C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý.
C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lý nhằm nâng cao trình độ bản thân.
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lý trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lý và ngoài môn Vật lý.
C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lý- các giải pháp kỹ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
C5: Sử dụng được kiến thức vật lý để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại.
C6: Nhận ra được ảnh hưởng vật lý lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Chủ đề: Định luật Ôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SẢN PHẨM _ NHÓM 6
BẢNG THÔNG TIN NHÓM
STT
Họ và tên
Chức vụ
Đơn vị (Trường/Phòng)
Số điện thoại
Địa chỉ email
Ghi chú
1
Lê Tiến Hùng
P. Hiệu trưởng
THCS Ia Nhin, Chư Păh
0986951606
Letienhung7@gamil.com
Nhóm trưởng
2
Đinh Ngọc Thư
Tổ trưởng CM
THCS Nội trú Chư Pứh
0989278930
Dinhngocthu1978@gmail.com
Phụ trách Văn thể
3
Phạm Viết Thông
Tổ trưởng CM
THCS Lý Tự Trọng, Chư Sê
0983465965
Thongvatlyk19@gmail.com
Phụ trách Hậu cần
4
Trần Văn Tĩnh
P. Hiệu trưởng
THCS Ia Mơ Nông, Chư Păh
0983066986
tinhpleiku@gmail.com
Phụ trách Kỹ thuật
5
Nguyễn Ngọc Hoạt
Tổ phó CM
THCS Chu Văn An, Chư Sê
0976501169
Hoatvan459@gmail.com
6
Khúc Văn Biền
TT CM
THCS Nguyễn Trãi, Chư Pưh
0974336008
pisahht@gmail.com
Tuần:1,2 Ngày soạn: 25/ 08/2017
Tiết KHDH: 2,3,4 Ngày dạy:29/ 08/ 2017
Tên chủ đề: ĐỊNH LUẬT ÔM
Thời lượng: 3 tiết
(Gồm các bài: Bài 1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Bài 2: Điện trở dây dẫn, định luật Ôm)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
1.1. Kiến thức
-HS nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
-Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Nêu được điện trở của dây dẫn đặc trưng cho mức đọ cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
- Nêu được điện trở của dây dẫn được xác định như thế nào và đơn vị đo là gì.
- Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở.
1.2. Kỹ năng:
-Biết lắp đặt mạch điện và làm được thí nghiệm về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
-Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa I, U từ số liệu thực nghiệm.
-Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện.
-Vận dụng được định luật Ôm để giải một số dạng bài tập đơn giản.
1.3. Thái độ:
-HS có thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác trong các hoạt động, yêu thích môn học.
-Cẩn thận, chịu khó trong học tập.
2. Mục tiêu phát triển năng lực
2.1. Định hướng các năng lực được hình thành
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm: Năng lực dự đoán, năng lực suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích khái quát hóa, rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.
2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ thực hiện
trong chuyên đề
Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lý
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lý.
- HS nắm được quan hệ giữa I và U.
- HS nắm được trị số R = U/I không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của vật dẫn.
- HS hiểu được khái niệm điện trở từ công thức R = U/I .
- HS phát biểu được định luật Ôm.
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý.
-HS viết được công thức Định luật Ôm I = U/R. Từ đó xác định được mối quan hệ giữa các đại lượng trong biểu thức định luật Ôm.
K3: Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-HS mắc mạch điện, đo được U, I.
-HS rút ra được sự phụ thuộc của I vào U và I vào R, vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U.
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lý vào các tình huống thực tiễn.
- HS dựa vào đồ thị xác định U và I tại một điểm bất kỳ trên đồ thị.
- HS vận dụng kiến thức đã học về điện trở, cường độ dòng điện để giải bài tập, giải thích các hiện tượng từ thực tế.
Nhóm NLTP về phương pháp (tập trung vào năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa)
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý.
- HS đặt được câu hỏi:
+ Tỷ số U/I không đổi đối với mỗi dây dẫn chứng tỏ điều gì?
+ Tỷ số U/I đối với hai dây khác nhau thì khác nhau chứng tỏ điều gì?
+ Nếu sử dụng cùng một U đặt vào hai đầu dây dẫn khác nhau thì I có khác nhau không?
P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.
HS mô tả được quan hệ I ∼U ( R = const) và I ∼ 1/R (U = const)
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý.
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lý.
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lý.
HS vận dụng kiến thức về quan hệ hai đại lượng tỷ lệ thuận (y = kx) và quan hệ hai đại lượng tỷ lệ nghịch ( y = a/x) để nhận xét và phát biểu định luật Ôm.
P6: Chỉ ra được điều kiện lý tưởng của hiện tượng vật lý.
- Điều kiện lý tưởng của vôn kế, ampe kế trong thí nghiệm hình 1.1.
- Giải thích các điểm O, B, C, D, E trong đồ thị hình 1.2 vì sao không thẳng hàng.
P7: Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.
Suy ra được công thức tính U, R từ hệ thức định luật Ôm
P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
- HS xác định được mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành, xử lý kết quả thí nghiệm hình 1.1 và rút ra nhận xét.
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn của các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này.
Nhóm NLTP trao đổi thông tin
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lý bằng ngôn ngữ vật lý và các cách diễn tả đặc thù của vật lý.
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lý (chuyên ngành).
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.
-HS Sử dụng bảng 1 và đồ thị hình 1.2 để tìm ra tính chất tỉ lệ thuận và dạng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của U và I.
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, công nghệ.
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm).
-HS từ TN ghi lại giá trị U và I vào bảng 1.
X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm) một cách phù hợp.
- Tìm hiểu thông tin, trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận, tự rút ra nhận xét về quan hệ U – I – R
X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lý.
-HS thảo luận rút ra mối quan hệ giữa U và I.
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý.
Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý.
-HS sử dụng kiến thức hiện có về toán để tính toán tỉ số, so sánh, dựa vào quan hệ hai đại lượng tỷ lệ thuận (y = kx) và quan hệ hai đại lượng tỷ lệ nghịch ( y = a/x) để đưa ra nhận xét.
- HS có kỹ năng lắp mạch điện trong thí nghiệm, đo hiệu điện thế, cường độ dòng điện.
C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lý nhằm nâng cao trình độ bản thân.
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lý trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lý và ngoài môn Vật lý.
C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lý- các giải pháp kỹ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
C5: Sử dụng được kiến thức vật lý để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại.
-HS nắm được các quy tắc an toàn khi làm TN, trong đời sống.
C6: Nhận ra được ảnh hưởng vật lý lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS)
1. Chuẩn bị của GV
- Dụng cụ thí nghiệm:
- Bộ thí nghiệm gồm: 1 dây điện trở bằng nikêlin, 1 Ampe kế (GHĐ 1,5A; ĐCNN 0,1A); 1 Vôn kế (GHĐ 6V, ĐCNN 0,1V); 1 công tắc; 1 nguồn 12V; 7 đoạn dây nối.
- Thước kẻ
- Hệ thống bảng phụ:
- Bảng 1, 2 Hình 1.1; Hình 1.2 SGK
- Kẻ sẵn bảng ghi giá trị thương số
2. Chuẩn bị của HS:
- Thước kẻ, dụng cụ thí nghiệm theo nhóm (3 bộ như của GV)
- Ôn tập các kiến thức liên quan.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TT
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS
Năng lực được hình thành
1. Nội dung 1:
Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm
- Phương pháp: Thực nghiệm và thu thập thông tin
- Thời lượng: 15 phút
GV: yêu cầu HS tìm hiểu mạch điện Hình 1.1(tr4-SGK), kể tên, nêu công dụng, cách mắc các bộ phận trong sơ đồ, bổ sung chốt (+), (-) vào các dụng cụ đo trên sơ đồ mạch điện.
- Tìm hiểu mạch điện
- Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm,
- Chú ý an toàn điện
K3, C1
P8
C5
Yêu cầu HS đọc mục 2- nêu các bước tiến hành TN.
Tiến hành TN,
Đọc mục 2 SGK, tiến hành thí nghiệm, quan sát và ghi kết quả TN
K3, C1
Hướng dẫn cách làm thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng cách tăng giảm hiệu điện thế nguồn.
Làm theo yêu cầu GV
X5
Gọi đại điện nhóm đọc kết quả thí nghiệm, GV ghi lên bảng phụ.
Đại diện nhóm đọc kết quả TN
X5
-Tổ chức thảo luận toàn lớp, trả lời câu C1
-đánh giá kết quả thí nghiệm của các nhóm.
Thảo luận và trả lời câu hỏi C1
X7
Hoạt động 2: Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận
Phương pháp: Hoạt động cá nhân, Xử lý thông tin
Thời lượng: 15 phút
- Đưa bảng phụ vẽ sẵn đồ thị hình 1.2
- Yêu cầu HS đọc phần thông báo mục 1-Dạng đồ thị, trả lời câu hỏi:
Nêu đặc điểm đường biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U?
- Dựa vào đồ thị hình 1.2 nhận xét dạng đồ thị
P6
X3
Yêu cầu học sinh làm C2
Làm câu hỏi C2
K1
Yêu cầu HS nhận xét các điểm O, B, C, D, E trong hình 1.2, và đồ thị em vẽ được các điểm có thẳng hàng hay không.
Trả lời câu hỏi của GV
X3, P6
Kết luận: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (giảm) bấy nhiêu lần.
Đọc và ghi nhớ kiến thức
X3
Hoạt động 3: Vận dụng
- Phương pháp: Hoạt động cá nhân
- Thời lượng: 10 phút
- Yêu cầu học sinh làm C3, C4, C5
- Làm C3, C4, C5
K4
2. Nội dung 2:
Định luật Ôm
Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm điện trở của dây dẫn
Phương pháp: Tái hiện kiến thức và xử lý thông tin
Thời lượng: 18 phút
Yêu cầu từng HS, dựa vào bảng 1 và 2, xác định thương số với dây dẫn→Nêu nhận xét và trả lời câu C1.
Xử lý câu C1
+ Tỷ số U/I không đổi đối với mỗi dây dẫn chứng tỏ điều gì?
+ Nếu sử dụng cùng một U đặt vào hai đầu dây dẫn khác nhau thì I có khác nhau không?
K1
P1
P1
- Hướng dẫn HS thảo luận để trả lời câu C2.
-Thảo luận nhóm trả lời C2
- Tỷ số U/I đối với hai dây khác nhau thì khác nhau chứng tỏ điều gì?
K1
P1
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin của mục 2
Đọc thông tin mục 2, nắm được khái niệm, ký hiệu, đơn vị và ý nghĩa của điện trở
X6
Hoạt động 5: Tìm hiểu về định luật Ôm
Phương pháp: Thu thập thông tin
Thời lượng: 10 phút
Yêu cầu HS nhận xét mối quan hệ I và U, giữa I và R
Nhận xét quan hệ giữa I và U là quan hệ tỷ lệ thuận, quan hệ giữa I và R là tỷ lệ nghịch
X6 P2, P5
C1
Thông báo hệ thức định luật Ôm I = U/R
Ghi hệ thức, tìm hiểu các đại lượng trong hệ thức, đơn vị các đại lượng và suy ra các hệ quả
K2
P7
Yêu cầu HS phát biểu định luật:
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây
Phát biểu định luật và ghi nhớ
K1
X6
Hoạt động 6: Vận dụng định luật Ôm
Phương pháp: Hoạt động cá nhân
Thời lượng: 12 phút
Yêu cầu học sinh hoàn thành C3, C4
Học sinh hoàn thành C3, C4
K4
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH.
Nội dung
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cấp cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
1. Nội dung 1:
Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
6/ (K4) Hãy cho biết mối quan hệ giữa I và U giữa hai đầu dây dẫn?
1/(X7) : Hãy cho biết khi thay đổi HĐT giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ như thế nào với HĐT?
2/ (K1) Vẽ đường biểu diễn mối quan hệ giữa I và U dựa vào số liệu bảng 1, nhận xét đường biểu diễn?
5/ (K4) Dựa vào đồ thị hình 1.2 xác định CĐ DĐ chạy qua dây dẫn khi HĐT là 2,5 V; 3,5V. Xác định giá trị U, I tương ứng với một điểm bất kỳ trên đồ thị
3/ (K3) Đồ thị nào sau đây biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế?
A. Đồ thị a và b.
B. Đồ thị b.
C. Đồ thị a.
D. Không có đồ thị nào.
2. Nội dung 2: Định luật Ôm
7/ (K1) Nhận xét giá trị thương số U/I đối với mỗi dây dẫn và hai dây dẫn khác nhau?
8/ (K1) Nêu ý nghĩa của điện trở.
4/ (K4) Dựa vào số liệu bảng 2, điền giá trị vào các ô còn trống.
10/ (K1) Dựa vào công thức R = U/I có bạn phát biểu như sau: "Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện qua dây". Theo bạn phát biểu này đúng hay sai?
9/ (K1) Dựa vào bảng 1 và 2, xác định thương số với dây dẫn
11/ (K4) Một bóng đèn lúc thắp sáng có R = 12Ω, I = 0,5A. Tính U.
13/ (K4) Đặt cùng một HĐT vào hai đầu các dây dẫn có R1 và R2 biết R2=3R1. So sánh I1 và I2
12/ (K4) Mắc một dây dẫn vào hiệu điện thế U = 6V thì cường độ dòng điện qua dây là I = 0,2A. (K4.III)
a. Tính điện trở của dây
b. Nếu hiệu điện thế hai đầu dây là U’ = 18V thì cường độ dòng điện qua dây là I’ bằng bao nhiêu?
14/ (K4) Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn tăng lên ba lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó thay đổi như thế nào?
A.Tăng 3 lần.
B. Không thay đổi.
C. Giảm 3 lần.
D. Không thể xác định chính xác được.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vat ly 9Chu de 1 Dinh luat Om giao an chuyen de theo huong phat trien nang luc hs_12395967.doc