Tuần 19
Tiết PPCT 37
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Kĩ năng
Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
3. Thái độ: tích cực, nghiêm túc. Biết hợp tác cùng tìm hiểu bài.
II. CHUẨN BỊ
*giáo viên:
- 1 đinamô xe đạp có gắn bóng đèn
- 1 đinamô xe đạp đã bóc một phận vỏ ngoài để nhìn thấy nam châm và cuộn dây.
* Mỗi nhóm HS :
- 1 cuộn dây có gắn đèn LED
- 1 thanh nam châm có trục quay vuông góc với thanh.
- 1 thanh nam châm điện và 2 pin 1,5V
77 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lý 9 bài 21 đến 39, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc bàn tay trái dùng để làm gì? Hãy phát biểu quy tắc đó.
2) Quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì? Hãy phát biểu quy tắc đó.
3) Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, có cách nào kiểm tra được pin còn điện hay không khi trong tay bạn có một kim nam châm?
4) Giả sử có một dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không dùng dụng cụ đo điện, có cách nào phát hiện được trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không?
HĐ 5 (5 phút) - Nhắc lại các nội dung cơ bản từ bài 21 đến bài 28
- HDHS ôn lại các nội dung cơ bản ở từng bài
- Theo dõi và trả lời các câu hỏi GV
HĐ 6 (2 phút) Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc các quy tắc: nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
- Trả lời các câu hỏi bài tập bài 30
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Theo dõi, ghi nhớ
- Thực hiện theo HD
- Rút kinh nghiệm.
Tuần: 17
Ngày soạn :10/12/2017
Tiết PPCT 34
Ngày dạy:..../.../201...
Bài :30
BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Phát biểu được quy tắc nắm tay phải .
- Phát biểu được quy tắc bàn tay trái
2. Kĩ năng:
- Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U và của ống dây có dòng điện chạy qua.
- Vận dụng được quy tắc nắm bàn tay phải xác định chiều đường sức từ trong ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ (hoặc chiều đường sức từ , chiều dòng điện) khi biết hai trong 3 yếu tố trên.
3 Thái độ: tích cực, nghiêm túc. Biết hợp tác cùng tìm hiểu bài
II. CHUẪN BỊ:
* giáo viên:
- Bài soạn HD số 30
- Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập vận dụng
* Mỗi nhóm HS:
- 1 ống dây dẫn (TBTN: l = 500 - 700 vòng, f = 0,2mm)
- 1 thanh nam châm
- 1 sợi dây mãnh dài 20cm
- 1 giá thí nghiệm
- 1 nguồn điện
- 1 công tắc
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 (5 phút ) trả lời câu hỏi GV
(GV tổ chức cho HS nhắc lại các quy tắc : bàn tay trái và nắm tay phải )
3. Nêu mục tiêu cần đạt của tiết
- Theo dõi
Hoạt động 2 ( 15 phút ) Giải bài tập 1
- Gọi HS nhắc lại quy tắc nắm tay phải.
- Nhắc HS tự lực giải bài tập theo gợi ý (nếu chưa giải đươc) hoặc đối chiếu với gợi ý sau khi giải xong.
- Tổ chức cho HS trao đổi KQ
Nhận xét lại, chính xác KQ
- HDHS bố trí thí nghiệm kiểm tra, GV theo dõi giúp đỡ
* Chú ý HS: Khi đổi chiều dòng điện , đầu B của ống dây sẽ là cực Nam. Do đó , hai cực cùng tên gần nhau sẽ đẩy nhau . Hiện tượng xảy ra rất nhanh phải chú ý quan sát kịp thời.
- Nhắc lại quy tắc nắm tay phải
- Mỗi HS đọc và n/c bài trong SGK, giải bài tập.
- Từng HS trả lời trước lớp KQ a), b) .Lớp nhận xét bổ sung chính xác KQ.
- Nhóm làm TNKT
- Theo dõi
Bài 1 (SGK)
a) Đầu S của nam châm bị hút vì đầu B là cực Bắc.
b) Đầu S của nam châm bị đẩy ra xa vì khi đó đầu B của ống dây trở thành cực Nam - cùng cực với nam châm.
c) TNKT:
Hoạt động 3 (10 phút) Giải bài tập 2
N
S
a)
- Y/c HS vẽ lại hình vào vở bài tập, nhắc lại các kí hiệu và cho biết điều gì ?
- HDHS cách đặt và xoay bàn tay trái theo quy tắc phù hợp với mỗi hình vẽ để tìm lời giải.
- Gọi 3 HS lên bảng làm và cho lớp theo dõi nhận xét.
- Chính xác lại KQ, nhận xét việc thực hiện các bước giải của HS.
- Vẽ và trả lời câu hỏi GV:
Þ Kí hiệu : Å dòng điện có phương vuông góc với mp trang giấy và đi từ trước ra sau ( hay dòng điện đi từ ngoài vào trong mp trang giấy ). · dòng điện đi từ sau ra trước ( hay dòng điện đi từ trong ra ngoài mp trang giấy)
- 3 HS lên bảng thực hiện, lớp theo dõi nhận xét.
- Theo dõi sửa chữa.
N
S
b)
Hoạt động 4 (10 phút) Giải bài tập 3
- Tổ chức cho HS tự lực thực hiện, gọi 1HS lên bảng trình bày BT
- Tổ chức cho lớp nhận xét , trao đổi KQ, sau đó Gv chính xác lại
- Từng HS tự lực làm, một HS lên trình bày
- Trao đổi nhóm, nhận xét , sửa chửa sai sót.
Hoạt động 5 (5 phút) Rút ra các bước giải bài tập
- Việc giải BT vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái gồm những bước nào ?
- Tổ chức cho HS trao đổi rút ra kết luận chung, sau đó GV chính xác lại cho HS ghi nhớ
- Trao đổi nhóm rút ra kết luận chung về các bước giải:
Þ
1. Đọc kĩ đề bài
2. Phân tích
3. Vận dụng quy tắc
4. Nhận xét KQ.
Hoạt động 6 (2 phút) Hướng dẫn học ở nhà
- HDHS về xem đọc trứơc bài 31
- Đánh giá , nhận xét tiết học.
- Xem và đọc trước bài 31
Hiện tượng cảm ứng điện từ
-Theo dõi, rút kinh nghiệm
Tuần 18
Ngày soạn :15/12/2017
Tiết PPCT 35
Ngày dạy :..../.../201...
ÔN TẬP THI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
1. Hệ thống lại các kiến thức đã học , các định luật và các quy tắc vật lí.
2. Vận dụng các định luật , quy tắc để giải thích hiện tượng và giải các bài tập áp dụng, bài tập tổng hợp.
3. Ôn tập chuẩn bị kiến thức để làm bài kiểm tra cuối học kì I
II. CHUẨN BỊ :
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 (5 phút)
- GV nêu mục tiêu và nội dung cần hoàn thành của tiết.
- Ghi nhận mục tiêu, nội dung cần đạt trong tiết học
Hoạt động 2 (15 phút ) Ôn tập kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 31
- Tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10.
- Tổ chức cho lớp trao đổi, nhận xét KQ, sau đó GV chính xác lại.
- Từng HS lần lượt trả lời trước lớp các câu hỏi từ 1® 10.
- Lớp nhận xét , bổ sung chính xác KQ
A. LÝ THUYẾT
Câu 1: Giả sử có một dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không dùng dụng cụ đo điện, có cách nào phát hiện được trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không ?
Câu 2: Nêu các cách khác nhau để xác định tên cực của một thanh nam châm khi màu sơn đánh dấu cực đã bị tróc hết .
Câu 3: Tại sao phải sử dụng tiết kiệm điện năng ? Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Câu 4: Phát biểu định luật Ôm. Viết công thức tính.
Câu 5: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Hãy viết biểu thức thể hiện sự phụ thuộc đó.
Câu 6 : Viết các biểu thức định luật Ôm cho các đoạn mạch ( nốt tiếp và song song ).
Câu 7: Thế nào là công của dòng điện ? Viết công thức tính công của dòng điện.
Câu 8: Công suất điện là gì ? Viết các biểu thức tính công suất điện.( theo I,U,R).
Câu 9 :Phát biểu định luật Jun - Len-xơ. Viết biểu thức của định luật.
Câu 10 : Phát biểu quy tắc nắm tay phải. Chiều của đường cảm ứng từ phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Hoạt động 3 (22 phút) Thực hiện các bài tập áp dụng và tổng hợp.
- Tổ chức Nhóm HS làm các bài tập : 1-2-3-4 (15 phút).
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày bài giải của nhóm.
+ Nhóm 1: bài 3
+ Nhóm 2: bài 4
+ Nhóm 3: bài 1
+ Nhóm 4 : bài 2
- Tổ chức cho các nhóm nhận xét, bổ sung cho các bài giải.
- Nhận xét lại các bước giải, chính xác kết quả cho HS và lưu ý các điểm sai sót thường gặp.
* Khuyến khích các nhóm có cách giải hay và sáng tạo.
- Nhóm HS thực hiện các bài tập 1 - 2 - 3 - 4 theo HD gợi ý của GV.
1. Nhóm I: Bài 1 - 3
2. Nhóm 2 : Bài 2 - 4
3. Nhóm 3 : Bài 1 -2
4. Nhóm 4 : Bài 3 - 4
- Đại diện nhóm trình bày bài giải của mình
- Nhóm nhận xét , bổ sung các bài làm
- Theo dõi và sửa chửa
B. BÀI TẬP
BÀI 1 :Cho mạch điện như hình vẽ
Biết R = 30W; Đ(12V - 6W) UAB = 30V( không đổi)
Biến trở MN.
a) Tính điện trở của đèn.
b) Khi K mở, để đèn sáng bình thường thì phần biến trở
tham gia vào mạch điện RMC phải có giá tri là bao nhiêu ?
c) Khi K đóng, độ sáng của đèn thay đổi như thế nào ? Muốn đèn sáng bình thường thì ta phải di chuyển con chạy về phía nào ? Tính phần biến trở RMC tham gia vào mạch điện lúc đó.
d) Tính công suất tiêu thụ của mạch khi K đóng.
BÀI 2 :
a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có : nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V, Đ1(10V - 3W), Đ2(12V -3W), một biến trở có con chạy, dây nối. Biết (Đ1nt biến trở) // Đ2.
b) Để Đ1 sáng bình thường , điện trở của biến trở tham gia vào mạch điện có giá trị bằng bao nhiêu?
c) Nếu ta cho con chạy di chuyển về phía cuối của biến trở thì độ sáng của các bóng đèn thay đổi như thế nào ? tại sao ?
BÀI 3 : Cho mạch điện gồm (R1 = 10W mắc song song với R2 = 15W) nối tiếp với R3 = 4W .Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch UAB = 9V ,Ampe kế được mắc ngay trên mạch chính.
a) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trên và tính Rtđ của mạch.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.
c) Tính công suất tiêu thụ trên R2 .
BÀI 4 : Cho hai bóng đèn : Đ1(30V - 10W) và Đ2(30v - 15W)
a) Tính điện trở của mỗi đèn.
b) Khi mắc nối tiếp hai bóng đó vào mạch điện có hiệu điện thế 60V thì hai bóng đèn có sáng bình thường không ? tại sao?
c) Muốn cả hai bóng đèn đều sáng bình thường thì ta phải mắc thêm một điện trở R. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và tính giá trị điện trở đó.
* Tùy tình hình lớp mà GV chọn bài và hướng dẫn HS thực hiện hợp lí và xác với nội dung thi học kì
Hoạt động 4 ( 3 phút) Tổng kết, hướng dẫn học ở nhà
- Nhắc lại các nội dung chính
- HDHS về ôn tập tiếp và chuẩn bị bài kiến thức thật tốt cho kì thi học kì I.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Theo dõi ghi nhớ
- Ghi nhận
- Rút kinh nghiệm
Tuần 18
Ngày soạn : 21/12/2017
Tiết PPCT 36
Ngày dạy :..../.../201...
THI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kiểm tra đánh giá chính xác kết quả học tập bộ môn của HS
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức đ học để trả lời các câu hỏi của bài kiểm tra
3.Thái độ: nghiêm túc , tích cực làm việc độc lập
II. CHUẨN BỊ:
GV: Ma trận đề thi , đề thi và đáp án
HS: Tự ôn tập các kiến thức đ học.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
( theo kế hoạch chung và hướng dẫn của BGH trường)
Bảng trọng số đề kiểm tra học kì I - lớp 9
Nội dung
Tổng số tiết (m)
TS
tiết lý thuyết (n)
Số tiết quy đổi
Số câu
Điểm số
BH (a)
VD
(b)
BH
(X)
VD
(Y)
BH
VD
(1)
Chủ đề
(2)
(3)
(4)= n.h
(5)=
m-a
(6)=
a.N:A
(7) =
b.N:A
(8)
(9)
Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm
13
10
7
6
5
(5)
4,8
(5)
2 tn- 1 tl
1,25
2,5
- Điện năng. Công và công suất của dòng điện.
- Định luật Jun-Lenxơ
8
6
4,4
3,6
3,5
(3)
2,9
(3)
1tn –
2 TL
0,75
3,25
Điện từ học
10
9
6,6
3,4
5,3
(5)
2,7
(3)
1 TL
1,25
1
Tổng
31
25
18
13
13TN
2 TL
3 TN
2 TL
3,25
6,75
(Tổng số câu dự kiến N = 20 trắc nghiệm. A = 25)
Khung ma trận đề kiểm tra
(Trọng số h = 0,74; Tổng số câu 20, trắc nghiệm 16, Tự luận 4; Tổng số tiết: 31)
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Chủ đề 1 (13 tiết)
Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm
- Phát biểu được ĐL Ôm đối với đoạn mạch có điện trở.
- Viết được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, mắc song song.
- Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.
- Nêu được mối quan hệ giữa cừơng độ dịng điện với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó
- Vận dụng được công thức R=r. để giải thích các hiện tượng đơn giản liên quan đến điện trở dây dẫn.
- Vận dụng được ĐL Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp, mắc song song gồm nhiều nhất 3 điện trở.
Số câu
3
Câu 7, 9, 14
2
Câu 3, 13
2 TN
(Câu 10, 15)
1 TL
Câu 2
Số câu (điểm)
Tỉ lệ %
5 câu (1,25đ)
(12,5%)
3 câu (2,5đ)
(25%)
Chủ đề 2 (8 tiết)
Điện năng. Công và công suất của dòng điện.
- Biết được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện có mang năng lượng.
- Viết được công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.
- Viết được công thức tính công suất điện. Nêu được ý nghĩa về số vôn, số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện.
- Vận dụng được công thức P =U.I đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.
- Vận dụng được công thức A=P.t=U.I.t đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.
Vận dụng được công thức tính công suất điện . Tính điện trở của dụng cụ điện từ số vôn, số oát ghi trên dụng ng cụ.
Số câu
2
Câu 4, 11
1
Câu 5
1 TN
Câu 8
2 TL
Câu 3 a -b
Số câu (điểm)
Tỉ lệ ( %)
3 câu (0,75đ)
(7,5%)
3 câu (3,25đ)
(32,5%)
Chủ đề 3 (10 tiết)
Điện từ học
- Xác định được các từ cực của nam châm. Biết được sự tồn tại của từ trường xung quanh nam châm , xung quanh dòng điện và tính chất của nó.
- Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
- Mô tả được thí nghiệm Ơxtet để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.
- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
- Dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.
Số câu
3
Câu 1, 2, 6
2
Câu 12, 16
1TL
Câu 1
Số câu (điểm)
Tỉ lệ ( %)
5 câu (1,25đ)
(12,5%)
1 Câu (1,0đ)
(10%)
TRƯỜNG THCS THẠNH THỚI AN
HỌ TÊN HS:.
LỚP 9A.
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
MÔN Vật lí 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày thi ......./........./.........
đề chuẩn
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
A. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái A,B,C hoặc D đầu câu trả lời.
Câu 1: Từ trường không tồn tại ở ...
A. xung quanh nam châm B. xung quanh dòng điện
C. xung quanh điện tích đứng yên D. xung quanh Trái Đất.
Câu 2: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:
A. bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
B. có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc ở bên ngoài thanh nam châm.
C. có mật độ dày hoặc thưa tùy ý
D. có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.
Câu 3: Một dây dẫn có chiều dài l và điện trở R. Nếu cắt dây này thành 5 đoạn bằng nhau thì điện trở của mỗi đoạn sẽ bằng ?
A. Rx = B. Rx = R - 5 C. Rx = 5.R D. Rx = R + 5
Câu 4: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của điện năng?
A. Pascan (Pa) B. Niutơn (N)
C. kilôoát giờ (kWh) D. Oát (W)
Câu 5: Trong các biểu thức sau, biểu thứ của định luật Jun -Lenxơ là:
A. Q = I2.R.t B. Q = I.R.t C. Q =I.R2.t D. Q = U.R.t
Câu 6: Quy tắc bàn tay trái dùng để làm gì?
A. xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường.
B. xác định chiều đường sức từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng
C. xác định chiều dòng điện chạy trong ống dây.
D. xác định chiều đường sức từ của thanh nam châm
Câu 7. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm có hai điện trở mắc song song được tính theo biểu thức:
A. R = R1+ R2 B. C. D. R = R1- R2
Câu 8. Một bóng đèn có ghi 6V - 3W. Khi đó điện trở của đèn bằng :
A. 9 W B. 12 W C. 18 W D. 2 W
Câu 9. Công thức dùng để xác định điện trở của một dây dẫn hình trụ , đồng chất là:
A. B. C. D.
Câu 10. Ba điện trở R1 = R2 = 12W, R3 = 3W mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch này là:
A. 2 W B. 27 W C. 9 W D. 15W
Câu 11. Công thức nào sau đây dùng để xác định công suất của dụng cụ dùng điện?
A. P = B. P = A.t C. P = U2.R D. P =U.I
Câu 12. Muốn tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng thép thì phải:
A. giảm cường độ dòng điện và tăng số vòng dây
B. tăng cường độ dòng điện và giảm số vòng dây
C. tăng cường độ dòng điện và tăng số vòng dây
D. tăng tiết diện ngang và giảm chiều dài của ống dây
Câu 13. Trong các công thức sau , công thức nào KHÔNG đúng?
A. B. C. I = U.R D. U = I.R
Câu 14. Trong số các kim loại đồng, nhôm, sắt, bạc. Kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. sắt B. Nhôm C. Bạc D. Đồng
Câu 15. Khi đặt hiệu điện thế 12 V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ bằng 6 mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ giảm đi 4 mA thì hiệu điện thế là:
A. 4 V B. 2 V C. 3 V D. 6 V
Câu 16. căn cứ vào thí nghiệm Ơxtét, hãy kiểm tra các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng nhất?
A. dòng điện gây ra từ trường.
B. các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường
C. các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường
D. các dây dẫn có thể tạo ra từ trường.
II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)
Bài 1: Giả sử có một dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không dùng dụng cụ đo điện, có cách nào phát hiện được trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không ? (1,0đ)
Bài 2: Hai bóng đèn có điện trở 20W và 30W được mắc nối tiếp. Dòng điện qua bóng đèn thứ nhất là 0,6A.
Hãy tính điện trở tương đương của đoạn mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch ? (2,0đ)
Câu 3: Trên một bếp điện có ghi 220V - 750W.
a. Các chỉ số trên cho biết điều gì ? Tính nhiệt lượng mà dây đốt nóng tỏa ra trong 10 phút? .(2,0đ)
b. Mỗi ngày trung bình bếp điện sử dụng 5 giờ ở mạng điện gia đình . Tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) . (1,0đ)
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
A
C
A
A
C
B
B
A
D
C
Câu hỏi
13
14
15
16
Đáp án
C
C
A
A
B. Tự luận (6,0 điểm)
Bài 1 : (1,0đ) Đưa nam châm thử lại gần đường dây điện nếu thấy:
+ Nam châm thử bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam thì chứng tỏ dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
+ Nam châm thử vẫn chỉ hướng Bắc - Nam thì chứng tỏ dây dẫn không có dòng điện.
Câu 2:
- điện trở tương đương của mạch
Rtđ = R1 + R2 = 20 + 30 = 50W (1,0 đ)
- hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
Um= I1.Rtđ = 50.0,6 = 30 (V) (1,0 đ)
Câu 3:
a.Ý nghĩa:
- 220 V cho biết hiệu điện thế định mức đặt vào hai đầu bóng đèn (0,5 đ)
- 750 W là công suất định mức khi bếp điện hoạt động bình thường (0,5 đ)
- Nhiệt lượng tỏa ra trên dây điện trở trong 10 phút là
Q = P.t = 750.10.60 =450000 J (1,0 đ)
b. Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày)
A = P.t = 0,75 .5.30 =112,5 kWh (1,0 đ)
(hoặc A = P.t = 750.5.30.3600=405000000 J)
* chú ý
HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau. Nếu đúng vẫn được chấm đủ số điểm.
Tuần 19
Ngày soạn : 10/12/2017
Tiết PPCT 37
Ngày dạy:..../.../201...
HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Bài :31
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Kĩ năng
Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
3. Thái độ: tích cực, nghiêm túc. Biết hợp tác cùng tìm hiểu bài.
II. CHUẨN BỊ
*giáo viên:
- 1 đinamô xe đạp có gắn bóng đèn
- 1 đinamô xe đạp đã bóc một phận vỏ ngoài để nhìn thấy nam châm và cuộn dây.
* Mỗi nhóm HS :
- 1 cuộn dây có gắn đèn LED
- 1 thanh nam châm có trục quay vuông góc với thanh.
- 1 thanh nam châm điện và 2 pin 1,5V
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 (5 phút ) trả lời câu hỏi của GV
HS1: Phát biểu quy tắc bàn tay trái ? áp dụng xác định chiều lực từ và chiều dòng điện trong các trường hợp sau:
- HDHS tìm hiểu bài 31:
*Đặt vấn đề : Trong đinamô xe đạp , không có pin hay acquy mà vẫn tạo ra được dòng điện, Vậy cái gì đã tạo ra dòng điện ở đây ?
HSÞ quy tắc bàn tay trái: (SGK)
- Theo dõi , ghi nhận vấn đề
- tìm hiểu
Bài 31
HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG
ĐIỆN TỪ
Hoạt động 2 ( 12 phút ) Phát hiện cách tạo ra dòng điện mà không dùng Pin và Acquy. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp.
- Y/c HS quan sát mô hình và hình 31.1SGK và hỏi :
- Bộ phận nào làm cho đèn xe đạp phát sáng ?
- Trong đinamô xe đạp , có những bộ phận nào ? chúng hoạt động ntn để tạo ra dòng điện ?
- Dùng mô hình và hình vẽ SGK để chính xác lại KQ
-Từng HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi , lớp nhận xét bổ sung.
- Bình xe đạp - gọi là đinamô
- Nam châm và cuộn dây, nam châm quay trước cuộn dây
- Theo dõi, ghi nhận.
I. cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp.
* Cấu tạo:
Núm quay được nối với nam câm bởi trục quay, lỏi sắt non, cuộn dây
* Hoạt động:
Khi núm quay của đinamô quay thì nam châm quay , khi đó trong cuộn dây dẫn sẽ có dòng điện xuất hiện
- Dùng hình 31.1 SGK và mô hình đinamô đã tháo vỏ để chỉ ra các bộ phận chính.
- Em hãy dự đoán xem, hoạt động của bộ phận chính nào của đinamô gây ra dòng điện ?
- Quan sát hình 31.1SGK và mô hình ® nêu ra các bộ phận chính :
Þ Nam châm vĩnh cửu và cuộn dây có lỏi sắt non.
- Nêu dự đoán: Nam châm quay làm cho cuộn dây xuất hiện dđ ( hoặc ngược lại)
Hoạt động 4 (10 phút ) Tìm hiểu cách dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện. Xác định trong trường hợp nào thì nam châm vĩnh cửu có thể tạo ra dòng điện.
- HDHS làm TN
* Lưu ý HS: Làm động tác phải nhanh và dứt khoát:
1.Đưa nam châm vào trong cuộn dây.
2.Để nam châm nằm yên một lúc trong cuộn dây.
3. Kéo nam châm ra khỏi cuộn dây.
- Tổ chức cho: đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét bổ sung .
- Chính xác lại KQ.
- Làm việc nhóm:
1. Làm thí nghiệm 1 theo HD của GV và SGK.
2. Nhóm trả lời các câu hỏi C1 và C2
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung:
Þ C1:Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi:
+ Đưa nam châm từ từ lại gần cuộn dây.
+ Đưa nam châm ra xa cuộn dây.
Þ C2: Trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- Theo dõi và sửa chữa sai sót.
II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện.
1. Dùng nam châm vĩnh cửu:
a) Thí nghiệm:
C1:
C2:
b) Nhận xét 1 :
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.
Hoạt động 5 (10 phút) Tìm hiểu cách dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện. Xác định trong trường hợp nào thì nam châm điện có thể tạo ra dòng điện.
- HDHS lắp mạch điện và làm TN 2.
* Lưu ý HS:
1. Cách đặt nam châm điện (lõi sắt của nam châm đưa sâu vào lòng cuộn dây).
2. Làm rõ :Khi đóng - ngắt mạch điện thì từ trường của nam châm điện thay đổi ntn ?
( Khi dòng điện tăng, giảm ® từ trường nam châm điện mạnh yếu như thế nào ?)
- Tổ chức cho các nhóm HS trao đổi kết quả, sau đó GV chính xác lại.
- Qua những thí nghiệm trên , hãy cho biết khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
-thông báo : Các hiện tượng làm xuất hiện dòng điện cảm ứng ở các TN trên gọi là : hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Làm việc nhóm:
1. Thực hiện thí nghiệm 2
2. Trả lời C3
3. Thảo luận nhận xét các trường hợp xuất hiện dòng điện.
C3:Dòng điện xuất hiện:
+ Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện.
+ Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện.
- Thảo luận, nhận xét, sửa chửa
- Từng HS đọc thông tin SGK và trả lời:
Khi có sự chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây dẫn kín để các đường cảm ứng từ qua cuộn dây tăng - giảm liên tục (hoặc có sự biến thiên của từ trường qua cuộn dây) thì trong cuộn dây dẫn sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- Theo dõi, ghi nhận
2. Dùng nam châm điện:
a) Thí nghiệm:
C3:
b) Nhận xét 2 :
Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngắt mạch của nam điện , nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên
II. Hiện tượng cảm ứng điện từ:
Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm
ứng điện từ.
Hoạt động 6 (5 phút) Vận dụng và củng cố.
- Y/c HS nêu dự đoán : hiện tượng sẽ xảy ra ở câu hỏi C4, những căn cứ nêu dự đoán ?
- Tổ chức cho nhóm HS làm TNKT, GV theo dõi giúp đỡ.
- Nêu câu hỏicủng cố :
- Có những cách nào có thể dùng nam châm để tạo ra dòng điện ?
- Dòng điện được tạo ra khi đó gọi là dòng điện gì ?
- Cho HS đọc mục ghi nhớ cuối bài.
* Lưu ý HS: có các cách khác có thể tạo dòng điện như : cho nam châm điện chuyển động , hoặc cho nam châm quay trước cuộn dây.
- Nêu dự đoán trước lớp : trong cuộn dây có dđ cảm ứng xuất hiện. Vì một đầu nam châm chuyển động lại gần - ra xa cuộn dây liên tục.
- Nhóm làm TNKT và trả lời C4, C5
- Từng HS trả lời trước lớp, HS khác theo dõi nhận xét và bổ sung.
Þ Cho nam châm vĩnh cửu chuyển động lạigần hay ra xa cuộn dây kín.
Þ Dòng điện cảm ứng.
- Từng HS tự đọc mục " ghi nhớ "
- Theo dõi, ghi nhận.
III. Vận dụng
C4 : trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng xuất hiện.
C5 : Chính là nhờ nam châm ta có thể tao ra dòng điện.
Hoạt động 7 (3 phút) Hướng dẫn học ở nhà
- HDHS trả lời các câu hỏi bài tập 31.3 SBT VL9 và xem đọc trước bài 32 SGK.
- Nhận xét , đánh giá tiết học.
- Theo dõi, ghi nhận.
- Rút kinh nghiệm.
Tuần 19
Ngày soạn :10/12/2017
Tiết PPCT 38
Ngày dạy:..../.../201...
Bài 32
ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến đổi (tăng hoặc giảm) của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín .
- Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều
2. Kĩ năng
Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.
3. Thái độ: tích cực, nghiêm túc. Biết hợp tác cùng tìm hiểu bài.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên:
- Ảnh phóng to hình 32.1 SGK
- Bài soạn HD số 32
- Xem thông tin bổ sung kiến thức và PPDH trong SGV
*Nhóm HS: Mô hình cuộn dây dẫn và đường sức từ của nam châm
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 ( 7 phút) trả lời câu hỏi của GV
HS1: Hoạt động nào của bộ phận chính ở đnamô xe đạp gây ra dòng điện ? Dòng điện được tạo ra trong đinamô gọi là dòng điện gì ?
HS2: Khi nào xuất hiện dđ cảm ứng ? có những cách nào có thề tạo ra dòng điện cảm ứng với nam châm và ống dây ?
3.HDHS tìm hiểu bài 32:
- Nêu vấn đề như SGK sau đó nêu lại hỏi: " có những cách nào dùng nam châm đều tạo ra dòng điện cảm ứng ? "
HS1:
HS2:
- Theo dõi, ghi nhận vấn đề
- tìm hiểu
Bài 32
ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
Hoạt động 2 ( 5 phút ) Nhận biết vai trò của từ trường trong hiện tượng cảm ứng điện t
- Việc tạo ra dòng điện có phải phụ thuộc vào chính nam châm hay không ?
- Yếu tố chung nào trong các trường hợp đã gây ra dòng điện cảm ứng ?
-Thông báo : Các nhà khoa học cho rằng chính từ trường của nam châm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong 2_12407096.doc