Giáo trình Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật (Phần 2)

Tổ chức hướng dẫn phụ huynh CTS cho trẻ CPTTT

Nội dung và cách thức hướng dẫn phụ huynh CTS cho trẻ nhỏ CPTTT

Có hai mục tiêu chính mà giáo viên luôn phải ghi nhớ khi hướng dẫn cha mẹ trẻ.

- Giúp đỡ cha mẹ trở thành cha mẹ có khả năng tốt trong việc chăm sóc trẻ.

- Cùng với cha mẹ thường xuyên kiểm soát những tiến bộ và thay đổi của đứa trẻ.

* Cách thức

Để có thể đạt được những mục tiêu trên, chuyên gia nên:

- Xác định sự ưu tiên: Một trong những ưu tiên có thể là xác định xem cha mẹ trẻ có

cần sự hỗ trợ để giải quyết các vấn đề sinh hoạt hàng ngày hay không. Thường thì với

những cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ hay ở mức sống kinh tế - văn hoá thấp trong xã hội,

giáo viên có thể trợ giúp một phần nào đó cho những bậc cha mẹ này khi thiết lập kế hoạch

chi tiêu, giải quyết công việc hàng ngày một cách có tổ chức hơn cho chính họ và đứa con

CPTTT.

- Thường xuyên liên lạc với cha mẹ: Nên liên lạc với các bậc cha mẹ này qua điện

thoại hơn là bằng sổ tay ghi chép. Chỉ cần 10 phút đến thăm gia đình, giáo viên có thể giúp

họ rất nhiều.

- Tránh giải thích quá dài dòng: tốt nhất là hãy làm mẫu cho cha mẹ thấy cần phải làm

gì và làm như thế nào. Cha mẹ nào cũng sẽ cố gắng hết sức nếu họ hiểu phải làm gì.

- Tránh yêu cầu cha mẹ trẻ phải đọc nhiều.

- Giúp đỡ cha mẹ cách lí giải những hành vi của con mình: Thường thì cha mẹ trẻ

CPTTT thường không hiểu và lí giải đúng hành vi của con mình. Họ thường cho rằng con

họ là đứa trẻ hư cho nên cách mà họ giáo dục con là trừng phạt.

- Hỗ trợ phụ huynh trong phối hợp với giáo viên:

Bất cứ lúc nào có thể hãy mời cha mẹ tới quan sát trẻ tại trường, tham gia vào các

hoạt động công ích, tự nguyện, các buổi thảo luận với những cha mẹ khác. Hãy trả lời

mọi thắc mắc của họ bằng những câu ngắn gon và từ ngữ dễ hiểu.

Hãy luôn nhớ rằng những bậc cha mẹ này tương tác với trẻ thường xuyên hơn bất cứ

ai. Nếu họ có thể cải thiện được kỹ năng tương tác với trẻ thì sẽ có lợi cho cả hai phía: cha

mẹ và chính đứa trẻ CPTTT .

* Nội dung hướng dẫn phụ huynh

Hoạt động hướng dẫn phụ huynh cần phải được bắt đầu và duy trì ở mọi giai đoạn của

quá trình can thiệp sớm: thắc mắc/có vấn đề, chẩn đoán/ đánh giá, lập kế hoạch can thiệp

(điển hình cho lứa tuổi này là lập kế hoạch giáo dục cá nhân), tiến hành can thiệp (dựa trên

kế hoạch giáo dục cá nhân), đánh giá lại.

pdf36 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hãy bày tỏ để phụ huynh thấy rằng bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ. Nếu bạn chỉ thông báo cho cha mẹ trẻ biết rằng trẻ bị CPTTT và không hỗ trợ thì phụ huynh chỉ nhận được thông điệp đáng buồn, họ đi về một giấc mơ bị vỡ tan và không có hy vọng nào cho tương lai. * Hướng dẫn phụ huynh tham gia xây dựng kế hoạch can thiệp cá nhân cho trẻ và gia đình mình - Buổi họp tư vấn thứ hai: Các bậc cha mẹ nên tham gia vào việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho con mình.Vì cha mẹ thường biết rõ đứa trẻ hơn là giáo viên cho nên những thông tin mà họ cung cấp có ý nghĩa rất lớn. Cha mẹ là người tiếp xúc với trẻ trong một thời gian dài và mỗi ngày, thời gian trẻ ở nhà cũng nhiều hơn ở lớp vì thế giáo viên nên tận dụng những thông tin của cha mẹ về đứa trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân sao cho phù hợp với cuộc sống thực của đứa trẻ. Vì vai trò của cha mẹ là rất quan trọng nên giáo viên cần tiến hành một số bước để đảm bảo cha mẹ có thể tham gia vào cuộc họp xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân. Những bước này bao gồm: - Thông báo trước về cuộc họp và đặt lịch sao cho thuận lợi cho cả hai phía: Giáo viên nên làm cho cha mẹ cảm thấy yên tâm khi tham gia vào cuộc họp. Cha mẹ có thể mời các thành viên gia đình hoặc những người khác có hiểu biết tham gia cuộc họp xây dựng kế hoạch can thiệp cá nhân. Điều này sẽ giúp cho cha mẹ cảm thấy mình có đồng minh và có thêm thông tin cho việc xây dựng kế hoạch. Trước khi có cuộc họp bàn về kế hoạch can thiệp cá nhân, có thể mời cha mẹ điền vào một phiếu điều tra ý kiến dành cho cha mẹ. Đây là một cách hiệu quả để cha mẹ tham gia vào việc đặt kế hoạch và để họ biết rằng những thông tin của họ có vai trò quan trọng cho việc xây dựng một kế hoạch giáo dục thích hợp. Phiếu điều tra ý kiến này có thể được dùng để mô tả mức độ chức năng hiện tại của đứa trẻ nhằm đạt mục tiêu dài hạn. - Tiến hành tổ chức cuộc họp bàn về kế hoạch can thiệp cá nhân: - 32 - + Chuẩn bị trước: Thông báo với cha mẹ về mục đích của cuộc họp và sắp xếp thời gian, địa điểm hợp lí, thu thập các báo cáo của tất cả những người tham gia vào việc đánh giá, giáo dục đứa trẻ: giáo viên cũ, bác sỹ, cha mẹ, nhà trị liệu ngôn ngữ, nhà trị liệu vật lý... tạo nên một biên bản sơ bộ trong đó có mô tả về mức độ chức năng hiện tại của đứa trẻ và một số gợi ý về các mục tiêu giáo dục. + Bắt đầu cuộc họp: Có những hội thoại mở đầu thoải mái, tự nhiên, chia sẻ viễn cảnh tương lai bằng cách khuyến khích cha mẹ bày tỏ những kỳ vọng của họ. + Xem xét bản đánh giá chính thức và mức độ chức năng hiện tại: mời cha mẹ và các thành viên khác bày tỏ sự nhất trí hoặc không nhất trí với các kết quả đánh giá và nêu lí do, thảo luận về ý nghĩa đối với việc ưu tiên các mục tiêu giáo dục và điểm mạnh, nhu cầu của trẻ, thoả thuận về các mục tiêu giáo dục và các dịch vụ can thiệp sớm khác cần thiết cho trẻ. * Sự phối hợp giữa gia đình và giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch can thiệp cá nhân - nội dung quan trọng trong công tác tư vấn phụ huynh. Để tìm ra những kỹ năng cần thiết cho mỗi đứa trẻ, giáo viên và cha mẹ cần tiếp cận theo mô hình sinh thái. Thách thức trong việc dạy trẻ những kỹ năng khác nhau là trẻ nhỏ CPTTT có thể không vận dụng được những kỹ năng đã học ở trường vào bối cảnh tại nhà hoặc cộng đồng. Cộng tác với cha mẹ là cần thiết để xác định những kỹ năng sẽ được sử dụng tại nhà và phương pháp dạy trẻ. Một trong những cách hướng dẫn cha mẹ trẻ là giáo viên đưa ra dịch vụ can thiệp sớm tại nhà. Chương trình can thiệp sớm tại nhà có rất nhiều lợi thế. Tại nhà cả trẻ và cha mẹ chúng đều ở trong môi trường tự nhiên. Thường thì giáo viên có một chương trình thăm gia đình đều đặn để tiến hành hình thức hướng dẫn giáo dục sớm cho trẻ và cha mẹ chúng. Cha mẹ trẻ được hướng dẫn cách phải dạy dỗ và tương tác với con mình nhờ sử dụng những đồ chơi, vật liệu có sẵn trong nhà. Bằng cách này giáo viên có thể giảm bớt thời gian và sức lực cho những giờ dạy một cách gò bó tại lớp học. Cách thứ hai để giáo biên có thể hướng dẫn cha mẹ trong can thiệp sớm là cùng làm việc trong môi trường lớp học. Khuyến khích cha mẹ cùng làm việc với giáo viên trong môi trường lớp học của trẻ có thể đem lại lợi ích trên nhiều khía cạnh khác nhau: giáo viên có thể làm mẫu một cách tự nhiên cho cha mẹ cách hướng dẫn và quản lý hành vi của trẻ. Một số cha mẹ có thể chuyển giao những gì mà họ thấy trong lớp học để áp dụng cho việc dạy dỗ trẻ trong môi trường tại gia đình. Mặt khác những cha mẹ có tài đặc biệt như âm nhạc, hoạ, thêu có thể cảm thấy hứng thú được đóng góp cho việc dạy dỗ trẻ tại lớp. Cách thứ ba để giáo viên có thể hướng dẫn cha mẹ là khuyến khích cha mẹ tham gia vào buổi họp phụ huynh. Họp phụ huynh thường nhằm cung cấp thông tin cho một số lượng lớn các bậc cha mẹ. Tại các buổi họp này, người ta mời các chuyên gia đến nói chuyện, trưng bày sách,... Do có sự đa dạng trong nhu cầu của những bậc cha mẹ tham gia họp cho nên các cuộc hội thảo nên có sự cân bằng giữa các vấn đề giáo dục với mục đích tạo sự tham gia xã hội của cha mẹ trẻ CPTTT. 7.1.4.3. Sự phối hợp giữa chuyên gia can thiệp sớm và gia đình Sự phối hợp giữa chuyên gia và gia đình trong can thiệp sớm cho trẻ CPTTT ở lứa tuổi mầm non là quá trình cha mẹ và các chuyên gia dùng cộng tác với nhau trong mọi giai đoạn của quá trình can thiệp sớm để tạo nên môi trường giáo dục thích hợp nhất tại trường và tại gia đình cho sự phát triển của trẻ. . Ý nghĩa sự phối hợp làm việc giữa chuyên gia và gia đình trong can thiệp sớm cho trẻ CPTTT ở lứa tuổi mầm non Cha mẹ trẻ bao giờ cũng là người hiểu rõ con mình nhất và có thể dành thời gian, công sức hơn bất cứ ai để giáo dục trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ thường không được trang bị những kiến thức, kĩ năng đặc thù như giáo viên và các nhà chuyên môn để có thể phát huy tối đa khả năng và đáp ứng nhu cầu của trẻ. Họ cần sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn. - 33 - Ngược lại, mặc dù là những người có kiến thức và kĩ năng đặc thù trong việc giáo dục trẻ nhưng giáo viên và các nhà chuyên môn rất khó hiểu hết về trẻ, họ cần có cha mẹ là cầu nối để hiểu trẻ, để biết được các thông tin về trẻ khi các em ở gia đình... Sự hỗ trợ giữa các nhà chuyên môn cho cha mẹ và sự hỗ trợ của cha mẹ cho các nhà chuyên môn là sự hỗ trợ qua lại và mục đích chung cùng hướng tới là sự tiến bộ của trẻ. Những trải nghiệm của cha mẹ trẻ CPTTT là hết sức đa dạng. Ở một thái cực này họ hết sức lo lắng mong đợi kết quả chuẩn đoán của các chuyên gia và những tiên lượng về tương lai của trẻ, cảm giác bất lực, vô phương khi đứa trẻ thường xuyên thể hiện những khó khăn về thể chất cũng như hành vi, tình cảm, sự thất vọng và phản ứng khi gặp phải những thách thức từ phía xã hội. Ở một thái cực khác họ có những thời điểm tràn đầy hạnh phúc của con người chiến thắng, niềm vui, sự hồi sinh sau khi trải qua khó khăn và nhất là hy vọng lại sống dậy trong họ với một sức lực mới. Chính với những cảm xúc và trải nghiệm đó mà cha mẹ trẻ hoàn toàn có quyền tin tưởng rằng chỉ có con họ mới có khả năng và quyền được đòi hỏi, lựa chọn, đánh giá những hỗ trợ từ phía xã hội để đảm bảo quyền lợi cho con của mình. Do vậy, cho dù nhà chuyên môn có đưa ra bất cứ giải pháp nào có thể là rất có lợi cho trẻ thì quyền quyết định tối cao từ cha mẹ trẻ. Sự tham gia nhiệt tình của cha mẹ trẻ là nguồn lực cho thành công của can thiệp sớm. Sự tham gia nhiệt tình của cha mẹ trẻ bao gồm nhiều mục đích khác nhau trong đó có sự nỗ lực thiết lập nên sự hỗ trợ chặt chẽ giữa họ với nhau và với các nhà chuyên môn, điều chỉnh các thiết chế xã hội sao cho những trẻ khuyết tật nhận được các quyền lợi trong xã hội một cách công bằng như những trẻ khác. Cha mẹ trẻ tham gia nhiệt tình để sao cho đứa trẻ có thể sống trong gia đình, trong môi trường giáo dục bình thường mà vẫn nhận được sự hỗ trợ tối đa từ phía dịch vụ can thiệp sớm, với mục tiêu kích thích sự phát triển lành mạnh của các khía cạnh như ngôn ngữ, vận động, trí tuệ, xã hội- tình cảm. Cha mẹ trẻ tham gia và ủng hộ tích cực các dịch vụ can thiệp sớm trong bất cứ cộng đồng nào để trẻ có thể nhận được những dịch vụ đó mà không cần phải đi quá xa khỏi nhà hay trường học. Chính yếu tố này có thể gây nên khó khăn và hẫng hụt rất lớn cho gia đình. Giữa cha mẹ và các nhà chuyên môn cần có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục trẻ. Những gì mà giáo viên dạy trẻ ở trường phải thích hợp với những đòi hỏi của môi trường sống của trẻ, những kĩ năng mà trẻ học tại trường cần phải có ích cho chúng tại gia đình. Cha mẹ cũng cần phải có mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục giống như giáo viên tại cùng thời điểm đó. Do vậy họ phải phối hợp với nhau trong can thiệp sớm cho trẻ. Chỉ bằng cách này can thiệp sớm mới thực sự đạt được hiệu quả cao. Hơn thế nữa trẻ có cơ hội thành công nhiều hơn nếu cha mẹ chúng và các giáo viên trong trường duy trì những kì vọng giống nhau. Giáo viên, người thực hiện dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ phải hiểu thật rõ sự tiếp diễn của tương tác năng động giữa trẻ và gia đình của chúng trong chính bối cảnh gia đình đó. Khi đứa trẻ CPTTT bắt đầu được can thiệp, cha mẹ của chúng thường đóng vai trò người ngoài cuộc thụ động và đứng từ xa quan sát xem con của mình được tiếp nhận những dịch vụ như thế nào. Lúc này cần hết sức nỗ lực động viên cha mẹ trẻ tích cực tham gia vào quá trình can thiệp sớm. Khuyến khích sự tham gia của cha mẹ trẻ không có nghĩa là trao toàn bộ trách nhiệm hướng dẫn giáo dục hay trị liệu cho họ, biến họ thành những giáo viên hay nhà trị liệu cho con cái mình. Cuộc sống của cha mẹ trẻ CPTTT đã có quá nhiều đỏi hỏi thách thức để họ có thể nhận thêm một trách nhiệm lớn lao như vậy. Ngày nay, trong điều luật 105 – 17 tại Mỹ đã mô tả rõ ràng một lĩnh vực mới mẻ trong việc thừa nhận gia đình và cụ thể là cha mẹ của trẻ khuyết tật là những đối tác quan trọng có vai trò tương đương với các chuyên gia khác trong quá trình can thiệp sớm, hơn thế nữa nó nâng cao và đẩy mạnh hơn nữa vai trò của họ. Những hướng dẫn giáo dục sớm mà người ta tiến hành với đứa trẻ không thể bị tách rời khỏi gia đình. Gia đình của trẻ phải được xem như môi trường nuôi dưỡng quan trọng nhất ảnh hưởng tới trẻ và chịu ảnh hưởng từ phía đứa trẻ. Chính ảnh hưởng qua lại này tác động tới kết quả của sự phát triển ở đứa trẻ cũng như gia đình. - 34 - Trong điều luật này có quy định đòi hỏi các chuyên gia thực hiện dịch vụ can thiệp sớm phải có được đánh giá đúng về gia đình trẻ, mối quan hệ tác động qua lại giữa trẻ và gia đình chúng, nhu cầu cá nhân của cha mẹ trẻ và kì vọng của họ đối với dịch vụ này. Cha mẹ trẻ và đứa trẻ ở một phía và nhà giáo dục ở phía bên kia đều có quyền và trách nhiệm trong việc đưa ra bất kỳ một quyết định nào liên quan đến đứa trẻ. Chúng ta có thể hiểu rõ tầm quan trọng của sự tham gia của cha mẹ trẻ CPTTT trong công tác can thiệp sớm qua 5 nguyên tắc cơ bản của điều luật này. Trẻ bình thường và trẻ CPTTT có nhiều điểm giống nhau hơn là khác nhau, cũng tương tự như vậy cha mẹ của trẻ bình thường và cha mẹ CPTTT cũng có nhiều điểm giống nhau hơn là khác nhau. Họ đều có những nhu cầu nhất định: lo lắng, hy vọng, sợ hãi, mơ ước. Tuy nhiên cha mẹ trẻ CPTTT cũng có những cảm xúc đặc biệt khác. Chính vì vậy giáo viên không thể áp dụng cách làm việc với cha mẹ trẻ bình thường cho đối tượng cha mẹ trẻ CPTTT. Theo những nghiên cứu của Powell (1986), thì không có một minh chứng cụ thể nào cho giả thuyết có thể có một chương trình khái quát chung về sự phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ trẻ hiệu quả nhất. Không thể có một phương pháp phối hợp nào là mẫu điển hình và là tối ưu cho mọi gia đình và cha mẹ trẻ. Như đã trình bày ở trên, cha mẹ trẻ có thể xuất phát từ những gia đình khác nhau, ở những giai đoạn phản ứng tình cảm với tật CPTTT khác nhau. Những yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều tới sự phối hợp giữa họ và giáo viên. Một số cha mẹ sẵn sàng trở thành thành viên của nhóm làm việc đa chức năng - những người chịu trách nhiệm đưa ra mọi quyết định giáo dục cho đứa trẻ, trong khi đó một số khác lại chọn cách phối hợp với những cha mẹ trẻ khác, một số khác lại phó thác hoàn toàn trách nhiệm giáo dục trẻ cho giáo viên và chỉ thấy trách nhiệm của mình trong việc đáp ứng nhu cầu vật chất và tình cảm của trẻ. Chính vì vậy giáo viên là người là người phải nỗ lực để đáp ứng được một cách tốt nhất mọi nhu cầu của gia đình và với sự phối hợp của cha mẹ trẻ. Cách thức phối hợp giữa chuyên gia và gia đình trong CTS cho trẻ CPTTT Có rất nhiều cách phối hợp giữa gia đình và các chuyên gia trong can thiệp sớm cho trẻ CPTTT. Sau đây là một số cách thức mà chúng ta có thể tiến hành để tăng cường sự phối hợp giữa chuyên gia can thiệp sớm và gia đình trong quá trình CTS cho trẻ CPTTT. * Tăng cường giao tiếp trao đổi thông tin Giao tiếp được xem là nhân tố chủ chốt tong sự cộng tác giữa cha mẹ các chuyên gia. Thông qua giao tiếp để cung cấp thông tin cho nhau, cùng nhau giải quyết các vấn đề xung quanh việc giáo dục trẻ. Nhờ có việc trao đổi, những vấn đề nảy sinh như bất đồng về phương pháp, quan điểm có thể được tháo gỡ... Các biện pháp để tăng cường giao tiếp giữa chuyên gia và gia đình trẻ gồm: - Trao đổi trực tiếp: qua các cuộc gặp gỡ có hẹn trước, các buổi gặp gỡ tình cờ... - Trao đổi gián tiếp: qua sổ liên lạc, gọi điện,... * Thu hút cha mẹ tham gia các hoạt động cùng các nhà chuyên môn Đây là biện pháp cực kì hữu ích để tăng cường sự phối hợp giữa chuyên gia và gia đình. Khi tham gia vào các hoạt động cùng các nhà chuyên môn, cha mẹ sẽ thực hiện sẽ thực hiện được đúng vai trò của mình trong việc giáo dục trẻ. Sự chung sức của cha mẹ và các nhà chuyên gia sẽ đem lại những hiệu quả to lớn trong việc giáo dục trẻ. Cha mẹ có thể tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình tổ chức can thiệp sớm với những mức độ và nội dung khác nhau. Họ có thể cùng các nhà chuyên môn đánh giá, xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ cũng như thực hiện kế hoạch này. Ngoài ra, việc tham gia vào các hoạt động ngoại khoá của cha mẹ cũng làm cho sự phối hợp giữa gia đình và các nhà chuyên môn thêm khăng khít. 7.1.4.4. Một số kỹ thuật hỗ trợ trẻ CPTTT trong công tác CTS Tạo cơ hội giảng dạy Tạo cơ hội giảng dạy đó là quá trình giao tiếp mà cha mẹ, giáo viên dạy trẻ kĩ năng và những khái niệm đơn giản nhằm thúc đẩy quá trình học tập và phát triển của trẻ. Người - 35 - lớn có thể dạy trẻ những kĩ năng mới hoặc những kĩ năng phức tạp hơn kĩ năng mà trước đậy trẻ đã thực hiện được. Có thể cũng tận dụng những cơ hội đó để khích lệ trẻ thực hành những kĩ năng mà trẻ ít vận dụng, vận dụng chưa phù hợp hoặc thể hiện không phù hợp với hoàn cảnh. Cơ hội giảng dạy biểu hiện khi trẻ thể hiện mối quan tâm của mình tới một đồ vật, sự kiện hay mối quan hệ. Sự chú ý đó có thể thể dưới nhiều hình thức khác nhau như nhìn hoặc lắng nghe một cái gì đó hoặc một người nào đó. Cũng có thể là trẻ thích thú, lấy tay ra dấu hiệu hoặc vươn người lẫy đồ vật, chỉ tay và nói một điều gì đó. Biện pháp tạo cơ hội giảng dạy * Biện pháp yêu cầu Là biện pháp tạo ra cơ hội giảng dạy bằng cách yêu cầu trẻ làm hoặc nói gì đó hay trả lời một câu hỏi mà bắt buộc trẻ phải nói nhiều hơn "có" hoặc "không". Yêu cầu dùng để chỉ những yêu sách (làm thế này, làm thế kia) trẻ làm theo chỉ dẫn của người lớn để rèn luyện những kĩ năng đã có và hình thành kĩ năng mới. * Biện pháp lựa chọn Là biện pháp đưa cho trẻ lựa chọn giữa các vật thể, sự kiện hoặc hoạt động dựa trên mối quan tâm của trẻ. Ví dụ: Trẻ muốn ăn gì thì trước khi cho trẻ ăn giáo viên đưa ra cho trẻ các phướng án lựa chọn bằng cách đưa ra các câu hỏi: - Con có muốn ăn không? - Con có muốn ăn gì? - Ăn cơm hay ăn cháo? * Biện pháp ngăn tiếp cận Là biện pháp gây cho trẻ những khó khăn khi lấy đồ vật mà trẻ muốn hoặc tham gia hoạt động trẻ muốn. Khi vận dụng biện pháp này, người lớn có thể đặt đồ vật ngoài tầm với của trẻ hay vào chỗ đóng kín, tạm thời muốn ngăn chặn trẻ thực hiện hoạt động trẻ muốn làm. Ví dụ: Trẻ muốn lấy ô tô mà trẻ thích, người lớn đặt cái ô tô đó ở vị trí cao hơn tầm với của trẻ. Trẻ không với tay lấy được buộc trẻ phải sử dụng ngôn ngữ hoặc ra dấu hiệu yêu cầu giúp đỡ. * Biện pháp phân chia không đồng đều Là biện pháp đưa cho trẻ một số ít của vật thể mà trẻ muốn. Để lấy được nhiều hơn trẻ phải khởi xướng một sự giao tiếp. Ví dụ: Bé thích ăn bánh, mẹ cho bé đi miếng bánh nhưng không cho nguyên cái mà chỉ cho một ít (cho phần thiếu) đợi trẻ phản ứng ra dấu hiệu đòi thêm. * Biện pháp cung cấp vật liệu không đầy đủ Là biện pháp cung cấp một số đồ vật cần thiết cho một hoạt động nhưng không cung cấp hết. Ví dụ: Trong giờ học vẽ giáo viên phát giấy bút cho tất cả trẻ trong lớp những riêng trẻ khó khăn về học giáo viên chỉ phát bút hoặc phát giấy để trẻ phát hiện ra đồ vật thiếu và phải yêu cầu giáo viên lấy thêm. * Biện pháp gây bất ngờ Là biện pháp dùng ngôn ngữ nói hoặc làm một điều gì đó mà trẻ không ngờ dựa trên hiểu biết hiện thời của trẻ về hoạt động hoặc sự kiện đó. Đó có thể là những điều ngốc nghếch, buồn cười hoặc thú vị mà người lớn nói và dùng nó làm kích thích để trẻ đưa ra nhận xét, đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề hoặc giao tiếp với môi trường * Biện pháp giúp trẻ nhận xét Là biện pháp mô tả những thứ mà trẻ có, nhìn thấy hoặc thực hiện, hoặc thứ mà người lớn có, nhìn thấy hoặc thực hiện.. Đây là biện pháp mà giáo viên cần phải quan sát, dựa vào phản ứng của trẻ và yêu cầu buộc trẻ phải nói ra một điều gì đó. * Biện pháp mở rộng - 36 - Là biện pháp nhắc lại câu trẻ vừa nói và bổ sung thêm 1 - 2 từ nữa. Ví dụ, nếu mục tiêu của trẻ là học được hình dạng và màu sắc thì sau khi trẻ nói" Táo" ta mở rộng thêm "Táo đỏ" Tiến hành hỗ trợ Tiến hành hỗ trợ là chiến lược dùng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và thể chất để kích thích, giúp trẻ có thể học và phát triểnkĩ năng mục tiêu. Hỗ trợ tạo điều kiện cho trẻ thực hiện kĩ năng chuẩn xác hơn, hoàn thiện hơn và độc lập hơn. Có 4 hình thức hỗ trợ sau đây * Một là hỗ trợ thể chất Có nghĩa là người lớn dùng tay chân trực tiếp dẫn dắt trẻ làm việc nào đó. Khi tiến hành hỗ trợ thể chất hoàn toàn, người lớn dẫn dắt và kiểm soát cử động của trẻ, thực hiện "nỗ lực hoàn chỉnh cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ". * Hai là hỗ trợ làm mẫu Có nghĩa là người lớn làm mẫu cho trẻ điều cần phải làm hoặc nói và sau cho trẻ cơ hội bắt chước. Làm mẫu toàn bộ tức là thực hiện mẫu cho tới hết hoạt động, làm mẫu một phần là chỉ thực hiện mẫu một phần việc mà trẻ cần phải làm. * Ba là hỗ trợ bằng ngôn ngữ Có nghĩa là người lớn nói gì đó để tiến hành hỗ trợ cho trẻ. Khi vận dụng hỗ trợ bằng lời trực tiếp người lớn dùng lời nói cho trẻ biết cách làm một việc gì đó thông quan mô tả các bước thực hiện. Khi vận dụng hỗ trợ bằng lời gián tiếp, người lớn ngụ ý trẻ phải làm một việc nào đó những không nói rõ các bước thực hiện. * Bốn là hỗ trợ không bằng lời Người lớn chỉ dùng cử chỉ hoặc cái nhìn mong đợi để nhắc nhở trẻ làm một việc nào đó, nhưng không trợ giúp thêm bằng cách nói hoặc làm mẫu cho trẻ biết phải làm gì. 7.2. Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thị 7.2.1. Khái niệm CTS cho trẻ khiếm thị CTS cho trẻ khiếm thị là sự hỗ trợ cho trẻ và gia đình trẻ khiếm thị từ khi trẻ được phát hiện có vấn đề cho đến tuổi học đường (0-6 tuổi). CTS cho trẻ khiếm thị bao gồm những hướng dẫn hoặc những hoạt động chỉnh trị đặc biệt nhằm giúp trẻ khiếm thị tăng cường/ cải thiện các mặt phát triển của chúng. Chương trình can thiệp sớm không chỉ giúp đỡ trẻ mà còn giúp đỡ gia đình trẻ, giúp cha mẹ có hiểu biết về điều kiện thị giác của con mình và về các dịch vụ ngay ở trong cộng đồng. Giáo viên và các nhà chỉnh trị hướng dẫn họ cách để giúp trẻ phát triển. 7.2.2. Các giai đoạn can thiệp sớm CTS và hỗ trợ gia đình trẻ khiếm thị - Mục tiêu của CTS tại gia đình Hỗ trợ gia đình để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ một cách tốt nhất với năng lực và khả năng của mình. - Nội dung, ý nghĩa Hỗ trợ gia đình là giai đoạn đầu tiên của CTS, một chương trình mà các nhà chuyên môn làm việc với gia đình theo một cách rất thận trọng để hỗ trợ, động viên và cung cấp thông tin giúp gia đình có thể biết cách đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu phát triển của con mình: giúp cha mẹ và gia đình những kĩ năng cần thiết để chăm sóc, giáo dục trẻ. Sự hỗ trợ này tạo ra một nền tảng vững mạnh cho sự phát triển và giáo dục đối với trẻ khuyết tật trong tương lai. - Thời điểm Can thiệp sớm được bắt đầu càng sớm càng tốt. “Can thiệp sớm có nghĩa là ngay từ khi trẻ nhỏ bị phát hiện là bị khuyết tật thì những hỗ trợ, thông tin và khuyến khích trở nên rất có giá trị đối với gia đình.” - Vai trò của gia đình và chuyên gia CTS Gia đình có ý nghĩa và ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống của trẻ khiếm thị. Không thể xem trẻ khiếm thị như là một thực thể cá biệt, trái lại ta phải xem trẻ như là một thành viên của hệ thống gia đình có quan hệ tương hỗ. Sự hỗ trợ của chuyên gia cho trẻ sẽ có hiệu quả - 37 - thực sự nếu coi gia đình là trọng tâm. Chuyên gia làm việc với trẻ khiếm thị sẽ tạo được ảnh hưởng nhiều hơn nếu họ hiểu hoặc nhạy cảm và tôn trọng gia đình. Trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, tức là từ 0 – 6 tuổi, trẻ phát triển rất nhanh. Chính trong giai đoạn này, đứa trẻ bắt đầu phát triển hệ thống ngôn ngữ của gia đình và những kĩ năng vận động, tình cảm và xã hội, đó là những điều kiện cần thiết để trẻ có thể sống độc lập trong xã hội. Gia đình là môi trường phù hợp nhất vì ở đó trẻ có thể phát triển những kĩ năng này. Lúc trẻ còn ở thời kì sơ sinh và đến tuổi chập chững bước đi (0 – 3 tuổi), giáo viên dạy trẻ khiếm thị thường giúp đỡ phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ cách giới hạn tối đa tình trạng chậm phát triển ở trẻ. Công tác can thiệp sớm chủ yếu được thực hiện tại nhà của trẻ và có thể đoán trước được giai đoạn chậm phát triển, ví dụ như góp ý về cách chuẩn bị cho đứa trẻ trong giai đoạn phát triển tiếp theo, chứ không phải là ngồi đợi cho đến khi mọi chuyện xảy ra rồi mới can thiệp. Vì lí do này, giáo viên dạy trẻ khiếm thị bao giờ cũng là một thành viên của nhóm can thiệp sớm cho trẻ trước tuổi học, hoặc ngay khi phát hiện hoặc nghi nghờ về tật khiếm thị của trẻ. Nếu cứ chờ đợi cho tới khi trẻ đến tuổi học mới nhờ cậy đến giáo viên chuyên ngành thì có thể gây ra nhiều bất lợi cho sự phát triển của trẻ; những năm tháng quan trọng đối với việc học hỏi có thể bị đánh mất và sẽ không bao giờ có thể bù đắp được. Những năm đầu đời là giai đoạn cực kì quan trọng đối với trẻ khiếm thị và giáo viên chuyên về trẻ khiếm thị cần tham gia càng sớm càng tốt. CTS tại trường mầm non CTS tại trường mầm non/ mẫu giáo hòa nhập được coi là giai đoạn thứ hai của chương trình can thiệp sớm. Môi trường giáo dục trước tuổi học thích hợp nhất đối với nhiều trẻ khuyết tật là lớp mầu giáo bình thường mà ở đó có sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn. Với cấp tiền học đường, giáo viên dạy trẻ khiếm thị có thể vừa là chuyên gia can thiệp sớm – giáo viên – cán bộ tư vấn, tùy theo tuổi của trẻ. Điều quan trọng là phải chọn lựa kĩ càng chương trình dành cho trẻ khiếm thị trước tuổi học. Trẻ khiếm thị cần những khuôn mẫu tích cực và cần được giao tiếp với các bạn đồng trang lứa nhằm kích thích phát triển. Bao giờ cũng nên có giáo viên dạy trẻ khiếm thị vì họ có thể cho ta những ý kiến, gợi ý và hỗ trợ khi cần thiết. Chương trình học phải coi trọng phát triển khái niệm thông qua thực tiễn, kĩ năng xã hội và kĩ năng tự phục vụ, sự phát triển ngôn ngữ có ý nghĩa, và độc lập. 7.2.3. Tổ chức dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thị Nhóm chuyên gia: chuyên gia mắt, chuyên gia trị liệu, chuyên gia tâm lý – giáo dục, nhân viên xã hội, giáo viên Mỗi người tùy theo chuyên môn của mình mà hỗ trợ đứa trẻ và gia đình trẻ. Các chuyên gia với những chuyên môn khác nhau, kết hợp những mô hình tư vấn liên ngành, đa chuyên môn với những cách thực hành tối ưu của giáo dục chính qui và giáo dục đặc biệt trước tuổi học. Việc tập trung vào sự hợp tác liên ngành và đa chuyên môn sẽ thúc đẩy việc học hỏi những kĩ năng cần thiết làm việc trong những nhóm có nhiều chuyên môn và có nhiều ngành. Ưu điểm của phương pháp làm việc phối hợp đa chuyên môn: cho phép trẻ và gia đình hưởng lợi từ nhiều chuyên môn khác nhau mà không cần phải gặp gỡ trực tiếp từ nhiều chuyên gia. Các chuyên gia thuộc các chuyên môn khác nhau sẽ làm việc trên tinh thần hợp tác để đào tạo lẫn nhau sao cho một chuyên gia có thể cung cấp một loạt dịch vụ quan trọng. - 38 - Nhóm làm việc tổng hợp rất quan trọng. Tùy thuộc vào những chuyên môn khác nhau của các thành viên mà phân chia công việc. Sự phối hợp giữa cha mẹ, các nhà chuyên môn thuộc các chuyên ngành khác nhau như nhà tâm lý, bác sỹ nhãn khoa có vai trò quan trọng trong việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_can_thiep_som_cho_tre_khuyet_tat_phan_2.pdf