?/ Qua TN rút ra kết luận gì về NC?
GV: Dự kiến câu trả lời: Nội dung kết luận SGK
HS: Đọc lại kết luận SGK
GV Thông báo: Hai đầu kim (thanh) NC có tính chất từ không hoàn toàn giống nhau đó gọi là 2 cực từ của chúng.
?/ Hai đầu của thanh NC thẳng có tính chất như hai đầu của kim NC không? Nêu phương án để kiểm nghiệm?
GV: Dự kiến câu trả lời.
Có. Phương án: Để thanh NC có thể quay tự do (để trên một miếng xốp thả nổi trên mặt chậu nước hoặc dùng chỉ không xoắn buộc vào giữa thanh NC rồi treo vào giá)
HS: Trả lời
GV: Y/c HS nghiên cứu phần thông tin trong SGK - 59 và cho HS quan sát NC trong bộ dụng cụ.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tiết 23 bài 21: Nam châm vĩnh cửu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01.11.2018 Ngày dạy: Lớp 9A : 08.11.2018
Chương II. ĐIỆN TỪ HỌC
Tiết 23. Bài 21 NAM CHÂM VĨNH CỬU
(Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Mô tả được từ tính của nam châm.
- Biết cách xác định được từ cực của nam châm vĩnh cửu.
- Biết được các từ cực loại nào thì đẩy nhau, loại nào thì hút nhau.
- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.
2. Kĩ năng
- Xác định cực của nam châm
- Biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng
3. Thái độ
- HS có ý thức tự giác, tích cực học tập; có ý thức hợp tác trong nhóm.
4. Năng lực cần đạt: Năng lực tự học, năng lực thực hành, năng lực học tập theo nhóm. Năng lực thuyết trình báo cáo sản phẩm của nhóm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SBT, bài giảng điện tử
2. Học sinh
* Mỗi nhóm:
- 2 thanh nam châm thẳng, trong đó một thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên cực.
- Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa, xốp.
- 1 nam châm hình chữ U, một kim nam châm đặt trên một mũi nhọn thẳng đứng, 1 la bàn, 1 giá thí nghiệm và 1 sợi dây để treo thanh nam châm.
* Cá nhân: - Học bài và làm bài tập đầy đủ.
- Đọc trước bài 21.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ
* Ôn định tổ chức lớp:
9A: ......./....... (......................................................................)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
* Mục tiêu: HS ôn lại các kiến thức về nam châm đã học ở lớp 5, lớp 7
* Nhiệm vụ: HS nêu được đặc điểm của nam châm là hút sắt, NC có hai cực Bắc-Nam
* Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi, phiếu học tập.
* Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá lẫn nhau; GV đánh giá học sinh
* Tiến trình thực hiện:
GV: Y/c HS quan sát ảnh chụp đầu chương II (SGK-57).
GV: Giới thiệu máy biến thế có vai trò rất quan trọng trong ngành điện. Vậy máy biến thế được chế tạo dựa vào hiện tượng vật lý nào? Để trả lời được câu hỏi đó và nhiều câu hỏi khác, nghiên cứu chương II: Điện từ học.
HS: Đọc các câu hỏi (SGK-57) để tìm hiểu các vấn đề cần nghiên cứu trong chương II.
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân trả lời câu hỏi sau:
Nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 5; lớp 7 về NC. Cho biết nam châm là vật có đặc điểm gì?
HS: NC hút sắt (bị sắt hút), NC có hai cực Bắc và Nam
* ĐVĐ: Nam châm còn có tính chất nào khác?
2. Nội dung bài học
HĐ1. Nhớ lại kiến thức lớp 5, lớp 7 về từ tính của NC (6’)
* Mục tiêu: Nhớ lại đặc tính hút sắt của NC đã biết.
* Nhiệm vụ: Nêu được phương án làm thí nghiệm loại sắt ra khỏi hỗn hợp, làm được thí nghiệm theo phương án đã nêu.
* Phương thức thực hiện: HS thảo luận nhóm, làm TN theo nhóm và hoạt động cả lớp.
* Sản phẩm: Nêu được phương án làm TN, kết quả thí nghiệm.
* Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh, HS đánh giá HS; GV đánh giá HS.
* Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ nhóm đôi
- Dựa vào đặc tính đã biết của NC, hãy nêu phương án làm TN để loại sắt ra khỏi hỗn hợp.
- Làm thí nghiệm theo phương án đã nêu và báo cáo kết quả.
HS: Thảo luận nhóm nêu phương án làm TN. Làm thí nghiệm để kiểm tra kết quả.
GV:
+ Gọi đại diện vài nhóm nêu phương án TN.
+ Giúp HS lựa chọn phương án khả thi
+ Y/c HS làm thí nghiệm và nêu kết quả.
?/ Rút ra kết luận gì về NC?
I. Từ tính của nam châm
1. Thí nghiệm
* Nam châm có đặc tính hút sắt (hay bị sắt hút).
HĐ2. Phát hiện thêm tính chất từ của nam châm (10’)
* Mục tiêu: Biết thêm khi đứng tự do hai cực của NC luôn chỉ hướng Bắc – Nam địa lý.
* Nhiệm vụ: Làm thí nghiệm phát hiện tính chất từ của NC và trả lời C2.
* Phương thức thực hiện: HS thảo luận nhóm, làm TN theo nhóm và hoạt động cả lớp.
* Sản phẩm: Làm được thí nghiệm H 21.1 và câu trả lời C2.
* Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh, HS đánh giá HS; GV đánh giá HS.
* Tiến trình thực hiện:
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ nhóm
Đọc kĩ câu C2 (SGK-58) tìm hiểu TN
Làm thí nghiệm theo hướng dẫn SGK
3) Rút ra nhận xét về kết quả thí nghiệm.
GV: Phát dụng cụ TN cho các nhóm.
HS: HĐ nhóm thực hiện lần lượt các yêu cầu
GV: Theo dõi các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
+ Gọi đại diện 1 nhóm thông báo kết quả TN trả lời C2. Nhóm khác bổ sung.
?/ Qua TN rút ra kết luận gì về NC?
GV: Dự kiến câu trả lời: Nội dung kết luận SGK
HS: Đọc lại kết luận SGK
GV Thông báo: Hai đầu kim (thanh) NC có tính chất từ không hoàn toàn giống nhau đó gọi là 2 cực từ của chúng.
?/ Hai đầu của thanh NC thẳng có tính chất như hai đầu của kim NC không? Nêu phương án để kiểm nghiệm?
GV: Dự kiến câu trả lời.
Có. Phương án: Để thanh NC có thể quay tự do (để trên một miếng xốp thả nổi trên mặt chậu nước hoặc dùng chỉ không xoắn buộc vào giữa thanh NC rồi treo vào giá)
HS: Trả lời
GV: Y/c HS nghiên cứu phần thông tin trong SGK - 59 và cho HS quan sát NC trong bộ dụng cụ.
?: Người ta làm thế nào để phân biệt hai từ cực của NC?
HS: - Sơn màu khác nhau(Xanh–đỏ; đỏ-trắng; )
- Dùng kí hiệu N(North–cực Bắc); S(South – cực Nam)
GV: Lưu ý quy ước về màu của các cực của NC vẽ trong SGK
?: Ngoài sắt, thép NC còn hút được những vật liệu nào?
GV: Gọi một vài HS gọi tên các loại nam châm và chỉ rõ tên cực từ của NC trong bộ thí nghiệm của nhóm mình.
C2
+ Khi đã đứng cân bằng, kim NC nằm dọc theo hướng Bắc - Nam.
+ Xoay lệch hỏi vị trí cân bằng. Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim NC vẫn chỉ hướng Bắc - Nam.
2. Kết luận
SGK-58
HĐ3. Tìm hiểu sự tương tác giữa hai nam châm (10')
* Mục tiêu: Biết được sự tương tác giữa NC khi đặt gần nhau.
* Nhiệm vụ: Làm thí nghiệm tìm hiểu sự tương tác giữa hai NC khi đặt gần nhau
* Phương thức thực hiện: HS thảo luận nhóm, làm TN theo nhóm và hoạt động cả lớp.
* Sản phẩm: Làm được thí nghiệm H 21.3, trả lời câu C4, C5.
* Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh, HS đánh giá HS; GV đánh giá HS.
* Tiến trình thực hiện:
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ nhóm
Đọc kĩ hướng dẫn câu C3, C4
Làm thí nghiệm trả lời C3, C4
Từ kết quả TN rút ra kết luận về sự tương tác giữa hai cực cùng tên, khác tên của hai NC khi đặt gần nhau?
GV: Phát dụng cụ cho các nhóm, theo dõi các nhóm làm TN.
HS: HĐ nhóm làm thí nghiệm
GV: Gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhấn mạnh lại nội dung kết luận
II. Tương tác giữa hai nam châm
1. Thí nghiệm
SGK/59
C3
Đưa cực Nam (S) của thanh NC lại gần kim NC ta thấy cực Bắc của kim NC bị hút về phía cực Nam của thanh NC.
C4
Đổi đầu của thanh NC, đưa cực Bắc của thanh NC lại gần kim NC thì cực Bắc của kim NC bị đẩy, cực Nam của kim NC bị hút về phía cực Bắc của thanh NC.
2. Kết luận
SGK/59
3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học (13')
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về NC trả lời các câu C5, C6, C7, C8. Hiểu được cấu tạo và sử dụng la bàn.
* Nhiệm vụ: Trả lời được các câu trên, nêu được cấu tạo và sử dụng la bàn để XĐ phương hướng.
* Phương thức thực hiện: HSHĐ cá nhân trả lời các câu trên
* Sản phẩm: Câu trả lời câu C5, C6, C7, C8
* Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh, HS đánh giá HS; GV đánh giá HS.
* Tiến trình thực hiện:
?: Qua bài học hãy nêu những đặc điểm của NC? (Ghi nhớ)
GV: Y/c HSHĐ cá nhân tự trả lời C5, C6, C7, C8.
+ Gọi HS lần lượt trả lời C5, C6, C7, C8.
GV: Câu C6: Cho HS quan sát la bàn thật và quan sát la bàn trên hình 21.4, yªu cÇu HS nªu cÊu t¹o vµ ho¹t ®éng từ đó nêu t¸c dông cña la bµn
? : Trả lời C6?
GV: Hướng dẫn HS cách sử dụng la bàn để xác định phương hướng.
+ Y/c các nhóm HS sử dụng la bàn để xác định hướng của bảng đen, cửa ra vào, cửa sổ của lớp học.
+ Gọi đại diện nhóm thông báo kết quả.
GV: C7: Cho HS xác định cực từ của các NC trong bộ TN.
?: Với kim NC không ghi tên cực phải xác định cực từ như thế nào?
HS: Dựa vào màu sắc hoặc kiểm tra theo 1 trong hai cách sau:
+ Dựa vào sự tương tác giữa các cực của hai NC.
+ Dựa vào sự định hướng của kim NC khi được đặt tự do.
HS: Xác định cực từ của kim NC trong bộ TN.
?: Trả lời C8? Nêu cách xác định?
GV: Nhấn mạnh hai cách xác định tên từ cực của NC.
GV: Y/c HS đọc mục “Có thể em chưa biết”
III. Vận dụng
C5
Có thể Tố Xung Chi đã lắp vào tay hình nhân một thanh NC thẳng có thể quay tự do, cực S được đặt theo hướng chỉ của tay.
C6
Bộ phận chỉ hướng của la bàn là 1 kim NC. Vì tại mọi vị trí trên Trái Đất (trừ ở 2 địa cực), kim NC luôn chỉ theo phương Bắc - Nam địa lý. Do đó la bàn được dùng để xác định phương hướng cho người đi biển, đi rừng, xác định hướng nhà,
C7
Cực Bắc: Ghi chữ N.
Cực Nam: Ghi chữ S.
Kim NC: Màu đỏ - Cực Bắc
Màu trắng – Cực Nam
C8
Đầu bên trái của thanh NC là cực Nam (S), đầu còn lại bên phải là cực Bắc (N).
* Hướng dẫn học ở nhà
- GV y/c (tìm tòi, mở rộng): Đọc thêm phần “Có thể em chưa biết”. Tìm hiểu thêm về các cực từ của Trái Đất qua sách báo, internet,
- Đọc kỹ SGK, đọc phần “ có thể em chưa biết”, học thuộc phần ghi nhớ.
- BTVN: 21.1 → 21.5; 21.8; 21.10; 21.11 (SBT/48; 49).
HD 21.4: Dựa vào sự tương tác giữa hai NC, So sánh độ lớn của lực từ và trọng lượng của 2 thanh NC.
- Ôn tác dụng từ của dòng điện đã học ở lớp 7.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12467540.doc