NỘI DUNG :
1. Nguyên tắc hoạt động máy phát điện xoay chiều
a) Nguyên tắc hoạt động của các loại máy phát điện xoay chiều là dựa trên
hiện tượng cảm ứng điện từ : khi từ thông qua một vòng dây biến thiên điều hòa,
trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng xoay chiều.
b) Có hai cách tạo ra suất điện động xoay chiều thường dùng trong các máy
điện :
- Từ trường cố định, các vòng dây quay trong từ trường.
- Từ trường quay, các vòng dây đặt cố định.
7 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 12 - Bài 17: Máy phát điện xoay chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
I / MỤC TIÊU :
Hiểu nguyên tắc hoạt động của các máy phát điện xoay chiều.
Nắm được cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha.
Biết vận dụng các công thức để tính tần số và suất điện động của máy phát
điện xoay chiều.
II / CHUẨN BỊ :
1 / Giáo viên :
Mô hình máy phát điện xoay chiều một pha, tranh vẽ sơ đồ các loại
máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha.
2 / Học sinh :
Xem lại hiện tượng cảm ứng điện từ
III / GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1 :
HS : Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện
GV : Nguyên tắc hoạt động của các loại
từ
HS : = 0 cos 2ft
HS : e = N
dt
d = 2f N 0 sin 2ft
HS : e = 2f N 0 cos ( 2ft / 2 )
HS : E0 = 2f N 0
HS : Từ trường cố định, vòng dây quay.
HS : Từ trường quay, vòng dây cố định.
Hoạt động 2 :
HS : Phần cảm và phần ứng.
HS : Nam châm điện, nam châm vĩnh
cữu.
HS : Những cuộn dây
máy phát điện xoay chiều là gì ?
GV : Viết biểu thức từ thông qua mỗi
vòng dây ?
GV : Viết biểu thức suất điện động xuất
hiện trong cuộn dây có N vòng ?
GV : Hướng dẫn học sinh biến đổi biểu
thức suất điện động xuất hiện trong
cuộn dây có N vòng ?
GV : Viết biểu thức biên độ của suất
điện động ?
GV : Nêu hai cách tạo ra suất điện động
xoay chiều thường dùng trong các máy
phát điện ?
GV : Nêu tên hai bộ phận chính của
máy phát điện xoay chiều ?
GV : Phần cảm được cấu tạo như thế
nào ?
GV : Phần ứng được cấu tạo như thế
nào ?
HS : stato, roto
HS : Phần ứng gồm nhiều cuộn dây,
mỗi cuộn dây lại gồm nhiều vòng dây
mắc nối tiếp, phần cảm gồm nhiều nam
châm điện.
HS : Quấn trên các lõi thép kỹ thuật.
HS : Lõi thép gồm nhiều lá thép mỏng
ghép cách điện.
HS : Có 2 cách
HS : hai vành khuyên, hai thanh quét.
Hoạt động 3 :
HS : Nêu định nghĩa.
HS : e1 = Eocost
e2 = Eocos(t -
2
3
)
e3 = Eocos(t +
2
3
)
GV : Nêu tên của phần quay và phần cố
định của máy phát điện ?
GV : Người ta phải làm gì để tăng suất
điện động của máy phát ?
GV : Để tăng cường từ thông qua các
cuộn dây người ta phải làm gì ?
GV : Muốn tránh dòng điện PhuCô
người ta phải làm gì ?
GV : Các máy phát điện xoay chiều 1
pha có mấy cách hoạt động ?
GV : Để dẫn dòng điện ra ngoài người
ta phải làm bằng cách nào ?
GV : Dòng điện xoay chiều 3 pha là gì
?
GV : Viết các biểu thức suất điện động
xuất hiện trong cuộn dây ?
HS : 3 cuộn dây giống nhau.
HS : Tam giác hoặc sao
GV : Quan sát hình vẽ 42.4 mô tả cấu
tạo của máy phát điện xoay chiều 3 pha
?
GV : Tải tiêu thụ điện năng được mắc
như thế nào ?
IV / NỘI DUNG :
1. Nguyên tắc hoạt động máy phát điện xoay chiều
a) Nguyên tắc hoạt động của các loại máy phát điện xoay chiều là dựa trên
hiện tượng cảm ứng điện từ : khi từ thông qua một vòng dây biến thiên điều hòa,
trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng xoay chiều.
b) Có hai cách tạo ra suất điện động xoay chiều thường dùng trong các máy
điện :
- Từ trường cố định, các vòng dây quay trong từ trường.
- Từ trường quay, các vòng dây đặt cố định.
2. Máy phát điện xoay chiều một pha
a) Các bộ phận chính
Có hai bộ phận chính là phần cảm và phần ứng.
- Phần cảm là nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu. Đó là phần tạo ra
từ trường.
- Phần ứng là những cuộn dây, trong đó xuất hiện suất điện động cảm ứng
khi máy hoạt động.
Một trong hai phần đặt cố định, phần còn lại quay quanh một trục. Phần cố
định gọi là stato, phần quay gọi là rôto.
Để tăng suất điện động của máy phát, phần ứng thường gồm nhiều cuộn
dây, mỗi cuộn lại gồm nhiều vòng dây mắc nối tiếp với nhau; phần cảm gồm nhiều
nam châm điện tạo thành nhiều cặp cực Bắc – Nam, bố trí lệch nhau. Các cuộn
dây của phần ứng và phần cảm thường được quấn trên các lõi thép kĩ thuật để tăng
cường từ thông qua chúng. Lõi thép gồm nhiều lá thép mỏng ghép cách điện với
nhau để giảm hao phí do dòng Phu – cô.
b) Hoạt động
Các máy phát điện xoay chiều một pha có thể hoạt động theo hai cách :
- Cách thứ nhất : phần ứng quay, phần cảm cố định.
- Cách thứ hai : phần cảm quay, phần ứng cố định.
Các máy hoạt động theo cách thứ nhất có stato là nam châm đặt cố định,
rôto là khung dây quay quanh một trục trong từ trường tạo bởi stato.
Để dẫn dòng điện ra mạch ngoài, người ta dùng hai vành khuyên đặt đồng
trục và cùng quay với khung dây (Hình 42.1). Mỗi vành khuyên có một thanh quét
tì vào. Khi khung dây quay, hai vành khuyên trượt trên hai thanh quét, dòng điện
truyền từ khung dây qua hai thanh quét ra ngoài. Các máy hoạt động theo cách thứ
hai có rôto là nam châm, thường là nam châm điện được nuôi bỏi dòng điện một
chiều; stato gồm nhiều cuộn dây có lõi sắt, xếp thành một vòng tròn. Các cuộn dây
của rôto cũng có lõi sắt và xếp thành vòng tròn, quay quanh trục qua tâm vòng
tròn.
Hình 42.1 Sơ đồ máy phát điện xoay chiều một pha có phần ứng quay, phần cảm
cố định
3. Máy phát điện xoay chiều ba pha
a) Dòng điện xoay chiều ba pha
Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thống ba dòng điện xoay chiều, gây bởi
ba suất điện động cùng tần số, cùng biên độ nhưng lệch nhau về pha là 2
3
e1 = Eocost
e2 = Eocos(t -
2
3
)
e3 = Eocos(t +
2
3
)
b) Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha
Dòng điện xoay chiều ba pha được tạo ra bởi máy phát điện xoay chiều ba
pha. Máy này có cấu tạo giống như máy phát điện một pha hoạt động theo cách
thứ hai nhưng stato có ba cuộn dây riêng rẽ, hoàn toàn giống nhau quấn trên ba lõi
sắt đặt lệch nhau 120o trên một vòng tròn. Rôto là một nam châm điện (Hình
42.4).
Hình 42.4 Sơ đồ cấu tạo của một máy phát điện xoay chiều ba pha
Khi rôto quay đều, các suất điện động cảm ứng xuất hiện trong ba cuộn dây
có cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch nhau về pha là 2
3
. Nếu nối các đầu dây
của ba cuộn với ba mạch ngoài giống nhau thì ta có hệ ba dòng điện cùng biên độ,
cùng tần số nhưng lệch nhau về pha là 2
3
.
V / CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ :
Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 và làm bài tập 1, 2
Xem bài 43
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_an_vat_ly_lop_12_bai_17_may_phat_dien_xoay_chieu.pdf