Giáo trình Can thiệp khủng hoảng

Bước 8: Kết thúc can thiệp và theo dõi

- Sau khi khủng hoảng đã được giải quyết, cá nhân đã trở lại mức độ trước khi bị

khủng hoảng thì có thể kết thúc can thiệp. Nhân viên công tác xã hội nên sử dụng

một phương thức kết thúc can thiệp cụ thể. Cần giúp thân chủ so sánh giữa trước

khi can thiệp và hiện tại để xem họ đạt được mức độ nào, họ đã làm gì để tiến triển

đến như bây giờ. Làm như thế là ta đã nhìn nhận những thành quả tích cực và

những kỹ năng đối phó mới họ đã đạt được, và giúp họ nhận ra giá trị của mình. Ta

nên đối chiếu lại kết quả với kế hoạch can thiệp để xem có đạt được mục tiêu đề ra

không. Ta cũng không nên quá tự tin với những kết quả hiện thời, và nên mở ngõ

để thân chủ có thể quay lại nếu cần sự trợ giúp sau này. Ta cần bày tỏ cho thấy

rằng, mình vẫn tiếp tục quan tâm giúp đỡ thân chủ, bằng cách xin thân chủ cho

mình thỉnh thoảng gọi điện thoại hỏi thăm họ trong một thời gian nữa.

- Bước theo dõi thì khá đơn giản. Mục tiêu của các cuộc điện thoại để theo dõi đó là

kéo dài sự hỗ trợ từ xa và động viên thân chủ tiếp tục đối phó với các vấn đề. Một

khi nhân viên công tác xã hội gọi điện thoại cho thân chủ thì cũng giúp cho thân

chủ nhận ra rằng, họ có thể quay trở lại xin trợ giúp nếu cần.

- Phần thứ hai của bước kết thúc ca đó là viết một bản tóm tắt ca, trong đó, ta phân

tích vấn đề và mô tả các bước đã thực hiện. Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội

cần ngồi lại suy nghĩ và xem xét lại sự tiến bộ của thân chủ trong suốt quá trình

can thiệp, những gì đã làm tốt và những gì chưa làm được, lý do tại sao. Công việc

này rất cần thiết vì nhân viên công tác xã hội có thể hay quên, hay nhầm lẫn ca này

với ca kia, và vì đôi khi thân chủ có thể gọi điện thoại hỏi ta một số việc.

- Một khía cạnh quan trọng khác của can thiệp khủng hoảng đó là chuyển gởi. Đây

là một phần của việc xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực. Cần chuyển gởi

cách khéo léo sao cho thân chủ không cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị khước từ, bị mất

đi sự nâng đỡ. Sau khi chuyển gởi cũng cần theo dõi một thời gian để biết chắc

thân chủ được trợ giúp.- Cần lưu ý rằng trong quá trình can thiệp khủng hoảng, không áp dụng các bước

trên đây một cách cứng ngắc, theo thứ tự mà có thể thực hiện linh hoạt, xen kẽ tùy

từng trường hợp

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Can thiệp khủng hoảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoảng là lúc thân chủ gặp hiểm nguy (vì có nguy cơ tự vẫn) trong đó thời gian can thiệp rất giới hạn. Khi ai đó yêu cầu giúp đỡ, nhân viên công tác xã hội sẽ nhận định xem thân chủ có gặp khủng hoảng không. Nếu xét rằng có, ta cần đến gặp họ ngay, càng sớm càng tốt. - Hành động: Trong can thiệp khủng hoảng, nhân viên công tác xã hội chủ động tham gia và hướng dẫn quá trình đánh giá hoàn cảnh cũng như cùng với thân chủ lập kế hoạch hành động để thân chủ thực hiện - Giới hạn mục đích: Mục đích tối thiểu của can thiệp khủng hoảng là đẩy lùi tác động tiêu cực của thảm họa, giúp thân chủ phục hồi lại trạng thái cân bằng, đồng thời hy vọng rằng sẽ có một sự tiến triển hơn nào đó nơi thân chủ - Hy vọng và mong chờ: Nhân viên công tác xã hội trước tiên phải đầy tràn hy vọng rằng thân chủ sẽ vượt qua khó khăn, và sẽ phát triển. Niềm hy vọng này sẽ thể hiện trong phương cách tiếp cận, thái độ và sự tin tưởng rằng sẽ có những thay đổi đáng kể nơi thân chủ và hoàn cảnh hiện tại. - Nâng đỡ: Nhân viên công tác xã hội phải là người đầu tiên nâng đỡ thân chủ thật nhiều, luôn hiện diện cùng với thân chủ trong suốt quá trình can thiệp. Cần thận trọng khi nâng đỡ thân chủ sao cho vừa đủ mà không quá dư thừa, không cần thiết. - Tập trung vào giải quyết vấn đề: Đây là cột trụ của can thiệp khủng hoảng; nó định hình và hỗ trợ toàn bộ tiến trình can thiệp. Ta sẽ xác định vấn đề đã dẫn đến khủng hoảng và sau đó hỗ trợ thân chủ trong việc lập kế hoạch, thực hiện các bước nhằm giải quyết vấn đề. Ta và thân chủ sẽ quy hướng vào vấn đề và vào tiến trình giải quyết vấn đề, tránh lệch hướng và lạc lối. - Tự nhận thức bản thân: Nhân viên công tác xã hội cần thường xuyên đánh giá và tìm hiểu sự tự nhận thức về bản thân của thân chủ, để xem xét cẩn thận những tác động do việc can thiệp tạo ra và để bảo đảm cũng như gia tăng những tác động đó. Ta có thể thực hiện công việc này bằng nhiều cách như gia tăng tương quan tốt đẹp với thân chủ, giảm sự phòng thủ với thân chủ, huy động năng lực và điểm mạnh của thân chủ để giải quyết vấn đề. - Tự lực: Từ ban đầu, cần để ý nuôi dưỡng sự tự lực và chống lại sự lệ thuộc. Điều này đòi hỏi ta biết cân bằng giữa sự tự lực và nhu cầu hỗ trợ của thân chủ. IV. CÁC BƯỚC TRONG CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG Theo Corwin (2002) và Dixon (1987) tiến trình can thiệp khủng hoảng được thực hiện qua 8 bước như trình bày bên dưới. Các bước này có thể được lồng ghép với nhau và được ứng dụng chung cho nhiều dạng khủng hoảng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tùy mỗi cá nhân với những đặc tính khác nhau sẽ cần một sự quan tâm cách riêng, vì thế nhân viên công tác xã hội cần linh hoạt, uyển chuyển khi vận dụng những bước can thiệp này vào thực tế. Cũng cần lưu ý là nên ghi chép cẩn thận ở mỗi bước để có thể thường xuyên theo dõi, điều chỉnh và lượng giá tiến trình can thiệp cũng như viết báo cáo ca sau này. 1. Bước 1: Nhanh chóng thiết lập tương quan tích cực Khủng hoảng được xem là nguy hiểm, đe dọa an sinh của những cá nhân có liên quan, vì thế: - Cần can thiệp nhanh chóng, tức thời, gặp thân chủ càng sớm càng tốt - Ân cần đón tiếp thân chủ, với lòng kính trọng, sự nhiệt tình và chấp nhận thân chủ vô điều kiện - Giới thiệu bản thân mình là một người trợ giúp thân chủ - Quan tâm đến cảm xúc của thân chủ Tiến trình can thiệp tùy thuộc vào tương quan giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ ngay cuộc gặp gỡ đầu tiên. Nhân viên công tác xã hội cần cố gắng tạo ra bầu khí dễ dàng, thoải mái để thân chủ có thể nói chuyện được. Tuy nhiên, đây không chỉ là một cuộc nói chuyện thông thường nhưng phải là một cuộc nói chuyện hữu ích. Muốn thế, ta cần quan tâm đến chất lượng giao tiếp với thân chủ. Sau đây là một số nguyên tắc giúp hai bên giao tiếp tốt với nhau: - Từng người một nói. Người nghe phải chú tâm nghe, để hiểu được quan điểm của người kia. Thỉnh thoảng đưa ra những câu hỏi phản hồi để kiểm tra xem mình có hiểu đúng đối phương không. - Mỗi người nói cho chính mình chứ không nói thay cho người khác. - Phân biệt rõ ràng giữa tư tưởng và cảm xúc, giữa sự kiện và quan điểm. - Không nên bỏ qua những gì còn mơ hồ hoặc chung chung, cần phải nói cụ thể, rõ ràng để mọi người cùng hiểu như nhau. - Giải thích và làm sáng tỏ, chứ không tranh cãi khi khác biệt ý kiến và quan điểm. Nếu không thể giải quyết được những khác biệt này thì nên ghi chép lại và đôi khi có thể gác qua một bên. - Mỗi người có thể nói hết ý của mình mà không bị người khác cắt ngang, nhưng cần đối thoại chứ không phải độc thoại. - Mọi người đều tham gia đàm luận và ai cũng có cơ hội lên tiếng. Bên cạnh đó, khi giao tiếp với thân chủ là một nhóm, một gia đình, ta cần quan tâm đến một số điểm khác: - Chịu trách nhiệm - nhân viên công tác xã hội cần kiểm soát buổi gặp gỡ, duy trì việc giao tiếp tốt, kiểm soát mức độ và những biểu hiện thù địch, ngăn ngừa áp lực hoặc tổn thương cho cá nhân, và kiểm soát mức độ lo lắng của từng cá nhân lẫn của những người khác. - Giám sát âu lo - nhân viên công tác xã hội nên ý thức mức độ lo âu trong cả nhóm và ở mỗi cá nhân và điều chỉnh mức độ đó. - Tạo bầu khí - nhân viên công tác xã hội nên lưu ý đến bầu khí cuộc trao đổi và liên tục hướng nó đến trạng thái mình mong muốn. Bầu khí bao gồm cảm xúc, cảm nhận trong cuộc trao đổi như căng thẳng, ước muốn, sự thù địch, tính hài hước. Có hai kỹ thuật đặc biệt giúp duy trì bầu khí tích cực.  Đổ thêm vào - đây là kỹ thuật làm gia tăng bầu khí tích cực, giảm thiểu sự thù nghịch, và giúp nâng cao lòng tự trọng. Kỹ thuật này dựa trên giả thuyết cho rằng, con người vốn dĩ ai cũng đều tốt lành (nhân chi sơ tính bản thiện) và mọi hành động đều có ít nhất một động cơ tích cực và vị tha. Nếu thấy bầu khí đang thuận lợi, nhân viên công tác xã hội có thể động viên, thúc đẩy mọi người duy trì hoặc gia tăng sự tin tưởng và thân thiện với nhau.  Nghịch lý - đây là kỹ thuật mà trong đó các thân chủ, đặc biệt là gia đình bị đặt vào những vị trí xung đột nhau và buộc mọi người phải nỗ lực để thay đổi sao cho tương quan giữa họ trở nên tốt hơn. 2. Bước 2: Gợi mở và khuyến khích thân chủ bộc lộ cảm xúc, tình cảm đau buồn - Hầu như những người gặp khủng hoảng đều bộc lộ rõ ràng một số cảm xúc đau khổ và bối rối. Nhân viên công tác xã hội khéo léo giúp thân chủ giải tỏa được những cảm xúc đang chất chứa trong lòng họ, và khai thông những ưu sầu. Nhân viên công tác xã hội tỏ ra đồng cảm, chăm chú lắng nghe, trấn an thân chủ rằng, những xúc động mạnh nơi họ là những phản ứng hết sức bình thường trong tình huống khó khăn này. Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội có thể hướng dẫn thân chủ một số kỹ thuật thư giãn cơ bản, để giúp họ giảm căng thẳng. - Các câu hỏi có thể sử dụng: Xin nói cho tôi biết cảm xúc của anh/chị thế nào? Anh/ chị cảm thấy ra sao? Điều gì đã khiến anh /chị cảm nhận như vậy? Xin anh chị mô tả anh chị cảm thấy thế nào? - Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây không phải là thời điểm để điền vào bảng câu hỏi, hay thực hiện trắc nghiệm nhân cách Trong thời gian này, ta cần động viên, khuyến khích cá nhân bộc lộ cảm xúc thật của mình. Thỉnh thoảng trong tình trạng khủng hoảng, thân chủ có thể gặp khó khăn trong việc trình bày một cách rõ ràng những điều mình muốn nói. Khi gặp phải những trường hợp như thế, nhân viên công tác xã hội cần kiên nhẫn chờ đợi. Bất kỳ những dấu hiệu khó chịu, hối thúc, mất kiên nhẫn của nhân viên công tác xã hội sẽ có thể gây bất lợi cho việc bộc lộ của thân chủ và làm hỏng tiến trình can thiệp khủng hoảng. 3. Bước 3: Trao đổi với nhau về biến cố tạo nên khủng hoảng - Việc thảo luận với nhau về biến cố tạo nên khủng hoảng chỉ có thể bắt đầu sau khi thân chủ đã nói ra được hết những cảm xúc đớn đau trong lòng. Trong khi trao đổi với nhau, cần chú ý đến cách thức thân chủ giải thích và bộc lộ những khó khăn. Nếu thân chủ thiếu nhất quán và logic, nhân viên công tác xã hội nên sử dụng những kỹ thuật vấn đàm để giúp thân chủ làm sáng tỏ những suy nghĩ, những nhận định và những cảm xúc của mình. Nhân viên công tác xã hội cần chủ động, tích cực tham dự vào, và hướng dẫn trong buổi làm việc đầu tiên. Lắng nghe, thu thập và làm sáng tỏ thông tin là rất quan trọng ở bước này. 4. Bước 4: Đánh giá các vấn đề, tài nguyên và điểm mạnh - Một khi các bước trên tiến triển tốt đẹp, nhân viên công tác xã hội chuyển sang đánh giá vấn đề, tài nguyên, điểm mạnh và những thứ khác. Nhân viên công tác xã hội phải bảo đảm được ít nhất ba điểm sau. Thứ nhất, họ phải nhanh chóng nắm bắt được hoàn cảnh của gia đình thân chủ, những suy nghĩ của họ về hoàn cảnh hiện tại, hệ thống gia đình họ. Thứ hai, họ phải biết được tiến trình khủng hoảng, chuỗi các sự kiện nào đã dẫn đến khủng hoảng. Thứ ba, họ phải xác định vấn đề nào đã khơi mào cho chuỗi các sự kiện này. Có như thế, nhân viên công tác xã hội mới xác định được nguyên nhân nào tạo ra tình trạng khủng hoảng, quan điểm của thân chủ về hoàn cảnh hiện tại, mức độ thực hiện các chức năng nhận thức, hành vi của họ. - Bên cạnh đó, ngay từ đầu nhân viên công tác xã hội cần phải nhìn thấy được, khám phá và ghi nhận mọi nỗ lực giải quyết vấn đề, cơ chế ứng phó và thích nghi, tài nguyên và mọi điểm mạnh của thân chủ. Một cách cụ thể, kết thúc bước này, nhân viên công tác xã hội phải có thể trả lời rõ ràng các câu hỏi sau đây:  Chuyện gì đã xảy ra?  Vấn đề ở đây là gì?  Việc đó xảy ra khi nào?  Việc đó xảy ra ở đâu?  Tại sao việc đó lại xảy ra?  Ai là những người liên quan?  Thân chủ nhìn nhận vấn đề thế nào?  Đã từng trải qua sự kiện tương tự trước đó?  Thân chủ có tài nguyên, kỹ năng, điểm mạnh, điểm yếu gì?  Có những giải pháp, những chọn lựa, hành động gì để giải quyết vấn đề?  Những hành động đó có thể đem lại những kết quả gì? 5. Bước 5: Phân tích và giải thích cho thân chủ về tình trạng khủng hoảng Nhân viên công tác xã hội phân tích rõ ràng sự kiện gây nên khủng hoảng và giải thích cho thân chủ biết lý do tại sao họ lại có những phản ứng như thế. Lưu ý không nên giải thích cách phản ứng của thân chủ mà tập trung giải thích nguyên nhân và ý nghĩa của sự kiện đối với thân chủ. Bằng cách này, nhân viên công tác xã hội giúp thân chủ nhận thức và hiểu biết về tình trạng của họ. 6. Bước 6: Phục hồi chức năng nhận thức (khôi phục lý trí) Thông thường, trong suốt giai đoạn khủng hoảng, thân chủ tràn ngập lo âu, cảm giác tuyệt vọng, thất bại, mặc cảm có lỗi, tự ti. Phục hồi nhận thức là khôi phục, làm gia tăng lòng tự tôn - tự trọng, thúc đẩy niềm hy vọng và những mong đợi tích cực nơi thân chủ. Nhân viên công tác xã hội giúp thân chủ tin tưởng vào khả năng, năng lực của bản thân cùng những tài nguyên sẵn có để họ có thể vượt qua cơn khủng hoảng. 7. Bước 7: Lên kế hoạch, phân chia công việc, và giúp thân chủ hành động - Đôi bên cùng nhau xây dựng một kế hoạch dự kiến lâu dài nhằm điều chỉnh một số lệch lạc trong nhận thức, tận dụng mạng lưới hỗ trợ và xem xét các chiến lược ứng phó, để nhắm đến giải quyết vấn đề của thân chủ. Kế hoạch của đôi bên cần phải cụ thể, đo lường được, có hành động thực tế và thời gian rõ ràng (SMART). - Phương pháp phân chia công việc là một kỹ thuật quan trọng trong can thiệp khủng hoảng, trong đó, cả thân chủ và nhân viên công tác xã hội đồng thời tham gia thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Về phía thân chủ, họ cam kết thực hiện một số việc cụ thể trước lần gặp tiếp theo. Phương pháp này huy động nỗ lực và mọi chú ý của thân chủ, giúp họ biết tổ chức hoàn cảnh xáo trộn hiện tại. Đây là một công cụ chủ đạo, hướng thân chủ vào một hướng đi cụ thể, có mục đích rõ ràng. Nó làm cho thân chủ thay đổi hình ảnh bản thân và quan niệm của mình đối với hoàn cảnh hiện tại. Nó giúp thân chủ giảm bớt căng thẳng, để tập trung vào giải quyết vấn đề. Về phía mình, trong kế hoạch của bản thân, nhân viên công tác xã hội cũng xác định mục tiêu cho mỗi lần gặp, và cách thức quản lý cuộc gặp gỡ, các công việc cần làm để hỗ trợ thân chủ cách hiệu quả. - Một công cụ nữa giúp hoàn thành công việc đó là lập kế hoạch có sự tham gia. Điều này có nghĩa là cùng với thân chủ lập tiến trình hành động theo từng bước một, hết bước này đến bước khác. Bên cạnh đó, ta cùng với thân chủ đoán trước những gì có thể không đi đúng hướng, những yếu tố khách quan có thể xuất hiện gây hại bất ngờ và làm thế nào để đối phó với chúng. Việc sử dụng công cụ này đem lại hai lợi ích to lớn. Thứ nhất, thân chủ sẽ không ảo tưởng rằng, mọi vấn đề của họ sẽ được giải quyết ổn thỏa, thuận buồm xuôi gió, và vì đã được chuẩn bị nên họ sẽ ở tâm thế sẵn sàng lướt thắng khi gặp những trở ngại đầu tiên. Nếu đoán trước được những trở ngại có thể gặp phải, thân chủ sẽ sẵn sàng lên kế hoạch để đối phó và làm cho sự việc dễ dàng thuận lợi hơn. Ít nhất nhân viên công tác xã hội và thân chủ sẽ diễn tập cách thức giải quyết khó khăn trước khi xảy ra để tránh bất ngờ cho thân chủ. Thứ hai, việc lập kế hoạch có sự tham gia cho thân chủ thấy rằng, thay vì ngồi tranh cãi không biết phải làm gì đây, thì giờ đây họ đã biết trước phải làm gì rồi và bắt tay vào hành động. 8. Bước 8: Kết thúc can thiệp và theo dõi - Sau khi khủng hoảng đã được giải quyết, cá nhân đã trở lại mức độ trước khi bị khủng hoảng thì có thể kết thúc can thiệp. Nhân viên công tác xã hội nên sử dụng một phương thức kết thúc can thiệp cụ thể. Cần giúp thân chủ so sánh giữa trước khi can thiệp và hiện tại để xem họ đạt được mức độ nào, họ đã làm gì để tiến triển đến như bây giờ. Làm như thế là ta đã nhìn nhận những thành quả tích cực và những kỹ năng đối phó mới họ đã đạt được, và giúp họ nhận ra giá trị của mình. Ta nên đối chiếu lại kết quả với kế hoạch can thiệp để xem có đạt được mục tiêu đề ra không. Ta cũng không nên quá tự tin với những kết quả hiện thời, và nên mở ngõ để thân chủ có thể quay lại nếu cần sự trợ giúp sau này. Ta cần bày tỏ cho thấy rằng, mình vẫn tiếp tục quan tâm giúp đỡ thân chủ, bằng cách xin thân chủ cho mình thỉnh thoảng gọi điện thoại hỏi thăm họ trong một thời gian nữa. - Bước theo dõi thì khá đơn giản. Mục tiêu của các cuộc điện thoại để theo dõi đó là kéo dài sự hỗ trợ từ xa và động viên thân chủ tiếp tục đối phó với các vấn đề. Một khi nhân viên công tác xã hội gọi điện thoại cho thân chủ thì cũng giúp cho thân chủ nhận ra rằng, họ có thể quay trở lại xin trợ giúp nếu cần. - Phần thứ hai của bước kết thúc ca đó là viết một bản tóm tắt ca, trong đó, ta phân tích vấn đề và mô tả các bước đã thực hiện. Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội cần ngồi lại suy nghĩ và xem xét lại sự tiến bộ của thân chủ trong suốt quá trình can thiệp, những gì đã làm tốt và những gì chưa làm được, lý do tại sao. Công việc này rất cần thiết vì nhân viên công tác xã hội có thể hay quên, hay nhầm lẫn ca này với ca kia, và vì đôi khi thân chủ có thể gọi điện thoại hỏi ta một số việc. - Một khía cạnh quan trọng khác của can thiệp khủng hoảng đó là chuyển gởi. Đây là một phần của việc xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực. Cần chuyển gởi cách khéo léo sao cho thân chủ không cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị khước từ, bị mất đi sự nâng đỡ. Sau khi chuyển gởi cũng cần theo dõi một thời gian để biết chắc thân chủ được trợ giúp. - Cần lưu ý rằng trong quá trình can thiệp khủng hoảng, không áp dụng các bước trên đây một cách cứng ngắc, theo thứ tự mà có thể thực hiện linh hoạt, xen kẽ tùy từng trường hợp. Tóm tắt ý chính: - Mục tiêu của can thiệp khủng hoảng: tác động lên việc thực hiện chức năng của người bị khủng hoảng sau khi đã làm giảm bớt những tác hại của khủng hoảng - Tiêu chí để can thiệp khủng hoảng: hoàn cảnh, bằng chứng, ước muốn, tiềm năng - Tám nguyên tắc căn bản trong can thiệp khủng hoảng: Tức thời - nhanh chóng, hành động cụ thể, có mục đích rõ ràng, luôn hy vọng, luôn nâng đỡ, tập trung giải quyết vấn đề, nâng cao khả năng tự lực và tự nhận thức - Tám bước trong can thiệp khủng hoảng:  Nhanh chóng thiết lập tương quan tích cực  Gợi mở và khuyến khích thân chủ bộc lộ cảm xúc, tình cảm đau buồn  Trao đổi với nhau về biến cố tạo nên khủng hoảng  Đánh giá các vấn đề, tài nguyên và điểm mạnh  Giải thích cho thân chủ  Phục hồi chức năng nhận thức  Lên kế hoạch, phân chia công việc, và giúp thân chủ hành động  Kết thúc can thiệp và theo dõi Bài 3: CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG CHO THÂN CHỦ CÓ THÂN NHÂN VỪA MỚI QUA ĐỜI I. CÁC GIAI ĐOẠN PHẢN ỨNG TRƯỚC CÁI CHẾT Trong cuộc đời mỗi người, đôi khi ta phải đối diện với những cái chết báo trước. Cái chết này có thể là của bản thân mình hoặc có thể của người thân nào đó. Lý thuyết của Elisabeth Kubler-Ross về sự hấp hối và cái chết (1969) giúp ta hiểu rõ hơn quá trình con người đối diện trước những cái chết báo trước: - Giai đoạn 1: Phủ nhận Đây là giai đoạn đầu tiên, trong đó người ta biết được thông tin rằng, họ hoặc người thân đang hấp hối. Trong giai đoạn phủ nhận này, người ta có thể nghĩ rằng “Không, không phải mình đâu!” hoặc là “Chắc phải có sự nhầm lẫn gì đây!” hoặc “Tại sao lại là người thân của tôi chứ?” - Giai đoạn 2: Tức giận Một khi con người đã qua giai đoạn phủ nhận, phản ứng tiêu biểu kế tiếp mà ta thấy được đó là tức giận. Đây là cách thức con người giải tỏa những cảm xúc mãnh liệt của mình. Người ta có thể mắng nhiếc người xung quanh, gia đình và thậm chí cả Trời đất nữa. Một số kiểu giận dữ có thể có là “Tại sao lại là vậy hả Trời?” hoặc “Tại sao ông Trời lại làm điều này với tôi!” hoặc “Tôi đã làm gì để đáng chịu như thế này?” - Giai đoạn 3: Mặc cả, ngã giá Một khi cơn giận đã nguôi đi, người ta có thể thử mặc cả với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc với Trời để phục hồi lại sức khỏe. Kiểu phản ứng tiêu biểu là “Nếu tôi khỏe trở lại, tôi sẽ đi nhà thờ/ chùa, tôi sẽ dâng cúng tiền bạc, của cải” hoặc “Nếu cho tôi thêm thời gian, tôi sẽ” hoặc “Tôi hứa tôi sẽ sống tốt hơn nếu để cho tôi sống”. Thậm chí những người không tin vào Chúa cũng thường mặc cả với một quyền lực cao cả hơn nào đó. - Giai đoạn 4: Trầm cảm Một khi nhận ra mặc cả không đưa lại kết quả gì, người ta thường rơi vào trầm cảm. Đôi khi trầm cảm là chủ động: người ta chủ động than thở những mất mát đang đến hoặc sẽ đến. Đôi khi trầm cảm là thụ động: người ta trở nên câm lặng và co lại không tiếp xúc với ai. - Giai đoạn 5: Chấp nhận Sau khi đã trải qua những giai đoạn trước, con người có được sự bình an để chấp nhận rằng, họ hoặc ai đó sẽ chết. Nếu đạt đến giai đoạn chấp nhận này, họ thường có thể giải quyết những việc còn dang dở và viết đoạn kết cho những mối quan hệ và cuộc đời mình. Kubler thấy rằng, nhiều người đã trải qua những giai đoạn như thế và một số người bị mắc kẹt ở một giai đoạn thì không thể bước tiếp giai đoạn tiếp theo, và như thế họ sẽ gặp khủng hoảng. Tuy nhiên cũng có một số người sẽ bỏ qua một hoặc hai giai đoạn nào đó, hoặc có người lại quay về giai đoạn trước đó. Học thuyết này cho biết những phản ứng trước sự hấp hối và cái chết. Ta có thể sử dụng nó để hiểu thêm những trạng thái cảm xúc của thân chủ khi đối diện với những mất mát, để giúp họ có thể chấp nhận và có được sự bình an trước những mất mát này. II. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH MỨC ĐỘ ĐAU BUỒN, KHỦNG HOẢNG VÌ MẤT NGƯỜI THÂN Sau đây là những yếu tố nhân viên công tác xã hội cần xem xét trước khi can thiệp, để đáng giá mức độ đau buồn hay khủng hoảng vì mất người thân của thân chủ: - Người đã khuất là ai đối với thân chủ: người thân trong gia đình, bạn bè - Bản chất mối tương quan gắn bó giữa đôi bên: mức độ gắn bó, vai trò của người đã khuất - Nguyên nhân của cái chết: tự nhiên, tai nạn, tự tử, bị giết - Các sự việc trong quá khứ: đã từng mất những người rất thân yêu, hoặc đã từng trải qua nhiều cuộc khủng hoảng khác trong đời chưa - Tính cách: cách thức bộc lộ cảm xúc, giải quyết căng thẳng, và ứng phó - Bối cảnh xã hội: nền tảng văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, nghi lễ III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ ĐAU BUỒN VÌ MẤT NGƯỜI THÂN Tình cảm hoặc cảm xúc Buồn sầu Tức giận Lo âu Cô độc Không nơi nương tựa Sốc Tê liệt Mong mỏi Dằn vặt Mặc cảm tội lỗi Tự trách móc Suy nghĩ hoặc nhận thức Hoài nghi Nhầm lẫn Ưu tư Ảo giác Không thể quyết định được chuyện gì Nhận thấy người chết hiện diện Cảm nhận về mặt thể chất Mất nhân cách Khô miệng Cổ họng căng cứng Quá nhạy với tiếng động Thiếu năng lượng Dạ dày trống rỗng Tức ngực Thở hổn hển Suy cơ Hành vi Ngủ không yên Ăn không ngon Thở dài Khóc lóc Tránh giao tiếp Có những hành vi quên trước quên sau Tìm kiếm và gọi tên người đã chết Tránh/cất giữ cẩn thận/sử dụng những đồ vật của người đã chết Bắt chước hành vi của người đã chết Thăm lại những nơi chốn nhắc nhớ về người đã chết IV. TRỊ LIỆU CHO THÂN CHỦ CÓ NGƯỜI THÂN QUA ĐỜI 1. Mục tiêu can thiệp cho thân chủ có người thân qua đời Xác định và giải quyết những xung đột nội tâm đã làm cản trở thân chủ vượt qua giai đoạn thương tiếc. 2. Tiến trình trị liệu Tiến trình này gồm 9 bước trong đó thân chủ đóng vai trò chủ động, nhân viên công tác xã hội làm nhiệm vụ hỗ trợ, nâng đỡ. - Loại trừ những đau yếu về thể chất - Lập thỏa thuận và xây dựng tình liên đới - Khơi lại những kỷ niệm về người đã khuất - Đánh giá 4 công việc chưa hoàn tất - Đối phó với những tác động do những kỷ niệm về người đã khuất gây ra - Khám phá và tháo dỡ những đồ vật có liên quan đến người đã khuất - Nhận ra tính chất của việc mất mát người thân - Đối phó với sự tưởng nhớ - Nói lời từ biệt sau cùng với người đã khuất Bảng sau đây tóm tắt những công việc thân chủ có người thân qua đời cần làm, để vượt qua khủng hoảng, những cảm xúc, hành vi của họ và cách thức nhân viên công tác xã hội có thể trợ giúp. Cảm xúc / Hành vi Cách trợ giúp Những công việc người đang thương tiếc người thân cần phải làm Người đau buồn có những cảm xúc và kinh nghiệm gì? Bạn có thể làm gì cho những người đang đau buồn? 1. Chấp nhận thực tế và tính chất của nỗi mất mát 1. Có nhu cầu kể đi kể lại chuyện buồn - Ăn không ngon, ngủ không yên - Nhìn thấy, nghe thấy người đã chết 1. Lắng nghe - Hỏi về những mất mát của họ - Giúp họ hiểu cảm giác của mình - Khuyến khích tự chăm Cảm xúc / Hành vi Cách trợ giúp sóc bản thân 2. Đi vào cảm xúc và kinh nghiệm đau buồn hoặc nỗi mất mát 2. Trầm uất, buồn sầu - Mặc cảm tội lỗi, tức giận - Sợ tương lai - Thay đổi nhu cầu tình dục - Không có khả năng tập trung và ra quyết định 2. Lắng nghe - Khuyến khích họ nói về người đã khuất - Giúp chấp nhận những cảm xúc trào dâng khi hồi tưởng lại quá khứ 3. Có được những kinh nghiệm mới để tập sống mà không có người quá cố 3. Lo lắng về sự thay đổi vai trò và sự chuyển tiếp sang giai đoạn mới 3. Hỗ trợ trong thực tế - Giúp họ tính toán phương cách lấp đầy khoảng trống 4. Tái đầu tư năng lượng bằng cách thức mới và phát triển những tương quan mới 4. Lo lắng về những tương quan mới 4. Giúp tìm kiếm những niềm vui mới và làm mới lại những tương quan cũ - Tiếp tục tìm bạn với họ (đây là lúc người nhạy cảm cảm nhận mình bị bỏ rơi) 3. Nguyên tắc tham vấn Các nguyên tắc sau đây hướng dẫn nhân viên công tác xã hội giúp thân chủ tự nhìn nhận hoàn cảnh, bản thân và vươn lên sau mất mát - Giúp thân chủ mô tả nỗi mất mát - Giúp thân chủ nhìn nhận và diễn tả cảm xúc - Giúp tiếp tục sống mà không có người đã khuất - Tạo điều kiện thuận lợi để thân chủ bớt xúc cảm về người đã khuất - Cho thời gian thương tiếc - Giải thích những hành vi “bình thường” - Chấp nhận sự khác biệt - Liên tục nâng đỡ - Xem xét mọi cơ chế phòng vệ và phương thức ứng phó - Xác định bệnh lý và chuyển gởi nếu cần 4. Những dấu hiệu cho thấy nỗi đau vẫn còn đó, chưa được giải quyết - Nói về người đã khuất với sự đau xót cao độ - Một biến cố nhỏ cũng tạo ra phản ứng đau buồn cao độ - Chủ đề mất mát cứ xuất hiện hoài trong buổi tham vấn - Không sẵn lòng dẹp bỏ những kỷ vật, và vật dụng của người đã mất - Bắt chước và có những triệu chứng thể chất giống người đã mất - Thay đổi lối sống tận căn cho giống như người đã mất - Tự hủy hoại bản thân - Trầm uất kéo dài - Ám ảnh về bệnh tật và cái chết - Buồn không thể tả. 5. Một số cách thức giúp đỡ thân chủ đối phó với cảm xúc mạnh trong tình trạng khủng hoảng - Thân chủ đang bị sốc và lo sợ hãi hùng  Giúp thân chủ chuyển đến một môi trường an toàn hơn nếu an nguy của thân chủ bị đe dọa  Trấn an, động viên thân chủ và giúp họ thấy được sự hiện diện của ta là nhằm giúp đỡ họ  Dành nhiều thời gian nói chuyện với thân chủ  Hướng dẫn họ trực tiếp làm những việc cụ thể (vì trong trường hợp này nhiều thân chủ không biết phải làm gì) - Thân chủ phủ nhận hoàn cảnh  Cứ để thân chủ phủ nhận dù không đồng tình với họ  Nhẹ nhàng và thận trọng nhắc lại các chi tiết cụ thể của vấn đề  Đồng cảm và thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_can_thiep_khung_hoang.pdf