Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức (Trò chơi bật cóc)
-Mục đích: HS ghi nhớ và viết ra giấy được công thức tính khối lượng riêng của một chất.
- Hình thức chơi: 3 nhóm cử ra 2 thành viên mỗi đội tham gia chơi.
- Luật chơi: các thành viên chơi xếp thành hàng ngang và trả lời câu hỏi Đ/S. Nếu trả lời đúng sẽ được bật cóc 1 bước về phía đích, nếu trả lời sai thì đứng tại chỗ. Thành viên nào bật về đích sớm nhất sẽ dành chến thắng.
-GV nêu hệ thống câu hỏi Đúng/Sai:
? Cân Robecvan là dụng cụ dùng để đo khối lượng vật trong phòng thí nghiệm.
? Người ta có thể đo khồi lượng vật bằng lực kế.
? ĐCNN là khoảng cách giữa hai vạch trên thước.
? GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
? Đơn vị đo chiều dài hợp pháp của Việt Nam là km.
? 1dam=100m
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 6 tiết 14: Thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/07/2017
Ngày dạy: 20/07/2017
Tiêt 14: THỰC HÀNH
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS xác định được khối lượng riêng của vật rắn không thấm nước,
- HS trình bày được công thức tính khối lượng riêng và giải thích ý nghĩa, đơn vị các đại lượng có trong công thức.
- HS nói được các bước để tiến hành một bài thí nghiệm Vật lí.
2. Kỹ năng:
- HS sử dụng thành thạo các dụng cụ thí nghiệm : Lực kế, bình chia độ.
- HS vận dụng thành thạo công thức D = để tính khối lượng riêng của 1 chất.
3. Thái độ:
- Có tinh thần hợp tác tốt trong nhóm.
- Cẩn thận, chính xác khi làm thí nghiệm.
4. Phát triển năng lực:
- Tự học, giải quyết vấn đề, thuyết trình.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- 1 lực kế, 1 bình chia độ, các viên sỏi, chai nước, cuộn chỉ
Học sinh:
* Mỗi nhóm chuẩn bị:
- 1 cốc nước, 15 viên sỏi to.
* Mỗi HS chuẩn bị 1 báo cáo thực hành theo mẫu ở SGK.
III. Tổ chức hoạt động của học sinh
Ổn định tổ chức:
-GV kiểm tra sĩ số và chia nhóm 7 để hoạt động
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (15’) Trò chơi- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm
-Mục đích trò chơi:
+HS hoạt động
+Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm mà nhóm đã lên danh sách.
-Cách tiến hành:
+GV nêu luật chơi: Trong thời gian 1 bài hát hãy thay phiên nhau nhảy lò cò đến vị trí đặt các dụng cụ và lấy về những dụng cụ mà nhóm mình xem là cần thiết để đo khối lượng riêng của một viên đá.
+GV cho các nhóm 1 phút để thống nhất lại dụng cụ cần thiết
+GV tổ chức trò chơi (phát bài Doremon)
-GV nhận xét: Tổng kết dụng cụ cần để thực hành (GV chú ý đến những nhóm còn thiếu dụng cụ để bổ sung).
Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức (Trò chơi bật cóc)
-Mục đích: HS ghi nhớ và viết ra giấy được công thức tính khối lượng riêng của một chất.
- Hình thức chơi: 3 nhóm cử ra 2 thành viên mỗi đội tham gia chơi.
- Luật chơi: các thành viên chơi xếp thành hàng ngang và trả lời câu hỏi Đ/S. Nếu trả lời đúng sẽ được bật cóc 1 bước về phía đích, nếu trả lời sai thì đứng tại chỗ. Thành viên nào bật về đích sớm nhất sẽ dành chến thắng.
-GV nêu hệ thống câu hỏi Đúng/Sai:
? Cân Robecvan là dụng cụ dùng để đo khối lượng vật trong phòng thí nghiệm.
? Người ta có thể đo khồi lượng vật bằng lực kế.
? ĐCNN là khoảng cách giữa hai vạch trên thước.
? GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
? Đơn vị đo chiều dài hợp pháp của Việt Nam là km.
? 1dam=100m
? Khi chọn thước đo ta chỉ cần quan tâm đến chất liệu làm thước.
? Inh và dặm là đơn vị đo chiều dài thường dùng của nước Pháp.
? 1 inh = 2,54cm
? Năm ánh sáng là đơn vị thường dùng để đo khoảng cách trong vũ trụ.
? Có thể đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ hoặc bình tràn
? Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều là dưới lên trên
? Lực có khả năng làm thay đổi vận tốc của vật
? Đơn vị của lực là Niuton (N)
? Mọi vật khi biến dạng đều làm xuất hiện lực đàn hồi
? Công thức xác định khối lượng riêng của vật là: D =
-GV chốt kiến thức:
Mục tiêu của bài thực hành là gì?
? Nêu công thức tính khối lượng riêng của một chất?
? Theo công thức đó, muốn tính khối lượng riêng của 1 chất ta phải xác định được những yếu tố nào?
? Làm thế nào để đo được khối lượng của vật?
? Làm thế nào để đo được thể tích của vật?
-GV thống nhất các bước tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động 3: (15’) Tiến hành thực hành.
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm làm thực hành.
- Chú ý uốn nắn các thao tác thực hành của HS.
- Nhắc HS đo đến đâu thì ghi chép luôn kết quả đến đó.
* Lưu ý: GV ghi chép lại những thao tác chưa chuẩn của HS.
Hoạt động 4: (5’) Hoàn thiện báo cáo thực hành- GV tổng kết
- Yêu cầu HS hoàn thiện báo cáo thực hành.
- Thu báo cáo thực hành làm cơ sở nhận xét thực hành.
- GV đánh giá, nhận xét về: ý thức, thái độ và kết quả thực hành của các nhóm.
* Lưu ý: Kết quả trong các thí nghiệm của HS có thể khác nhau, GV giải thích:
Sai cách cầm lực kế đo: phương lực kế chưa trùng với phương trọng lực
Sai số khi đọc số chỉ lực kế, bình chia độ
Trong công thức quy đổi P=10m, hệ số 10 cũng đã là làm tròn.
Bản thân các viên đá khối lượng riêng cũng đã khác nhau
Hoạt động 5: (2’) Ra nhiệm vụ về nhà cho HS
- Xem lại nội dung thực hành và công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng riêng.
- Tự đề xuất 1 phương án tính đo trọng lượng riêng của 1 vật
- Chuẩn bị bài mới
-HS ngồi theo nhóm theo sự phân công của GV
-Các nhóm thảo luận nhanh
-Các nhóm tham gia trò chơi
-Các nhóm kiểm tra lại dụng cụ của nhóm để bổ sung nếu thiếu
a.Mục tiêu thực hành:
-HS: Xác đinh khối lượng riêng của sỏi.
b.Tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm
-HS tham gia trò chơi
-HS: D =
-HS: Phải xác định được m, V.
-HS: Xác định khối lượng thông qua lực kế.
-Dùng bình chia độ xác đinh thể tích của vật.
- HS ghi nhớ các bước tiến hành thí nghiệm.
* Hoạt động nhóm:
Tiến hành thực hành theo các bước đã thống nhất:
+) Đo khối lượng đá.
+) Đo thể tích đá.
+) Tính KLR theo công thức: D =
- Cá nhân HS tự hoàn thiện báo cáo thực hành.
- Nộp báo cáo cho GV.
-Nghe GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 12 Thuc hanh Xac dinh khoi luong rieng cua soi_12383356.docx