Giáo trình Autocad 3D căn bản

ĐẶC TÍNH VỊ TRÍ

(Placed Features)

 

Nội dung:

1. Tạo đặc tính lỗ (Amhole).

2. Tạo đặc tính bo tròn, góc lượn (Amfillet).

3. Tạo đặc tính cạnh vát (Amchamfer).

4. Tạo đặc tính vỏ (Amsell).

5. Tạo đặc tính quét (Amsweep).

6. Tạo đặc tính vuốt (Amloft).

7. Tạo đặc tính mặt chia (Amfacesplit).

8. Tạo đặc tính Pattern (Ampattern).

9. Kết hợp các chi tiết (Amcombine).

10. Cắt solid bằng mặt cong (Amsurfcut).

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Autocad 3D căn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mở tới một mặt. *) Flip Thickness: Đảo chiều dày vật thể qua phía đối diện của biên dạng mở. Ví dụ. Mô hình chi tiết bằng quét thẳng góc biên dạng mở với các thông số như ở hộp thoại hình 9. Hình 9: Hộp thoại Extrude khi quét thẳng góc biên dạng mở 3. Tạo đặc tính xoay (Amrevolve) Ta có thể tạo đặc tính xoay bằng cách xoay biên dạng kín xung quanh một trục. Trục này có thể là trục cạnh chi tiết, trục làm việc, đường phác nằm trong phác thảo biên dạng. Nếu đường phác thảo nằm trong phác thảo không là thành phần của biên dạng thì dạng đường của nó phải khác với dạng đường liên quan đến biến hệ thống Amskstype. *) Command: Amrevolve ¿ *) Từ Menu Part > Sketched Featrudes> Revolve. *) Chọn biểu tượng: Select revolution axis: (chọn trục quay) Xuất hiện hộp thoại Revolve (hình 10). Hình10. Hộp thoại Revolve Các lựa chọn. *) Operation: Xác định cách tạo chi tiết xoay. - Base: Tạo chi tiết cơ sở. - Cut: Cắt (trừ) vật liệu khối tròn xoay từ chi tiết cơ sở kích hoạt. - Join: Nối (cộng) vật liệu khối tròn xoay từ chi tiết cơ sở kích hoạt. - Intersect: Tạo một khối đặc tính mới từ khối giao giữa hai chi tiết giữa khối cơ sở và khối tròn xoay. - Split: Tạo chi tiết mới giữa khối tròn xoay và chi tiết cơ sở, ta phải đặc tên cho chi tiết này. *) Termination: Xác định kết quả đặc tính xoay. - By Angle: Xoay biên dạng với góc xác định và hiển thị mũi tên chỉ phương. - Plane: Xoay biên dạng tới một mặt phẳng (có thể là mặt phẳng làm việc). - Face: Kết thúc việc xoay biên dạng đã chọn. - Kết thúc quét biên dạng tại mặt kéo dài, mặt xác định hoặc mặt phẳng làm việc đã chọn. - Mid Plane: Xoay biên dạng bằng nhau trong cả hai hướng, kết thúc ở góc xác định. - Next: Kết thúc biên dạng trên mặt kế tiếp. - From-To: Xoay biên dạng từ mặt ban đầu đến mặt kết thúc. Hai mặt này do ta chỉ định. - Flit: Đảo hướng xoay. - Xác định góc xoay. 3. Tạo đặc tính quét (Amsweep). Sử dụng lệnh Amsweep để tạo đặc tính quét theo đường dẫn. Các đặc tính quét có thể là 2D hoặc 3D, cả hai đều được tạo bằng việc quét biên dạng kín theo một đường dẫn. *) Command: Amsweep ¿ *) Từ Menu Part > Placed Features> Sweep. *) Chọn biểu tượng: Xuất hiện hộp thoại Sweep sau: Hình11.Hộp thoại Sweep Biên dạng quét Đường dẫn Kết quả nhận được b) a) Hình12. Chi tiết (b) được hình thành khi quét biên dạng theo đường dẫn (a) Các lựa chọn. *) Opration: Xác định dạng kết hợp các đặc tính. - Base: Tạo chi tiết cơ sở. - Cut: Cắt đặc tính quét từ đặc tính cơ sở. - Join: Nối đặc tính quét với đặc tính cơ sở. - Intersect: Giao giữa đặc tính quét để chia đặc tính cơ sở. *) Body type: Xác định dạng quét được thực hiện. - Normal: Quét đặc tính thẳng góc với đường dẫn. - Parallel: Quét đặc tính song song với đường dẫn. *) Draft Angle: Gán góc vuốt vào đặc tính quét. *) Termination: - Type: Xác định dạng kết thúc cho đặc tính quét. - Path Only: Quét biên dạng theo đường dẫn. - Plane: Quét biên dạng tới mặt phẳng xác định. - From-To: Quét biên dạng từ mặt này tới mặt khác. 4. Tạo đặc tính quét 2D. Ta tạo đặc tính quét 2D bằng việc quét một biên dạng theo đường dẫn trên mặt phẳng 2D, ta minh họa qua ví dụ tạo mô hình chi tiết sau: Hình13. Để thực hiện mô hình trên ta sử dụng phương pháp quét theo đường dẫn 2D. Dùng Am2Dpath để tạo đường dẫn 2D có dạng hình tròn như hình 14, sau đó thiết kế biên dạng cần tạo và sử dụng lệnh Amsweep ta được chi tiết như hình trên. Hình14. 4. Tạo đặc tính quét 3D. Ta có thể quét biên dạng theo nhiều dạng đường dẫn 3D. Cũng giống như các đặc tính phác thảo khác, đặc tính quét có thể được hiệu chỉnh bằng việc sửa đổi biên dạng, đường dẫn hoặc bản thân đặc tính. Hình15. Ta tạo đường xoắn ốc, có các thông số như hộp thoại Helix. Chú ý phải tạo mặt phẳng làm việc vuông góc với đường xoắn ốc. Hình 16. Hộp thoại Helix 4. Hiệu chỉnh đặc tính xoay (Ameidtfeat) và hiệu chỉnh bằng Desktop Browser Trong quá trình tạo và hoàn thành mô hình thiết kế nhiều lúc ta phải hiệu chỉnh các đặc tính và phác thảo bằng lệnh Ameditfeat. *) Command: Ameditfeat ¿ *) Từ Menu Part > Edit Feature. *) Chọn biểu tượng: Enter an option [Sketch/surfCut/Toolbody/select Feature] : Các lựa chọn. *) Sketch : Hiệu chỉnh phác thảo cơ sở của mô hình thiết kế hoặc đặc tính. *) surfCut: Hiệu chỉnh đặc tính được tạo bằng lệnh Amsurfcut. *) Toolbody: Hiệu chỉnh đặc tính được tạo bằng lệnh Amcombine. *) select Feature: Chọn đặc tính để hiệu chỉnh, tùy vào đặc tính sẽ xuất hiện hộp thoại khác nhau. 5. Tạo đặc tính gân (Amrib) Đặc tính gân là một vách mỏng được sử dụng để tăng bền của chi tiết với mục đích giảm bớt khối lượng và vật liệu chế tạo, ta sử dụng biên dạng mở để tạo gân, các đoạn cuối của biên dạng tự động kéo dài tới các mặt, miễn là chúng gặp các bề mặt chi tiết kích hoạt hợp lệ. Ta có thể tạo biên dạng mở và ứng dụng chúng vào việc quét thẳng góc gân và vách mỏng, khi thiết kế ta cần chú ý các nguyên tắc sau: Phác thảo mặt bên của gân. Việc phác tảo có thể tạo nhiều đỉnh (nhiều đoạn thẳng) Phần cuối của phác thảo không chạm vào các mặt mà gân sẽ gán vào đó, nhưng khi kéo dài sẽ gặp biên dạng kích hoạt hợp lệ, không có các lỗ trong đường dẫn. Ta có thực hiện phác thảo để tạo biên dạng mở và gán các kích thước ràng buộc tham số như các phác thảo biên dạng khác. Gân có thể hiệu chỉnh. *) Command: Amrib¿ *) Từ Menu Part > Work Features> Rib. *) Chọn biểu tượng: Xuất hiệp hộp thoại hình 12 Hình 17. Hộp thoại Rib Các lựa chọn *) One Directions: Xác định chiều dày gân. *) To Direction: Xác định chiều dày gân theo cả 2 phía biên dạng mở. *) Midplane: Thêm chiều dày gân cả 2 phía biên dạng mở. *) Thickness 1: Xác định chiều của gân trên một bên của biên dạng mở. *) Thickness 2: Xác định chiều của gân trên một bên của biên dạng mở. *) Flip Thickness: Đảo phương tạo chiều dày. *) Fill Direction: Xác định phương biên dạng mở điền đầy hoàn toàn vào gân. 6. Tạo đặc tính uốn (Ambend). *) Command: Ambend¿ *) Từ Menu Part > Work Features> Bend. *) Chọn biểu tượng: Xuất hiệp hộp thoại hình 18. Hình 18. Hộp thoại Bend Các lựa chọn *) Combination: Xác định sự phối hợp đầu vào để tính toán uốn cong. - Angle+Radius: Định bán kính uốn và góc. - Radius + ArcLen: Định bán kính uốn và chiều dài cung uốn. - ArcLen+Angle: Định nghĩa chiều dài cung uốn và góc định nghĩa uốn. *) Radius: Bán kính. *) Angle: Góc uốn. *) Flip Bend Side: Đảo cạnh uốn cong là trái hoặc phải. Hình 19 *) Flip Dirction: Đảo phương uốn lên hoặc xuống. 7. Hiệu chỉnh Desktop Browser. Khi hiệu chỉnh nhấp chuột phải lên đặc tính mà bạn cần, sẽ xuất hiện shortcut menu (hình 20). Chọn edit và thực hiện các hiệu chỉnh như trên, nếu cần hiệu chỉnh Sketch ta chọn Edit Sketch. Hình 20. Hiệu chỉnh Desktop Browser 8. Cập nhật phác thảo và đặc tính. Kết thúc hiệu chỉnh ta phải cập nhật các thay đổi bằng lệnh Amupdate. *) Command: Amupdate ¿ (CC) *) Từ Menu Part > Update part. *) Chọn biểu tượng: Enter an option [active Part/Assembly/aLl parts/linKs] : Các lựa chọn. *) active Part: Cập nhật phác thảo của đặc tính cơ sở hoặc đặc tính đang kích hoạt. *) Assembly: Cập nhật bản vẽ lắp hiện hành. *) aLl parts: Hiệu chỉnh tất cả chi tiết cục bộ của bản vẽ hiện hành. *) linKs: Lựa chọn này để cập nhật các liên kết và các biến liên quan đến các chi tiết cục bộ trên bản vẽ hiện hành. Chương 4 TẠO CÁC ĐẶC TÍNH LÀM VIỆC (Work Features) Nội dung: Tạo mặt phẳng làm việc (Amworkpln). Tạo trục làm việc (Amworaxis). Hiệu chỉnh đặc tính (Amworkpt). I. Khái niệm về đặc tính làm việc Khi xây dựng một chi tiết tham số thì phải định nghĩa làm thế nào các đặc tính của chi tiết được kết hợp. Sự thay đổi một đặc tính làm ảnh hưởng đến tất cả các đặc tính liên quan với nó. Các đặc tính làm việc được xây dựng một cách đặc biệt giúp ta định nghĩa các quan hệ giữa những đặc tính trên chi tiết. Chúng cung cấp các điều khiển để xác định vị trí các phác thảo và các đặc tính. Trước khi tạo mặt phẳng làm việc ta thường tạo mặt phẳng tĩnh bằng lệnh Ambasicplanes. lệnh Ambasicplanes tạo một định nghĩa chi tiết mới trước khi mặt phẳng làm việc được tạo. *) Command: Ambasicplanes ¿ *) Từ Menu Part > Work Features> Basic 3D Work Planes. *) Chọn biểu tượng: Pick origin:(chọn điểm gốc) New part created. II. Mặt phẳng làm việc (Amworkpln). Mặt phẳng làm việc là mặt phẳng ban đầu để gán vào chi tiết. Nó có thể là tham số hoặc không tham số. Mặt phẳng làm việc cũng có thể được dùng để định nghĩa một mặt phẳng phác cho đối tượng hình học mới. *) Command: Amworkpln ¿ *) Từ Menu Part > Work Features> Work Plane. *) Chọn biểu tượng: Xuất hiện hộp thoại hình 21 Hình 21. Hộp thoại Work Plane Các lựa chọn. *) On Edge/Axis- On Edge/Axis: Tạo mặt phẳng làm việc qua 2 cạnh chi tiết có sẵn, hai trục hoặc một cạnh và một trục. *) WordY: Sử dụng trục Y của WCS hiện hành làm cạnh thứ nhất. *) WordZ: Sử dụng trục X của WCS hiện hành làm cạnh thứ nhất. *) On Vertex - On Edge/Axis hoặc On Edge/Axis - On Vertex: Tạo mặt phẳng làm việc bằng cách chọn một đỉnh và một cạnh hoặc một trục. *) Tangent - On Edge/Axis hoặc On Edge/Axis - Tangent: Tạo mặt phẳng làm việc bằng cách chọn một cạnh hoặc một trục và tiếp xúc mặt trụ. *) Planar Parallel - On Edge/Axis hoặc On Edge/Axis - Planar Parallel: Tạo mặt phẳng làm việc song song với mặt phẳng đã chọn. *) Planar Normal - On Edge/Axis hoặc On Edge/Axis - Planar Normal: Tạo mặt phẳng làm việc trực giao với mặt phẳng đã chọn. *) On Edge/Axis - Planar Angle hoặc Planar Angle - On Edge/Axis: Tạo mặt phẳng làm việc qua một cạnh và với một góc xác định từ một mặt phẳng có sẵn. *) On Vertex- On 3 Vertices: Tạo mặt phẳng làm việc qua 3 đỉnh. *) On Vertex- Planar Parallel hoặc Planar Parallel - On Vertex: Tạo mặt phẳng làm việc qua một đỉnh và song song với mặt phẳng khác. *) Tangent-Tangent: Tạo mặt phẳng làm việc tiếp với 2 mặt trụ hoặc cầu. *) Tangent - Planar Parallel hoặc Planar Parallel - Tangent: Tạo mặt phẳng làm việc tiếp xúc với một mặt trụ hoặc côn và song song với một mặt phẳng khác. *) Tangent - Planar Normal hoặc Planar Normal - Tangent: Tạo mặt phẳng làm việc tiếp xúc với một mặt trụ hoặc côn và vuông góc với một mặt phẳng khác. *) Planar Parallel - Offset: Tạo mặt phẳng làm việc song song với mặt phẳng và cách mặt phẳng đã chọn một khoảng xác định. *) Normal to start: Tạo mặt phẳng làm việc vuông góc với điểm bắt đầu làm việc đã phác thảo, đường dẫn 2D hoặc đường dẫn 3D ........ III. Trục làm việc (Amworkaxis). Trục làm việc là các đường thẳng tham số, có thể đường tâm của khối trụ hoặc nằm trên mặt phẳng phác. Hầu hết các trục được tạo theo các khối trụ, nhưng ta có thể tạo các trục làm việc bất kỳ để giúp cho việc tạo các đặc tính, mà nếu làm việc theo phương pháp khác sẽ rất khó khăn. *) Command: AmWorkaxis ¿ *) Từ Menu Part > Work Features> Work Axis. *) Chọn biểu tượng: IV. Điểm làm việc (Amworkaxis). Tạo điểm làm việc trên mặt phẳng phác kích hoạt, điểm làm việc giúp ta định vị các đặc tính. khi ta tạo điểm làm việc, khi ta tạo điểm làm việc trên màn hình nó hiển thị giống như ngôi sao. Bằng việc ràng buộc một đặc tính với điểm làm việc và sau đó ràng buộc điểm làm việc vào chi tiết, ta điều khiển vị trí của chi tiết. *) Command: AmWorkpt ¿ *) Từ Menu Part > Work Features> Work Point. *) Chọn biểu tượng: Chương 5 ĐẶC TÍNH VỊ TRÍ (Placed Features) Nội dung: Tạo đặc tính lỗ (Amhole). Tạo đặc tính bo tròn, góc lượn (Amfillet). Tạo đặc tính cạnh vát (Amchamfer). Tạo đặc tính vỏ (Amsell). Tạo đặc tính quét (Amsweep). Tạo đặc tính vuốt (Amloft). Tạo đặc tính mặt chia (Amfacesplit). Tạo đặc tính Pattern (Ampattern). Kết hợp các chi tiết (Amcombine). Cắt solid bằng mặt cong (Amsurfcut). I. Khái niệm về đặc tính vị trí. Các đặc tính vị trí là cách tốt nhất để định nghĩa các đặc tính mà ta không cần phải phác thảo như: Góc lượn, lỗ, cạnh vát, mặt vuốt, mặt cắt, sắp xếp, kết nối và chia chi tiết. Ta xác định các giá trị cho các tham số của chúng và sau đó định vị nó trên chi tiết. Để hiệu chỉnh các đặc tính đơn giản là thay đổi các tham số điều khiển chúng. II. Tạo các đặc tính. Tạo đặc tính lỗ (Amhole). Sử dụng lệnh Amhole để tạo lỗ suốt, lỗ khoét trụ, lỗ khoét côn. *) Command: Amhole ¿ *) Từ Menu Part > Placed Features> Hole. *) Chọn biểu tượng: Hộp thoại Hole xuất hiện như hình 22 Hình22 : Hộp thoại Hole Các lựa chọn. *) Tap: Hiển thị dạng lỗ cần chọn. *) Termination: Xác định phần cuối của lỗ - Through: Lỗ xuyên suốt. - Bline: Tạo lỗ với chiều sâu tự chọn (Depth). - To-Plane: Tạo lỗ có chiều sâu đến giới hạn bề mặt được chọn. *) Placement: Xác định vị trí của lỗ trên chi tiết. - 2 Edge: Xác định khoảng cách từ hai cạnh đã chọn. - Concentic: Đặt lỗ đồng tâm với đường tròn đã chọn. - Onpoit: Đặt lỗ trên điểm đã chọn. - From hole: Đặt lỗ có khoảng cách x và y xác định từ lỗ có sẵn trên mặt phẳng đã chọn. *) Diameter: Nhập đường kính lỗ. *) Depth: Nhập chiều sâu lỗ. *) PT Angle: Xác định góc bên trong chi tiết, chỉ có giá trị cho Blind và To Plane. *) C’Dia: Xác định đường kính cho lỗ khoét trụ hoặc côn. *) C’Depth: Xác định chiều sâu cho lỗ khoét trụ. *) C’Angle: Xác định góc mặt côn cho lỗ khoét côn. Tạo đặc ren (Amhole). Ta sử dụng lệnh hole để tạo ren, khi xuất hiện hộp thoại ta chọn Threads như hình 23 sau đây: Hình23: Vẽ ren trong hộp thoại Hole Các lựa chọn. *) Thread Type: Xác định loại ren. *) Full Depth: Ren lỗ suốt *) Nominal Size: Xác định kích thước danh nghĩa ren. *) Tap Depth: Xác định chiều sâu ren. *) Minor Dia: Xác định đường kính trong ren. Giá trị này sẽ lớn hơn hoặc bằng đường kính lỗ khoan tarô. *) Major Dia: Đường kính lớn nhất ren. Đường kính này có thể bằng với kích thước danh nghĩa. *) Fit Class: Chọn dung sai áp dụng cho ren. *) Thread Type: Xác định loại ren. *) Copy Values: Sao chép giá trị của ren có sẵn. Hiệu chỉnh ren. Để hiệu chỉnh ren, ta nhấp chuột phải lên đặc tính ren và chọn edit, xuất hiện hộp thoại cho ta thay đổi các giá trị đã thiết kế của ren, kết thúc quá trình hiệu chỉnh cập nhập bằng lệnh Amupdate hoặc nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ. Đặc tính góc lượn (Amfillet). Để tạo góc lượn ta sử dụng lệnh Amfillet. *) Command: Amfillet ¿ *) Từ Menu Part > Placed Features> fillet. *) Chọn biểu tượng: Xuất hiện hộp thoại Fillet Hình24. Hộp Thoại Fillet Các lựa chọn. *) Constant: Tạo góc lượn với bán kính không đổi. *) Radius: Nhập bán kính góc lượn. *) Individual Radii Overrride: Chọn bán kính độc lập cho mỗi cạnh. Đầu tiên ta nhập giá trị bán kính trên ô soạn thảo.Sau đó chọn OK, xuất hiện các dòng nhắc. Select edge or faces to fillet: (chọn cạnh hoặc mặt cần fillet). Select edge or faces to fillet: (chọn tiếp hoặc bấm Enter kết thúc). Select radius: (chọn bán kính cần thay đổi giá trị). Select radius: (chọn tiếp hoặc bấm Enter kết thúc). Nếu dòng nhắc đầu tiên ta chọn mặt thì xuất hiện dòng nhắc sau: Enter an option [Next/ Accep]: Select edges or faces to fillet : *) Fixed Width: Tạo góc lượn hoặc bo tròn cạnh với chiều dài cung cố định. Đầu tiên nhập chiều dài dây cung vào ô soạn thảo (Chord lengh), sau đó nhấp OK chọn cạnh. Select edges: (chọn cạnh) *) Linear: Tạo các góc lượn có bán kính thay đổi tuyến tính. Chỉ cần nhập giá trị bán kính tại điểm đầu tiên và điểm cuối cùng của cạnh. Select edges: (chọn cạnhcần fillet). Select radius:(chọn bán kính đầu tiên) Enter radius: (nhập bán kính thứ nhấ)t. Select radius:(chọn bán kính thứ hai) Enter radius: (nhập bán kính thứ hai). *) Cubic: Tạo góc lượn có bán kính thay đổi dọc theo cạnh chọn theo đường cong bậc ba. Select edges: (chọn các cạnh cần fillet) Select radius or [Add vertex/Clear/Delete vertex]:(chọn bán kính hoặc lựa chọn ). Các lựa chọn. *) Select radius: Chọn bán kính để nhập giá trị. Enter radius<0,500): (nhập giá trị bán kính) Select radius: (chọn bán kính khác hoặc bấm enter kết thúc) *) Add vertex: Thêm đỉnh vào cạnh đã chọn. Enter location on edge: (xác định vị trí trên cạnh đã chọn) Enter vertex platcemen: (xác định vị trí hoặc bấm enter) *) Clear: Bỏ giá trị của bán kính đã chọn. Select radius to clear: (chọn bán kính) *) Delete vertex: Xóa bán kính tại vị trí đã chọn. Select radius to delete: (chọn bán kính dderr xóa) Đặc tính cạnh vát (Amchamfer). Để tạo các cạnh vát ta sử dụng lệnh Amchamfer. *) Command: Amchamfer ¿ *) Từ Menu Part > Placed Features> chamfer. *) Chọn biểu tượng: Xuất hiện hộp thoại chamfer. Hình25. Hộp Thoại chamfer Các lựa chọn. *) Opration: Xác định phương pháp tạo mép vát. - Equal distance: hai khoảng cách vát bằng nhau, giá trị nhập vào ô Distance 1. - Tow distance: hai khoảng cách vát mép khác nhau. - Distance and Angle: nhập khoảng cách vát và góc vát vào ô Distance 1 và Angle. Đặc tính vỏ (Amshell). Lệnh shell dùng để tạo chi tiết dạng vỏ bằng cách định nghĩa chiều dày vỏ và bỏ đi phần vật liệu bên trong. *) Command: Amshell ¿ *) Từ Menu Part > Placed Features> Shell. *) Chọn biểu tượng: Xuất hiện hộp thoại chamfer. Hình26. Hộp Thoại Shell Các lựa chọn. *) Default Thickness: Xác định chiều dày mặc định của vỏ, có thể định nghĩa theo: - Inside: Tạo với các mặt chi tiết là vách ngoài của vỏ. - Ouside: Tạo với các mặt chi tiết là vách trong của vỏ. - Mid-plane: Tạo với các mặt chi tiết là mặt giữa của vỏ. *) Excluded: Xác định các mặt không tạo vỏ - Add: Đóng tạm thời hộp Shell featrure để có thể tạo thêm các mặt không tạo vỏ. Select faces to exclude: (chọn các mặt không tạo vỏ) Enter an option[Accept/Next]: (nhập N để hoán chuyển giữa các mặt hoặc kết thúc bằng enter). Select faces to exclude: (chọn các mặt khác hoặc kết thúc bằng enter) - Recliam: Đóng tạm thời hộp Shell featrure để phục hồi các mặt đã loại bỏ. Select faces to reclaim: (chọn các mặt phục hồi lại) Enter an option[Accept/Next]: (nhập N để hoán chuyển giữa các mặt hoặc kết thúc bằng enter). Select faces to reclaim: (chọn mặt khác hoặc bấm enterkết thúc) *) Multiple Thickness Overrides: Chọn chiều dày vỏ ở các mặt khác nhau - Thickness: nhập giá trị gán vào các mặt độc lập. - Set: Tạo mới hoặc xóa các giá trị trên ô soạn thảo Thickness. - Faces: Xác định các bề mặt để gán chiều dày định trên ô soạn thảo thickness. - reset: Thiết lập lại tất cả các giá trị trong họp thoại Shell về giá trị mặc định. Hiệu chỉnh đặc tính vỏ: Hiệu chỉnh đặc tính vỏ bằng lệnh Ameditfeat hoặc nháy đúp chuột vào biểu tượng này trên Desktop Browser, làm xuất hiện trở lại hộp thoại Shell, ta hiệu chỉnh lại các thông số trên hộp thoại. Đặc tính mặt vuốt (Amfacedraft). Mặt vuốt hoặc góc vuốt là những góc nghiêng được gán vào các mặt đứng của chi tiết. Ta tạo góc vuốt từ các mặt của chi tiết, mặt song song mặt làm việc hoặc tiếp tuyến với mặt trụ. *) Command: Amfacedraft ¿ *) Từ Menu Part > Placed Features> Face Draft. *) Chọn biểu tượng: Xuất hiện hộp thoại Face Draft. Hình27. Hộp thoại Face Draft Trước khi ta vuốt một mặt trên cho tiết ta phải chọn mặt vuốt. Mặt phẳng vuốt này định nghĩa phương góc vuốt, được đo giữa mặt phẳng và chiều cao mà góc vuốt được gán vào các mặt vuốt. Khi chọn mặt vuốt, một mũi tên chỉ phương hiển thị phương mà vật liệu được bỏ từ các mặt đã chọn để vuốt. Các lựa chọn. *) Type: Xác định dạng vuốt được gán. - From Plane: Tạo mặt vuốt từ mặt phẳng làm việc hoặc mặt phẳng đã chọn. - From Edge: Tạo mặt vuốt từ cạnh đã chọn. - Shadow: Tạo mặt vuốt từ mặt đã chọn tới tiếp điểm của mặt trụ đã chọn. *) Angle: Xác định góc vuốt. *) Draft Plane: Xác định mặt nào để gán mặt vuốt vào nó. *) Add: Chọn mặt để thêm mặt vuốt. *) Reclain: Chọn mặt để gỡ bỏ mặt vuốt. *) Include Tangencies: Xác định có bao gồm các mặt tiếp tuyến hay không khi gán mặt vuốt. Nếu chọn thì mặt tiếp tuyến được tự động chọn và góc vuốt được gán. *) Return to Dialog: Xác định có trở lại hộp thoại hay không sau khi tạo mặt vuốt. Đặc tính Pattern (Ampattern). Sử dụng Ampattern để sao chép các đặc tính sẵn có trên bản vẽ. Ta có tạo các pattern sắp xếp theo dạng hình chữ nhật, hình bình hành, sắp xếp đều quanh tâm hoặc trục (tương tự Array). *) Command: AmPattern ¿ *) Từ Menu Part > Placed Features> Pattern. Select features to pattern: (chọn đặc tính) Select features to pattern or [liSt/Remove] : ¿ Enter an option [Type/Plane/Align/Rows/coLumns/Suppress/Features] : 1. Pattern sắp xếp dạng hình chữ nhật. Pattern hình chữ nhật sao chép các đặc tính theo hàng cột. Khi chọn biểu tượng trên xuất hiện hộp thoại sau. Hình28. Hộp thoại Pattern Các lựa chọn. *) Pattern Control: - Type: Xác định dạng sao chép. - Column Placement: Xác định số cột (Instance) và khoảng cách cột (Spacing). - Raw Placement: Xác định số hàng (Instance) và khoảng cách hàng (Spacing). - Align to Edge: Chọn cạnh để xác định vị trí. Sau khi cạnh được chọn thì nó được chiếu tới mặt phẳng phân bố và góc được tính toán. - Suppress Istance: Lọai các đặc tính đã tạo từ các thực tế hiển thị. - Angle: Xác định góc giữa hàng và cột. - Preview: Xem trước cách sắp xếp với các thành phần quan sát trong dạng thức đơn giản. +) True preview: Cho xem trước cách sắp xếp đã tạo. +) Dynamic Preview: Hiển thị hay không các khung hình pattern tại mỗi thời điểm. 2. Pattern sắp xếp dạng hình tròn . Sử dụng polar pattern để tạo các đặc tính sắp xếp xung quanh tâm là điểm làm việc (Workpoint) đã tạo. Hình29. Hộp thoại Pattern(Polar) Các lựa chọn. *) Polar placement: Định nghĩa sắp xếp của các đặc tính trong pattern - Khoảng cách góc giữa hai phần tử kế tiếp sau khi tạo. - Khoảng cách giữa hai phần tử đầu và cuối. - Các phần tử được tạo phân bố đều theo một vòng tròn. - Đảo phương, trục của các phần tử được tạo. - Spaceing Angle: Nhập giá trị góc cho các lựa chọn. - Rotation Center: Chọn lại tâm quay cho các phần tử. 3. Pattern sắp xếp dạng xoắn ốc . Sử dụng để sao chép các đặc tính sắp xếp dạng xoắn ốc chung quanh một trục. Hình30. Hộp thoại Pattern(Axial) Các lựa chọn. *) Axilal: - Tổng số vòng quay mà đối tượng được phân bố. - Offset Height: Khoảng cách dọc trục của các phần tử. - Instances: Khoảng cách gia tăng số cột và số hàng sử dụng giá trị xác định trong Offset Height. - Khoảng offset chia đều số cột và hàng sử dụng giá trị xác định trong Offset Height. - Đảo các phương phân bố trên hoặc dưới mặt phẳng phân bố theo tâm của trục quay. 4. Pattern Copy . Select feature to be copied (from any part): (chọn phần tử cần copy) Specify location on the active part or [Parameters]: (xác định tọa độ điểm đến) 5. Tạo các mô hình phức hợp (Amcombine) . Sử dụng Amcombine để thực hiện các phép toán đại số Boole (Union, Subtract, Intercst). Các chi tiết cơ sở khác nhau trở thành các mô hình phức hợp. Ta có thể tạo mô hình phức hợp trong cả hai môi trường Assembly Modeling và Part Modeling. *) Command: Amcombine ¿ *) Từ Menu Part > Placed Features> combine. *) Chọn biểu tượng: Enter parametric boolean operation [Cut/Intersect/Join] : Các lựa chọn. *) Cut: Tạo mô hình phức hợp bằng phép trừ. *) Intersect: Tạo mô hình phức hợp là phần giao của hai chi tiết. *) Join: Nối các chi tiết bằng phép công. 6. Tạo đặc tính chia chi tiết. *) Command: Ampartsplit ¿ *) Từ Menu Part > Placed Features> Part Split. *) Chọn biểu tượng: Select planar face, work plane, surface, or split line for split:(chọn mặt phẳng, mặt phẳng làm việc hoặc đường chia. Select work point: (chọn điểm làm việc hoặc bấm enter) Define side for new part: [Accep/Flip]: (nhập F đảo phương mũi tên theo hướng chi tiết mới và chấp nhận bằng enter). Enter name of the new part : (Nhập tên chi tiết mới) 6.1. Chia theo mặt phẳng. Chi tiết có thể được chia theo mặt phẳng. Mặt phẳng được xác định bằng nhiều cách, tùy thuộc vào đối tượng chia. Ta có thể chọn mặt là giao tuyến của chi tiết với mặt phẳng. Điều này có nghĩa là, ta thêm một đường khác hoặc cạnh tối chi tiết. Đường này xác định vị trí để chia và mặt vuốt được thêm vào mặt phẳng. 6.2. Chiếu một đường chia. Ta có thể chia chi tiết bằng việc chiếu một đường chia lên phác thảo và trên một mặt chi tiết kích hoạt. Phác thảo này định nghĩa vị trí cho việc chia các mặt. Việc này có nghĩa định nghĩa một phác thảo như là một đường dẫn và chiếu đường dẫn đó lên cạnh đã chọn. 6.3. Cắt chi tiết bởi mặt cong (Amsurfcut): Sử dụng lệnh Amsurfcut để tạo hình dạng cong tự do từ mô hình solid tham số với điểm làm việc để dễ dạng hiệu chỉnh vị trí. Khi vị trí làm việc thay đổi thì mặt cong thay đổi theo và hình dạng chi tiết được cập nhật. Hình31. Ví dụ về mô hình mặt cong được thiết kế ứng dụng các lệnh nêu trên. Chương 6 LẮP RÁP MÔ HÌNH Nội dung: Phác họa quá trình láp ráp. Tạo chi tiết lắp ráp. Hiệu chỉnh chi tiết lắp ráp. Tham chiếu chi tiết ngoài. Khái niệm về ràng buộc lắp ráp. Ràng buộc lắp ráp. Gán ràng buộc lắp ráp. I. Các khái niệm. 1. Khái niệm về môi trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_cuong_cad_3d_211.doc
Tài liệu liên quan