Giáo án Vật lý 8 tiết 15: Công cơ học

Hoạt động 1: Vào bài

 Trong đời sống hằng ngày, người ta quan niệm rằng người nông dân cấy lúa, người thợ xây nhà, em học sinh ngồi học, con bò đang kéo xe . . . đều đang thực hiện công. Nhưng không phải công trong các trường hợp này đều là “công cơ học”. Vậy công cơ học là gì?

Hoạt động 2: Hình thành khái niệm công cơ học

Giáo viên giới thiệu H.13.1; H13.2 và thông báo cho học sinh con bò thực hiện công cơ học, người lực sĩ không thực hiện công cơ học

 Nêu điểm giống và khác nhau trong hai trường hợp trên?

 Khi nào thì có công cơ học? Cho ví dụ về trường hợp thực hiện được một công cơ học?

 Rút ra kết luận?

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 15: Công cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13 - Tiết 15 CÔNG CƠ HỌC Tuần 15 I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được các ví dụ khác trong SGK về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra sự khác biệt giữa các trường hợp đó - Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị - Một số kiến thức ô nhiễm môi trường 2. Kĩ năng - Biết vận dụng công thức A = F.s để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương với chuyển dời của vật 3. Thái độ - Rèn luyện óc tư duy và kĩ năng làm bài tập của học sinh - Có ý thức trong việc tiết kiệm năng lượng để giữ gìn môi trường II . TRỌNG TÂM - Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị - Biết vận dụng công thức A = F.s để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương với chuyển dời của vật III. CHUẨN BỊ ° Giáo viên: Tranh H.13.1; H.13.2 * Học sinh : Bảng nhóm, bút lông, giẻ lau, nam châm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Kiểm diện 2. Kiểm tra miệng ð Nêu điều kiện vật nổi, vật chìm? (6đ) ð Công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi lên trên mặt thoáng chất lỏng? Nêu ý nghĩa vật lí từng đại lượng trong công thức? (4đ) Đáp án + Nhúng một vật vào trong chất lỏng thì: - Vật chìm xuống khi: P > FA - Vật nổi lên khi: P < FA - Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: P = FA + Công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V [d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3); V: thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (m3)] v Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học ð Điều kiện để có công cơ học? (5đ) (Khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời) ð Công thức tính công cơ học? (5đ) (A = F.s) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Vào bài Trong đời sống hằng ngày, người ta quan niệm rằng người nông dân cấy lúa, người thợ xây nhà, em học sinh ngồi học, con bò đang kéo xe . . . đều đang thực hiện công. Nhưng không phải công trong các trường hợp này đều là “công cơ học”. Vậy công cơ học là gì? Hoạt động 2: Hình thành khái niệm công cơ học Giáo viên giới thiệu H.13.1; H13.2 và thông báo cho học sinh con bò thực hiện công cơ học, người lực sĩ không thực hiện công cơ học ð Nêu điểm giống và khác nhau trong hai trường hợp trên? ð Khi nào thì có công cơ học? Cho ví dụ về trường hợp thực hiện được một công cơ học? ð Rút ra kết luận? Học sinh thảo luận trên lớp C1, C2 Học sinh hoạt động cá nhân C3,C4 Hoạt động 3 : Thông báo kiến thức mới. Công thức tính công Giáo viên hình thành cho học sinh công thức tính công ð Nêu ý nghĩa vật lí từng đại lượng trong công thức? v Chú ý: - Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng công thức khác ở lớp trên - Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không ð Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang? Học sinh tìm hiểu cách tính công cơ học theo sự trình bày của giáo viên và trả lời C7 I. Khi nào có công cơ học? 1. Nhận xét 2. Kết luận - Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời - Công cơ học là công của lực (khi một vật tác dụng lực và lực này sinh công ta nói công đó là công của vật) 3. Vận dụng II. Công thức tính công 1. Công thức tính công cơ học A = F.s Trong đó: - F: lực tác dụng vào vật (N) - s: quãng đường vật dịch chuyển (m) - A: công của lực F (N.m) Ø 1 N.m = 1 J ( Jun ) v Chú ý: - Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng công thức khác ở lớp trên - Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không 2. Vận dụng 4. Câu hỏi, bài tập củng cố - Giáo viên hướng dẫn, phân nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận C5, C6 (Nhóm 1, 2, 3 thảo luận C5; nhóm 4, 5, 6 thảo luận C6) - Học sinh thảo luận C5, C6 theo nhóm, trình bày kết quả thảo luận trên bảng nhóm C5: A = F.s = 5 000.1 000 = 5 000 000J C6: A = P.h = 20.6 = 120J - Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận C7 trên lớp - Học sinh thảo luận chung trên lớp v Giáo dục bảo vệ môi trường GV giới thiệu tranh, ảnh về ùn tắc giao thông ð Khi xảy ra ùn tắc giao thông, công thực hiện của các phương tiện lưu thông trên đường? ð Trong trường hợp này động cơ của máy có hoạt động? Gây ảnh hưởng gì đến môi trường? ð Nêu giải pháp khắc phục để giảm ùn tắc giao thông nhằm tiết kiệm nhiên liệu góp phần bảo vệ môi trường? 5. Hướng dẫn học sinh tự học v Đối với bài học ở tiết này - Học và làm bài tập trong VBT - Đọc “Có thể em chưa biết” v Đối với bài học ở tiết học tiếp theo - Chuẩn bị bài 14 “Định luật về công” - Tìm hiểu các bước tiến hành thí nghiệm và chuẩn bị bảng 14.1 ð Khi sử dụng máy cơ đơn giản công thực hiện được như thế nào so với khi kéo vật một cách trực tiếp? V. RÚT KINH NGHIỆM Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 13 Cong co hoc_12354039.doc
Tài liệu liên quan