Giáo trình Bảo trì (Bản đầy đủ)

CÁC THAO TÁC VÀO RA CMOS

Sau khi bật máy, tùy từng loại BIOS mà ta có thể sử dụng các phím sau đây để vào trình CMOS: Delete, Del, F1, F2, F3, Esc, Ctrl+Alt + Ins, Ctrl+Alt+Esc,

Đối với các Mainboard thông thường hiện nay thì hầu hết đang sử dụng loại BIOS nhãn hiệu AWARD hoặc AMI cho nên để vào CMOS thì sau khi khởi động máy thấy xuất hiện màn hình (H-3.1) ta nhấn phím Delete (Del). Trong chương trình CMOS có thể thực hiện một thao tác sau:

- Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển vệt sáng đến các mục cần lựa chọn.

- Sử dụng phím PageUp hoặc PageDown để thay đổi giá trị của các mục được chọn.

- Sử dụng phím Esc để thoát khỏi mục hiện tại, khi đó giá tri mới tạm thời được lưu giữ. Nếu thoát khỏi chương trình CMOS bằng ESC thì quá trình thay đổi sẽ không được lưu lại.

- Sử dụng phím F10 để thoát khỏi trình CMOS, xuất hiện hộp thoại có 2 lựa chọn:

Yes: Lưu các giá trị đã thay đổi.

No: Không lưu các giá trị đã thay đổi.

 

doc202 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Bảo trì (Bản đầy đủ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều hành Win 95 hay Win 98. PCI Latency Timer: Thiết lập tham số thời gian cho việc truy cập đến bus PCI. Primary Graphics Adapter: Thiết lập khe cắm cho Card màn hình. Allocate IRQ for PCI VGA: Thiết lập IRQ cho hệ thống PCI VGA. Các mục còn lại tương tự các mục chúng tôi đã giới thiệu ở phần trên. CHƯƠNG 4 TRÌNH TIỆN ÍCH QUẢN LÝ FILE GIỚI THIỆU VỀ NC, VC VÀ MINI WINDOWS 98 III.2 Khởi động và thoát khỏi NC Trong HĐH MS-DOS, thi hành tệp tin NC.EXE chứa trong thư mục NC để khởi động. VD: Chương trình NC chứa trong ổ đĩa D, khi đó để khởi động NC ta thực hiện như sau: Di chuyển đến ổ đĩa hiện hành là ổ D, nhập vào dòng lệnh là: NC\NC (NC trước là thư mục NC còn NC sau là tệp tin NC.EXE) và ấn phím Enter, khi đó màn hình làm việc của NC hiện thị như hình 4.1 Để thoát khỏi NC, ấn phím F10 III.3 Màn hình làm việc của NC H - 4.1 Màn hình làm việc của NC Thanh thực đơn: Thanh thực đơn (Menu bar) chứa các mục lệnh của NC như sau: Để bật hoặc tắt thanh thực đơn ta sử dụng phím F9. Để mở các thực đơn trên thanh này ta sử dụng đồng thời phím Alt cùng với ký tự đại diện của mục lệnh (ký tự màu vàng). Cửa sổ chương trình: Cửa sổ của NC gồm có 2 phần, cửa sổ trái và cửa sổ phải, mỗi cửa sổ hiện thị nội dung của ổ đĩa hoặc thư mục hay tệp tin hiện hành. Ở một trong hai cửa sổ có một vệt sáng được gọi là con trỏ NC. Thanh chức năng: Thanh chức năng chứa các mục lệnh tương ứng với các phím chức năng từ F1 đến F10 như sau: + F1 (Help): Hướng dẫn sử dụng NC. + F2 (Menu): Thực đơn người sử dụng. + F3 (View): Xem nội dung tệp tin văn bản. + F4 (Edit): Sửa nội dung tệp tin văn bản. + F5 (Copy): Sao chép thư mục hoặc tệp tin. + F6 (Remove): Di chuyển hoặc đổi tên thư mục hay tệp tin. + F7 (MKDir): Tạo thư mục. + F8 (Delete): Xoá thư mục hoặc tệp tin . + F9 ( PullDn): Hiện hoặc ẩn thanh thực đơn. + F10 (Quit): Thoát khỏi NC. III.4 Các phím thường dùng Các phím mũi tên: Di chuyển con trỏ lên, xuống, sang trái, sang phải. Page Up: Di chuyển con trỏ lên trên một trang màn hình. Page Dn: Di chuyển con trỏ xuống dưới một trang màn hình. Home: Di chuyển con trỏ về đầu thư mục hiện hành. End: Di chuyển con trỏ về cuối thư mục hiện hành. Tab: Di chuyển con trỏ qua lại giữa hai cửa sổ. Insert: Chọn hoặc bỏ chọn thư mục hay tệp tin hiện thời. * Chọn tất cả các tệp trong thư mục hiện thời. III.5 Các thao tác với cửa sổ chương trình Ctrl+F1: Ẩn hoặc hiện cửa sổ bên trái. Ctrl+F2: Ẩn hoặc hiện cửa sổ bên phải. Ctrl+O: Ẩn hoặc hiện cả 2 cửa sổ. Alt+F1: Chọn ổ đĩa cho cửa sổ bên trái. Alt+F2: Chọn ổ đĩa cho cửa sổ bên phải. III.6 Các thao tác với tệp và thư mục III.6.1 Chọn thư mục hoặc tệp tin - Di chuyển con trỏ đến thư mục hoặc tệp tin cần chọn. - Ấn phím Insert để chọn. Có thể ấn phím * để chọn tất cả các tệp tin trong thư mục hiện hành. III.6.2 Vào ra thư mục - Vào: Đưa con trỏ đến thư mục và ấn phím phím Enter. - Ra: Đưa con trỏ đến dòng đầu tiên của thư mục (dòng có dấu ) và ấn phím phím Enter. III.6.3 Tạo thư mục Di chuyển con trỏ vào thư mục cha chứa thư mục cần tạo. Ấn phím F7, xuất hiện hộp thoại. Nhập tên thư mục mới và ấn phím Enter. thuanIII.6.4 Di chuyển hoặc đổi tên thư mục hay tập tin Đưa con trỏ đến thư mục hoặc tệp tin cần di chuyển hay đổi tên. Ấn phím F6 XHHT. Nhập tên mới (nếu đổi tên) hoặc nhập đường dẫn (nếu di chuyển) rồi ấn phím Enter. III.6.5 Sao chép thư mục hoặc tệp Đưa con trỏ đến thư mục hoặc tệp tin cần sao chép. ấn phím F5, khi đó hộp thoại hiển thị. Nhập đường dẫn cần sao chép tới và ấn phím Enter. III.6.6 Xem nội dung tệp tin văn bản Đưa con trỏ đến tệp cần xem. ấn phím F3 để xem. ấn phím Esc để thoát. III.6.7 Sửa nội dung tệp văn bản Đưa con trỏ đến tệp cần sửa. ấn phím F4 để mở tệp tin. Sửa nội dung tệp tin. ấn F2 để lưu nội dung vừa sửa. ấn Esc để thoát. III.6.8 Tạo tập tin văn bản mới Mở thư mục chứa tập tin Ấn phím Shift+F4, xuất hiện màn hình soạn thảo nội dung tệp. Soạn nội dung tệp. Ấn F2 để lưu nội dung. Ấn Esc để thoát. III.6.9 Tìm kiếm một tập tin Các bước thực hiện như sau: Ấn phím Alt+F7, xuất hiện hộp thoại có các mục chọn sau: Find File: Nhập tên tệp tin cần tìm. Locations: Nhập tên thư mục chứa tệp tin cần tìm. Chọn Start: Bắt đầu tìm kiếm. III.6.10 Xoá thư mục hoặc tập tin - Chọn các tập tin hoặc thư mục cần xoá. - Ấn phím F8 xuất hiện hộp thoại. - Chọn nút Delete để xoá. III.6.11 Nén tập tin hoặc thư mục - Chọn tập tin hoặc thư mục cần nén. - Ấn tổ hợp phím Alt+F5 xuất hiện hộp thoại. - Nhập tên tệp cần nén phím Enter. - Compress: Nén tệp tin. - Inculde subdirectories : Nén thư mục. III.6.12 Giải nén tệp tin hoặc thư mục đã nén - Đưa con trỏ đến tập tin nén. - Chọn thư mục chứa tệp tin sau khi giải nén ở cửa sổ đối diện. - Ấn đồng thời phím Alt+F6 để giải nén. III.6.13 Tiện ích VC Về cơ bản ta thấy VC là phiên bản sau của NC nên VC và NC tương tự nhau về tập hợp cấu trúc lệnh, nhưng ở trong VC hỗ trợ thêm các chức năng hơn trong NC. Mini windows 98 on ram CHƯƠNG 5 PHÂN CHIA VÀ ĐỊNH DẠNG PHÂN VÙNG ĐĨA CỨNG I. TỔ CHỨC LƯU TRỮ THÔNG TIN TRÊN ĐĨA CỨNG. Các hệ điều hành khác nhau có cách tổ chức, lưu trữ và quản lý tệp tin trên đĩa khác nhau. Ví dụ, hệ điều hành MS-DOS và Windows9X sử dụng cách tổ chức lưu trữ và quản lý tệp tin kiểu FAT. Theo cách tổ chức này, bộ nhớ ngoài (đĩa từ, đĩa quang) được coi là tập hợp các Volume (phân khu, phân vùng), một Volume có thể là cả đĩa cứng hoặc là một phần của đĩa cứng. Trong mỗi Volume lại được chia thành các vùng, mỗi vùng chứa một loại thông tin về cách tổ chức lưu trữ trên Volume đó. Cấu trúc cơ bản của một Volume như sau: Cung khởi động Bảng FAT 1 Bảng FAT 2 Thư mục gốc Vùng chứa thư mục con và tệp tin I.1 Cung khởi động Cung khởi động (Boot Sector) là cung đầu tiên trên mỗi Volume, chứa thông tin về cách phân vùng trên Volume và chứa chương trình khởi động hệ điều hành. I.2 Bảng FAT Bảng FAT (File Allocation Table) được dùng để quản lý các Cluster (tập hợp các cung), nó là một bảng ấn định trên đĩa mềm hoặc đĩa cứng dùng để lưu trữ thông tin về cách thức các tập tin đã được cất giữ như thế nào trong các Cluster. Bảng FAT nằm ngay sau cung khởi động. Mỗi Volume có 2 bảng FAT (FAT1 và FAT2), nội dung của 2 bảng FAT này giống hệt nhau và hai bảng FAT này chỉ dùng để thay thế cho nhau trong trường hợp gặp sự cố. Trên đĩa từ có các loại bảng FAT sau: - FAT12 (FAT12 Bit): Quản lý được 212 cluster (4096 cluster). Đây là trường hợp của đĩa mềm và đĩa cứng có dung lượng nhỏ. - FAT16 (sử dụng cho hệ điều hành MS-DOS): FAT 16 chỉ hỗ trợ đến 65536 cluster trên một Partition, gây ra sự lãng phí lớn về dung lượng (50% đối với các đĩa cứng trên 2GB). - FAT32: Đây là phiên bản mở rộng của FAT16, hỗ trợ nhiều cluster trên một partition cho nên không gian đĩa cứng được tận dụng nhiều hơn. FAT32 được sử dụng nhiều hơn FAT16 nhưng nhược điểm của cả 2 bảng FAT này là khả năng chịu lỗi không cao, không có khả năng bảo mật dữ liệu. - NTFS (New Technology File System): NTFS là công nghệ lưu trữ file kiểu mới, với không gian địa chỉ 64 bit. NTFS sử dụng bảng quản lý tệp tin MFT (Master File Table) thay cho bảng FAT nhằm tăng cường khả năng lưu trữ, tính bảo mật dữ liệu và khả năng chịu lỗi cao. Tuy nhiên NTFS lại không thích hợp với các đĩa cứng có dung lượng nhỏ (dưới 400MB) và không sử dụng được trên đĩa mềm. NTFS chỉ quản lý được trên môi trường HĐH WindowsNT trở về sau. I.3 Thư mục gốc Mỗi Volume có một thư mục gốc (Root Directory) nằm ngay sau bảng FAT2. Thư mục gốc chứa các thư mục con và tệp tin. I.4 Vùng chứa tệp tin và thư mục con Vùng chứa các tệp tin và thư mục con là toàn bộ vùng còn lại nằm sau thư mục gốc. IV. PHÂN CHIA VÀ ĐỊNH DẠNG ĐĨA CỨNG DÙNG PQ MAGIC. IV.1 Giới thiệu PowerQuest PartitionMagic (PQ Magic) là phần mềm chuyên dùng để phân chia và định dạng đĩa cứng nhanh với giao diện đồ hoạ giúp ta dễ dàng thực hiện. PQ MAGIC chạy được trên cả môi trường MS-DOS và Windows. PQ MAGIC có nhiều phiên bản, sau khi cài đặt, PQ MAGIC sẽ có 2 phần. Một phần chạy trong DOS (Chương trình chính) và một phần chạy trong Windows. Để PQ MAGIC hoạt động được trong môi trường MS-DOS thì cần phải có các File sau đây: Mouse.com, Pqdata.002, PQMagic.exe, PQMagic.ovl, PQMagic.pqg, PQpb.rtc, PMHelp.dat PQ magic ngoài chức năng phân chia định dạng ổ đĩa nó còn một số chức năng khác như chuyển đổi phân vùng, chuyển đổi chế độ quản lý file hệ thống PQ magic được chia làm hai phần Phần 1 dùng trong MS dos phiên bản 8.03 Phần 2 dùng trong MS windows phiên bản 8.0 IV.2 Khởi động và thoát khỏi PQ MAGIC IV.2.1 Khởi động. Thi hành file PQMagic.exe trong môi trường DOS. Ví dụ, tại dấu nhắc lệnh ta nhập vào là PQMAGIC và ấn phím Enter, khi đó chương trình sẽ được thực thi và xuất hiện cửa sổ làm việc của PQMAGIC như hình 5.2 IV.2.2 Thoát khỏi PQMAGIC. Thực hiện lệnh General, chọn Exit hoặc Click chuột vào nút Exit. IV.3 Màn hình làm việc của PQ MAGIC: H – 5.2 Giao diện của PQMagic Thanh tiêu đề: Cũng giống như mọi phần mềm khác, thanh tiêu đề chứa biểu tượng và tên của chương trình PQ MAGIC. Thanh thực đơn: Chứa các mục lệnh của PQ MAGIC, cho phép người sử dụng thực hiện các chức năng thông qua các mục lệnh này. Thanh công cụ: Chứa các nút công cụ giúp người dùng thực hiện nhanh các thao tác thay vì phải sử dụng các mục lệnh. Bản đồ đĩa: Là vùng hiển thị các phân vùng của ổ đĩa dưới dạng biểu đồ. Danh sách các phân vùng: Danh sách các phân vùng hiện thị chi tiết tình trạng các phân vùng có trong đĩa cứng hiện hành. IV.4 Các thao tác với ổ đĩa và phân vùng Có thể Click phải chuột vào phân vùng trên bản đồ đĩa hay trong danh sách các phân vùng để truy cập nhanh các lệnh thay vì phải thực hiện trên thanh thực đơn. IV.4.1 Chọn ổ đĩa Thực hiện lệnh Disk, chọn Disk sau đó chọn đĩa cứng cần thao tác hoặc click vào nút trên thanh công cụ rồi chọn ổ đĩa. IV.4.2 Tạo phân vùng cho đĩa cứng. H - 5.3 Tạo phân vùng cho đĩa cứng Thực hiện lệnh Operations, chọn Create hoặc Click phải chuột vào vị trí cần tạo, chọn Create khi đó xuất hiện hộp thoại với các mục chọn: + Create as: Chọn phân khu chính (Primary DOS) hay phân khu mở rộng (Extended DOS) hoặc ổ đĩa Logic (Logical DOS). + Partition Type: Chọn định dạng cho phân khu (FAT, FAT32, NTFS..). + Label: Đặt tên cho phân khu. + Size: Chọn dung lượng cho phân khu. + Position: Xác định vị trí khởi tạo phân khu (ở đầu đĩa hay cuối đĩa). Sau khi thực hiện xong, click vào nút Apply để hoàn tất. IV.4.3 Định dạng phân vùng. Thực hiện lệnh Operations, chọn Format hoặc Click phải chuột vào phân khu cần định dạng và chọn Format, khi đó xuất hiện hộp thoại có các mục chọn sau: + Partition Type: chọn kiểu định dạng + Type OK: Nhập OK để chấp nhận sự định dạng + Click vào nút OK để hoàn tất. IV.4.4 Xóa phân vùng. Thực hiện lệnh Operations, chọn Delete hoặc Click phải chuột vào phân khu cần xóa, chọn Delete, khi đó xuất hiện hộp thoại, tại ô Type OK nhập vào chữ OK. Sau đó click vào nút OK để hoàn tất. CLưu ý: Muốn xóa phân khu Extended DOS thì phải xóa các ổ đĩa Logic trước. IV.4.5 Thay đổi kích thước hoặc di chuyển một phân vùng Thực hiện lệnh Operations, chọn Resize/Move hoặc Click phải chuột vào phân khu cần thay đổi, chọn Resize/Move hộp thoại hiện thị, chọn: - Thay đổi kích thước: Đưa chuột đến một trong hai đầu biểu tượng của phân vùng (khi con trỏ chuột có hình mũi tên hai chiều ) và rê chuột để thay đổi. - Di chuyển phân vùng: Đưa con trỏ chuột vào giữa biểu tượng phân vùng (Con trỏ chuột có hình mũi tên 4 đầu ) rồi kéo biểu tượng qua trái hay qua phải tùy ý. IV.4.6 Phục hồi phân vùng vừa xóa Click phải chuột vào vùng trống đã từng chứa các phân khu vừa xóa, chọn Undelete. Khi đó các phân khu bị xóa sẽ được hiện thị, đánh dấu vào phân khu cần phục hồi và click vào nút OK. C Lưu ý: Các trường hợp sau đây không thể phục hồi được: Trên đĩa đã có 4 phân khu chính (Primary). Có lỗi hệ thống trên phân vùng bị xóa. Không gian của phân vùng bị xóa đã bị phân vùng khác chiếm. IV.4.7 Nhập các phân vùng lại thành một phân vùng duy nhất Click phải chuột vào 1 trong 2 phân khu cần nhập, chọn Merge, hộp thoại hiện thị có các lựa chọn: - Merge Options: Chọn phân khu cần nhập. - Merge Folder: Đặt tên cho thư mục chứa dữ liệu của phân khu được nhập. C Lưu ý: + Chỉ nhập được các phân khu có cùng định dạng. + Không thể nhập phân khu khởi động với phân khu khác. IV.4.8 Chuyển đổi định dạng cho phân vùng Có thể chuyển đổi định dạng phân vùng từ: FAT sang FAT32 FAT32 sang FAT NTFS sang FAT FAT sang NTFS NTFS sang FAT32 Cách thực hiện: Vào lệnh Operation Convert hoặc Click phải chuột vào phân vùng, chọn Convert, sau đó chọn kiểu định dạng và click nút OK. C Lưu ý: Khi chuyển đổi từ FAT32 sang FAT, dữ liệu trong phân vùng phải dưới 2GB (Kích thước tối đa của phân vùng FAT là 2GB) IV.4.9 Thiết lập sự hoạt động cho phân vùng Thực hiện lệnh Operations, chọn Advanced, chọn tiếp SetActive hoặc Click phải chuột vào phân khu và chọn Advanced SetActive. CHƯƠNG 6. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS I. TỔNG QUAN HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS Windows là hệ điều hành của hãng Microsoft, sử dụng giao diện đồ họa, làm việc theo cơ chế cửa sổ. Tại một thời điểm người sử dụng có thể làm được nhiều công việc khác nhau, vì thế Windows còn được gọi là hệ điều hành đa nhiệm. Hệ điều hành Windows đã phát triển qua các thời kỳ như sau: I.1 Window 1.0, 2.0 và Window 3.11 Năm 1985 Microsoft cho ra đời phiên bản đầu tiên là Windows 1.0, 2 năm sau (1987) cho ra đời phiên bản Windows 2.0. Windows 1.0 và 2.0 không phổ biến rộng rãi đến người dùng. Năm 1992 phiên bản Windows 3.1 ra đời và được phát triển rộng rãi. Sau đó, năm 1993 Microsoft cho ra đời phiên bản Windows 3.11 với khả năng hỗ trợ mạng, cũng vì thế mà phiên bản này còn được biết đến với tên gọi là Windows 3.11 for Workgroup. I.2 Window 95 Window 95 là hệ điều hành 32 bit được phát hành tháng 9 năm 1995. Window 95 được phát triển từ Windows 3.11, nó hỗ trợ tính năng tự động nhận diện các thiết bị phần cứng và cài đặt trình điều khiển thiết bị, ngoài ra nó còn tăng cường khả năng sử dụng, chia sẻ tài nguyên mạng và sử dụng Internet. I.3 Window 97 và window 98 Tiếp theo của phiên bản Windows95 là Windows97 được phát hành năm 1997. Một năm sau đó thì Microsoft cho ra đời phiên bản chính thức và được sử dụng với tên gọi là Windows98. I.4 Window Me Đây là phiên bản cuối cùng của hệ điều hành Windows 9x. Window Me (Millenium) tăng cường tính ổn định của hệ thống và mở rộng sự hỗ trợ tự động nhận diện các thiêt bị cũng như các tính năng Mutimedia. I.5 Window NT Năm 1993, Microsft cho ra đời một họ hệ điều hành mới với tên gọi là Windows NT (New Technology) nhắm đến các tổ chức sử dụng hệ thống mạng máy tính. Windows NT gồm 2 phiên bản là Workstation dành cho người dùng chuyên nghiệp và Server dành cho nhà quản trị mạng. I.6 Windows 2000 Windows 2000 là phiên bản ra đời năm 2000, sử dụng kiến trúc của hệ điều hành Windows NT nhưng hệ thống giao diện của Window98 và Window Me. Window 2000 gồm 4 bản: Profestional dành cho máy gia đình và văn phòng, Server và Advance Server dành cho nhà quản trị mạng, Data Center dành cho các hệ thống khai thác dữ liệu lớn. Phiên bản tiếp theo của Window 2000 Server là Window 2003 Server (sẽ giới thiệu trong phần Hệ điều hành quản trị mạng). I.7 Window XP Hệ điều hành này phát hành chính thức năm 2002, với 2 phiên bản đầu tiên là XP Home và XP Profesional phục vụ cho máy gia đình và văn phòng. Window XP có giao diện đẹp mắt với khả năng hỗ trợ Mutimedia mạnh mẽ, truy cập Internet và tài nguyên mạng rất ổn định. I.8 Windows Vista Window Vista là một hệ điều hành 64 bit mới phát triển nên có nhiều tính năng mới ưu việt hơn các hệ điều hành phiên bản trước của Microsoft. II. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS. II.1 Các bước chuẩn bị - Phân chia và định dạng đĩa cứng theo yêu cầu. - Chuẩn bị đĩa chứa bộ nguồn Windows và xem trước mã cài (CDkey) để nhập vào khi hệ thống yêu cầu. - Kiểm tra cấu hình máy đáp ứng yêu cầu tối thiểu của phiên bản Windows cần cài đặt. - Xác định cách thức cài đặt (cài nâng cấp hay cài mới) - Xác định thiết bị khởi động máy tính (đĩa mềm, đĩa CD,) - Xác định đĩa cứng và ổ đĩa sẽ cài hệ điều hành - Chuẩn bị trình điều kiển cho các thiết bị ( Sound Card, VGA Card, ) Yêu cầu về phần cứng tối thiểu khi cài đặt Windows Phần cứng Hệ điều hành Windows Window 98 Window Me Window NT Window 2000 Window XP CPU 486D x 66 Pentium 150 MHz Pentium Pentium 133 MHz Pentium 233 MHz Celeron RAM 16 MB 32 MB 16 MB 64 MB 64 MB Dung lượng HDD còn trống 140 MB 320 MB 110 MB 650 MB 1.5 GB H - 6.15 Lựa chọn HĐH khởi động III. NÂNG CẤP HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS I.1 Khả năng nâng cấp giữa các Hệ điều hành. Trước khi muốn nâng cấp một hệ điều hành, cần phải xác định phiên bản hệ điều hành hiện tại trong hệ thống có thể nâng cấp trực tiếp lên bản mới hay không. Bảng sau đây sẽ liệt kê các khả năng nâng cấp giữa các hệ điều hành. Phiên bản hiện tại Phiên bản muốn nâng cấp Window 98 Window Me Window NT Window2000 Window XP Window 95 x x x x Window 98 x x x x Window ME x Window NT x x Window 2000 x I.2 Tương thích phần cứng Cũng như khi cài mới hệ điều hành, cần phải kiểm tra xem các thiết bị phần cứng có trong hệ thống có tương thích với hệ điều hành mới hay không? Cần lưu ý‎ rằng một thiết bị hoạt động tốt trong Window 98 nhưng chưa chắc đã hoạt động ổn định trong Window 2000 hay một phiên bản khác. I.3 Tương thích các trình ứng dụng Nếu các chương trình được viết ra đều tuân theo đúng chuẩn viết do Microsoft đưa ra thì nó sẽ hoạt động tốt với mọi phiên bản của Windows. Nhưng một chương trình không viết đúng chuẩn của nó thì chưa chắc nó đã hoạt động ổn định sau khi nâng cấp HĐH. Do đó việc xem xét đến khả năng tương thích của các trình ứng dụng với hệ điều hành mới là cần thiết. I.4 Các bản sửa lỗi Để quá trình nâng cấp được hoàn thiện thì nên cập nhật hệ điều hành hiện tại cũng như các bản vá lỗi cho hệ điều hành hiện tại do Microsoft cung cấp. IV. CẤU HÌNH VÀ TỐI ƯU HOÁ WINDOWS 9X IV.1 Cấu hình trong windows 9X IV.1.1 Các tệp tin quan trọng Các tệp tin quan trọng là các tệp tin thường được lưu trữ tại thư mục gốc (ổ đĩa C:) cũng như các tệp tin quan trọng trong thư mục Windows. Các tệp tin này thường được dùng để cấu hình hệ thống của Win9x, nó sẽ tác động đến quá trình làm việc của máy tính. Trong Windows, các tệp tin quan trọng được ẩn đi để tránh việc xoá nhầm, do đó để làm việc với các tệp tin này các bạn cần phải hiện thị chúng, các bước thực hiện như sau: Mở Windows Explorer Click chuột vào View, chọn Folder Option Trong Folder Option chọn Tab View Chọn Show All File Bỏ chọn Hide File Extensions IV.1.2 Các tệp tin khởi động - MSDOS.SYS: Dùng để quản lí các chức năng nội trú và cung cấp các phương tiện để kiểm soát các hoạt động của máy tính. - IO.SYS: cho phép các thành phần còn lại của HĐH cũng như các chương trình của nó tương tác trực tiếp với phần cứng và hệ thống BIOS. - WIN.COM: Khởi tạo giai đoạn Windows Protected - COMMAND.COM: Tập lệnh chứa bộ phận xử lí‎ lệnh, nó phải có mặt trên đĩa khởi động để khởi động HĐH. - CONFIG.SYS: Đây là tệp tin cấu hình dạng văn bản ASCII nằm trong thư mục gốc chứa các lệnh về cấu hình hệ thống. - AUTOEXEC.BAT: Đây là tệp tin mà DOS sẽ thực hiện khi hệ thống khởi động, nó chứa các lênh PATH để báo cho DOS biết chỗ tìm các chương trình ứng dụng và các lệnh cài đặt chuột hoặc trình cài đặt máy in. IV.1.3 Các tiện ích cấu hình - SYSEDIT: Để khởi dộng SYSEDIT, click chuột vào Start, chọn Run, nhập vào SYSEDIT, chọn OK H - 6.16 Tiện ích Sysedit - MSCONFIG: Là tiện ích cấu hình hệ thống, có thể khởi động bằng cách: Click chuột vào Start, chọn Run, nhập vào MSCONFIG, chọn OK, XHHT tại đây ta có thể thực hiện cấu hình bằng chuột H - 6.17 Tiện ích MSCONFIG CHƯƠNG 7 TÌM HIỂU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWSXP I GIAO DIỆN WINDOWS I.1 Màn hình nền (Desktop) Desktop là một cái bàn ảo nơi các chương trình cũng như các tiện ích thực thi trên đó. Về cơ bản nó chứa Start menu, thanh Taskbar và một số biểu tượng chương trình. Do nó là cái nền cho mọi thứ xuất hiện trên đó nên cách thức cấu hình Desktop ảnh hưởng nhất định đến đến giao diện và sự tiện dụng cho người dùng. Ta có thể thay đổi giao diện cũng như phông chữ của màn hình Desktop bằng cách click phải chuột vào vị trí bất kỳ trên màn hình Desktop, chọn Properties => XHHT H - 7.1 Thuộc tính hiển thị của màn hình nền + Themes(WindowsXP): Lựa chọn mẫu giao diện tạo sẵn tại khung Themes để thay đổi Desktop. + Background (Windows 98/Me/NT/2000) /Desktop (windowsXP): dùng để lựa chọn một hình ảnh muốn hiển thị trên Desktop hoặc bạn có thể ẩn hiện một số chương trình của windows trên màn hình Desktop (Ví dụ: Mycomputer, My Network Place...) bằng cách chọn nút Customize => XHHT ta dánh dầu (ü) vào mục cần hiển thị. + Screen Saver: Cài đặt một chương trình bảo vệ màn hình, tức là nếu người dùng không sử dụng máy trong một thời gian nào đó (tùy thuộc vào thời gian bạn cầu hình trước đó) thì màn hình tự động chuyển sang chế độ bảo vệ. Tính năng này giúp tiết kiệm điện năng và tăng tuổi thọ màn hình. + Appearance: Thẻ này cho phép người dùng có thể thay đổi màu sắc, font chữ, cỡ chữ cho hệ thống. + Setting: Thiết lập độ sâu màu hoặc kích thước màn hình, ngoài ra tại thẻ này còn chứa nút Advanced cho phép thiết lập thông tin cấu hình về trình điều khiển của card màn hình. I.2 Start Menu Start menu chứa các trình tiện ích do hệ điều hành windows hỗ trợ như Run, Search, Document,... và các chương trình ứng dụng do người dùng cài đặt. Để mở một trình tiện ích hoặc một chương trình ứng dụng trong start menu ta tiến hành như sau: Nhấp chuột vào Start => di chuyển vệt sáng đến các chương trình cần mở, đối với một số trình đơn có chứa nút 4tức là trong đó có chứa các trình đơn con, ta di chuyển chuột đến trình đơn này và chờ trong giây lát trình đơn con sẽ xuất hiện, tiếp tục di chuyển chuột đến trình đơn con cần mở và click chuột trái. Các trình đơn phụ trong start menu: a.Trình đơn phụ Run Run để thực thi các tệp tin văn bản hoặc các tệp tin có phần mở rộng .exe, com, bat... H - 7.2 Hộp thoại RUN COMMAND Cách thực hiện: Start\run (phím windows + R) => XHHT (H - 7.2): Tại Open ta nhập đường dẫn chỉ đến tệp tin cần mở hoặc nhấp chuột vào nút Browse để chỉ đến vị trí của tệp tin đó. Sau đó chọn OK. b. Trình đơn Search: Trình đơn này dùng để tìm kiếm thông tin lưu trên ổ cứng hoặc lưu trên mạng internet. Trong phạm vi giáo trình này chúng tôi chỉ hướng dẫn các bạn cách thức tìm kiếm thông tin lưu trên ổ cứng: Start\ search\For file or Folder => Xuất hiện màn hình ( H - 7.3) H - 7.3 Màn hình tìm kiếm thông tin Tại màn hình (H -7.3) ta nhấp chuột vào mục All file and folder => Xuất hiện màn hình H - 7.4 Đăng nhập thông tin tim kiếm Tại màn hình (H - 7.4) ta nhập thông tin tìm kiếm (tên tệp, tên thư mục) vào mục all or of the file name (Lưu ý: Ta có thể nhập đầy đủ hoặc một phần tên tệp, thư mục cần tìm và sử dụng các các ký hiệu thay thế: dấu * - Thay thế cho một nhóm ký tự bất ký, dấu ? - thay thế cho một ký tự bất ký). Tại mục A word or phrase in the file ta nhập một hoặc một nhóm từ là một phần nội dung của tệp tin (Mục này có thể nhập hoặc không). Sau đó nhấn vào nút Search để bắt đầu quá trình tìm kiếm. Nếu tìm thấy hệ thống sẽ liệt kê danh sách kết quả tìm được ở khung bên phải. c. Trình đơn phụ Settings Trình đơn phụ settings cho phép truy cập nhanh đến thông tin cấu hình của Windows. Trình đơn này có chứa các trình đơn con: Control panel, Printer and Faxes, Taskbar and Start Menu Properties d. Trình đơn phụ Documents Trình đơn này dùng để theo dõi 15 tệp tin được mở ở những lần gần đây nhất. Để mở lại tệp tin đó bạn chỉ cần click chuột lên tệp tin cần mở (Start \ Documents => Chọn tệp tin cần mở) e. Trình đơn phụ Programs Trình đơn phụ Programs lưu giữ các nhóm phần mềm và những biểu tượng chương trình mà bạn có thể thực thi được. Để mở một chương trình trong Programs ta vào Start \ Programs \ xuất hiện các trình đơn con, mỗi trình đơn con là một chương trình hoặc một nhóm chương trình (H - 7.5) H - 7 .5 Mở trình đơn Program Bạn có thể đưa một chương trình vào trình đơn con này bằng các cách sau đây: + Sử dụng chương trình cài đặt của phần mềm: Khi phần mềm cài đặt không chỉ chép những tệp tin của chương trình mà còn tự động tạo ra một nhóm phần mềm và những liên kết cho chương trình trong trình đơn Programs( All programs - Win98, 2000) + Sử dụng cửa sổ Taskbar Properties: Một cách khác để đưa chương trình lên trình đơn Programs là sử dụng cửa sổ Taskbar Properties (Win98 /WinNT) hoặc Taskbar and Start Menu Properties (Win Me /2000/XP). Để mở cửa sổ này click phải trên thanh Taskbar chọn Properties => XHHT chọn thẻ Menu Start (WinXP) chọn nút Customize => XHHT chọn nút Add => XHHT chọn nút Browse, tìm đến tệp tin chương trình cần đưa ra ở trình đơn Program, chọn OK, chọn Next, Chọn Next cuối cùng chọn finish. Quá trình kết thúc ta đóng các hộp thoại lại. I.3 Thanh TaskBar Thanh Taskbar, thành phần cơ bản của giao diện windows,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_bao_tri_ban_day_du.doc
Tài liệu liên quan