Lễ Hội Cá Ông (còn được gọi là lễ tế cá
Voi) - lễ hội lớn nhất của ngư dân ở
nhiều địa phương nước ta,trong đó có
các ngư dân Quảng Nam - Ðà Nẵng.Thờ
phụng Cá Ông ở miền đất này không chỉ
được xem là sự tôn kính thần linh mà
còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả
làng cá. Lễ hội được diễn ra trong hai
ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch.
Trong ngày lễ bàn thờ được trang hoàng
hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà
đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng.
Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết
hoa. Lễ cầu an được tổ chức vào đêm
đầu tiên tại lăng Cá Ông dưới sự điều
khiển của các vị chánh bái, là những vị
cao niên, có uy tín lớn trong làng chài.Vị
chánh bái dâng đồ tế lễ (thường không
dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng
biết ơn của dân làng đối với công đức Cá
Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu,
thuyền bè đi khơi về lộng an toàn.Rạng
sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống
làm lễ rước trên biển. Tất cả tàu thuyền
ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị
chánh tế tổ chức "xin keo". Ðó là lễ Cá
Ông chứng dám lòng thành của ngư dân
ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân
làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ,
đội học trò dâng hương, dàn nhạc trình
diễn, hát bội. Trong suốt ngày hội, các
tàu thuyền dù ở xa cũng tập trung về bến
để tham gia lễ hội Cá Ông.
637 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Bách khoa hàng hải và đóng tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản và phổ biến nhất,lặn tự do,người lặn
nín hơi (apnea) .lặn ở độ sâu không lớn
và trong thời gian ngắn.Cần tuân thủ các
quy tắc dự phòng để tránh tai biến.Trong
lịch sử nghề lặn vo ,người lập kỷ lục đầu
tiên là Yorgos Haggi Statti.Ông ta là
một ngư dân chuyên mò vớt san hô và
được một thuyền trưởng Ý thuê năm
1911 để mò chiếc neo tàu bị trôi.con
người nhỏ thó này đang bị viêm phổi
nhưng lặn tới độ sâu 77 mét những ba
lần và đã hoàn thành nhiệm vụ.Hiện nay
kỷ lục lặn vo thuộc về người Pháp
Mayol Jacques với cú lặn lịch sử ,lập kỷ
lục thế giới do lặn tới độ sâu 100 mét
vào năm 1976.tức là đạt tới giới hạn của
cơ thể con người khi lặn vo.Hiện nay
trên thế giới có cuộc thi lặn vo
(Competitive Apnea) ,một dạng thể thao
phiêu lưu (extreme sport) do hai tổ chức
là AIDA International và CMAS tổ chức
với nhiều người vượt qua giới hạn 100
mét .
Lặn bằng tàu – là loại hình lặn trong
các thiết bị có thành bảo vệ nặng nề như
bathyscaphe, bathysphere và tàu ngầm.
Có trường hợp dùng bộ dụng cụ cá nhân
lặn loại kiên cố (lặn ”đồ đồng” ) ,khiến
người lặn bị hạn chế di chuyển ,chỉ là
người quan sát dưới biển mà thôi
Lặn dùng không khí cấp từ mặt biển
–một sợi dây rốn dài (umbilical) từ mặt
biển cấp không khí cho người lặn .Các
thiết bị sử dụng là chuông lặn ,các
habitat hoặc các bộ quần áo lặn kiểu
cứng ( rigid-diving suits hay có tiếng
lóng là “heavy-footers”).
Lặn scuba (scuba diving ) – người lặn
mặc áo lặn và dùng bình khí đem
theo.Tùy theo thiết bị,có hai loại
scuba:loại mạch hở (khí thở ra đi vào
nước) và mạch kín (khí thở ra được hít
lại).
Căn cứ theo hỗn hợp khí sử dụng ,lại
chia ra làm lặn khí thường và lặn bão
hòa .Lặn bão hòa –Hiện tượng bão hòa
xảy ra khi các mô tế bào người lặn đã
hấp thụ tất cả các khí nitơ mà nó có thể
giữ được tại một độ sâu nhất định .Lăn
bão hòa là cần thiết cho các nhà khoa
học hay thợ lặn muốn sống hàng tuần
hay hàng tháng dưới đáy biển để hoàn
tất công việc . Người lặn sống trong các
habitat dưới nước tức là các buồng chịu
áp lực đặt tới độ sâu 610 mét (2000
feet) .
Căn cứ theo trình độ lăn,lại chia làm hai
loại:lặn chuyên nghiệp và lặn giải
trí.Lặn chuyên nghiệp là lặn có trả công
phục vụ cho các mục đích quân sự,cứu
hộ,và khoa học .Lặn giải trí thực hiện
bởi các ngừơi chơi nghiệp dư ,không
đòi hỏi phải huấn luyện đặc biệt,tất
nhiên phải qua một lớp cơ bản về
scuba.Độ sâu lặn dùng khí nén chỉ giới
hạn tới 130 feet để tránh phải dừng giảm
áp,và phải có bạn cùng lặn đi kèm.
Lặn bão hòa (saturation diving) – một
kỹ thuật lặn cho phép người lặn làm việc
ở độ sâu lớn trong thời gian dài nhờ vào
việc sống dưới áp lực trong một tổ hợp
thiết bị đặc biệt ,Kỹ thuật này do Hải
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
NHÓM VĂN PHONG&ĐỖ THÁI BÌNH
BÁCH KHOA HÀNG HẢI&ĐÓNG TÀU
287
Quân Mỹ bắt đầu sử dụng từ những năm
50 cho phép thợ lặn ở dưới sâu hàng
tuần tới hàng tháng mà không cần phải
tiến hành giảm áp ,mất thì giờ. Qua
nghiên cứu ta thấy rằng khi một thợ lặn
dưới nước trong một thời gian dài,vài
ngày tới vài tuần,thời gian cần thiết để
giảm áp sẽ đạt tới một điểm tối đa và ổn
định.
Người thợ lặn sẽ trở thành”bão hòa “ và
sẽ không hấp thụ thêm khí phụ như hêli
hay ni tơ nữa.Nói một cách khác,thời
gian để giảm áp cho một thợ lặn một
ngày cũng tương tự như lặn một
tuần.Người thợ lặn sẽ làm việc trong
trạng thái bão hòa,sống dưới nước,làm
việc trong các phương tiện chịu áp như
chuông lặn hay habitat. Ví dụ kiểu
habitat Aquaris của NOAA dùng tại Key
Largo bang Florida hay tại các bồn dầu
Biển Bắc .Những thiết bị đó duy trì áp
suất của độ sâu mà người thợ lặn sẽ phải
làm việc.Cuộc khảo cổ vùng Cù Lao
Chàm đã sử dụng kỹ thuật lặn bão hòa là
một ví dụ. Người thợ lặn sống dưới áp
suất hàng tuần lễ không mất thì giờ cho
công việc giảm áp.Trong thời gian
đó,các tế bào của người thợ lặn đã trở
thành “bão hòa “ với môi trường khí họ
thở,trong trường hợp này đó là hỗn hợp
hêli và ôxy,gọi tắt là heliox.Họ sống
trong buồng cao áp ở trên boong
tàu,được đưa xuống độ sâu làm việc
cũng như trả lại lên tàu đều bằng chuông
lặn.Mọi thứ như khí thở,cáp video,cáp
thông tin liên lạc,cáp điện,nước nóng
tuần hoàn trong quần áo lặn để chống
chết cóngtất cả đều được dẫn từ trên
mặt nước qua một chùm ống và
cáp,thường gọi là “dây rốn” (umbilical)
.Tên gọi đầy hình ảnh này lột tả đúng
chức năng của dây:người thợ lặn không
thể sống nếu không có dây cung cấp nối
với tàu mẹ cũng như thai nhi không thể
sống được nếu không có dây rốn nối nó
với tử cung người mẹ .Một đội 4 chuyên
viên chuyên theo dõi và kiểm tra hệ
thống cung ứng qua “dây rốn “ kèm
theo 15 kỹ thuật viên phục vụ.Cuối mỗi
kỳ sống trong vùng cao áp,thợ lặn phải
mất ba ngày giảm áp mới trở lại cuộc
sống bình thường trong khí quyển.Bằng
cách dùng hai tốp thợ lặn,mỗi tốp làm
việc theo ca 12 giờ,công việc khảo sát đã
được tiến hành liên tục 24 giờ.Tại trung
tâm điều hành trên sà lan ( sử dụng hai
chiếc: chiếc sà lan Abex dài 180 feet và
chiếc Tropical 388 dài 220 feet bổ sung
thêm vào năm 1999),các nhà khảo cổ có
thể thông qua điện thoại nối dây với thợ
lặn để xác định chiến thuật tiến hành
công việc,qua ánh đèn và camera trên
mũ của thợ lặn biết được mọi việc đang
xẩy ra.
Lặn dùng khí từ trên mặt nước
(surface supplied diving) –kiểu lặn mà
người lặn dùng trang bị cung cấp khí thở
qua một dây rốn từ trên mặt nước,có thể
là từ tàu hỗ trợ lặn,một kiểu lặn hiện phổ
biến ở ta với một hệ thống đơn giản,bao
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
NHÓM VĂN PHONG&ĐỖ THÁI BÌNH
BÁCH KHOA HÀNG HẢI&ĐÓNG TÀU
288
gồm một bộ lọc,một máy nén không khí
thường chạy bằng động cơ xăng nhỏ,một
két chứa ,một ống dẫn tới người lặn và
một cụm van điều chỉnh.Trên thực
tế,không có những bộ lọc và van điều
chỉnh,người thợ lặn trực tiếp nhận không
khí từ máy nén,kiểu lặn này bà con gọi
là lặn cắn le (tức là miệng cắn ống dẫn
không khí ,le từ chữ Pháp air-không khí)
.
Lanessan De (1843-1919)
Lanessan De –tàu nghiên cứu biển của
Hải Học Viện Nha Trang,mang tên Toàn
Quyền Đông Dương cũng là một bác sĩ
Hải Quân Pháp ,tàu bắt đầu hoạt động từ
năm 1926.Năm 1927,tàu khảo sát quần
đảo Trường Sa.
Lăng phun chống cháy (fire hose
nozzle;Стволы пожарные)-đầu phun
nước chống cháy với nhiều kiểu đầu nối
(coupling) khác nhau như coupling kiểu
Nakajima,ANSI,MachinoLăng phun
có loại một hay hai tác dụng tức là phun
dòng nước (jet) hay phun tia nước
(spray).
Lăng phun một tác dụng (hình trái) và
nhiều tác dụng
Lãnh hải (territorial waters, 領 海 ;
Территориальные воды) - vùng biển
ven bờ nằm giữa vùng nước nội
thủy(internal water ; 內水 внутренние
воды) và các vùng biển thuộc quyền chủ
quyền và quyền tài phán quốc gia (tức
vùng đặc quyền kinh tế; EEZ Exclusive
Economic Zone; 专 属 经 济 区 ;
исключительная экономическая зона
viết tắt ИЭЗ). Chủ quyền của quốc gia
đối với vùng lãnh hải không phải là tuyệt
đối như đối với các vùng nước nội thủy,
do có sự thừa nhận quyền qua lại vô hại
của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh
hải. Cũng lưu ý rằng chủ quyền của quốc
gia ven biển được mở rộng hoàn toàn và
riêng biệt đối với vùng trời trên lãnh hải
cũng như đối với đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển của vùng lãnh hải này.
Trong vùng trời phía trên lãnh hải, các
quốc gia khác không có quyền tự do qua
lại vô hại đối với các phương tiện bay
(máy bay chẳng hạn). Đối với đáy biển
và lòng đất dưới đáy biển, quốc gia ven
biển cũng có toàn quyền định đoạt.
Lãnh hải và các vùng theo UNCLOS
Luật quốc tế không cho phép mở rộng
lãnh hải quá 12 hải lý nhưng một số
quốc gia đơn phương quy định lãnh hải
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
NHÓM VĂN PHONG&ĐỖ THÁI BÌNH
BÁCH KHOA HÀNG HẢI&ĐÓNG TÀU
289
lớn hơn con số đó như
Brasil,Peru,Uragoay ,Sierra Leone
,Equador v.v..Tàu của tất cả các nước có
thể sử dụng quyền qua lại vô hại đi qua
lãnh hải với điều kiện tuân thủ các điều
khỏan của Công Ước Luật Biển (đi qua
không ảnh hưởng tới an ninh của quốc
gia ven bờ,tàu ngầm phải qua lại ở trạng
thái nổi trên mặt nước ).Một số quốc
gia quy định tàu chiến nước ngoài chỉ
được qua lại lãnh hải và đi vào nội thủy
sau khi đã được quốc gia ven bờ cho
phép .
lao săn cá voi (harpoon)- công cu lao
phóng để săn cá voi. Gồm cán lao và
đầu lao, trên rãnh ở đầu có gắn 4 cái
chân mở ra được ( 2 dài, 2 ngắn). Một
lựu đạn hình xuyên dòng được bắt vào
đầu lao. Chiều dài của lao kể cả lựu đạn
là 1,9m, khối lượng gần 70kg. Cán lao
được gắn với tàu săn cá voi bằng dây
thừng. Sau khi được phóng ra từ nòng
pháo, lao kéo theo dây thừng, khi rơi,
lựu đạn nổ trong thân con vật, những
chân ở đầu mở ra và giữ chặt lao. Những
cái lao cổ xưa có đầu bằng đá, xương
hoặc kim loại buộc đai với cán gỗ đã
được sử dụng ngay từ thời đại đồ đá
Laplace Pierre Simon(1749-1827)- nhà
toán học,vật lý,thiên văn người Pháp,có
nhiều đóng góp to lớn trong ngành cơ
học thiên thể, thiên văn hàng hải,người
lãnh đạo Hội Đồng Kinh Độ của nước
Pháp.
Laplace Simon P.
(1749-1827)
Lát gỗ /thanh lát (từ tiếng Pháp latte
,tiếng Anh spline/lath) –thanh
dài,mỏng,dẻo bằng gỗ hay nhựa ,kim
loại đặt cố định tại một số điểm (nhờ cóc
chặn, tiếng Anh gọi là lead weight hay
duck ) để tạo ra đường cong đi qua
những điểm đó ,lát gỗ đó gọi là spline
.Trước khi có các phần mềm máy tính
,trong ngành đóng tàu,chế tạo ô tô,máy
bay người ta phải dựng các đường cong
và bề mặt bằng tay.Lát gỗ spline được sử
dụng trên sàn phóng dạng.Độ dẻo của
Một kỹ thuật
viên đang dùng
lát gỗ và các
con cóc chặn để
vẽ các đường
hình dáng
vật liệu làm lát kết hợp với sự kìm giữ
của các điểm kiểm tra (control points)
,làm cho đường có hình dáng mà không
cố sức uốn nó đi qua các điểm cố định
và đạt được độ trơn nhẵn cao nhất .Vào
năm 1946,các nhà toán học bắt đầu
nghiên cứu hình dáng của thanh lát và
lập nên hàm số spline hay đường cong
spline .Nhà toán học Schoenberg đặt tên
hàm là spline vì cơ chế của nó giống như
lát gỗ dùng để phóng dạng .
Đô đốc Latouche
Tréville
Latouche-Tréville Louis René
Lavassor de (1745-1804) 1.đô đốc ,sinh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
NHÓM VĂN PHONG&ĐỖ THÁI BÌNH
BÁCH KHOA HÀNG HẢI&ĐÓNG TÀU
290
trưởng trong một gia đình vùng
Rochefort-sur-mer,một gia đình đã cung
cấp cho nước Pháp nhiều sĩ quan hải
quân.Vào hải quân năm từ 13 tuổi,đã
tham gia nhiều trận đánh chống hải quân
Anh trong đó có trận giao chiến với
Nelson ,tham gia cuộc chiến tranh giành
độc lập tại Bắc Mỹ .Thành Phố
Rochefort-sur-mer đã tưởng nhớ tới ông
bằng cách tái tạo lại như thật con tàu
Hermione ,là con tàu mà ông đã từng
chỉ huy tại Bắc Mỹ,trên tàu có La
Fayette -người anh hùng của nước Pháp
đã góp phần vào nền độc lập của Hoa Kỳ
.Ông đã mất vì bệnh ngay trên biển “Một
hạnh phúc lớn lao cho một đô đốc là
được chết ngay trên con tàu do chính
mình chỉ huy ” 2. Tên chiếc tàu hàng
của Hãng Chargeurs Réunis,trên đó anh
thủy thủ Văn Ba ,tức chủ tịch Hồ Chí
Minh sau này ,đã dùng để đi ra nước
ngoài . .Tàu có dung tải 5.573 tấn ,được
đóng năm 1903 và giải bản phá dỡ vào
năm 1929 .Trong chuyến đi lịch sử này
,thuyền trưởng tàu là ông Louis Eduard
Michelle .Sáng ngày 5-06-2003 ,tại sân
bến Nhà Rồng đã làm lễ khánh thành
bức tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm
đường cứu nước” .Tượng được đúc bằng
đồng,nặng hơn một tấn,cao 3,3 mét theo
mẫu của nhà điêu khắc Phạm Mười.Bệ
tượng kích thước 2x2 mét,cao 1,4 mét
được ốp đá hoa cương
3.tên của một loạt tàu chiến của Pháp
,thuộc nhiều loại khác nhau
Tàu L-T trên bưu
thiếp,hàng thứ hai,bên
phải
Khu trục L-T
hiện đại
Lầu boong (deck house, 甲 板 室 ,
палубная рубка)- một kết cấu nằm trên
mạn giả hay boong thượng tầng không
kéo dài từ mạn nọ sang mạn kia của tàu .
Lazarev Mikhail Petrovich
(Лазарев, Михаил Петрович 1788-
1851) –sĩ quan hải quân,nhà hàng hải,đô
đốc. Từ năm 1813-1825 ông đã ba lần
thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới
kể cả chuyến đi của
F.F.Bellinsgauzen,trong đoàn đó ông là
chỉ huy con tàu "Mirny".Trong trận
Navar đánh quân Thổ (1827) ông chỉ
huy tàu "Azov". Trong các năm 1833-
1850 ông là Chỉ Huy Trưởng Hạm đội
Baltic và Biển Đen .
LCU (viết tắt Landing Craft Utility)-tàu
chiến ,có thể vận chuyển lính và xe
pháo đổ bộ vào các bến bãi.Có nhiều lớp
loại khác nhau :
1/LCU 1610, 1627 và 1646 của Hải quân
Mỹ: L x B x T =41,1 x 8,8 x 1,1 mét
.Lượng chiếm nước không tải 200
tấn,375 tấn đầy tải ,2 máy Detroit 12V-
71 ,680 CV ,tốc độ 11 nút .2 súng máy
12,7 mm .có trang bị sinh hoạt cho 10
thuyền viên ,chế biến cho nhiều mục
đích :cứu hộ,phà chở xe cộCó cả cầu
dẫn lên xuống ở mũi và đuôi tàu .Boong
thép hàn gia cường chịu tải trọng tới
800 pounds cho một foot vuông .Buồng
máy ngăn đôi kín nước để phòng ngừa 1
máy bị hỏng trong chiến đấu
2/ LCU 2000 của Hải quân Mỹ,L x B x
T =53 x 12,8 x 2,7 mét ;Lượng chiếm
nước không tải 575 tấn,đầy tải 1087 tấn
.Có thể chở 30 container 20 ft .Thuyền
viên 13 người
3/ LCU Mk10 của Hải quân Anh có thể
hoạt động mọi nơi từ Bắc Cực tới xích
đạo L x B x T =29,8 x 7,4 x 1,7 mét
,Lượng chiếm nước 236 tấn
Trong chiến tranh ,Mỹ đã đưa nhiều tàu
loại LCU vào chiến trường Việt Nam và
bị chúng ta đánh chìm .Riêng Đoàn 126
Đặc Công Hải Quân ,đơn vị Anh Hùng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
NHÓM VĂN PHONG&ĐỖ THÁI BÌNH
BÁCH KHOA HÀNG HẢI&ĐÓNG TÀU
291
LLVT,trong các năm 67-68 đã đánh
chìm đánh hỏng 87 tàu LCU,ngoài ra là
hàng chục các loại tàu khác như tàu
LST,LCM,LSM
LCM (viết tắt Landing Craft Medium)-
tàu vận tải chủ yếu phục vụ chuyển hàng
và/hoặc người từ tàu-sang –tàu hay tàu-
bờ .Loại đầu tiên dài 56 feet ,mở cửa
mũi.Từ năm 1959 thay bằng LCM-8 lớn
hơn LxB= 22,5x6,4 mét Lượng chiếm
nước tải đầy 105 tấn ,2 máy diesel
Detroit 12V-71 ,chở được 1 xe tăng M60
hay 200 lính.Được đưa vào chiến trường
Việt Nam
Lê Bảo (1930-) –kỹ sư đóng tàu,tốt
nghiệp Trường đóng tàu Paris,nay thuộc
Viện Ensta Paris Pháp,chuyên gia đóng
tàu Cục Cơ Khí Bộ GTVT .Sinh quán
Nam Định.Tốt nghiệp tú tài trường Chu
Văn An Hà Nội (1948),Đại Học Khoa
Học Hà Nội (1948-1950) .Trường Đóng
Tàu Ensta (1950-1954) .Về miền Bắc
qua đường Moskva-Bắc Kinh.Phó phòng
Cơ Vụ Cục Đường Thủy (1956) Phó
Chủ Nhiệm Khoa Cơ Khí Đại Học Bách
Khoa Hà Nội (1956-1961) .Tiểu Ban Cơ
Khí Phủ Thủ Tướng (1964) ,Trợ lý Cục
Trưởng Cục Cơ Khí Bộ GTVT
(1965),Trưởng Phòng Kỹ Thuật Cục Cơ
Khí (từ 1975)
Le Créyac –tên chiếc tàu chiến mà Đại
đội Ký Con giải phóng quân đã chiếm
được của Hải Quân Pháp vào tháng
11/1946 và dùng tàu đó từ Hòn Gai tiến
ra giải phóng Cô Tô nhưng không thành
công. Cho đến cuối năm 1955, thực hiện
Hiệp Định Geneva, quân Pháp mới hoàn
toàn rút khỏi hòn đảo này.
Le Verdon –một tỉnh thuộc miền
Thượng Provence (Haute Provence)
nước Pháp,một trung tâm thu hút khách
du lịch.Con tàu mang tên Le Verdon
,trọng tải 7000 dwt,gắn với lịch sử hoa
tiêu Việt Nam.Ngày 20/05/1955,Nguyễn
Ý Nết và Lê Văn Chút là hoa tiêu đầu
tiên dẫn con tàu này-tàu chở đồng bào từ
Sài Gòn chuyến cuối cùng ra Bắc - vào
Cảng Hải Phòng sau khi Pháp rút hết
khỏi Cảng này vào ngày 13/05/1955
Tài tử Mỹ
Mary Lin
Moore làm
lễ đặt tên
tàu chiến
Mỹ
Impervious
năm 1955
Lễ đặt tên cho tàu (ship christening; 船
洗礼仪式; церемония крещения судна
)-một tục lệ có từ lâu đời mong cho con
tàu khi ra đời đã được chở che ,chống lại
mọi thế lực hắc ám,vượt biển an
lành.Ngày nay,lễ đặt tên vẫn rất phổ biến
,thường do một phụ nữ phụ trách và
người này đập chai sâm banh vào mũi
tàu .Nhưng vào thời những người
Viking,thay vào rượu là máu của những
người bị giết để hiến tế ,còn người cổ La
Mã và Hy Lạp thì dùng nước.Nước được
phun ,được tắm cho mọi thủy thủ và các
quan khách.Cho tới năm 1811,lể đặt tên
với việc phóng chai rượu sâm banh vẫn
do những thành viên nam giới trong
hoàng gia phụ trách.Vua George IV đã
phá lệ bằng cách mời một phụ nữ làm lễ
đặt tên.Rủi thay,chai sâm banh không
phóng vào thân tàu mà làm bị thương
một quan khách.Thế là người ta ra sức
cải tiến ,sao cho vẫn giữ tục lệ để phụ nữ
chủ trì lễ đặt tên còn chai sâm banh được
treo sẵn vào tàu như ngày nay ta vẫn làm
và chai rượu còn có lưới bọc đề tránh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
NHÓM VĂN PHONG&ĐỖ THÁI BÌNH
BÁCH KHOA HÀNG HẢI&ĐÓNG TÀU
292
vụn thủy tinh văng vào mắt quan
khách.Có khi rượu còn được ủ bọc cầu
kỳ để giữ nhiệt sao cho có nhiều bọt sủi
thật đẹp trong buổi lễ. Nhưng trong suốt
một trăm năm qua,xưởng đóng tàu
Newport News của Mỹ có hai lần không
mời phụ nữ làm lễ mà là hai cậu trẻ
quãng 15 tuổi.một lần hạ thủy tàu kéo
vào năm 1909,một lần vào lễ cho tàu
hàng năm 1916. Ngày 7/10/2006 Tổng
Thống Bush đã tới dự lễ đặt tên cho mẫu
hạm mang tên người cha của mình
George H.W. Bush tại Xưởng Newport
News ,con tàu trị giá hơn 6 tỉ USD
Lê Đức Toàn (1936-)-tiến sĩ điều khiển
tàu biển,nhà quản lý giáo dục hàng
hải.Sinh quán thành phố Hải Phòng.Tốt
nghiệp đại học OVIMU (1966),bảo vệ
học vị tiến sĩ tại Học Viện Hàng Hải
Makarov tại Leningrad dưới sự hướng
dẫn của giáo sư Черниев Л.Ф. (1969)
.Liên tục làm công tác giảng dậy từ năm
1967 tới khi về hưu vào năm 1997.Hiệu
Phó Trường Trung Học Hàng Hải
(1973);Hiệu Phó Đại Học Hàng Hải
(1976);Hiệu Trưởng Đại Học Hàng Hải
(1979-1997).Phó Giáo Sư (1990) .Phó
Chủ Tịch Hội KHKT Biển Việt Nam
Lễ Hội Cá Ông (còn được gọi là lễ tế cá
Voi) - lễ hội lớn nhất của ngư dân ở
nhiều địa phương nước ta,trong đó có
các ngư dân Quảng Nam - Ðà Nẵng.Thờ
phụng Cá Ông ở miền đất này không chỉ
được xem là sự tôn kính thần linh mà
còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả
làng cá. Lễ hội được diễn ra trong hai
ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch.
Trong ngày lễ bàn thờ được trang hoàng
hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà
đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng.
Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết
hoa. Lễ cầu an được tổ chức vào đêm
đầu tiên tại lăng Cá Ông dưới sự điều
khiển của các vị chánh bái, là những vị
cao niên, có uy tín lớn trong làng chài.Vị
chánh bái dâng đồ tế lễ (thường không
dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng
biết ơn của dân làng đối với công đức Cá
Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu,
thuyền bè đi khơi về lộng an toàn.Rạng
sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống
làm lễ rước trên biển. Tất cả tàu thuyền
ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị
chánh tế tổ chức "xin keo". Ðó là lễ Cá
Ông chứng dám lòng thành của ngư dân
ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân
làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ,
đội học trò dâng hương, dàn nhạc trình
diễn, hát bội... Trong suốt ngày hội, các
tàu thuyền dù ở xa cũng tập trung về bến
để tham gia lễ hội Cá Ông.
Lễ Hội Đua Thuyền ở Lý Sơn- lễ hội
điển hình cho nhiều địa phương khác
nhau trên đất nước ta,một lễ hội bắt đầu
từ năm 1826 tại Lý Sơn một huyện đảo
, cách cửa biển Sa Kỳ Quảng Ngãi 18
hải lý . Đảo Lớn của Lý Sơn có 2 xã là
An Vĩnh và An Hải và mỗi xã đều hình
thành 4 thuyền, đủ bộ "tứ linh" (long, ly,
qui, phụng). Các thuyền cũng đặt ở nơi
am miếu để thờ cúng: ở xã An Vĩnh,
thuyền long thờ tại miếu Hoà Lân,
thuyền phụng tại lăng Cồn, thuyền ly tại
Dinh Chàm, thuyền qui ở lăng Nghĩa Tự.
ở xã An Hải, thuyền long thờ ở lăng
Cồn, thuyền ly đặt ở Trung Hoà, thuyền
qui ở Trung Yên, thuyền phụng ở dinh
Tam Toà. Thuyền đua ở Lý Sơn có dáng
thon dài, ngang nơi rộng nhất 1,4 mét,
dài 9,5 mét; trước kia thuyền được làm
bằng khung gỗ, mê tre (tất nhiên có trát
dầu rái); sau này mê tre được thay bằng
mê nhôm hoặc đuya ra, vừa bảo quản
được lâu, vừa đỡ cản nước hơn. Trên
thuyền các phần được trang trí công phu
hơn ở sự chạm khắc . Khi ghe được đưa
đi hạ thuỷ, người ta cũng tổ chức cầu
cúng vào đêm trước, sáng sớm trước khi
đua và sau khi đua, để tạ ơn tổ tiên và
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
NHÓM VĂN PHONG&ĐỖ THÁI BÌNH
BÁCH KHOA HÀNG HẢI&ĐÓNG TÀU
293
các vị thần linh. Hàng năm vào rằm
tháng Bảy, cúng tế các vị tiền hiền,
người ta cũng tổ chức đua thuyền, nhưng
chủ yếu vẫn là đua thuyền vào dịp đầu
xuân, kéo dài 4 ngày, từ mồng 4 đến
mồng 8 tháng Giêng âm lịch. Mỗi
thuyền đua có từ 18 đến 20 người, trong
đó có người đập then (còn gọn là lái
nhịp) và Tổng lái (đội trưởng). Mỗi
thuyền đua ở Lý Sơn đều có một đồng
phục riêng tùy thích, nhưng bao giờ các
vận động viên cũng chít khăn đỏ trên
đầu. Cách tính điểm là thuyền về nhất
được 10 điểm, thuyền về thứ nhì được 8
điểm, thuyền về ba 6 điểm, thuyền về
cuối cùng 4 điểm. Tổng cộng cả 2 ngày
đua tài, thuyền nào có số điểm cao nhất
sẽ giành phần thắng và các thuyền khác
cũng tuỳ theo số điểm đạt được mà xếp
hạng nhì, ba, tư ,thắng bại trong cuộc
đua tùy thuộc ở toàn đội, ở sự khoẻ
mạnh, dẻo dai của các thành viên trong
đội; nhưng ở đây không thể không kể
đến người lái nhịp và tổng lái. Người lái
nhịp đứng ở giữa thuyền, giữ một trọng
trách lớn, là phải dùng then (thanh tre)
đánh nhịp rõ to để các thuyền viên bơi
đúng theo nhịp. Nhiệm vụ của người đạp
then nặng nề ở chỗ, phải đứng ở giữa
thuyền, giữ được thăng bằng và phải
bằng sức vóc mà liên tục đánh nhịp.
Nhịp đánh thưa quá thì thuyền đi chậm,
nhặt quá có thể làm các thuyền viên đuối
sức, nhịp không đều thì dẫn đến chuệch
choạc. Một khi nhịp đã vừa mà có
thuyền viên không theo đúng nhịp, gây
lực cản thì phải kịp thời phát hiện để
thay bằng người khác. Tổng lái là người
đứng ở cuối thuyền quan sát đều khắp,
đồng thời đảm đương nhiệm vụ lái
thuyền. Thuyền đua ở biển có đặc điểm
là thủy truờng không êm như ở sông, bởi
vậy, tổng lái vừa phải nhắm thẳng đến
cột tiêu, đồng thời phải lượn tránh sóng.
Đến giáp cọc tiêu rồi phải bẻ lái thế nào
đó để không phải mất công vòng rộng,
lại không quá gấp thuyền dễ bị chòng
chành và nhọc công sức của thuyền viên.
Khi cả đội tập luyện, đội trưởng sẽ xem
xét mực ghe để có thể thay thuyền viên
cho vừa, mực ghe vừa rồi thì tập cho
nhịp nhàng và quen tay. Sở dĩ chỉ cần ít
ngày tập luyện bởi những người tham
gia đua thuyền đều là những người hàng
ngày đánh bắt cá trên biển, rất thông
thạo với nghề đi biển.
Lễ hội làng Quan Lạn –lễ tại Quan Lạn
(nay thuộc huyện Vân Đồn) là trung tâm
của trấn Vân Đồn xưa. Trấn này đi vào
lịch sử cùng với thương cảng nhà Trần,
Lê, đặc biệt với chiến thắng quân
Nguyên trong trận thuỷ chiến lớn lần đầu
tiên mở ra trên mặt biển, do phó tướng
Vân Đồn Trần Khánh Dư chỉ huy. Lễ
hội làng Quan lạn được tổ chức hàng
năm là để tưởng nhớ ông và đội quân
thủy chiến anh hùng của ông. Do đó bên
cạnh việc dâng hương, tưởng niệm mà ta
thường thấy ở các ngôi đền thờ danh
tướng hoặc các vị vua hiền khác, ở đây
đã diễn ra một hoạt động trở thành trung
tâm của lễ hội với nghi lễ tương đương
như một hội độc lập, đó là hội bơi trải.
Do đó dân gian gọi đơn giản hội bơi và
sắp đến tháng 6 âm lịch , người ta
thường hỏi: Năm nay có dự hội bơi
không?
Hội bơi trải diễn ra từ đêm 17 đến hết
chiều ngày 18- 6, âm lịch, chia làm ba
buổi, rực rỡ tưng bừng nhất vẫn là buổi
đầu vào đêm 17- 6. Trong ánh đuốc,
những thuyền viên đội nón, mặc quần áo
như ở thời Trần, có điều màu sắc sặc sỡ
hơn. Tiếng chiêng trống và tiếng hò reo,
gợi lên không khí chiến trận làm ta nghĩ
đến một thời anh hùng đã diễn ra ở đây.
Còn các chi tiết khác về hình thức tổ
chức, nhịp điệu tiết tấu, quá trình diễn
ra, cách chấm giải đều giống với hội bơi
trải ở Đồ Sơn (Hải Phòng), vùng Thiên
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
NHÓM VĂN PHONG&ĐỖ THÁI BÌNH
BÁCH KHOA HÀNG HẢI&ĐÓNG TÀU
294
Trường (Nam Hà) thậm chí cả vùng Thái
Bình và đồng bằng Bắc Bộ.
Lê Hồng Bang (1954-)-tiến sĩ kỹ sư
đóng tàu .giảng viên đại học hàng
hải.Sinh quán Bố Trạch Quảng Bình,tốt
nghiệp trung học trường phổ thông Bố
Trạch (1972),tốt nghiệp Vỏ Tàu khóa 13
Đại Học Hàng Hải (1977).Bảo vệ luận
án tiến sĩ về dao động cơ học đàn hồi
dưới sự hướng dẫn của giáo sư Đatsenkô
A.F.( Даценко А Ф) Đại Học Bách
Khoa Ucraina (1995).Công tác tại Đại
Học Hàng Hải từ 1977.Phó Chủ Nhiệm
Khoa Đóng Tàu
Tác phẩm : Lý thuyết thiết kế tàu thủy
/cùng Phạm Tiến Tỉnh,Hoàng Văn Oanh
(XB GTVT 2006);Giới thiệu Công Ước
Quốc Tế trong đóng tàu (XB GTVT
2007)
Lê Kế Lâm (1935-)-tiến sĩ quân sự,nhà
giáo dục hải quân.Sinh tại thị xã Cửa Lò
Nghệ An.Tốt nghiệp trường Văn Hóa
Quân Đội ,học nghiệp vụ hải quân ở
nước ngoài.Bảo vệ luận án tiến sĩ tại
Học Viện Lục Quân Đà Lạt (1994).Là
giảng viên và nghiên cứu tại Trường Sĩ
Quan Hải Quân,Hiệu Trưởng Giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_bach_khoa_hang_hai_va_dong_tau.pdf