C. Hoạt động luyện tập (90 phút)
a. Mục tiêu
- Củng cố, hoàn thiện và khắc sâu kiến thức, kĩ năng.
b. Nhiệm vụ:
- Vẽ sơ đồ tư duy bài 23
- Trả lời câu hỏi và làm các bài tập mục C.
c. Cách thực hiện: Tổ chức cho HS tự lực thực trả lời các câu hỏi và bài tập. Sau đó GVHD các nhóm thống nhất kiến thức và kết quả chính xác.
d. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS về các các câu trả lời kiến thức mục C: gồm lời giải các câu hỏi , bài tập và bản đồ tư duy bài học.
e. Gợi ý đánh giá: GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 - Chủ đề 8: Nhiệt và sự truyền nhiệt - Bài 23: Phương trình cân bằng nhiệt (5 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31-32-33-34-35
Ngày soạn./../20.
Tiết
Ngày dạy./../20.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
CHỦ ĐỀ 8. NHIỆT VÀ SỰ TRUYỀN NHIỆT
Bài 23. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
(5 tiết)
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Ghi chú (học liệu, TBDH)
A. Hoạt động khởi động (20 phút)
a. Mục tiêu
- Dự đoán được nhiệt lượng mà nước nhận được phụ thuộc vào các yếu tố: khối lượng, độ tăng nhiệt độ, và chất cấu tạo vật. Nêu ra được các phương án làm TNKT các dự đoán.
- Mô tả được cách làm cho nước nóng lên mà không phải dùng đèn cồn đun.
- Dự đoán được: khi cho hai vật có nhiệt độ khác nhau truyền nhiệt cho nhau thì nhiệt độ cuối cùng ở trong khoảng nào?
b. Nhiệm vụ:
- Cá nhân đọc thông tin, ghi nhận xét dự đoán hiện tượng.
- Thảo luận thống nhất dự đoán, nêu các phương án TNKT dự đoán của nhóm.
c. Cách thực hiện:
- Cho cá nhân HS đọc thông tin ghi nhận xét dự đoán hiện tượng. Tìm VD và nêu các phương án TNKT
- Tổ chức cho các nhóm HS thống nhất các nhận xét, dự đoán hiện tượng và nêu các phương án TNKT dự đoán của nhóm..
d. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS về dự đoán hiện tượng, phương án TNKT của cá nhân và của nhóm.
e. Gợi ý đánh giá: GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- Hoạt động cá nhân: tìm hiểu và ghi nhận các mục tiêu cần đạt.
- Cá nhân đọc thông tin A kết hợp quan sát hình 23.1, clip TN mẫu, ghi các câu nhận xét dự đoán và nêu phương án làm TNKT. (trả lời các nội dung 1-2-3)
- Nhóm tổng hợp, báo cáo KQ thảo luận: khẳng định của nhóm, phương án làm TNKT
- Tổ chức cho HS nghiên cứu mục tiêu của toàn bài.
- HDHS viết các câu nhận xét, phương án KT các nhận xét vào vở.
- HDHS thảo luận nhóm: rút ra các khẳng định và phương án KT các khẳng định của nhóm
GV: Clip TN hình 23.1, nguồn youtube
B. Hoạt động hình thành kiến thức (105 phút)
a. Mục tiêu
* Kiến thức
- Biết được nhiệt lượng một vật thu vào phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Hiểu được nhiệt dung riêng là gì? Viết được công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt trong một số trường hợp đơn giản.
* Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức về phương trình cân bằng nhiệt để giải thích được một số hiện tượng truyền nhiệt trong thực tiễn đời sống
b. Nhiệm vụ:
tiết 1 (mục B phần 1)
- Đọc thông tin 1. Thí nghiệm kết hợp quan sát Clip TN hình 23.2 sách HDH. Ghi các kết quả nhận xét vào vở
- Trả lời các câu hỏi
tiết 2 (mục B phần 2, 3, 4, 5)
- Thực hiện hoàn thành mục B trong sách HDH.
- Nhận xét và chọn từ thích hợp điền hoàn chỉnh các kết luận kiến thức
c. Cách thực hiện: HDHS thực hiện mục B phần 2, 3, 4, 5. Chọn từ thích hợp điền hoàn chỉnh các nhận xét và kết luận kiến thức.
d. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm, nội dung vở ghi của HS về các câu trả lời và kết luận kiến thức
e. Gợi ý đánh giá: GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
1. Thí nghiệm
1. Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt
- Nghiên cứu nội dung, kể tên, nêu cách bố trí và làm TN hình 23.3
- Quan sát Clip TN , ghi chép các nhận xét vào vở và trả lời các câu hỏi
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Cho HS quan sát Clip TN như hình 23.2, cách ghi chép số liệu thu được từ TN.
GV: clip TN như hình 23.2 nguồn youtube.
Tiết 2
2. Thảo luận và hoàn thành các kết luận.
a) Nhiệt lượng vật thu vào để làm nó nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào?
Nhiệt lượng vật thu vào để làm nó nóng lên phụ thuộc vào : khối lượng, độ tăng nhiệt độ, chất cấu tạo nên vật.
b) Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên
- càng lớn khi khối lượng của vật càng lớn.
- càng lớn khi độ tăng nhiệt độ càng lớn.
- phụ thuộc chất cấu tạo nên vật.
3. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi
Nhiệt lượng vật thu vào được tính bằng công thức: Q = m.c.Dt
Trong đó:
Q là nhiệt lượng vật thu vào, (J)
Dt = (t2 – t1) là độ tăng nhiệt độ của vật, (0C hoặc K)
C là nhiệt dung riêng , (J/kg.K)
- Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg nước tăng thêm 10C.
4. Nguyên lí truyền nhiệt
Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì
a) Vật tự truyền nhiệt từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
b) sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
c) Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
5. Phương trình cân bằng nhiệt
Qtỏa ra = Qthu vào
- Tổ chức cho các nhóm trao đổi, rút ra kết luận kiến thức
- Cho HS đọc thông tin 3) và trả lời câu hỏi: Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có ý nghĩa gì?
- Cho HS hoàn thành phần điền khuyết ND 4) nguyên lý truyền nhiệt.
- Cho HS viết phương trình cân bằng nhiệt gồm hai vật: thu nhiệt và tỏa nhiệt.
- HDHS:
Nếu gọi tc là nhiệt độ cuối của quá trình truyền nhiệt, t1 là nhiệt độ ban đầu của vật nóng, t2 là nhiệt độ ban đầu của vật nguội (vật ít nóng).
Qtr = m.c.(t1 – tc)
Qtv = m.c.(tc – t2)
Tiết 3 -4
C. Hoạt động luyện tập (90 phút)
a. Mục tiêu
- Củng cố, hoàn thiện và khắc sâu kiến thức, kĩ năng.
b. Nhiệm vụ:
- Vẽ sơ đồ tư duy bài 23
- Trả lời câu hỏi và làm các bài tập mục C.
c. Cách thực hiện: Tổ chức cho HS tự lực thực trả lời các câu hỏi và bài tập. Sau đó GVHD các nhóm thống nhất kiến thức và kết quả chính xác.
d. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS về các các câu trả lời kiến thức mục C: gồm lời giải các câu hỏi , bài tập và bản đồ tư duy bài học.
e. Gợi ý đánh giá: GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- Nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy kiến thức bài học 23.
- Trình bày sản phẩm, nhận xét
- Cá nhân làm bài tập, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 SHDH và bài tập bổ sung vào vở
- Trình bày và thống nhất kết quả
1. Bản đồ tư duy bài
- Tổ chức cho các nhóm trình bày sơ đồ tư duy bài học
- Nhận xét, thống nhất các kiến thức
- Tổ chức cho HS trả lời các câu 1 đến 4 và bài tập bổ sung vào vở
- Tổ chức cho HS các nhóm trình bày, trao đổi và thống nhất kết quả.
- Đại diện trình bày trao đổi và thống nhất kết quả.
1.
- Nhiệt dung riêng của ..... là ........J/kg.K cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó tăng thêm 10C.
2. Nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng tăng từ 250C lên 400C.
Qtv = m.c. Dt = m.c.(t2 – t1)
= 5.380.(400- 250)
= 28500 (J)
3. Nhiệt lượng truyền cho ấm nhôm.
Qtv1 = mcDt = m1.c1.(t2 – t1)
= 0,5.880.(1000- 200)
= 35200J
Nhiệt lượng cần truyền cho 2kg nước từ 200C đến sôi.
Qtv2 = m2.c2.Dt = m.c.(t2 – t1)
= 2.4200.(1000- 200)
= 672000 (J)
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước.
Q = Qtv1 + Qtv2 = 707200J
4. Nhiệt lượng do miếng nhôm tỏa ra là:
Qtr = m1c(t1 - tc)
= 0,15.880.(1000 – 250)
=10560 (J)
Nhiệt lượng do nước lạnh thu vào để tăng nhiệt độ là:
Qtv = m2c2 (tc – t2)
= m2.4200.(250 – 200)
= 2100 m2 (J)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:
Qtr = Qtv
Û 10560 = 2100m2
Khối lượng nước là
m2 = 10560 : 2100
= 5,0 (kg)
- Chú ý sửa chữa các sai sót
- Tổng hợp sửa chữa các sai sót cho HS khi trình bày.
Tiết 5
D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng (45 phút)
a. Mục tiêu.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan đến truyền nhiệt trong thực tiển.
- Giúp HS tìm tòi mở rộng vốn hiểu biết về khoa học và tự nhiên xung quanh ta. Tạo thói quen tự học tập.
b. Nhiệm vụ: Mô tả TN theo HD hình 23.3 và giải thích hiện tượng phần D-E. vận dụng và tìm tòi mở rộng
c. Cách thực hiện: nhóm HS làm thí nghiệm, thảo luận nhóm giải thích hiện tượng
d. Sản phẩm: giải thích hiện tượng: Quả bóng bơm căng khi đưa lại gần đèn thì nổ ngay, nhưng nếu quả bóng có chứa nước thì không bị nổ .
e. Gợi ý đánh giá: GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- tìm hiểu, làm TN theo HD phần DE
- Báo cáo KQ trên lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HDHS tìm hiểu, làm TN phần DE.
- Tổ chức cho HS báo cáo KQ ở lớp.
- Biểu dương các báo cáo có câu trả lời đầy đủ và đúng nhất .
Mời tham khảo và đóng góp ý kiến vào địa chỉ thaian79ah2@gmail.com.
Cám ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VNen_12407077.docx