Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Hoạt động 1 Tổ chức tình huống học tập : ĐVĐ như

phần mở bài trong SGK

Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệtnăng.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1

- GV theo dõi, sửa sai cho HS. Chú ý những sai sót

của HS để đưa ra thảo luận trên lớp.

- Tổ chức cho HS thảo luận câu C1 dựa vào bảng

27.1 treo trên bảng.

- ở vị trí (1) và (3) HS có thể điền "động năng và thế

năng" thay cho điền "cơ năng" cũng không sai

nhưng ở câu C1 lưu ý mô tả sự truyền cơ năng và

nhiệt năng nên sử dụng đúng từ điền là "cơ năng".

- Qua các ví dụ ở câu C1, em rút ra nhận xét gì ?

I- Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ

vật này sang vật khác.

- Cá nhân HS trả lời câu hỏi C1.

- 1HS lên bảng điền kết quả vào bảng

27.1 treo trên bảng.

- HS tham gia nhận xét câu trả lời của

bạn.

Yêu cầu : (1) điền "cơ năng"

(2) điền "nhiệt năng"

(3) điền "cơ năng" (4) điền "nhiệt

năng".

pdf7 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt I- Mục tiêu : 1- Kiến thức : - Tìm được ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác ; sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng. - Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. - Dùng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật này. 2- Kĩ năng : Phân tích hiện tượng vật lí. 3- Thái độ : Mạnh dạn, tự tin vào bản thân khi tham gia thảo luận trên lớp. II- Chuẩn bị của GV và HS : - Phóng to bảng 27.1, 27.2, phần điền từ thích hợp (...............) dán bằng giấy trong (giấy bóng kính) để có thể dùng bút dạ viết và xóa dễ dàng có thể sử dụng cho nhiều lớp học cùng bài. III. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm IV. Các bước lên lớp: A, ổn định lớp: 8A: 8B: B, Kiểm tra: - Khi nào vật có cơ năng ? Cho ví dụ. Các dạng cơ năng. - Nhiệt năng là gì ? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật ? C. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 Tổ chức tình huống học tập : ĐVĐ như phần mở bài trong SGK Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1 - GV theo dõi, sửa sai cho HS. Chú ý những sai sót của HS để đưa ra thảo luận trên lớp. - Tổ chức cho HS thảo luận câu C1 dựa vào bảng 27.1 treo trên bảng. - ở vị trí (1) và (3) HS có thể điền "động năng và thế năng" thay cho điền "cơ năng" cũng không sai nhưng ở câu C1 lưu ý mô tả sự truyền cơ năng và nhiệt năng nên sử dụng đúng từ điền là "cơ năng". - Qua các ví dụ ở câu C1, em rút ra nhận xét gì ? I- Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác. - Cá nhân HS trả lời câu hỏi C1. - 1HS lên bảng điền kết quả vào bảng 27.1 treo trên bảng. - HS tham gia nhận xét câu trả lời của bạn. Yêu cầu : (1) điền "cơ năng" (2) điền "nhiệt năng" (3) điền "cơ năng" (4) điền "nhiệt năng". Hoạt động 3 : Tìm hiểu về sự chuyển hóa cơ năng và nhiệt năng - Tương tự hoạt động 2, GV hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C2 vào bảng 27.2. - Qua câu C1, HS rút ra được nhận xét : Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác. II- Sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng. - HS thảo luận tìm câu trả lời cho câu C2, điền từ thích hợp vào bảng 27.2 Yêu cầu :(5) điền "thế năng" (6) điền "động năng" (7) điền "động năng" (8) điền "thế năng" (9) điền "cơ năng" (10) điền "nhiệt năng" (11) điền "nhiệt năng" - Qua ví dụ ở câu C2, rút ra nhận xét gì ? Hoạt động 4 : Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng. - GV thông báo về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt. - Yêu cầu HS nêu ví dụ thực tế minh họa sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt. Hoạt động 5 : Vận dụng (12) điền "cơ năng" - Đại diện nhóm lên trình bày. - Qua câu C2, HS thấy được : Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại (sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng). Cơ năng có thể chuyển hóa thành nhiệt năng và ngược lại. III- Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt. - HS ghi định luật bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt vào vở. - Nêu ví dụ minh họa, tham gia thảo luận trên lớp về những ví dụ đó. IV. Vận dụng C5 : Trong hiện tượng hòn bi va vào thanh gỗ, cả hòn bi và thanh gỗ sau khi - Vận dụng để giải thích câu C5,C6. - Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu C5, C6. Hướng dẫn HS cả lớp thảo luận về câu trả lời của bạn. GV phát hiện sai sót để HS cả lớp cùng phân tích, sửa chữa. va chạm chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại. Một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh. C6 : Trong hiện tượng về dao động của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng. Một phần cơ năng của con lắc đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh. D. Củng cố - Yêu cầu HS nêu phần kiến thức cần nhớ của bài học. - Cho phát biểu lại định luật Bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. E. Hướng dẫn về nhà : - Đọc phần "Có thể em chưa biết". - Làm bài tập 27- Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt (SBT). Từ 27.1 đến 27.6. - Học phần ghi nhớ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_an_vat_ly_lop_8_bai_27_su_bao_toan_nang_luong_trong_cac.pdf
Tài liệu liên quan