Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc tiểu học: Cần tăng cường các giải pháp

Hiện nay, trên các báo người ta đang lo ngại và quan tâm nhiều đến sự thiếu hụt kỹ năng sống của học sinh. Sự thiếu hụt này dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tai nạn thương tích ở trẻ em (đuối nước, tai nạn giao thông, điện giật, bỏng, ngộ độc, động vật cắn.), bạo lực học đường, trẻ em nữ bị xâm hại tình dục.

 

Hiểu biết về giới tính, tệ nạn xã hội, về phòng chống HIV/AIDS còn nhiều hạn chế. Trước thực trạng đáng lo ngại ấy, Bộ Giáo dục Đào tạo đã chỉ đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn bộ tài liệu về Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua một số môn học (Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp).

Hơn nữa, vấn đề giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của người thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trước hết “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đang vận động.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 43714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc tiểu học: Cần tăng cường các giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch thường xuyên, liên tục. Mặt khác, vai trò của gia đình vô cùng quan trọng trong định hướng, giáo dục, động viên giúp HS tránh xa tệ nạn xã hội, bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp. Vì vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục HS trong và ngoài nhà trường. KNS của mỗi người được hình thành qua quá trình rèn luyện, phấn đấu. Nên cùng với những kiến thức có được từ các lớp học, rất cần cha mẹ đồng hành cùng con để hỗ trợ KNS cho con phù hợp với lứa tuổi và thực tế cuộc sống”. Giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho học sinh (HS) là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp hình thành nhân cách HS, giúp các em tự tin, chủ động cũng như khả năng phản ứng, xử lý các tình huống trong cuộc sống một cách linh hoạt và nhạy bén. Vậy, làm thế nào để chúng ta rèn KNS cho HS? Chúng tôi nghĩ có nhiều phương pháp, nhiều cách thức để thực hiện việc này. Nhưng trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu việc rèn KNS cho HS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL). 1. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu KNS là gì? KNS là năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả những nhu cầu và thách thức của cuộc sống. Như vậy, giáo dục KNS là làm sao trang bị cho HS những kiến thức, kỹ năng về cuộc sống để các em có thể thích ứng với cuộc sống, để có thể tự mình xử lý mọi tình huống trong thực tế một cách tốt nhất. Đối với HS bậc tiểu học thì HĐNGLL có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện KNS. Về nhiệm vụ, HĐNGLL có ba nhiệm vụ, đó là: củng cố tăng cường nhận thức; bồi dưỡng thái độ, tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi. Ở đây chúng tôi chỉ bàn về nhiệm vụ hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi. Nhiệm vụ này nhằm rèn cho HS những kỹ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình, trong nhà trường và trong xã hội. Những kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng tổ chức những hoạt động chung cùng nhau, biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và giao tiếp với mọi người. Dựa vào những kỹ năng, hành vi này để rèn luyện những kỹ xảo, thói quen đạo đức bền vững và tự quản trong sinh hoạt tập thể. Như vậy, chúng ta phải biết tận dụng và phát huy nhiệm vụ này của HĐNGLL để góp phần rèn luyện KNS cho HS. 2. Làm thế nào để thực hiện được điều đó? Sau đây là một số hoạt động nhằm thực hiện điều đó. Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là HS tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc tấu, nhạc cụ, thi kể chuyện… Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa. Hoạt động vui chơi giải trí, TDTT: Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với HS ở trường tiểu học. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái… Nói về hoạt động này thì hầu hết các trường có tổ chức thực hiện nhưng xét về tính hiệu quả thì không phải nhà trường nào cũng đạt được. Sở dĩ như thế là do điều kiện về cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn của tổng phụ trách chưa thể đáp ứng được. Nhưng dù sao chúng ta cũng phải nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này để hướng hoạt động đạt mục tiêu đã đề ra. Hoạt động xã hội: Bước đầu đưa HS vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động này, các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Trong thực tế, hoạt động này đã được các nhà trường tiến hành tương đối tốt. Nhưng, theo chúng tôi, hoạt động này phải được khai thác một cách triệt để nhằm phát triển tối đa nhân cách ở các em. Hoạt động lao động công ích: Đây là một loại hình đặc trưng của HĐNGLL. Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp. Đây là hoạt động tưởng như là thường xuyên nhưng thật ra trong nhà trường bây giờ HS rất ít được tham gia các hoạt động này. Có chăng chỉ là ép buộc và hình thức. Nhưng đây là hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh. Sau này dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt nào thì các em vẫn có thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết lao động. Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật: Đây là hoạt động giúp các em tiếp cận được những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến. Điều đó sẽ tạo cho các em sự say mê, tìm tòi, kích thích học tập tốt hơn. Những hoạt động này có thể là sưu tầm những bài toán vui, tham gia sinh hoạt CLB khoa học, tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học… Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học và tự khẳng định mình. Có thể nói đây là hoạt động mà các nhà trường ít chú trọng tới - ít chú trọng không phải là do không hiểu hết tầm quan trọng của nó mà là do điều kiện không cho phép. Đó là điều kiện về cơ chế, về thời gian, về năng lực của đội ngũ giáo viên tổng phụ trách… Tóm lại, HĐNGLL có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc hình thành KNS cho HS. Do đó, các nhà quản lý giáo dục cần tạo mọi điều kiện thật tốt cho những giáo viên phụ trách công tác này để sao cho việc rèn luyện KNS cho HS đạt Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống, nhà trường cần phải làm những việc cụ thể nào, thưa ông ? - Hiện nay, việc triển khai các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như thế nào cho hiệu quả là vấn đề trăn trở của nhà trường và những người làm công tác giáo dục. Tùy theo hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, từng trường mà triển khai như thế nào cho thật hiệu quả. Như học sinh ở thành phố dễ dính vào những tệ nạn xã hội, trò chơi điện tử bạo lực hay tệ nạn ma túy, cờ bạc. Còn ở nông thôn, tình trạng ngại ngùng, thiếu hiểu biết, ngại nói lên ý kiến của mình, rụt rè không dám phát biểu, vô hình trung gây ra thiệt hại cho các em. Bởi vậy, tùy theo từng trường hợp mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. Nhà trường cần phải rà soát lại thực trạng của trường mình. Trường còn yếu, hạn chế gì, làm được gì trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Sau đó các trường nên xây dựng chương trình năm năm. Ví dụ như năm đầu xây dựng cách xưng hô chào hỏi, đối xử với nhau, thứ hai là xây dựng hệ thống câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao... Bởi khi tham gia vào một câu lạc bộ nào đó thì bản thân người đó sẽ được rèn luyện các kỹ năng diễn thuyết, trao đổi, tìm ra hướng đi đúng, những cách ứng xử hay. Một học sinh thì dễ bị lừa nhưng khi hoạt động trong một nhóm bạn thì ít khi bị lừa. Các trường cũng cần phải xây dựng được quy ước ứng xử văn hóa. Thầy cô giáo, cán bộ, phụ huynh phải gương mẫu. Muốn con tốt thì cha mẹ phải tốt, muốn trò tốt thì giáo viên phải tốt. Bên cạnh đó, cần tạo được môi trường thân thiện, gia đình thân thiện, cộng đồng thân thiện. Ngoài ra, việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng là giải pháp góp phần trang bị thêm nhiều kiến thức kỹ năng sống cho học sinh. Tóm lại là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải từ những việc cụ thể... Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”. Mỗi thầy cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS. Giáo viên các trường học không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của HS. Các trường cần tăng cường trao đổi thông tin với gia đình một cách thường xuyên, liên tục. Mặt khác, vai trò của gia đình vô cùng quan trọng trong định hướng, giáo dục, động viên giúp HS tránh xa tệ nạn xã hội, bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp. Vì vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục HS trong và ngoài nhà trường. KNS của mỗi người được hình thành qua quá trình rèn luyện, phấn đấu. Nên cùng với những kiến thức có được từ các lớp học, rất cần cha mẹ đồng hành cùng con để hỗ trợ KNS cho con phù hợp với lứa tuổi và thực tế cuộc sống”. Để rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh,các nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa với các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi đối kháng, trò chơi tương tác… Trường còn cho các em đi thăm quan các di tích lịch sử, thăm quan thắng cảnh; tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường. Thông qua những hoạt động này, nhà trường muốn rèn luyện cho các em học sinh tiểu học tính đoàn kết tập thể, khả năng làm việc nhóm. Đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em. thông tin qua các giờ học môn sức khỏe, môn tự nhiên, xã hội. các em có kỹ năng chăm sóc sức khỏe bảo vệ bản thân.    Khi tham gia các hoạt động này em cảm thấy rất vui và biết thêm nhiều kiến thức. Nhờ đó em biết tự chăm sóc bản thân như là tự sắp xếp góc học tập thật ngăn nắp, tự giặt quần áo cho mình. Ngoài ra, em còn giúp bố mẹ nhiều việc nhà như giúp bố chăm sóc cây cảnh, giúp mẹ giặt quần áo, trông em…”    Mặt khác, hiện nay việc đưa GDKNS vào nhà trường đã được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo tài liệu của UNICEF, hiện nay có 153 nước đã đưa GDKNS vào nhà trường, hơn 140 nước đã thực hiện GDKNS cho học sinh với các phương thức khác nhau. Xu hướng hội nhập và phát triển không cho phép giáo dục nước ta giậm chân với những cách làm cũ, lạc hậu và trì trệ.    Nước ta hiện nay chọn cách đưa kỹ năng sống vào một số môn học. Bộ sách hướng dẫn dạy kỹ năng sống dành cho giáo viên đã được đưa vào tập huấn và khuyến khích các trường giảng dạy trong năm học này theo kiểu lồng ghép.    Ví dụ: Khi giáo viên dạy môn Tiếng Việt, phương pháp mới sẽ là cho học sinh học theo nhóm, thông qua hoạt động nhóm, học sinh được rèn luyện kỹ năng biết hợp tác, biết trình bày ý kiến của mình... Khi nhóm trình bày kết quả của mình thì các nhóm khác sẽ lắng nghe và đánh giá, qua đó học sinh sẽ được rèn kỹ năng tư duy, phê phán và kỹ năng lắng nghe tích cực. Dạy kỹ năng sống yêu cầu giáo viên phải có kiến thức và linh hoạt "đạo diễn" các tiết học. Tuy nhiên, với trình độ và thói quen giảng dạy của giáo viên hiện nay, việc làm đó có quá khó không? Hiện cuốn hướng dẫn học kỹ năng sống mới chỉ được viết cho giáo viên. Giáo trình gồm 2 phần: Phần chung đưa ra những khái niệm về kỹ năng sống, tầm quan trọng của kỹ năng sống, phương pháp GDKNS; phần thứ 2 đi vào từng môn học cụ thể. - Để thay đổi nhận thức của giáo viên, ngay từ tháng 8/2009 Bộ GD-ĐT đã triển khai cho các sở, yêu cầu tập huấn cho tất cả giáo viên. Trong đợt tập huấn này giáo viên được tập trung vào 2 mảng chính: Hiểu về bản chất của kỹ năng sống; phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, mối liên hệ giữa phương pháp dạy và kỹ năng sống. Từ nhiều năm nay Bộ GD - ĐT đã có yêu cầu giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, rất nhiều trường, nhiều giáo viên vẫn còn mù mờ về việc này, đặc biệt là giáo viên ở nông thôn. Cuốn sách này chỉ cho họ phải làm như thế nào và việc làm thế có ích như thế nào cho học sinh trong việc hình thành kỹ năng sống. Việc đánh giá kết quả của dạy kỹ năng sống cho học sinh sẽ dựa trên cơ sở nào khi nó không thông qua điểm số như các môn học khác? - Đúng là việc đánh giá bản chất của nó là một vấn đề rất khó, không thể có barem mà phải dựa vào việc học sinh thể hiện mình như thế nào trong giờ lên lớp của giáo viên đó, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh được thể hiện trong tiết học và giáo viên có thực hiện được mục tiêu của bài hay không? Để giáo dục kỹ năng cho các em, ngoài việc lồng ghép vào các bài học, nhà trường còn tạo điều kiện cho các em tham gia thực tế. Ví dụ như về kỹ năng chăm sóc sức khỏe bảo vệ bản thân, nhiều trường đã mời nhân viên y tế về hướng dẫn các em cách rửa tay đúng quy định để phòng chống dịch bệnh; hay về kỹ năng phòng chống đuối nước, tuy chưa có người để hướng dẫn các em cách bơi lội nhưng nhà trường vẫn có những thông tin qua các giờ học môn sức khỏe, môn tự nhiên, xã hội.” GDKNS thúc đẩy quá trình phát triển của cá nhân và phát triển xã hội. Đối với học sinh, việc được đào tạo kỹ năng sống là vô cùng quan trọng. Hiện GDKNS chỉ làm được tại gia đình, gia đình giáo dục tốt, trẻ sẽ có điểm xuất phát tốt và nề nếp tốt. Ngược lại, trẻ sẽ không có gì khi không được gia đình quan tâm giáo dục. Như vậy, xuất phát điểm của trẻ là chưa công bằng. GDKNS trong nhà trường sẽ xoá đi rào cản đó.    Trước đòi hỏi "giáo dục phổ thông là giáo dục và hình thành nhân cách công dân tốt của nước Việt Nam" thì đây là một điểm hạn chế của các nhà trường chúng ta hiện nay. Qua 2 năm triển khai phong trào Xây dựng THTT-HSTC, hạn chế này đã được khắc phục bước đầu. Rất nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp đã tạo môi trường để giáo dục đạo đức lối sống cho các em, rèn luyện cho các em những kỹ năng sống cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý thêm một số điểm sau đây:     -Môi trường giáo dục phải luôn gắn với GD đạo đức để trở thành công dân tốt. Cần phải tăng cường nguồn lực trong và ngoài nhà trường cho giáo dục đạo đức, hình thành các chuẩn đạo đức (định hướng giá trị sống). Cần khoa học hóa việc giáo dục đạo đức lối sống, xây dựng công nghệ giáo dục đạo đức, công dân để học sinh trở thành chủ thể các giá trị đạo đức và văn hóa, trong đó đặc biệt lưu ý ý thức xây dựng và phát huy giá trị của gia đình. Gia đình là cái nôi giáo dục đầu tiên của mỗi con người; môi trường giáo dục gia đình là rất quan trọng trong mối quan hệ phối hợp với nhà trường và xã hội. Gia đình là tế bào hạnh phúc suốt đời của mỗi con người. Giáo dục giá trị gia đình, văn hóa gia đình là rất cần thiết hiện nay, bên cạnh giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc.    Trong các kỹ năng sống của thời kỳ hội nhập toàn cầu, có hai kỹ năng không thể thiếu, đó là kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Bộ GD-ĐT cũng đã vào cuộc trong việc tăng cường giáo dục 2 kỹ năng quan trọng này, nhưng cần phải quyết liệt hơn nữa.    Trong thời gian tới đây, phong trào thi đua "Xây dựng THTT-HSTC" sẽ có thêm nội dung mới và sẽ xuất hiện nhiều sáng kiến, nhiều kinh nghiệm hay từ các nhà trường. Từ năm học tới, cùng với 5 bộ, ngành sẽ có thêm sự phối hợp của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Ủng hộ vùng khó khăn là nét văn hoá đẹp của các thầy cô giáo và học sinh Hiện nay, trên các báo người ta đang lo ngại và quan tâm nhiều đến sự thiếu hụt kỹ năng sống của học sinh. Sự thiếu hụt này dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tai nạn thương tích ở trẻ em (đuối nước, tai nạn giao thông, điện giật, bỏng, ngộ độc, động vật cắn...), bạo lực học đường, trẻ em nữ bị xâm hại tình dục. Hiểu biết về giới tính, tệ nạn xã hội, về phòng chống HIV/AIDS… còn nhiều hạn chế. Trước thực trạng đáng lo ngại ấy, Bộ Giáo dục Đào tạo đã chỉ đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn bộ tài liệu về Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua một số môn học (Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp). Hơn nữa, vấn đề giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của người thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trước hết “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đang vận động. Kỹ năng sống là một bài học quan trọng, giúp các em học sinh tự tin khi bước vào cuộc sống tương lai. Ngay từ đầu năm học 2010-2011, Bộ GD&ĐT đã có quyết định đưa kỹ năng sống vào giảng dạy đại trà cho tất cả các cấp học. Thực hiện quyết định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nghệ An đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các trường học trong tỉnh tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tăng cường nguồn lực trong và ngoài nhà trường cho giáo dục đạo đức, hình thành các chuẩn đạo đức, chú ý giáo dục giá trị gia đình, văn hóa gia đình bên cạnh giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc. Tập trung rèn luyện cho học sinh ý thức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp... trong một số môn học và hoạt động ngoài giờ. Đối với mầm non, tiểu học là tăng cường giáo dục kỹ năng tự phục vụ, thói quen vệ sinh tốt, kỹ năng tự bảo vệ an toàn bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn bè, lễ phép với người lớn… Dưới chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc, các trường học trong tỉnh đã xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, thành lập các CLB văn hóa, thể thao ưa thích và tổ chức tư vấn các kỹ năng ứng xử những tình huống có liên quan đến tệ nạn xã hội cho học sinh… Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục xem học sinh là trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Qua tìm hiểu tại một số trường học trên địa bàn, chúng tôi nhận thấy rằng, các trường đã rất quan tâm tới việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thông qua việc thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp hình thành những thói quen tốt cho học sinh… Tiêu biểu như các trường: THPT Nguyễn Trãi, Herman Gmeiner, Nguyễn Trường Tộ… (TP.Vinh), THPT DTNT Quỳ Hợp (Quỳ Hợp), THPT Thanh Chương III (Thanh Chương)... BCH đoàn trường đã tổ chức được các CLB kỹ năng sống, CLB phòng chống ma túy, CLB tìm hiểu và hát dân ca... ngay trong trường và thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Em Nguyễn Đức Mạnh (Trường THPT Hà Huy Tập - TP Vinh) cho biết: “Được học kỹ năng giao tiếp ứng xử, thông qua các bài giảng, các trò chơi vận động, em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân”. Không chỉ có học sinh phổ thông, các khoá học, các buổi giao lưu cũng thu hút được khá đông sự tham gia của sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn. Bạn Lê Thị Xoan (lớp 49B2, CTXH - ĐH Vinh) và Cao Thị Hằng Nga (trường CĐSP Nghệ An) cũng có chung quan điểm rằng, nhờ các buổi học về kỹ năng sống này mà họ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, có thể trình bày được ý kiến của mình một cách tự nhiên trước đám đông, những điều rất có ích đối với họ khi ra trường. Bên cạnh đó, sự tham gia của các tổ chức giáo dục tư thục vào giảng dạy kỹ năng sống, kỹ năng mềm cũng chứng tỏ sự quan tâm của toàn xã hội đến vấn đề này. Trao đổi với chúng tôi, anh Hồ Tiên Thủy (Phó GĐ Tâm Việt Nghệ An - chuyên tổ chức các lớp giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng mềm cho mọi đối tượng) cho biết: Kỹ năng sống là điều hết sức quan trọng với tất cả mọi người, chứ không riêng gì học sinh, tuy nhiên, học sinh là đối tượng thường được nhắm đến đầu tiên trong việc giáo dục kỹ năng sống. Bởi trên thực tế cho thấy, hiện nay học sinh còn thiếu nhiều kỹ năng sống cần thiết, biểu hiện ở việc không biết cách giao tiếp, ứng xử với nhau, vì thế dễ gây ra xung đột. Ngay cả đối với các học sinh được xem là con ngoan, trò giỏi, nhưng khi đứng trước đám đông vẫn không thể hiện được hết khả năng của mình, ít nhất là trong việc diễn đạt. Chính vì thế, trong thời gian qua, Tâm Việt Nghệ An đã có nhiều hoạt động giao lưu, phối hợp với các trường học trên địa bàn như: THPT Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Hermann Gmeiner, Nguyễn Huệ… để giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh, đồng thời tổ chức tập huấn cho hơn 500 cán bộ đoàn tại các trường học về kỹ năng sống nhằm giúp họ ứng dụng vào thực tế. Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, các khóa học này thường hướng đến việc kích thích năng lực, giúp học sinh phát huy được các tiềm năng vốn có, dù là nhỏ nhất. Và ngay sau các khoá học, hay các buổi giao lưu đều cho học sinh viết bản thu hoạch và mẫu biểu hồi đáp đánh giá hiệu quả đào tạo, tạo thành một kênh trao đổi thông tin qua lại giữa học sinh và các giáo viên. Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đang gặp không ít khó khăn. Trước hết, do chưa có bộ giáo trình chuẩn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nên nhiều trường không hiểu và không biết bắt đầu giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh như thế nào? Hơn nữa, một số trường, một số bậc phụ huynh vẫn còn quá coi nặng thành tích học tập của học sinh, của con em mình mà bỏ quên giáo dục kỹ năng sống, coi đó là điều chưa thực sự cần thiết. Nhiều phụ huynh còn đặt ra chỉ tiêu cho các em là phải thi đậu vào các trường đại học, điều này vô tình biến các em học sinh trở thành cứng nhắc, và rất dễ bị lôi kéo sa ngã bởi những tác động xấu từ môi trường bên ngoài. I. KHẢ NĂNG GIÁO DỤC KNS TRONG HĐGD NGLL Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ  Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp(HĐGD NGLL) là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học văn hoá ở trên lớp. HĐGD NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là cầu nối gắn lí thuyết với thực tiễn và đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh. HĐGD NGLL là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể HĐGD, nâng cao tính tích cực chủ động, năng động, sáng tạo trong hoạt động. HĐGD NGLL góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Với ý nghĩa và định hướng đó, mục tiêu của HĐGD NGLL ở trường THCS nhằm : - Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh. - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THCS như : kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. - Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.          Với mục tiêu như vậy, HĐGD NGLL là điều kiện tốt nhất để học sinh phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động của các em trong quá trình học tập và rèn luyện. HĐGD NGLL vừa củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức đã học, vừa phát triển các kĩ năng cơ bản của học sinh phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của giáo dục và đòi hỏi của xã hội.         Với vị trí và vai trò tiếp cận xã hội và giáo dục đạo đức nhân cách rất đặc trưng của HĐGD NGLL. Như vậy, HĐGD NGLL thực sự cần thiết và có nhiều khả năng giáo dục KNS cho học sinh. Khả năng giáo dục KNS cho học sinh thông qua việc chuyển tải các nội dung của HĐGD NGLL bằng các hình thức, phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực theo định hướng tiếp cận và giáo dục KNS sẽ rất có hiệu quả trong thực tiễn giáo dục ở nhà trường.        II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KNS TRONG HĐGD NGLL Ở THCS  Thông qua các hình thức, phương pháp tổ chức các HĐGD NGLL ở THCS, giúp HS : 1. Về kiến thức : - Hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện KNS trong HĐGD NGLL. - Hiểu nội dung của một số KNS cần thiết của người HS THCS. - Trình bày được lợi ích của các KNS đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống ở gia đình, cộng đồng xã hội.  2. Về kĩ năng : - Biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của trường. - Biết thực hành và vận dụng các KNS trong giao tiếp/ứng xử tích cực với bản thân, với người khác; với các tình huống trong HĐGD NGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. 3. Về thái độ : - Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐGD NGLL một cách chủ động, tự giác. - Có ý thức rèn luyện các KNS trong các hoạt động cụ thể của HĐGD NGLL. Với mong muốn xây dựng ý thức về ATGT cho các em- Thế hệ tương lai của đất  nước, để các em có thể tự bảo vệ mình tránh khỏi những tai nạn giao thông đáng tiếc và để các em lớn lên trở thành những công dân có ý thức tốt về an toàn giao thông, năm học nào trường Tiểu Học Hải Tân cũng triển khai giảng dạy ATGT cho Học sinh toàn trường bắt đầu từ tháng 9 – tháng “An toàn giao thông” và tổ chức các cuộc thi, những buổi giao lưu về ATGT để các em có cơ hội thể hiện những hiểu biết của mình về kiến thức giao thông và áp dụng vào những trải nghiệm trên thực tế. Thực hiện kế hoạch HĐ NGLL năm học 2010-2011, được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Hải Dương, sáng ngày 12 tháng 11 năm 2010, tại trường Tiểu học Hải Tân tổ chức buổi HĐ NGLL v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_bac_tieu_hoc_0732.doc
Tài liệu liên quan