Bài 8 : ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
- Sử dụng thành thạo công thức p = dh để giải được các bài tập đơn giản và dựa vào sự tồn tại của áp suất chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận ,ý thức làm việc theo nhóm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
67 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lý 8 học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
- Số câu TL : 4 câu ( Thời gian : 30 phút )
III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra :
Thiết lập bảng ma trận như sau:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Chuyển động cơ học
- Nhận biết được chuyển động đều, chuyển động không đều.
- Nhận biết được đơn vị đo của các đại lượng trong công thức tính vận tốc.
- Nhận biết được tính tương đối của chuyển động để xác định vật mốc.
- Phân biệt được các hiện tượng về lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ.
- Vận dụng được công thức v =
- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
-. Tính được tốc độ của vật thông qua tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
Số câu hỏi
3
2
1
2
1
1
8
(8đ)
80%
Số điểm
1.5
1
1
1
2
1đ
Tỉ lệ %
15%
10%
10%
10%
20%
10%
2. Lực, sự cân bằng lực, quán tính.
- Nhận biết được 2 lực cân bằng.
- Nhận biết được các loại lực ma sát.
- Nhận biết quán tính của vật.
- Hiểu được quán tính của vật là tính giữ nguyên vận tốc cả về hướng và độ lớn để giải thích các hiện tượng thực tế.
Số câu hỏi
3
2
2
2đ
Số điểm
1.5đ
1
Tỉ lệ %
15%
10%
20%
TS câu hỏi
3
3
3
1
10
10
TS điểm
3
3
3đ
1đ
Tỉ lệ %
30%
30%
30%
10%
100%
IV. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
VẬT LÍ 8– HKI
Phần I: Khoanh tròn trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?
A. Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt chạy ổn định.
B. Chuyển động của ô tô khi bắt đầu khởi hành.
C. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
D. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.
Câu 2: Một người đi xe đạp trong 30 phút với vận tốc là 12km/h. Quãng đường mà người đó đi được là:
A. 0,4 km. B. 0,6 km. C. 6 km. D. 36 km.
Câu 3: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì:
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.
D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
Câu 4: Đơn vị của vận tốc là:
A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m
Câu 5: Trường hợp nào sau đây làm xuất hiện lực ma sát trượt :
A. Bánh xe lăn trên mặt đường.
B. Kéo khúc gỗ trượt trên mặt sàn.
C. Một vật đang nằm trên dốc.
D. Lò xo bị nén lại.
Câu 6: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột giảm vận tốc.
B. Đột ngột tăng vận tốc.
C. Đột ngột rẽ sang trái.
D. Đột ngột rẽ sang phải.
Câu 7: Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng:
A. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều
B. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
D. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều..
Câu 8: Hành khách đang ngồi trên ô tô đang chạy trên đường bỗng bị ngã người ra phía sau, chứng tỏ ô tô đang:
A. Đột ngột giảm vận tốc C. Đột ngột tăng vận tốc.
B. Đột ngột rẽ trái D. Đột ngột rẽ phải.
Câu 9: Một ca nô đang băng ngang dòng sông chảy xiết, câu nào sau đây là SAI?
A. người lái ca nô chuyển động so với bờ sông
B. người lái ca nô chuyển động so với dòng nước
C. người lái ca nô đứng yên so với dòng nước
D. người lái ca nô đứng yên so với ca nô
Câu 10: Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 15m/s trên quãng đường dài 108km. Thời gian của ô tô đi được là :
A. 2 giây B. 2 giờ.
C. 20 giây D. 20 giờ
Câu 11: Đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng hoặc là kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát nhỏ hơn?
A. Kéo vật B. Lăn vật.
C. Cả hai cách như nhau D. Không dùng cách nào cả.
Câu 12: Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết thời gian t2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng?
A. B. C. D. vtb = s.t
Phần II: Tự luận
Câu 1: (2 điểm) Một người công nhân đạp xe đều trong 20 phút đi được 3 km.
a) Tính vận tốc của người đó ra m/s và km/h.
b) Biết quãng đường từ nhà tới xí nghiệp là 3600m. Hỏi người đó đi từ nhà đến xí nghiệp hết bao nhiêu phút?
Câu 2: (1 điểm) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 2 km trong thời gian 30 phút. Quãng đường tiếp theo dài 3 km với vận tốc 3 m/s. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường.
Câu 3: (1 điểm) Một người đi xe đạp đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1= 12 km/h, nửa còn lại với vận tốc v2 nào đó. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8 km/h. Hãy tính vận tốc v2.
V. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
I. Phần I: Trắc nghiệm
(mỗi câu trả lời đúng 0,5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
D
C
B
D
A
C
C
B
B
C
I. Phần II : Tự luận
Câu
Đáp án
Thang điểm
1
Câu 1:
Tóm tắt:
S = 3km
t = 20 phút = 1/3 h
a) v = ? km/h và m/s
b) s1=3600m. Tìm t1= ? phút.
Bài giải:
Từ công thức v = st
a) Ta có, vận tốc của người đó là : v = st=313 = 9 km/h = 2,5 m/s
b) Thời gian người đó đi từ nhà tới xí nghiệp là:
t1= s1v = 36002,5 = 1440 (s) = 24 phút.
Vậy, người đó đi từ nhà tới xí nghiệp hết 24 phút.
1
1
2
Tóm tắt tương tự
Giải: Đổi: 30 phút = 1/2h; 3m/s = 10,8 km/h
Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường là:
vtb= s1+ s2t1+t2=s1+s2t1+s2v2=2+312+310.8=6,41 (km/h)
1
3
Giải:
Gọi s là chiều dài nửa quãng đường.
Thời gian đi hết nửa quãng đường đầu là: t1= s1v1 (1)
Thời gian đi hết nửa quãng đường còn lại là : t2= s2v2 (2)
Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên quãng đường là :
vtb= 2st1+t2 (3)
Kết hợp (1),(2), và (3) ta có: +1v1+1v2= 2vtb.
Thay số vào ta được v2=6 km/h.
1
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 9
Ngày soạn: 21/10/2017
Ngày dạy : 23/10/2017
Bài 7: ÁP SUẤT
____ & ____
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- HS phát biểu được định nghĩa áp lực ,áp suất .
- Viết được công thức tính áp suất ,nêu tên,đơn vị các đại lượng trong công thức .
2. Kỹ năng :
- Vận dụng công thức để giải một số bái tập có liên quan
- Sử dụng thành thạo công thức để giải các bài tập và giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan
3. Thái độ :
- Rèn luyện tính cẩn thận ,chính xác tinh thần phối hợp trong hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : - Chuẩn bị chomỗi nhóm 1 chậu đựng cát và ba thỏi thép hình hộp chữ nhật.
- Vẽ phóng to hính 7.4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề vào bài
Kiểm tra bài cũ
Có những loại lực ma sát nào? Các loại lực ma sát này xuất hiện khi nào? Cho ví dụ minh họa về lực ma sát có lợi và lực ma sát có hại.
2. Đặt vấn đề vào bài
Tại sao máy kéo nặng nề vẫn chạy được bình thường trên những đoạn đường đất mềm .Còn ô tô nhẹ hơn nhiều có thể bị lún và sa lầy khi đi trên đoạn đường đất mềm này?
HS trả lời
- HS trả lời
Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm áp lực.
GV : yêu cầu HS đọc thông báo 1 SGK để tìm hiểu khái niệm áp lực.
GV : Áp lực là gì cho ví dụ?(K3)
GV : cho hs nhận xét câu trả lời của bạn
?lấy ví dụ minh hoạ?
GV : Thông báo áp lực và nêu thêm một số
ví dụ để minh họa và yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm đáp án C1.
GV gọi HS nêu đáp án C1 và HS khác nhận xét,bổ sung (nếu chưa chính xác)
. HS đọc thông báo 1 SGK tìm hiểu khái niệm áp lực.
HS : Lực ép thẳng góc với mặt bị ép.
HS nêu ví dụ minh họa .
HS chú ý và ghi nhanh khái niệm áp lực và một số ví dụ vào vở và hoạt động cá nhân tìm đáp án C1.
HS nêu đáp án C1 và HS khác nhận xét.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV treo bảng 7.1 lên bảng cho HS quan sát và yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo hình 7.4 SGK. GV theo dõi quá trình thí nghiệm của HS và uốn nắn những thao tác chưa chính xác cho HS và yêu cầu HS lấy số liệu điền vào bảng 1.
Dựa vào kết quả bảng 1 GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành C2.
Gọi HS nêu đáp án C2 và HS khác nhận xét ,bổ sung.
Dựa vào bảng 1 hãy cho biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm đáp án C3.
Gọi HS nêu đáp án C3 và HS khác nhận xét, bổ dung.
GV nhận xét và thông báo đáp án đúng.
.....càng lớn ......càng nhỏ.
HS hoạt đông theo nhóm tiến hành thí nghiệm theo hình 7,4 SGK.
HS khẩn trương tiến hành thí nghiệm theo sự trợ giúp của GV và lấy số liệu điền vào bảng 1.
HS dựa vào kết quả bảng 1 hoàn thành C2.
HS nêu đáp án C2 và HS khác nhận xét.
HS phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.
HS hoạt động cá nhân tìm đáp án C3.
HS nêu đáp án C3 và HS khác nhận xét.
HS theo dõi và ghi nhanh đáp án C3 vào vở.
Hoạt động 4 : Giới thiệu công thức tính áp suất
GV yêu cầu HS đọc thông báo 2 SGK để tìm hiểu về khái niệm áp suất.
Gọi HS nêu khái niệm áp suất.
GV nhấn mạnh khái niệm áp suất để HS nắm vững hơn và ghi nhanh vào vở.
Dựa vào khái niệm GV thông báo công thức tính áp suất,các đại lượng ,đơn vị có mặt trong công thức.
Dựa vào công thức tính áp suất,hãy cho biết cách làm thay đổi áp suất?(X3)
Giáo dục ý thức BVMT:
- Áp suất do các vụ nổ có thể gây ra tác hại đối với môi trường ntn?
. Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra các chất khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường, ngoài ra còn gây ra các vụ sập, sạt lở đá ảnh hưởng đến tính mạng công nhân.
-Hãy nêu 1 số biện pháp bảo vệ môi trường trong trường hợp này ?
HS đọc thông báo 2 SGK tìm hiểu khái niệm áp suất.
HS nêu khái niệm áp suất.
HS ghi công thức tính áp suất vào vở : P =
HS nêu cách làm thay đổi áp suất. Thay đổi F và S.
Áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nứt, đổ vỡ các công trình xây dựng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người
- Biện pháp an toàn: Những người thợ khai thác đá cần được đảm bảo những điều kiện về an toàn lao động (khẩu trang, mũ cách âm, cách li các khu vực mất an toàn)
Hoạt động 4: Vận dụng - dặn dò.
GV nêu các câu hỏi giúp HS hệ thống bài dễ dàng hơn.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm đáp án trả C4,C5.
GV quan sát quá trình hoạt động của HS và trợ giúp để HS hoàn thành C4-C5 tại lớp.
GV gọi HS lần lượt nêu đáp án C4-C5 và HS khác nhận xét,bổ sung (nếu thiếu) (P4)
GV nhận xét bài làm của hs và thông báo đáp án đúng.
Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK/27 và làm cá bài tập 7.4;7.5 và 7.6SBT/12.
Chuẩn bị trước bài 8 SGK.
HS lần lượt nêu đáp án các câu hỏi GV nêu ra.
HS hoạt đông cá nhân tìm đáp án
C4 : Học sinh dựa vào công thức
để trả lời
C5
Áp suất của xt t/d lên mặt đường
pxt = F/S
= 340000/1,5 = 226666,67 (N/m2)
Áp suất của ôtô t/d lên mặt đường
Pôtô = F/S
= 20000/0,025 = 800000 (N/m2)
Vậy Pôtô > pxt
.....do máy kéo chạy trên 2 bản xích có S t/x với mặt đất lớn hơn nhiều lần S t/x của 4 bánh xe của ôtô.
HS lần lượt nêu đáp án C4-C5 và HS khác nhận xét.
HS đối chiếu đáp án GV nêu ra và ghi nhanh vào vở.
HS đánh dấu bài tập về nhà làm vào vở.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 10
Ngày soạn: 29/10/2017
Ngày dạy: 30/10/2017
Bài 8 : ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
____ & ____
I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
- Sử dụng thành thạo công thức p = dh để giải được các bài tập đơn giản và dựa vào sự tồn tại của áp suất chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận ,ý thức làm việc theo nhóm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
II - CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Cho mỗi nhóm: 1 bình trụ có đáy và các lỗ A,B ở thành bình bịt bằng cao su ( hình 8-3),1 bình trụ có đĩa D tách rời dùng làm đáy (hình8.4), bình thủy tinh.
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức xuất phát – Tiếp nhận nhiệm vụ nhận thức
Kiểm tra bài cũ
- Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất? (Nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng)
- Làm BT 7.5/SBT
2. Đặt vấn đề vào bài
Ta đã biết, nếu 1 vật rắn đặt lên mặt bàn thì vật rắn sẽ tác dụng lên mặt bàn 1 áp suất theo phương của trọng lực. Vậy nếu đổ chất lỏng vào trong bình thì chất lỏng có gây áp suất lên bình không? Nếu có thì áp suất này có giống với áp suất chất rắn không?
Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Suy nghĩ và đưa ra vấn đề cân nhận thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tồn tại áp suất trong lòng chất lỏng
Giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm.
Yêu cầu học sinh dự đoán mục đích và kết quả của thí nghiệm trên.
Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm mô phỏng qua các siler và nêu kết quả quan sát được, kiểm tra xem dự đoán của mình có đúng khồng?
Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm và trả lời C1, C2
Yêu cầu các học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận
Giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm 2
Yêu cầu học sinh nêu mục đích và dự đoán kết quả của thí nghiệm này
Trình chiếu thí nghiệm 2 cho học sinh quan sát
Nếu ban đầu cô buông sợi dây thì đáy D có bị rời ra không?
lúc nhúng bình vào nước sâu, buông sợi dây thì đáy D có bị rời ra không? Tại sao?
Vậy qua thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?
Hoàn thành yêu cầu C4.
Yêu cầu các học sinh khác nhận xét
giáo viên nhận xét và bổ sung, nhấn mạnh ở kết luận cho học sinh dễ nắm bắt kiến thức.
· Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật ở trong trong lòng chất lỏng.
Giáo dục ý thức BVMT :Người ta thường sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất lớn,áp suất này truyền đi theo mọi phương gây ra tác động của áp suất rất lớn lên các sinh vật sống trong đó .Dưới tác động của áp suất này,hầu hết các sinh vật bị chết.Việc đánh cá bằng chất nổ gây ra tác dụng hủy diệt sinh vật ,ô nhiễm môi trường sinh thái.
Vậy theo các em đối với những trường hợp như vậy thì ta phải có những biện pháp cụ thể nào để bảo vệ môi trường ?
GV chốt ý và yêu cầu HS ghi nhớ.
Chú ý lắng nghe.
Nêu ra dự đoán
Quan sát và nêu kết quả quan sát được.
Hoạt động theo nhóm tiến hành quan sát hiện tượng và hoàn thành C1,C2.
C1 - Khi đổ đầy nước vào bình, màng cao su ở đáy và các lỗ ở thành bình đều căng phồng ra. Điều này chứng tỏ, cả đáy và thành bình đều chịu áp suất của nước.
Hs lần lượt nêu đáp án C2-và hS nhóm khác nhận xét, bổ sung(nếu thiếu).
C2 .......t/d theo mọi phương lên thành bình.
Hs theo dõi quá trình nhận xét của GV và đối chiếu với đáp án GV nêu ra.
Chú ý lắng nghe
đưa ra dự đoán
Chú ý quan sát
Trả lời
Suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
· Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật ở trong trong lòng chất lỏng.
Không sử dụng chất nổ đề đánh bắt cá.
Ngăn chặn hành vi đánh bắt cá trái phép này.
HS nghe và nhớ.
Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng
Gv hướng dẫn HS chứng minh công thức tính áp suất chất lỏng từ công thức
GV theo dõi quá trình hoạt động của HS và trợ giúp để HS yếu hoàn thành chứng minh công thức.
-Một khối chất lỏng hình trụ có chiều cao h,diện tích đáy S thì thể tích được tính bởi công thức nào?
Trọng lượng riêng của khối chất lỏng trên tính như thế nào?
Gv yêu cầu HS thay giá trị P vào công thức
Gọi HS nêu kết quả cuối cùng của phép biến đổi.
GV nhận xét và thông báo công thức tính áp suất chất lỏng,tên ,đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
Yêu cầu học sinh vận dụng làm bài tập sau: Một thợ lặn, lặn xuống sâu 36m so với mực nước biển. Cho trọng lượng riêng trung bình của nước là 10300N/m3. Hãy tính áp suất chất lỏng ở độ sâu ấy?
Lưu ý: Công thức này cũng áp dụng cho một điểm bất kỳ trong lòng chất lỏng, chiều cao của cột chất lỏng chính là độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng.
Tại các điểm ở cùng 1 độ cao hoặc không cùng độ cao(tính từ điểm ấy lên mặt thoáng thì áp suất chất lỏng có độ lớn như thế nào ?
Ta cùng nhau tìm hiểu trong phần vận dụng sau.
· Áp suất chất lỏng gây ra tại các điểm ở cùng một độ sâu trong lòng chất lỏng có cùng trị số
Bài tập 2: Ba bình A, B, C cùng đựng
nước.như hình vẽ sau. Hỏi: áp suất của nước lên đáy bình nào là nhỏ nhất?lưu ý cả 3 bình chứa cùng 1 loại chất lỏng.
GV chốt ý.
Áp suất chất lỏng không phụ thuộc vào hình dạng của bình mà chỉ phụ thuộc vào chiều cao của mực chất lỏng và trọng lượng riêng của khối chất lỏng đó .
HS hoạt động thảo luận nhóm chứng minh công thức tính áp suất chất lỏng từ công thức p = .
HS hoàn thành công thức tính áp chất lỏng p = d.h.
V = S.h
d = ® P = d.V = d.h.S
p = = = = d.h (đpcm)
HS hoạt động cá nhân làm theo hướng dẫn của GV.
HS nêu kết quả biến đổi theo hướng dẫn của GV.
Chú ý lắng nghe và tiếp thu
Vận dụng kiến thức vừa học giải nhanh bài tập trên.
Áp dụng công thức tính áp chất lỏng p = d.h.
PA= dcl.hA ; PB= dcl.hB ; PC= dcl.hC
PD= dcl.hD
PA = PB = PC = P D(Vì cùng độ cao hA = hB = hC = hD)
Bình C:
Áp dụng công thức tính áp chất lỏng
p = d.h.
PA= dcl.hA ; PB= dcl.hB ; PC= dcl.hC
Mà cả 3 bình chứa cùng 1 loại chất lỏng.nên trọng lượng riêng là như nhau
Còn độ cao tính từ đáy bình lên ở bình C là nhỏ nhất ( hA= hB > hC)
Chú ý lắng nghe và tiếp nhận
Hoạt động 4: Vận dụng - dặn dò
Gv : Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm đáp án C6,C7,
Gọi HS nêu đáp án C6,C7, và hS khác nhận xét.
GV nhận xét và chuẩn kiến thức các câu C6,C7,
Trả lời câu hỏi ở phần mở bài.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK/31 và làm các bài tập SBT
Hs hoạt động cá nhân tím đáp án C6,C7 (1 HS lên bảng trình bày nhanh),C8.
àHS lần lượt nêu đáp án C6, C7,và HS khác nhận xét.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 11
Ngày soạn: 05/11/2017
Ngày dạy: 06/11/2017
BÀI 8: BÌNH THÔNG NHAU – MÁY THỦY LỰC
____ & ____
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.
- Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
2. Kỹ năng:
Làm thí nghiệm biểu diễn kiểm tra từ đó rút ra kết luận : trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì các mực chất lỏng trong nhánh luôn luôn ở cùng 1 độ cao.Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng giải bài tập đơn giản về bình thông nhau.
3. Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận ,ý thức làm việc theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
Gv: Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs 1 bình thông nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức xuất phát – Tiếp nhận nhiệm vụ nhận thức
1.Kiểm tra bài cũ
- Nêu sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng?
- Công thức tính áp suất chất lỏng?
2. Đặt vấn đề vào bài
Người ta có thể dùng tay nâng cả một chiếc ôtô, là nhờ máy nén thủy lực. Vậy máy nén thủy lực có cấu tạo & nguyên tắc hoạt động ntn? Ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Dựa và kiến thức đã học ở bài trước trả lời
Lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ nhận thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bình thông nhau
GV giới thiệu bình thông nhau cho HS quan sát .
Yêu cầu HS dự đoán khi đổ nước vào 1 trong 2 nhánh của bình thông nhau thì hiện tượng gì xảy ra? Khi nước trong các nhánh đứng yên ở vị trí cân bằng, các mực chất lỏng ở các nhánh như thế nào với nhau? Có thể tham khảo hình trong SGK .
GV làm thí nghiệm đổ nước vào 1 bình thông nhau cho HS quan sát
Yêu cầu HS sau khi quan sát trả lời câu hỏi: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng, khi chúng đứng yên ở vị trí cân bằng, các mực chất lỏng ở các nhánh như thế nào với nhau?
Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm và trả lời C5,từ đó hoàn thành kết luận SGK/30.
Gọi HS nêu kết luận .
HS theo dõi để nhận biết được bình thông nhau.
Bình thông nhau có 2 nhánh A và B thông với nhau.
Đưa ra dự đoán
HS quan sát và trả lời
Hs : Thảo luận nhóm tìm đáp án C5
H( 8.6 c) pA = pB .
và hoàn thành kết luận.
Kết luận : cùng một..
Nêu kết luận và ghi vào vở.
Hoạt động 3: Tìm hiểu máy nén thủy lực
Từ kết luận áp suất tại 1 điểm trong lòng chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu của điểm đó,
· Áp suất chất lỏng gây ra tại các điểm ở cùng một độ sâu trong lòng chất lỏng có cùng trị số.
Hay ta nói khác đi là áp suất truyền đi nguyên vẹn theo mọi phương ở trong lòng chất lỏng.
ta có nguyên lý Pax-cal phát biểu như sau
“Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và thành bình.”
(?) Các em hãy lấy ví dụ về nguyên lí Paxcan được áp dụng trong kĩ thuật cũng như trong cuộc sống?
Đưa ra hình ảnh máy nén thủy lực:
Nguyên tắc chung của các loại máy này mô tả như hình vẽ sau :
Þ
Nếu cho F1 di chuyển một đoạn bằng d1 xuống dưới thì lực F2 di chuyển ngược lên trên một đoạn d2 :
Þ Công được bảo toàn
Hay: khi ta tác dụng một lực f lên pít tông A. lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng p = áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pit tông B và gây ra lực F = pS nâng pít tông B lên.
HS theo dõi và ghi nhanh vào vở.
Máy nén thủy lực
Tìm hiểu cấu tạo gồm có 2 nhánh thông nhau,1 nhánh có tiết diện S1 <S2 tiết diện nhánh 2 trong có chứa cùng 1 loại chất lỏng, mỗi ống có một pít tông.
Tìm hiểu nguyên lý thông qua phần giải thích của GV
Hoạt động 4: Vận dụng -dặn dò
1.Vận dụng
Y. cầu HS hoạt động cá nhân trả lời C8, C9
Yêu cầu học sinh làm một số bài tập sau :
Tác dụng một lực f = 380N lên pittông nhỏ của một máy nén thủy lực. Diện tích của pittông nhỏ là 2,5cm2, diện tích pit tông lớn là 180cm2. Tính áp suất tác dụng lên pittông lớn ?
Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập trong SBT và làm thêm bài tập sau :
Một bình thông nhau có 2 nhánh giống nhau chứa thủy ngân. Đỗ vào nhánh A 1 cột nước cao h1 = 30cm, vào nhánh B 1 cột dầu cao h2 = 5cm. Tìm độ chênh lệch mức thủy ngân ở 2 nhánh ?
C8 : Theo nguyên tắc của bình thông nhau, mức nước trong ấm và trong vòi ngang nhau, ấm đầu đựng được nhiều nước hơn vì vòi của ấm này cao hơn.
C9 : ..........dựa trên nguyên tắc bình thông nhau : mức nước.........ngang nhau.
Ghi đề bài và vận dụng kến thức vừa học suy nghĩ đưa ra phương án giải
Tiếp nhận nhiệm vụ về nhà
IV. RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 12
Ngày soạn: 12/11/2017
Ngày dạy: 13/11/2017
BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
____ & ____
I. MUC TIÊU:
1. Kiến thức
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khí quyển.
2. Kĩ năng
- Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển
3. Thái độ :
- Nghiêm túc, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs: Một ống thủy tinh dài 10-15cm, tiết diện 2-3 mm, một cốc nước.
- 1 bình chứa nước, cốc múc, giẻ khô sạch.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài trước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp- Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề vào bài
1. Ổn định l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12397501.docx