Tiết 2 + 3 : Tiếng Việt
Bài 26B: Vì sao cá không biết nói ? ( T2 + 3)
I. Mục tiêu :
- Viết chữ hoa X, Xa. Từ ngữ Xuôi chèo mát mái.
- Đọc và chép đúng một đoạn văn Vì sao cá không biết nói ?
- Viết đúng các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r/ gi/d; các từ chứa tiếng có vần ut/ ưc.
- Đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách HDH Tiếng Việt
- HS: Sách HDH Tiếng Việt, vở, bút , bảng con.
23 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án VNEN Lớp 2 - Tuần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26:
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2018
Buổi sáng
Tiết 1: Hoạt động tập thể
Tập trung toàn trường
Tiết 2: Mĩ thuật
Có GV dạy chuyên
Tiết 3+ 4: Tiếng Việt
Bài 26A: Tôm Càng và Cá Con ( T1 + 2)
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số con vật sống dưới nước.
- Đọc – hiểu câu chuyện Tôm Càng và Cá Con.
II. Chuẩn bị
GV: Sách HDH Tiếng Việt
HS: Sách HDH, vở, bút
III. Các hoạt động dạy học
Khởi động
- CTHĐTQ cho cả lớp chơi trò chơi
Hoạt động cơ bản
Yêu cầu 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Yêu cầu 2: Nghe thầy cô đọc câu chuyện sau:
Yêu cầu 3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
Yêu cầu 4: Đọc theo nhóm:
*****
Yêu cầu 5: Thảo luận để trả lời câu hỏi sau:
B. Hoạt động thực hành
Yêu cầu 1: Thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
Nêu được nội dung bài: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng, Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm tình bạn của họ càng khăng khít.
Yêu cầu 2: Thi đọc từng đoạn giữa các nhóm.
C. Hoạt động ứng dụng
Đọc câu chuyện Tôm Càng và Cá Con cho người thân nghe.
..
Buổi chiều
Tiết 1: Toán
Bài 74: Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6.
- Trả lời đúng câu hỏi “ lúc nào ”.
- Quan sát tranh và nêu công việc với giờ thích hợp.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách HDH Toán
- HS: Sách HDH Toán, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học .
Khởi động .
CTHĐTQ cho các bạn chơi trò chơi
Hoạt động thực hành
- Làm việc cá nhân rồi đối chiếu kết quả theo cặp
Yêu cầu 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Yêu cầu 2: Đọc giờ trên mỗi đồng hồ sau:
Yêu cầu 3: Nối mỗi công việc với giờ thích hợp:
C. Hoạt động ứng dụng
Em cùng các bạn trả lời:(sách HDH – trang 79 )
Đố em biết:
.
Tiết 2: Luyện tập thực hành Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu :
- Nêu cách tìm và tìm được một thừa số của phép nhân.
- Đọc thuộc bảng chia 5 cho bạn nghe.
- Tính các phép chia trong bảng chia 5.
- Giải được bài toán.
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động thực hành
Bài 1: Đọc thuộc bảng chia 5 cho bạn nghe, nhận xét.
Bài 2: Tính
45: 5 = 5 x 7 – 8 =
20 : 5 + 5 = 50 : 5 + 24 =
Bài 3 Tìm x
X + 34 = 52 5 x X = 30
Bài 4: Lớp 2A có 35 học sinh chia đều thành 5 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có bao nhiêu học sinh ?
Chia sẻ bài trước nhóm.
.
Tiết 3. LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
Luyện đọc bài Tôm Càng và Cá Con
I. MỤC TIÊU:
- Đọc hiểu câu chuyện: Tôm càng và cá con
- Trả lời được câu hỏi về nội dung bài
II. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1. Đọc trong nhóm.
Mỗi em đọc một đoạn thay nhau đến hết bài.
Hoạt động 2. Thảo luận để trả lời câu hỏi trong sách.
Qua bài em học được điều gì ở Tôm Càng và Cá Con ?
Hoạt động 3. Thay nhau đọc lại từng đoạn và trả lời câu hỏi
III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Kể lại câu chuyện Tôm Càng và Cá Con cho người thân nghe ===========================================
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2018
Buổi sáng
Tiết 1: Toán
Bài 75: Tìm số bị chia ( T1)
I. Mục tiêu :
- Ghép được các phép tính đúng từ các thẻ số và dấu đã cho.
- Học sinh nêu được cách tìm số bị chia của phép chia.
- Thực hiện tìm đúng số bị chia trong phép chia.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách HDH Toán
- HS: Sách HDH Toán, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học .
Khởi động .
CTHĐTQ cho các bạn chơi trò chơi
A. Hoạt động cơ bản
Yêu cầu 1: Chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
Yêu cầu 2: Thực hiện các hoạt động sau:
Yêu cầu 3: a. Chỉ ra số bi chia, số chia và thương trong các phép chia sau:
b. Trả lời các câu hỏi:
c. Em đọc và làm theo từng bước:
Yêu cầu 4: a, Đọc kĩ nội dung sau và viết vào vở:
b, Nói với bạn bên cạnh cách tìm số bị chia trong các phép chia sau:
B. Hoạt động ứng dụng
- Nêu cách tìm số bị chia trong phép chia.
.
Tiết 2: Tiếng Việt
Bài 26A : Tôm Càng và Cá Con ( T3 )
I. Mục tiêu :
- Nêu được từ chỉ đặc điểm của một số con vật sống dưới nước.
- Luyện tập dùng dấu phẩy.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách HDH Tiếng Việt,
- HS: Sách HDH Tiếng Việt, vở, bút
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động thực hành
Yêu cầu 3: Viết vào vở từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với mỗi con vật ( hung dữ, dũng cảm, lượn nhẹ nhàng).
Yêu cầu 2: Điền dấu phẩy.
Việc 1:Em đọc yêu cầu và đoạn văn trong tài liệu ( trang 107) 2lần.
Việc 2: Em điền dấu phẩy còn thiếu vào câu 1 và câu 4.
Câu 1: Trăng trên song trên đồng trên làng quê .
Câu 4: Càng lên cao trăng càng nhỏ dần càng vàng dần càng nhẹ dần.
Việc 1 : Em nêu kết quả cho bạn bên cạnh nghe.
Việc 2 : Em nêu lí do em chọn dấu phẩy ở vị trí đó bạn bên cạnh nghe.
Việc 3: Em trao đổi, chia sẻ, nhận xét, bổ sung cho bạn.
Việc 1: Lần lượt từng bạn nêu kết quả trong nhóm.
Việc 2 : Em nêu tác dụng của dấu phẩy cho bạn nghe.
Việc 3: Nhóm trưởng nhận xét kết quả báo cáo cô giáo.
Hoạt động ứng dụng
Hỏi người thân để biết thêm tên các con vật sống dưới nước.
Ghi vào vở tên các con vật đó.
Tiết 3: Tiếng Việt
Bài 26B: Vì sao cá không biết nói ? ( T1)
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về các con vật sống dưới nước.
- Kể câu chuyện Tôm Càng và Cá Con.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách HDH Tiếng Việt
- HS: Sách HDH Tiếng Việt, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động cơ bản
Yêu cầu 1: Trò chơi Tiếp sức tìm từ ngữ.
Yêu cầu 2: Quan sát tranh, đọc lời gợi ý dưới tranh, kể tiếp đoạn truyện
Yêu cầu 3: Mỗi bạn trong nhóm lần lượt kể lại một đoạn của câu chuyện Tôm Càng và Cá
Con.
B. Hoạt động ứng dụng
- Kể câu chuyện Tôm Càng và Cá Con cho người thân nghe.
..
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội
Bài 12 : Cây sống ở đâu ( T3)
I. Mục tiêu :
- Kể được tên một số loài cây sống ở trên cạn, dưới nước.
- Nêu được lợi ích của cây đối với con người.
- Có ý thức yêu quý và bảo vệ cây.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách HDH TNXH
- HS: Sách HDH TNXH, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động thực hành
Yêu cầu 2: Nêu sự khác nhau của hai cây trong ảnh dưới đây về:
Yêu cầu 3: Chúng em cùng chơi:
Yêu cầu 4: Xây dựng cam kết bảo vệ cây xanh ở trường em
Kết luận : Cây xanh rất quan trọng với cuộc sống của con người, chúng cung cấp thực phẩm, làm gỗ, làm thuốc choc ho không khí trong lành Chúng ta cần chăm sóc, bảo vệ và trồng thêm nhiều cây xanh.
C. Hoạt động ứng dụng
Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy:
Trồng một cây hoặc gieo một vài hạt giống ( hạt rau, cây hoa, cây cảnh )
Ghi vào vở: tên cây đã trồng hoặc hạt cây đã gieo, nơi sống, ích lợi của cây và những việc em làm để chăm sóc cây.
Buổi chiều
Tiết 1:
Thể dục
Có GV dạy
___________________________________________
Ôn Toán Luyện Tập Tổng Hợp
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về lịch; xem đồng hồ.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: học sinh HT làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh HTT thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập, yêu cầu học sinh tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):
Bài 1. An đi từ nhà đến trường hết 15 phút. Hàng ngày bắt đầu buổi học lúc 7 giờ 30 phút. Anh cần có mặt trước giờ học 15 phút để truy bài. An luôn đi học đúng giờ. Điền thời điểm thích hợp vào chỗ nhiều chấm:
a) An bắt đầu đi học lúc:
b) An tới trường lúc:
c) Truy bài đầu giờ lúc:
Đáp án:
a) An bắt đầu đi học lúc : 7 giờ
b) An tới trường lúc : 7 giờ 15 phút
c) Truy bài đầu giờ lúc: : 7 giờ 15 phút
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Hôm kia là thứ 2 ngày 7 tháng 4
a. Hôm nay là thứ ... ... ngày .... tháng 4
b. Ngày mai là thứ ...... ngày .... tháng 4
c. Ngày kia là thứ .... .. ngày .. .. tháng 4
d. Thứ Bảy tuần này là ngày .. .. tháng ..
Đáp án:
a. Hôm nay là thứ Tư ngày 9 tháng 4
b. Ngày mai là thứ Năm ngày 10 tháng 4
c. Ngày kia là thứ Sáu ngày 11 tháng 4
d. Thứ Bảy tuần này là ngày 12 tháng 4
Bài 3. Đồng hồ chỉ mấy giờ:
... giờ ... phút
... giờ ... phút
... giờ ... phút
... giờ ... phút
Bài 4. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng?
Từ 12 giờ trưa đến 12 giờ đêm có số giờ là:
a. 13 giờ b. 24 giờ c. 12 giờ d. 1 ngày
Đáp án:
c. 12 giờ
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
...............................................................................
Tiết 3: Luyện tập thực hành Tiếng Việt
Luyện tập từ ngữ về các con vật
I. Mục tiêu :
- Nêu được đặc điểm của một số loài vật.
- Giải câu đố về một số con vật.
II. Chuẩn bị
GV: nội dung bài tập
HS: vở
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động thực hành
Yêu cầu 1: Dựa vào hiểu biết của em về loài vật, hãy chọn tên con vật thích hợp để điền vào chỗ trống:
Bài 2. Điền hình ảnh so sánh của mỗi từ
cao như..........................
nhanh như.....................
trắng như.......................
đẹp như.........................
chậm như......................
xanh như.......................
khỏe như......................
đỏ như..........................
hiền như.......................
Đáp án:
cao như sếu.
nhanh như cắt.
trắng như giấy.
đẹp như tiên.
chậm như sên.
xanh như tàu lá.
khỏe như voi.
đỏ như gấc.
hiền như bụt.
Yêu cầu 2: Giải các câu đố sau:
Con gì mào đỏ
Lông mượt như to
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người ta dậy. – Là con gì?
Đôi mắt long lanh
Màu xanh trong vắt
Chân có móng vuốt
Vồ chuột rất tài
Là con gì?
(Con mèo)
Con gì không chân mà leo núi?
Là con gì?
Con rắn)
Thường nằm đầu hè
Giữ cho nhà chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng
Là con gì?
(Con chó)
- Việc 1 . Em đổi vở với bạn bên cạnh.
- Việc 2. Em trao đổi , chia sẻ, nhận xét, bổ sung cho bạn .
- Chia sẻ.
========================================
Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2018
Buổi sáng
Tiết 1: Toán
Bài 75: Tìm số bị chia ( T2)
I. Mục tiêu :
- Thực hành tìm số bị chia, số chia, thương trong phép chia.
- Giải bài toán có lời văn liên quan đến bảng nhân 5.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách HDH Toán
- HS: Sách HDH Toán, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học .
Khởi động .
CTHĐTQ cho các bạn chơi trò chơi
A. Hoạt động thực hành
- Em làm bài và viết vào vở
Yêu cầu 1: Tìm x:
Yêu cầu 2: Tìm x:
Yêu cầu 3: Điền số thích hợp vào ô trống:
Yêu cầu 4: Giải bài toán:
B. Hoạt động ứng dụng
- Em thực hiện yêu cầu trong sách HDH – trang 82.
Trả lời câu hỏi:
Giải bài toán và viết vào vở:
..
Tiết 2 + 3 : Tiếng Việt
Bài 26B: Vì sao cá không biết nói ? ( T2 + 3)
I. Mục tiêu :
- Viết chữ hoa X, Xa. Từ ngữ Xuôi chèo mát mái.
- Đọc và chép đúng một đoạn văn Vì sao cá không biết nói ?
- Viết đúng các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r/ gi/d; các từ chứa tiếng có vần ut/ ưc.
- Đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách HDH Tiếng Việt
- HS: Sách HDH Tiếng Việt, vở, bút , bảng con.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động cơ bản
Yêu cầu 4: Nghe thầy cô hướng dẫn viết chữ hoa: X, Xa.
Yêu cầu 5: Viết.
Hoạt động thực hành
Yêu cầu 1: Chơi trò ghép từ ngữ.
*****
Yêu cầu 2: Đọc đoạn văn sau và chép vào vở. Chú ý viết hoa các chữ cái đầu câu và chữ cái ghi tên riêng.
Yêu cầu 3: Làm bài tập.
Yêu cầu 4: Nói lời đáp trong các tình huống sau:
B. Hoạt động ứng dụng
Đáp lại lời đồng ý của em phù hợp với các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
..
Tiết 4: GDLS
Bài 8 Em là người lịch sự
.
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2018
Buổi sáng
Tiết 1: Thể dục
GV chuyên biệt dạy
..
Tiết 2: Toán
Bài 76: Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác ( T1)
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Thực hành tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách HDH Toán
- HS: Sách HDH Toán, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học .
Khởi động .
CTHĐTQ cho các bạn chơi trò chơi.
A. Hoạt động cơ bản
Yêu cầu 1: Chơi trò chơi “ Đâu là hình tam giác ? Đâu là hình tứ giác ?”.
Yêu cầu 2: Em quan sát hình vẽ và thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
Yêu cầu 3: Em quan sát hình vẽ và thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
Yêu cầu 4: Em đọc kĩ nội dung sau:
Yêu cầu 5: Chơi trò chơi “ Nhóm nào may mắn ” theo hướng dẫn của thầy/ cô giáo:
B. Hoạt động ứng dụng
Nêu cách tính chu vi hình tam giác, tính chu vi hình tứ giác cho người thân nghe.
Đo độ dài các cạnh của vật có hình tam giác hoặc hình tứ giác rồi tính chu vi và viết kết quả vào vở.
.
Tiết 3 + 4: Tiếng Việt
Bài 26C: Sông Hương ( T1 + 2)
I. Mục tiêu :
- Đọc và hiểu Sông Hương.
- Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/ d/ gi; các từ chứa tiếng có vần ưt/ ưc.
- Nghe viết một đoạn văn trong bài Sông Hương ( từ Mỗi mùa hè tới đến dát vàng )
II. Chuẩn bị
- GV: Sách HDH Tiếng Việt.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản
Yêu cầu 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Yêu cầu 2: Nghe thầy cô đọc bài sau:
Yêu cầu 3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
Yêu cầu 4: Nghe thầy cô đọc mẫu rồi đọc theo:
Yêu cầu 5: Đọc theo nhóm.
*****
Yêu cầu 6: Thảo luận để trả lời câu hỏi sau:
B. Hoạt động thực hành
Yêu cầu 1: Thay nhau hỏi – đáp:
Ý nghĩa: Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng luôn biến đổi của Sông Hương qua cách miêu tả của tác giả.
Yêu cầu 2: Nghe thầy cô đọc một đoạn trong bài Sông Hương rồi viết vào vở.
Yêu cầu 3: Trò chơi Đố vui.
C. Hoạt động ứng dụng
Đọc bài Sông Hương cho người thân nghe.
.
Buổi chiều
Tiết 1 . LUYỆN TẬP TOÁN
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Học thuộc lòng các bảng nhân chia đã học.
- Làm các phép tính cộng trừ trong phạm vi 100,
- Giải toán có lời văn.
II. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1. Tính
16 : 4 = 28 : 4 = 5 x 6 =
15 : 3 = 5 x 9 = 35 : 5 =
5 x 7 = 45 : 5 = 3 x 4 =
Bài 2:Tính
5 x 9 + 9 = 5 x 7 : 5 = ..
= = .
3 x 5 - 10 = 36 : 4 + 17 = .
= = .
Bài 3.
Ở trường học 2 buổi/ngày, có 35 tiết học được chia đều vào 5 ngày học. Hỏi mỗi ngày có mấy tiết học ?
III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc thuộc bảng nhân chia cho người thân nghe.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2 . LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 26
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh biết xác định câu đúng; tìm từ và đặt câu.
- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Yêu thích môn học.
* Phân hóa: học sinh HT làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh T thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành những câu sau:
a) ........là bạn thân của em.
b) ..... là cô giáo lớp em.
c) Mẹ em ..................
d) ...... là
đ) ............................................ là học sinh giỏi.
e) Bố em là ..........................................
Đáp án tham khảo:
a) Bạn Nguyễn Tấn Phong là bạn thân của em.
b) Cô Bùi Thị Ngư là cô giáo lớp em.
c) Mẹ em là giáo viên.
d) Chú Hồng là cán bộ ở xã em.
đ) Bạn Quách Văn Minh là học sinh giỏi.
e) Bố em là nông dân.
Bài 2. Tìm và viết vào chỗ trống
- 3 từ chỉ người có chức vụ: chủ tịch xã;
- 3 từ chỉ đồ dùng nấu ăn: nồi, ...
- 3 từ chỉ cây rau: rau muống; ...
Đáp án tham khảo:
- Bí thư Chi bộ; Hiệu trưởng; Chủ tịch huyện.
- bếp ga; chảo; nồi áp suất.
- rau diếp cá; rau lang; rau tần ô.
Bài 3. Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu rồi viết lại cho đúng chính tả:
a) Sáng chủ nhật em được nghỉ học mẹ cho em sang bà ngoại chơi ở đó em được bà cho đi hái hoa sen và cho ăn chè hạt sen em rất thích sang nhà bà ngoại.
Đáp án:
a) Sáng chủ nhật, em được nghỉ học. Mẹ cho em sang bà ngoại chơi. Ở đó, em được bà cho đi hái hoa sen và cho ăn chè hạt sen. Em rất thích sang nhà bà ngoại.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
___________________________________________
Tiết 3: Luyện viết
Tôm Càng và Cá Con
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng đoạn 1 bài Tôm Càng và Cá Con
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
- Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.
* Phân hóa: học sinh T thực hiện tốt yêu cầu. HS HT thực hiện viết bài đủ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
- Hát
- Lắng nghe.
a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết: kén, tuyệt trần, miền
- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.
- 2 em đọc luân phiên, mỗi em đọc 1 lần, lớp đọc thầm.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết bài.
b. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.
- Các nhóm trình bày.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
============================================
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2018
Buổi sáng
Tiết 1: Toán
Bài 76: Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác ( T2)
I. Mục tiêu :
- Tính được chu vi hình tam giác khi biết độ dài các cạnh.
- Tính được chu vi hình tứ giác khi biết độ dài các cạnh.
- Trình bày bài giải tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách HDH Toán
- HS: Sách HDH Toán, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học .
Khởi động .
CTHĐTQ cho các bạn chơi trò chơi
A. Hoạt động thực hành
- Em làm bài và viết vào vở
Yêu cầu 1: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là:
Yêu cầu 2: Tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh là:
Yêu cầu 3: Giải bài toán ( theo mẫu):
B. Hoạt động ứng dụng
Đo độ dài các cạnh của vật có dạng hình tam giác , hình tứ giác bằng thước đo
xăng – ti – mét
Tính chu vi của đồ vật có dạng hình tam giác, hình tứ giác em vừa đo và viết kết quả vào vở.
...
Tiết 2: Tiếng Việt
Bài 26C: Sông Hương (T3 )
I. Mục tiêu :
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi về biển.
- Viết đoạn văn ngắn nói về cảnh biển.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách HDH Tiếng Việt.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động thực hành
Yêu cầu 4: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Yêu cầu 5: Viết những câu trả lời ở hoạt động 4 vào vở thành một đoạn văn.
Yêu cầu 6: Đọc đoạn văn của một số bạn trong lớp ( các bạn đều trưng bày đoạn văn của mình ).
B. Hoạt động ứng dụng
- Đọc bài văn nói về cảnh biển của em cho người thân nghe. Sửa đoạn văn theo góp ý của người thân.
..
Tiết 3: Âm nhạc
ôn tập bài hát Chim chích bông
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
- Tập trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ hoạ
- Có ý thức trong giờ học
III. giáo viên chuẩn bị
- Nhạc cụ, băng nhạc
- 1 số động tác phụ hoạ theo nội dung bài
III. Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1:Ôn tập bài hát
- Hát tập thể : Luyện hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
- GVHDHS
- Luyện tập theo tổ nhóm, vừa hát vừa vỗ theo tiết tấu lời ca
* Hoạt động 2 : Hát kết hợp động tác hợp hoạ.
- HDHS làm động tác
+ Chim vỗ cánh
+ Vẫy gọi chim
- HDHS làm động tác
+ Như mỏ chim mổ vào lòng bàn tay.
- Biểu diễn trước lớp
- Dùng thanh phách, song loan, trống nhỏ, xúc xắc gõ đệm.
* Hoạt động 3: Nghe nhạc
+ Cho HS nghe một ca khúc thiếu nhi.
+ Cho học sinh nghe 1 trích đoạn không lời.
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Lớp hát có vỗ tay
.
Tiết 4: Thủ công
Làm dây xúc xích trang trí (T2 )
I. Mục tiêu :
- Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể cắt, dán được ít
nhất 3 vòng tròn. Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau.
- Có thể gấp cắt, dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
- Học sinh hứng thú làm sản phẩm.
II. Chuẩn bị
- Các hình mẫu của các bài .
- Giấy thủ công, kéo, bút chì, thước kẻ , keo dán.
III. Các hoạt động dạy học
Khởi động
- Ban văn nghệ tổ chức trò chơi .
A. Hoạt động thực hành
Yêu cầu 1:Thực hành
Việc 1: Em nêu lại thao tác kĩ thuật cắt, dán dây xúc xích .
Việc 2: Em thực hành cắt , dán dây xúc xích.
Việc 1: Em trưng bày sản phẩm trong cặp.
Việc 2: Em trao đổi, chia sẻ, nhận xét, sản phẩm cho bạn.
Yêu cầu 2. Trưng bày sản phẩm.
Việc 1 : Hoàn thiện sản phẩm, trưng bày sản phẩm trong nhóm.
Việc 2: Đánh giá nhận xét sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp nhất trong nhóm.
Việc 3: Tham quan sản phẩm của nhóm bạn, nhận xét đánh giá sản phẩm của nhóm bạn .
Việc 4: Chọn sản phẩm đẹp nhất của nhóm mình thi cùng nhóm bạn.
Việc 5: Nghe ý hiến đánh giá của cô giáo.
B. Hoạt động ứng dụng.
- Em chia sẻ cùng người thân về cách cắt , dán và sản phẩm dây xúc xích trang trí em đã làm.
Buổi chiều
Tiết 1: TNST
Tiết 2: SINH HOẠT LỚP:
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Ngày tháng năm 2018
BGH DUYỆT
Phạm Văn Trọng
Tiết 3: SINH HOẠT LỚP:
NHẬN XÉT TUẦN 26
I. MỤC TIÊU
- HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, của bạn và có hướng sửa chữa khuyết điểm, giúp bạn cùng tiến bộ.
II. TIẾN TRÌNH
1. Các tổ sinh hoạt trong tổ.
2. Tổ trưởng các tổ báo cáo trước lớp, tổ khác nhận xét bổ sung.
3. CTHĐTQ nhận xét chung.
4. GV nhận xét chung.
1. Học tập.
- Học được các nội dung kiến thức rong tuần, hiểu bài, tích cực.
- Còn một số bạn chậm hơn khi HĐ như sì, Anh, Hoàng càn cố gắng hơn.
2. Năng lực
- Lớp học tích cực, chăm ngoan, hoạt động sôi nổi trong nhóm và lớp. Biết tự học.
3. Phẩm chất
- Lớp ngoan đoàn kết. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
4.Các hoạt động khác:
- Tích cực trong các hoạt động ngoài giờ, thể dục tích cực, lao động vệ sinh khu vực sạch sẽ
- Thực hiện tốt nội quy lớp học.
5. Tuyên dương:
- Tuyên dương các bạn chăm học và ngoan ngoãn: Mạnh, Quyên, Thanh.
- Nhiệm vụ trong tuần học tới:
- Duy trì tỉ lệ chuyên cần , Đi học đều và đúng giờ
- Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, thảo luận nhóm sôi nổi, tích cực.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ , vệ sinh trường lớp.
6. Ban văn nghệ t/c văn nghệ :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 26A - lan.doc