành mục II theo sách HDH. - Thực hiện TN:
+ Bỏ thuốc tím vào các cốc nước có nhiệt độ khoảng 260C dùng đèn cồn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím.
+ Làm TN hình 22.6 SHDH
(GV có thể dùng clip thí nghiệm để HS quan sát, nhận xét và rút ra kết luận )
- Nhận xét và chọn từ thích hợp điền hoàn chỉnh các nhận xét và kết luận
c. Cách thực hiện: HDHS thực hiện các TN, ghi các KQ vào vở , xử lí kết quả TN. Chọn từ thích hợp điền hoàn chỉnh các nhận xét và kết luận kiến thức.
d. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS về các kết luận kiến thức
e. Gợi ý đánh giá: GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
I. SỰ DẪN NHIỆT
1. Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt
- Nghiên cứu nội dung, lựa chọn TBTN.
- Kể tên, nêu cách bố trí và làm TN hình 22.1
- Quan sát, ghi chép vào vở
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
c)
- Các đinh rơi xuống chứng tỏ thanh động đã nóng lên (nhiệt truyền đến sáp, làm tan chảy sáp và rơi đinh).
- các đinh rơi theo thứ tự a-b-c-d-e
- Nhiệt năng được lan truyền dần từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
- Các nhóm trao đổi, rút ra kết luận điền cụm từ hoàn chỉnh kiến thức.
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
2. Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
a) Sự dẫn nhiệt của các chất rắn khác nhau.
- Các nhóm HS:
+ ghi nhận vấn đề và nhiệm vụ cần nghiên cứu.
+ Nêu các dự đoán
+ trình bày phương án làm TNKT của nhóm
- Lựa chọn TBTN để thực hiện TNKT các dự đoán.
- Quan sát, thu thập số liệu, nhận xét và trả lời các câu hỏi
+ Các đinh rơi xuống không đồng thời. Kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh.
+ Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất.
Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- HDHS nghiên cứu cách làm TN, lựa chọn TBTN, cách ghi chép số liệu thu được từ TN.
- Tổ chức cho các nhóm trao đổi, rút ra kết luận kiến thức.
- Nêu vấn đề:
- Liệu các chất khác nhau (chất rắn, chất lỏng, chất khí) có dẫn nhiệt như nhau không? Theo em, chất nào dẫn nhiệt tốt nhất và chất nào dẫn nhiệt kém nhất?
- Với cùng chất rắn nhưng làm bằng các chất khác nhau như: đồng, nhôm, thủy tinh, hãy nêu phương án kiểm tra so sánh tính dẫn nhiệt của chúng?
- HDHS lựa chọn TBTN để thực hiện TNKT các dự đoán.
- Tổ chức cho các nhóm trao đổi kết quả thống nhất.
Mỗi nhóm HS: bộ TN hình 22.1; 22.2 SHDH
* chú ý: TN này khá nguy hiểm đối với HS cần cẩn thận.
GV: clip TN 22.1 và 22.2 nguồn youtube.
Tiết 2
II.
2. b) Sự dẫn nhiệt của các chất lỏng và chất khí.
- Nghiên cứu nội dung, lựa chọn TBTN, bố trí và làm TNKT dự đoán
- Chọn từ thích hợp hoàn chỉnh kết luận kiến thức
Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của vật, hoặc từ vật này sang vật khác . Các chất khác nhau dẫn nhiệt khác nhau. Chất rắn dẫn nhiệt tốt . Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
III. SỰ ĐỐI LƯU VÀ SỰ BỨC XẠ
- Các nhóm trả lời các câu hỏi và nêu dự đoán của nhóm
1. Tìm hiểu sự đối lưu.
a) thí nghiệm
- Nghiên cứu nội dung, lựa chọn TBTN, bố trí và làm TNKT dự đoán hình 22.5
b) Trả lời các câu hỏi
Di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.
- Vì Lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra, trọng lượng riêng giảm < trọng lượng riêng của lớp nước ở trên . Do đó lớp nước này nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.
- Vậy, đối lưu là hình thức truyền nhiệt nhờ tạo thành dòng chất lỏng. Chất khí xảy ra đối lưu.
Phương án TN:..
2. Tìm hiểu về sự bức xạ nhiệt
a)
- Nghiên cứu nội dung, lựa chọn TBTN, bố trí và làm TNKT dự đoán hình 22.6
- Quan sát, ghi nhận xét và trả lời
Khi chưa có miếng gỗ: giọt nước màu dịch chuyển từ A đến B. Khi đặt miếng gỗ ở giữa giọt nước dịch chuyển ngược lại từ B về A.
b)
- Chọn từ thích hợp hoàn chỉnh kết luận kiến thức
+ Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hay chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
+ Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở cả trong chân không.
+ Khả năng hấp thụ tia nhiệt của một số vật phụ thuộc vào tính chất bề mặt. Vật có bề mặt càng sần sùi và màu càng sẫm (hoặc đen) thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
- Các nhóm báo cáo, thống nhất KQ
- HDHS nghiên cứu cách làm TN, lựa chọn TBTN, cách ghi chép số liệu thu được từ TN.
- Tổ chức cho các nhóm trao đổi, rút ra kết luận kiến thức.
- Tổ chức cho cá nhân HS trả lời câu hỏi 1-2-3.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo và nêu dự đoán của nhóm
- Ghi dự đoán lên bảng
- Tổng hợp thống nhất kết quả và kết luận kiến thức.
- Tổ chức cho HS báo cáo thống nhất kết quả và kết luận kiến thức.
Mỗi nhóm HS : bộ TN hình 22.3; 22.4 SHDH
* chú ý: TN này khá nguy hiểm đối với HS cần cẩn thận.
GV: clip TN 22.3 và 22.4 nguồn youtube.
Clip TN về đối lưu chất lỏng hình 22.5 và TN đối lưu chất khí nguồn youtube.
Tiết 3
C. Hoạt động luyện tập (60 phút)
a. Mục tiêu
- Củng cố, hoàn thiện và khắc sâu kiến thức, kĩ năng.
b. Nhiệm vụ:
- Vẽ sơ đồ tư duy bài 22
- Trả lời câu hỏi và làm các bài tập mục C.
c. Cách thực hiện: Tổ chức cho HS tự lực thực trả lời các câu hỏi và bài tập. Sau đó GVHD các nhóm thống nhất kiến thức và kết quả chính xác.
d. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS về các các câu trả lời kiến thức mục C: gồm lời giải các câu hỏi , bài tập và bản đồ tư duy bài học.
e. Gợi ý đánh giá: GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- Nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy kiến thức
- Trình bày sản phẩm, nhận xét
- Cá nhân làm bài tập, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10 SHDH
- Trình bày và thống nhất kết quả
1. Vì xoong, nồi dùng để nấu thức an nên phải làm bằng kim loại dẫn nhiệt tốt, sứ dẫn nhiệt kém nên được làm bát đĩa để thức ăn lâu nguội.
2. Để tạo thành dòng đối lưu trong chất lỏng. chất lỏng sẽ nhanh nóng đều hơn.
3. Trong chân không và chất rắn không xảy ra đối lưu. Vì chân không thì không có nguyên tử và phân tử, còn chất rắn các nguyên tử chỉ rung động ở một vị trí nên không xảy ra đối lưu được.
4. Để tăng khả năng hấp thụ các tia nhiệt từ ngọn lửa vì vật màu đen hấp thụ nhiệt tốt mau nóng hơn.
5. Để giảm sự hấp thụ các tia nhiệt làm cho cơ thể ít bị nóng.
6. Để giảm sự hấp thụ các tia nhiệt từ Mặt Trời làm cho nhà ít bị nóng.
7. Vì phải đun nóng đáy ấm thì nước bên trong bình sát đáy nóng lên di chuyển lên trên mới tạo thành dòng đối lưu được.
8. ...Vì máy lạnh tạo ra lớp khí lạnh nặng hơn không khí bên ngoài sẽ di chuyển xuống phía dưới nên phải đặt ở trên; cón lò sưởi tạo ra lớp khí nóng hơn không khí bên ngoài nên nhẹ hơn và di chuyển lên trên nên phải đặt ở dưới.
9.. nhiệt độ của thép và của gỗ là bằng nhau. Vì thép là kim loại nên dẫn nhiệt tốt hơn gỗ (nhiệt từ tay ta truyền nhanh vào thép nên nhanh bị mất nhiệt, còn gỗ dẫn nhiệt kém hơn nên tay ta lâu mất nhiệt hơn ).
10.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày sơ đồ tư duy bài học
- Nhận xét, thống nhất các kiến thúc
- Tổ chức cho HS trả lời các câu 1đến 10 vào vở
- Tổ chức cho HS các nhóm trình bày, trao đổi và thống nhất kết quả.
Chất
Rắn
Lỏng
Khí
Chân không
Hình thức truyền nhiệt
Dẫn nhiệt
Đối lưu
Đối lưu
Bức xạ nhiệt
- Đại diện trình bày trao đổi và thống nhất kết quả.
- Chú ý sửa chữa các sai sót
- Tổng hợp sửa chữa các sai sót cho HS khi trình bày.
D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng (30 phút)
a. Mục tiêu.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan đến truyền nhiệt trong thực tiển.
- Giúp HS tìm tòi mở rộng vốn hiểu biết về khoa học và tự nhiên xung quanh ta. Tạo thói quen tự học tập.
b. Nhiệm vụ: Làm TN theo HD hình 22.7 và giải thích hiện tượng phần DE. vận dụng và tìm tòi mở rộng
c. Cách thực hiện: nhóm HS làm thí nghiệm, thảo luận nhóm giải thích hiện tượng
d. Sản phẩm: giải thích hiện tượng: Quả bóng bơm căng khi đưa lại gần đèn thì nổ ngay, nhưng nếu quả bóng có chứa nước thì không bị nổ .
e. Gợi ý đánh giá: GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- tìm hiểu, làm TN theo HD phần DE
- Báo cáo KQ trên lớp.
Quả bóng cao su bơm căng không chứa nước bị nổ ngay khi đưa lại gần ngọn lửa vì không khí trong quả bóng nóng lên nở ra thể tích khí bên trong tăng. Còn quả bóng chứa nước khi đưa lại gần ngọn lửa hơ nhẹ không bị nổ vì không khí ít bị nóng, nước dẫn nhiệt kém.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HDHS tìm hiểu, làm TN phần DE.
- Tổ chức cho HS báo cáo KQ ở lớp.
- Biểu dương các báo cáo có câu trả lời đầy đủ và đúng nhất .
Mời tham khảo và đóng góp ý kiến vào địa chỉ thaian79ah2@gmail.com.
Cám ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VNen_12407074.docx