Giáo án Xăng-Ti-mét khối đề-xi-mét khối

GV: trưng bày tranh minh hoạ

+ Có một hình lập phương có cạnh dài 1dm. Vậy thể tích của hình lập phương đó là bao nhiêu?

+ Giả sử chia các cạnh của hình lập phương thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần có kích thước là bao nhiêu?

+ Giả sử sắp xếp hình lập phương nhỏ cạnh 1cm vào hình lập phương cạnh 1dm thì cần bao nhiêu hình để xếp đầy?

 

 

+ Thể tích hình lập phương cạnh 1cm là bao nhiêu

+ Vậy 1dm3. bằng bao nhiêu cm3

* GV: 1dm3 = 1000 cm3 hay 1000 cm3 = 1dm3

 

docx4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Xăng-Ti-mét khối đề-xi-mét khối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán (Tiết 111): XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI A. Mục tiêu: Giúp HS : - Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối - Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối. - Đọc, viết đúng các số đo thể tích, thực hiện chuyển đổi đúng đơn vị đo - Vận dụng để giải toán có liên quan. B. Đồ dùng dạy học: + Hình lập phương 1dm3, 1cm3. + Hình vẽ về quan hệ giữa hình lập phương cạnh 1dm và hình lập phương cạnh 1cm + Bảng minh hoạ bài tập 1. C. Các hoạt động dạy học: Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Xăng-ti-mét. Đề-xi-mét – ghi bảng 2.Giảng bài: Hình thành biểu tượng và quan hệ a) Xăng-ti-mét khối * GV trưng bày vật hình lập phương có cạnh 1cm . + Gọi HS lên bảng xác định kích thước. + Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu? * GV: Thể tích hình lập phương này là 1 xăng-ti-mét khối + Em hiểu Xăng-ti-mét khối là gì? * GV: Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3. b) Đề-xi-mét khối * GV: trưng bày vật hình lập phương có cạnh 1dm + Gọi HS lên bảng xác định kích thước. + Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu? * GV: Thể tích hình lập phương này là 1 đề-xi-mét khối. Vậy đề-xi-mét khối là gì? * GV: Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3. c) Quan hệ giữa Xăng-ti-mét khối & Đề-xi-mét khối * GV: trưng bày tranh minh hoạ + Có một hình lập phương có cạnh dài 1dm. Vậy thể tích của hình lập phương đó là bao nhiêu? + Giả sử chia các cạnh của hình lập phương thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần có kích thước là bao nhiêu? + Giả sử sắp xếp hình lập phương nhỏ cạnh 1cm vào hình lập phương cạnh 1dm thì cần bao nhiêu hình để xếp đầy? + Thể tích hình lập phương cạnh 1cm là bao nhiêu + Vậy 1dm3. bằng bao nhiêu cm3 * GV: 1dm3 = 1000 cm3 hay 1000 cm3 = 1dm3 3. Luyện tập: Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài * GV treo bảng phụ. + Bảng phụ này gồm mấy cột, là những cột nào? * GV đọc mẫu:76 cm3. Ta đọc số đo thể tích như đọc số tự nhiên sau đó đọc tên đơn vị đo (viết kí hiệu) 192cm3 + Yêu cầu HS làm bài vào vở + Gọi HS đọc bài làm + HS nhận xét * GV nhận xét đánh giá Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài + Yêu cầu HS làm bài vào vở + Gọi HS đọc bài làm + HS nhận xét * GV nhận xét đánh giá *** Lưu ý cách nhân, chia nhẩm với (cho) 1000. II/ Nhận xét - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Bài sau: Về nhà xem lại bài . - HS quan sát - 1 HS thao tác - Hình lập phương, cạnh dài 1cm. - HS nhắc lại - Thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm - HS nhắc lại - HS quan sát - 1 HS thao tác - Hình lập phương, cạnh dài 1dm. - HS nhắc lại - Thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1đm - HS nhắc lại - 1 đề-xi-mét khối - 1 xăng-ti-mét - Xếp 1 hàng10 hình lập phương - Xếp 10 hàng thì được 1 lớp - Xếp 10 lớp thì đầy hình lập phương cạnh 1dm - 1cm3. - 1dm3 = 1000 cm3 - 1 HS - HS quan sát - 2 cột: 1 cột ghi số đo thể tích; 1 cột ghi cách đọc - HS đọc theo - HS làm bài tập - HS chữa bài trên bảng - 1 HS - HS làm bài - HS đổi chéo vở kiểm tra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxXăng-ti-mét khối đề-xi-mét khối.docx
Tài liệu liên quan