Giáo trình Chẩn đoán bệnh thú y (Phần 1)

Quan sát thể tạng

Thể tạng là những đặc tính chung của cơ thể về mặt hình thái bên ngoài và tổ chức của

các khí quan bên trong cơ thể. Thể tạng thường do di truyền để lại, nhưng có thể thay đổi

24trong những điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Quan sát thể tạng không chỉ có ý nghĩa trong

chọn giống mà trong chẩn đoán nó cũng rất quan trọng.

Theo Pavlov, nhân tố chủ yếu tạo lên thể tạng là thần kinh. Trong ngành thú y chúng ta

thường dùng cách phân loại hình thể tạng của Kulesov.

+ Loại hình thon nhẹ: thể hiện bằng xương bé, 4 chân nhỏ, da mỏng, lông ngắn và mịn,

trao đổi chất mạnh, nhanh nhẹn, nhạy bén với các kích thích xung quanh. Loại này mắc bệnh

cũng dễ điều trị và mau hồi phục

+ Loại hình thô: con vật thể hiện bằng xương to, da khô, dầy, lông xù, cứng, đầu to, ăn

nhiều nhưng hiệu xuất làm việc kém. Loại này sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh.

+. Loại hình chắc nịch: cơ thể rắn chắc, nẳn, da bóng và mềm, năng xuất làm việc cao.

Loại này mắc bệnh thì thường mau khỏi, sức đề kháng tốt

+ Loại hình thô nhão: thịt nhiều, mỡ dày, chân to, ngắn, đầu to, đi lại chậm chạp, sức đề

kháng bệnh tật kém, năng xuất làm việc thấp.

Con vật có thể tạng khác nhau có sức đề kháng với bệnh tật khác nhau nên khi bị bệnh,

quá trình thể hiện triệu chứng cũng khác nhau. Vì vậy khi chẩn đoán nên chú ý đến thể tạng

con vật để đánh giá triệu chứng, khả năng diễn biến của bệnh và tiên lượng của bệnh.

pdf54 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Chẩn đoán bệnh thú y (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cần có sự so sánh với bên đối diện. 2.1. Khám niêm mạc mắt a) Khám cho ngựa Người khám đứng về phía mắt cần khám, một tay cầm cương; tay còn lai làm như sau: ấn ngón trỏ vào mi mắt trên, ngón cái kéo mi dưới để bộc lộ niêm mạc trong khi các ngón còn lại tì vào phần ngoài khoang mắt trên làm điểm tựa. b) Khám cho trâu bò Khám cho trâu bò cũng giống như khám cho ngựa. Nhưng có thể dùng cách kéo sừng trâu bò về một bên để bộc lộ niêm mạc. 25 c) Khám cho gia súc nhỏ và gia cầm Dùng ngón trỏ và ngón cái mở rộng mí mắt để thấy rõ niêm mạc 2.2. Những thay đổi bệnh lý ở niêm mạc - Niêm mạc nhợt nhạt Niêm mạc nhợt nhạt là triệu chứng của bệnh thiếu máu; thiếu máu vùng đầu hoặc hàm lượng huyết sắc tố thấp. Tùy theo mức độ thiếu máu mà niêm mạc ta có thể quan sát thấy: + Niêm mạc nhợt nhạt cấp tính Niêm mạc nhợt nhạt cấp tính gặp trong trường hợp con vật bị mất quá nhiều máu trong thời gian ngắn (vỡ gan, lách, dạ dày, xuất huyết tử cung hoặc các vết thương ngoại khoa) + Niêm mạc nhợt nhạt lâu ngày Niêm mạc nhợt nhạt kéo dài thường do con vật bị suy dinh dưỡng, bị bệnh ký sinh trùng, viêm ruột mạn tính; một số bệnh truyền nhiễm mạn tính như lao, suyễn... - Niêm mạc đỏ ửng + Đỏ ửng cục bộ Do các mạch máu ở mắt bị xung huyết. Nếu xung huyết nặng mạch máu nổi rõ như chùm dễ cây. Loại xung huyết này thường gặp trong các bệnh như: viêm não, xung huyết não, vùng đầu bị ứ máu hoặc do tĩnh mạch cổ bị tắc; các bệnh ở tim, phổi gây rối loạn tuần hoàn. + Đỏ ửng lan tràn Toàn bộ niêm mạc mắt đỏ. Nguyên nhân có thể do trúng độc, trong máu có nhiều khí Carbonic và thiếu Oxy; do mắc các bệnh gây sốt quá cao và thường là các bệnh truyền nhiễm. - Niêm mạc hoàng đản Khi trong máu chứa nhiều sắc tố mật Bilirubin sẽ gây ra hoàng đản (vàng da). Mức độ vàng niêm mạc phụ thuộc vào lượng Bilirubin có trong máu và màu sắc của niêm mạc. Niêm mạc có màu trắng thì dễ thấy hiện tượng hoàng đản. ở ngựa bình thường lượng Bilirubin trong máu đạt 1,5mg% đã thấy hiện tượng hoàng đản; nhưng nếu niêm mạc xung huyết đỏ ửng, lượng Bilirubin trong máu đạt đến 8mg% vẫn khó thấy hoàng đản. Niêm mạc hoàng đản thường thấy trong các bệnh ở gan, gan bị tổn thương; do tắc ống dẫn mật, sỏi ống dẫn mật; hoặc khi hồng cầu bị vỡ với số lượng lớn (trúng độc). - Niêm mạc tím bầm Do rối loạn nghiêm trọng ở vòng tiểu tuần hoàn, gây trở ngại việc trao đổi khí CO2 và khí O2. CO2 tích lại nhiều trong máu tạo nên Carboxyhaemoglobin (máu đen). Các bệnh như: viêm bao tim, viêm cơ tim, suy tim, hở van tim...làm hạn chế việc trao đổi khí gây niêm mạc tím bầm; hoặc do các bệnh truyền nhiễm, trúng độc, con vật bị xẹp phổi, khí thũng phổi. - Niêm mạc sưng Thành niêm mạc dày hơn, thể tích niêm mạc tăng nên niêm mạc lồi ra ngoài. Niêm mạc sưng gặp trong các bệnh cảm mạo lưu hành ở ngựa, bệnh loét da quăn tai trâu, bò. - Dử mắt (ghèn, ken) 26 Dử mắt là các chất phân tiết ở mắt, các niêm dịch, xác của bạch cầu và vi khuẩn xâm nhập ... tạo nên. Khi mắt có bệnh thì thường xuất hiện dử mắt. Tuy nhiên một số bệnh gây sốt cao hay gây đau đớn kịch liệt thì niêm mạc mắt khô và không có dử mắt (giun chui ống mật). Dử mắt có trong các bệnh loét da quăn tai, uốn ván, dịch tả, bệnh viêm kết mạc, viêm giác mạc ... 3. Khám hạch lâm ba Hạch lâm ba thuộc hệ thống mạch bạch huyết, hạch thường có hình thái hạt đỗ. Hạch thường có màu trắng ngà, bề mặt nhẵn. Nhưng khi bị bệnh thì hạch có thể sưng hoặc teo đi và chuyển màu tím đỏ. Hạch lâm ba rất có ý nghĩa trong chẩn đoán. Một số bệnh làm cho hạch lâm ba thay đổi hết sức đặc trưng (bệnh lao hạch, bệnh tỵ thư, bệnh lê dạng trùng). a) Vị trí và cách khám Khám hạch lâm ba thường sử dụng phương pháp nhìn và sờ nắn, lúc cần thiết có thể chọc dò. Trên cơ thể con vật có rất nhiều hạch lâm ba. Những hạch nhỏ và ở sâu dưới các lớp cơ, bị các khí quan che lấp thì không khám được. Chỉ có thể khám các hạch ở phần nông ngay dưới da như hạch vú, hạch dưới hàm, hạch trước đùi .... - Khám hạch lâm ba ngựa Khám hạch dưới hàm (hình bao dài, to bằng ngón tay trỏ nằm dọc theo mặt trong hai xương hàm dưới, sau gờ động mạch mặt), hạch trước đùi, hạch bên tai, hạch cổ, hạch trước vai. - Khám hạch lâm ba loài nhai lại Khám hạch dưới hàm (hình tròn dẹt, to bằng quả táo, nằm ở phía trong, phần sau xương hàm dưới). Khi khám hạch dưới hàm có thể đứng bên trái hay bên phải con vật tùy theo muốn khám bên nào. Một tay cầm dây cương hay dây thừng, tay còn lại sờ hạch. Khi sờ hạch, ngón cái để bên ngoài xương hàm, 4 ngón còn lại đưa vào cạnh trong và sờ; chú ý đến bề mặt và kết cấu của hạch. Khám hạch trước vai (ở trên khớp bả vai một chút). Khi khám dùng cả 4 ngón ấn mạnh vào mặt trước chùm cơ bả vai sẽ thấy hạch, trâu bò gầy dễ thấy hơn. Khám hạch trước đùi (to bằng hạt mít, nằm phía trước cơ căng cân mạc đùi, khoảng giữa đường nối từ khớp đầu gối tới gờ xương mỏm hông). Lúc khám một tay để lên sống lưng làm điểm tựa, tay con lại ấn mạnh vào vị trí vừa mô tả, đưa qua đưa lại sẽ thấy. Khám hạch trên vú (con cái): hạch nằm dưới chân buồng vú, về phía sau. Lúc khám cần cố định tốt con vật. Hai tay lần theo bẹn đến chân buồng vú, ấn mấy ngón tay sẽ thấy hạch. Khi con vật bị lao có thể sờ thấy hạch cổ, hạch bên lỗ tai, hạch hầu. - Khám cho lợn và loài ăn thịt Khám hạch trong bẹn; các hạch khác có vị trí giống nhưng ở trâu, bò, ngựa nhưng nằm sâu và không sờ được. b) Những thay đổi bệnh lý của hạch lâm ba - Hạch lâm ba sưng cấp tính 27 Hạch sưng, nóng, đỏ, đau; các thùy hạch nổi rõ. Thường do bị viêm do mầm bệnh hoặc độc tố của chúng tác động trực tiếp vào hạch. Hạch sưng cấp tính gặp trong bệnh truyền nhiễm cấp tính, các bệnh nhiễm trùng ... - Hạch lâm ba hóa mủ Sau khi bị viêm cấp tính một thời gian, hạch sẽ dần dần hóa mủ ở bên trong. Phần giữa của hạch mềm ra, hạch có thể bị vỡ ở giữa và có mủ chảy ra. Tùy theo tính chất của viêm mà mủ có màu khác nhau và độ lỏng khác nhau. - Hạch lâm ba tăng sinh Do bị viêm lâu ngày nên hạch lâm ba tăng sinh dần. Tổ chức xung quanh và tổ chức dưới da cũng tăng sinh làm cho hạch và tổ chức này kết thành một khối sờ hạch thấy sưng to và không di động; con vật không còn cảm giác đau. Trường hợp này gặp trong bệnh xạ khuẩn ở bò. Nếu lợn bị lao thì hạch lâm ba cổ, hạch hầu sưng to, cứng và không đau. Hạch lâm ba toàn thân sưng trong bệnh máu trắng (Leucosis). 4. Khám lông Trạng thái lông: Trạng thái lông phản ánh rõ tình trạng của cơ thể về bệnh tật, mức độ dinh dưỡng. Quan sát trạng thái lông phần nào giúp cho người làm công tác chẩn đoán biết được bệnh của con vật và biện pháp để can thiệp. Chẳng hạn nếu thấy con vật bị thiếu khoáng thì có thể đưa ra phương pháp để bổ sung khoáng vào thức ăn cho con vật; nếu là bệnh nào đó thì đưa ra biện pháp chữa trị. Chúng ta có thể gặp một số biểu hiện sau đây: -Lông thô, khô, dài ngắn không đều thường do thức ăn kém, dinh dưỡng tồi; hoặc con vật bị mắc các bệnh mãn tính, bệnh ký sinh trùng. -Thay lông chậm: Các loài vật đều có thời gian thay lông (đổi lông) nhất định trong năm: trâu, bò, ngựa, cừu, chó thường thay lông hai lần vào mùa xuân và mùa thu; gia cầm thường rụng từng đám, thay từng bộ phận. Ngoài ra thời điểm thay lông còn phụ thuộc vào yếu tố cá thể. Thay lông chậm thường do mắc bệnh mãn tính, rối loạn tiêu hóa, sau khi mắc bệnh nặng đã được chữa khỏi. - Với gia súc, thay lông từng đám có thể do bị ghẻ, nấm da; một số trường hợp trúng độc mãn tính, rối loạn thần kinh. 5. Khám da a) Màu của da - Da nhợt nhạt thường do con vật bị thiếu máu, mất máu, bị suy dinh dưỡng hay mắc các bệnh viêm nhiễm lâu ngày. - Da ửng đỏ: do huyết quản ở dưới da bị xung huyết, máu tập trung đến nhiều nên thấy xuất hiện màu đỏ, nếu xung huyết không được khắc phục có thể dẫn tới tụ huyết. Da ửng đỏ có thể là một vùng rộng hay hẹp, đôi khi thấy ửng đỏ toàn thân như trong bệnh sốt cao, bệnh tụ huyết trùng lợn; hay ửng đỏ có kèm theo lấm chấm xuất huyết trong bệnh dịch tả lợn. - Da tím bầm: thường la do rối loạn tuần hoàn gây nên, đã trình bày trong phần niêm mạc tím bầm. 28 - Da vàng: do tổ chức dưới da tích nhiều billirubin làm cho có màu vàng (giống như niêm mạc vàng, do vậy xem lại phần niêm mạc vàng để biết nguyên nhân và cơ chế phát sinh). Thường màu vàng chỉ xuất hiện rõ ở con vật có màu da trắng. Nhìn chung vàng da thường kèm theo vàng niêm mạc nên khám niêm mạc là có thể suy đoán được. b) Nhiệt độ của da Dùng nhiệt kế bán dẫn hoặc dùng mặt ngoài của bàn tay để kiểm tra nhiệt độ của da, với các loài vật khác nhau ta sờ ở các vị trí khác nhau. Do mạch quản ở dưới da phân phối không đều nên nhiệt độ các vùng da khác nhau cũng khác nhau. Ví dụ ở mé ngực của ngựa nhiệt độ da là 35,2oC, trong khi ở chân là 13 - 15oC và ở bàn chân chỉ là 11,5oC; mũi, tai, môi thường nóng hơn đuôi và 4 chân. Nhiệt độ của da còn thay đổi khi con vật hưng phấn hay khi lao tác; hoặc ảnh hưởng bởi lớp lông trên da. Những vùng lông dày da có nhiệt độ cao hơn những vùng lông thưa Trâu, bò, dê, cừu sờ ở mũi, gốc sừng, mé ngực và bốn chân Ngựa sờ ở tai, cuối sống mũi, mé cổ, mé bụng và bốn chân Lợn sờ ở mũi, tai và bốn chân Gia cầm sờ ở mào, cẳng Nhiệt độ của da cao hơn bình thường: do các mao mạch dưới da bị giãn, xung huyết, làm cho da nóng. Trường hợp này gặp trong các bệnh gây sốt cao, khi con vật hưng phấn; con vật bị đau đớn kịch liệt; con vật phải lao tác dưới trời nắng nóng. Một vùng da nhỏ nóng thường do tổ chức ngay dưới da hoặc tổ chức lân cận bị viêm. Nhiệt độ của da thấp hơn bình thường: do tuần hoàn ở dưới da bị trở ngại, máu đến các mạch quản dưới da ít hoặc mất. Thường gặp trong các bệnh bại liệt sau khi đẻ, con vật bị mất nhiều máu, chứng xetol huyết ở bò sữa cao sản, các bệnh gây rối loạn thần kinh. Một vùng da nhỏ lạnh thường do bị thủy thũng hay do bị tê liệt tại chỗ. Bốn chân lạnh thường do suy tim. Da chỗ nóng chỗ lạnh: vùng da nóng và lạnh thường đối xứng nhau. Ví dụ tai này nóng thì tai bên kia lạnh; mé ngực bên kia nóng thì mé ngực bên này lạnh... Hiện tượng này thấy trong các bệnh gây đau đớn kịch liệt (giun chui ống mật, đau bụng ngựa). c) Mùi của da Mỗi loài đều có mùi đặc trưng. Mùi của da do tầng mỡ, mồ hôi và các tế bào thượng bì tróc ra, phân giải mà thành. Tuy nhiên những con vật được tắm chải thường xuyên, da không có mùi đặc biệt; nếu chuồng bẩn, con vật không được tắm chải thì con vật có mùi hôi tanh hoặc sặc mùi phân. Chúng ta cần chú ý một số bệnh mà qua sự biến đổi mùi của da mà chẩn đoán được bệnh: Da có mùi nước tiểu: con vật bị u rê niệu, vỡ bàng quang Da có mùi chloroform: con vật bị xê tôn huyết Da có mùi thối, tanh: con vật bị nhiễm trùng kế phát của bệnh ghẻ, bê nghé bị bệnh phó thương hàn, bệnh bạch lị. d) Độ ẩm của da 29 Độ ẩm của da do sự phân tiết của tuyến mồ hôi ở da quyết định. Các loài khác nhau thì ôn độ khác nhau. Ngựa có nhiều mồ hôi nhất, sau đó đến bò, dê, cừu, lợn, chó, mèo. Gia cầm không có tuyến mồ hôi. Bình thường, da như khô, nhìn kỹ mới có một lớp mồ hôi như sương, nhỏ và mịn. Lúc lao tác hay khí hậu nóng bức thì mồ hôi chảy thành dòng hay thành từng giọt. Các trường hợp cần chú ý: Mồ hôi ra nhiều (vã mồ hôi - Hyperhidrosis): vã mồ hôi toàn thân gặp khi con vật bị khó thở nghiêm trọng như viêm phổi, phổi khí thũng; các bệnh gây rối loạn tuần hoàn nặng; các bệnh gây đau đớn kịch liệt như đau bụng ngựa, viêm móng; các bệnh gây co giật liên tục như uốn ván; con vật bị say nắng; các bệnh sốt cao lúc hạ sốt; lúc tiêm nhiều Adrenalin. Mồ hôi ra nhiều ở từng bộ phận: do tổn thương đầu mút dây thần kinh, do tủy sống bị tổn thương; hoặc do phản ứng của từng vùng (khi ngựa bị vỡ ruột thấy vã mồ hôi ở trên da các cung sườn tương ứng). Mồ hôi có lẫn máu (Hematydrosis): do xuất huyết nên máu chảy ra cùng với mồ hôi. Trường hợp này gặp trong bệnh nhiệt thán và bệnh dịch tả lợn. Mồ hôi ít hơn bình thường (Anhidrosis): do cơ thể bị mất nước như bệnh gây nôn mửa, tiêu chảy nặng, sốt cao, vỡ bàng quang. Con vật già yếu, suy nhược da thường khô. Mồ hôi lạnh và nhầy: gặp khi con vật sắp chết, các trường hợp trúng độc, vỡ dạ dày. Lưu ý: gương mũi của loài nhai lại, chó, lợn thường bóng và có mồ hôi lấm tấm như hạt sương, khi lau khô thì xuất hiện lại rất nhanh. Nếu gương mũi khô là dấu hiệu của sốt. e) Đàn tính của da Đàn tính của da có được do sự co dãn của các tổ chức liên kết, sợi chun, sợi cơ cấu tạo nên da; mạng lưới huyết quản và lâm ba quản, thần kinh và lượng nước trong da. Kiểm tra đàn tính của da bằng cách kéo da lên rồi thả ra và quan sát thời gian da trở lại trạng thái bình thường. Ngựa kéo da cổ; trâu, bò kéo da ngực, con vật nhỏ kéo da lưng. Những con vật non, con vật khoẻ mạnh, dinh dưỡng tốt thì đàn tính của da cao. Khi kéo da lên và thả ra thì da trở lại bình thường rất nhanh. Con vật già yếu, suy dinh dưỡng, các trường hợp mất nước, mất máu thì da khô, đàn tính da kém. Con vật bị viêm da hoặc thiếu chất thì làm cho tổ chức liên kết dưới da tăng sinh, cứng lại va da mất đàn tính. f) Da sưng dày Da sưng dày ở một vùng hoặc lan tràn trên một diện tích rộng, đôi khi chỗ da sưng có ranh giới rõ với vùng da lành. Da sưng dày có thể do thủy thũng, khí thũng, huyết thũng, lâm ba ngoại thấm (không khí, nước hoặc máu vì nguyên nhân nào đó lọt vào dưới da và làm cho da sưng lên) ổ mủ, áp xe, viêm tấy hay trong bệnh nấm xạ khuẩn. Da sưng dày do bị khí thũng: biểu hiện bằng ấn vào da nghe tiếng kêu lạo xạo vì bọt khí vỡ. Thường do bị thương làm rách khí quản, thực quản. Chú ý da không nóng, không đau để phân biệt với triệu chứng da sưng do viêm. Da sưng dày do bị thủy thũng: ấn tay thấy độ đàn hồi da rất kém, da sưng nhưng không căng như trường hợp khí thũng. 30 Nguyên nhân dẫn tới da thủy thũng có thể do áp lực máu trong lòng mạch quản tăng cao làm nước trong máu chui ra ngoài; hoặc do áp lực keo ở tổ chức cao hơn trong lòng mạch quản làm nước thấm ra khỏi lòng mạch quản. Nước thoát ra khỏi lòng mạch tích lại dưới da và gây nên thủy thũng (nếu là máu tích lại dưới da gọi là huyết thũng, nếu là dịch lâm ba thì gọi là lâm ba ngoại thấm). g) Da nổi mẩn (Eruptio) Triệu chứng: những đám màu đỏ nổi trên da và có các hình thái sau đây: - Nốt sần (papylae): dạng này thường có hình tròn to bằng hạt gạo hay hạt đậu. Gặp trong bệnh dịch tả trâu bò, cúm ngựa, viêm đường hô hấp trên truyền nhiễm. - Da nổi mề đay (Urticaria): Những nốt to bằng hạt đậu, có khi bằng nắm tay va làm cho con vật rất ngứa. Gặp trong trường hợp dị ứng, trúng độc thức ăn. - Da có mụn nước (Vesicula): Do tương dịch thẩm xuất tụ lại dưới da tạo thành những mụn nhỏ bằng hạt đậu. Gặp trong bệnh lở mồm long móng, bệnh đậu cừu, bệnh lở mép của dê. - Da có mụn mủ (pustula): mụn giống mụn nước nhưng bên trong là mủ. Thường là ở giai đoạn sau của mụn nước, trong bệnh đậu, bệnh dịch tả lợn, bệnh ca rê ở chó. - Da có nốt loét: do những mụn mủ vỡ ra hoặc da bị hoại tử. Gặp trong bệnh tỵ thư của ngựa, bệnh lao, vết thương ngoài ra bị nhiễm trùng, giai đoạn sau của da nứt nẻ do thiếu kẽm và bị nhiễm trùng kế phát. 6. Kiểm tra thân nhiệt Cơ thể khoẻ mạnh có thân nhiệt ổn định do cơ thể luôn luôn cố giữ thế cân bằng giữa lượng nhiệt tạo ra và hấp thu được với lượng nhiệt thải ra môi trường. Dù sống nơi băng tuyết Xibia hay dưới nắng lửa xích đạo, động vật đẳng nhiệt luôn giữ được thân nhiệt của mình ở mức nhất định. Nhiệm vụ điều hoà nhiệt độ này thuộc về bộ da. Làn da cùng với tứ chi thuộc “vùng vỏ nhiệt”, có nhiệt độ ngoại vi dao động ít nhiều. Nó chịu nóng, chịu lạnh để bảo vệ não và nội tạng. Da bàn tứ chi bao giờ cũng mát hơn da thân. Người xưa cho rằng cơ thể cũng như vạn vật, đều do “ngũ hành” (trong đó có "hỏa") sinh ra. Trái tim được coi như một lò lửa sưởi ấm toàn thân. Do nhận thấy hai vật cọ vào nhau thì nóng ran và khi sốt thì mạch thường nhanh nên có quan điểm cho rẳng việc tim bơm máu xiết vào thành mạch đã tạo nên thân nhiệt. Nhưng điều đó là không đúng. Nhà bác học Italia Boreli đã đem cái nhiệt kế ông vừa phát minh ra để đo nhiệt độ ở tim một con hươu và nhận thấy tim chẳng nóng hơn gan, phổi, ruột... chút nào. Ông kết luận rằng tim không sinh nhiệt mà chỉ truyền nhiệt. Lavoadie (Pháp) và Lomonoxop (Nga) cắt nghĩa rằng ngọn lửa là kết quả của một quá trình ôxy hoá. Thân nhiệt cũng do sự đốt cháy chậm thức ăn trong ôxy dưới tác dụng của các men tạo nên. Một phần năng lượng từ thức ăn sẽ chuyển hoá, toả thành nhiệt; một phần được dự trữ, chủ yếu trong hợp chất ATP. Việc vận động cơ bắp làm tăng sinh nhiệt, thúc đẩy quá trình ôxy hoá đó. Sinh nhiệt là một hiện tượng hoá học. Còn thải nhiệt (chủ yếu qua da) lại là một hiện tượng vật lý. Bình thường, cơ thể thải nhiệt bằng 4 con đường: bức xạ ( 30-60%), dẫn truyền, đối lưu (trao đổi nhiệt qua không khí) và toát mồ hôi (25%). Khi môi trường nóng hơn thân 31 nhiệt thì bức xạ, dẫn truyền hay đối lưu chỉ thu thêm nhiệt vào cơ thể chứ không thải chút nhiệt nào. Lúc này, đường thải nhiệt duy nhất là bốc hơi nước, mồ hôi, hơi thở. Trận tuyến chống nóng lạnh, bảo vệ sự ổn định của thân nhiệt được cơ thể bố trí rất chu đáo. Trên mặt da có những thụ thể nhận biết nóng lạnh. Chúng truyền tin về trung tâm điều hoà sự sinh nhiệt và thải nhiệt ở vùng dưới đồi của não. Nhiệt độ của dòng máu cũng được thông báo về đây. Nhận tin, bộ chỉ huy điều nhiệt liền phát đi những mệnh lệnh đối phó với nóng lạnh, truyền qua các đường thần kinh và thể dịch tới các cơ quan thực hiện như hạch mồ hôi, cơ bắp, tim mạch, phổi, tuyến nội tiết v.v Nhiệt môi trường tăng dần, đến một mức nào đó sẽ khiến mồ hôi chảy, sau đó là mạch tăng, rồi thân nhiệt cũng tăng. Nhưng mồ hôi sẽ ngừng tăng khi đến một lượng tối đa trong khi mạch và thân nhiệt còn tăng tiếp. Tóm lại, thân nhiệt được tạo ra do các phản ứng oxy hóa trong cơ thể, các phản ứng sinh hóa sảy ra đốt cháy nguyên liệu tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động và sản sinh nhiệt lượng. Mặt khác thân nhiệt có được do hấp thu nhiệt từ bên ngoài môi trường. Loài cá có thân nhiệt không ổn định và được xếp vào loài động vật biến nhiệt. Đa số các loài động vật khác (động vật có vú, gia cầm) nhờ thần kinh phát triển, chức năng điều tiết thân nhiệt hoàn chỉnh thì thân nhiệt ổn định trong những điều kiện sống khác nhau. Sở dĩ thân nhiệt giữ được ở mức ổn định là nhờ có quá trình sinh nhiệt và toả nhiệt xảy ra ở cơ thể. Sinh nhiệt là kết quả của các phản ứng oxy hóa trong cơ thể. Tăng sinh nhiệt khi quá trình oxy hóa tăng, tức là quá trình trao đổi chất và năng lượng tăng. Toả nhiệt là một quá trình xảy ra thường xuyên song song với quá trình sinh nhiệt, toả nhiệt là thải bớt nhiệt từ cơ thể ra ngoài để cơ thể khỏi bị nóng lên. Toả nhiệt được thực hiện dưới 3 hình thức: bức xạ, bốc hơi và truyền nhiệt. Thân nhiệt của các loài vật khác nhau thì khác nhau. Thân nhiệt biến đổi trong phạm vi sinh lý phụ thuộc vào những nhân tố như: tuổi, giống, tính biệt, nghỉ hay hoạt động, trạng thái sinh lý, thời gian một ngày đêm. a) Ý nghĩa của việc đo thân nhiệt Đo thân nhiệt là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong chẩn đoán bệnh, thân nhiệt cao hay thấp hơn bình thường là triệu chứng quan trọng. Sự thay đổi về thân nhiệt không chỉ giúp: - Chẩn đoán bệnh, là căn cứ để phán đoán tính chất, mức độ và quá trình tiến triển của bệnh; - Chẩn đoán bệnh cấp tính hay mãn tính: bệnh cấp tính thường gây sốt cao (viêm phổi, dịch tả lợn, dịch tả trâu bò); những bệnh mãn tính thường không gây sốt hoặc sốt nhẹ (bệnh lao, viêm phế quản mãn tính). - Chẩn đoán phân biệt: ví dụ phổi khí thũng, viêm ruột thể ca ta thì gia súc không sốt. Nhưng viêm phổi, viêm ruột thì con vật sốt cao; viêm phổi phế quản sốt theo kiểu lên xuống, còn viêm phổi thùy thì sốt liên miên. Đo thân nhiệt hàng ngày cho phép ta biết được thân nhiệt của từng cá thể ở trạng thái sinh lý để tránh sự hiểu lầm khi căn cứ vào khoảng giao động về thân nhiệt của từng loài. Bảng thân nhiệt bình thường của các loài gia súc 32 Loài vật Thân nhiệt (oC) Trâu 37 - 38.,5 Bò 37,5 - 39,5 Dê, cừu 38,5 - 40 Ngựa, la, lừa 37,5 - 38,5 Lợn 38 - 40 Chó 37,5 - 39 Mèo 38 - 39,5 Thỏ 38,5 - 39,5 Gà 40- 42 Vịt 41 - 43 Ngan 41 - 43 Trong quá trình điều trị bệnh, đo thân nhiệt còn giúp chúng ta biết được hiệu quả của điều trị và tiên lượng của bệnh. Điều trị đúng và có kết quả thì thân nhiệt sẽ hạ dần tới mức bình thường. Nhưng cần chú ý nếu đang sốt cao mà thân nhiệt tụt xuống đột ngột là triệu chứng của bệnh trầm trọng. Do vậy việc theo dõi thân nhiệt hàng ngày rất quan trọng. Trong cùng một điều kiện sống, con vật non thân nhiệt cao hơn con vật trưởng thành, già; Thân nhiệt của con đực cao hơn con cái. Giống cao sản có thân nhiệt thấp hơn giống thấp sản. Khi giận giữ và trong thời gian động dục thân nhiệt tăng cao. Lúc hoạt động, thân nhiệt cao hơn lúc nghỉ ngơi, khi con vật lao tác dưới trời nắng nóng thì thân nhiệt có thể cao hơn bình thường 1 - 1,8oC, khi ăn thân nhiệt cao hơn 0,2 - 1oC. Trong một ngày đêm, thân nhiệt thấp nhất vào lúc 1 - 5 giờ sáng và cao nhất vào 4 - 6 giờ chiều. Nhiệt độ môi trường ngoài cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới thân nhiệt, mùa rét thân nhiệt tăng để chống rét, mùa nóng cơ thể nhân nhiệt từ bên ngoài làm thân nhiệt cũng tăng lên. Thông thường thân nhiệt giao động trong vòng 1oC là dao động sinh lý. Nếu vượt quá 1oC sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của cơ thể. Khi thân nhiệt vượt khỏi phạm vi sinh lý thì không nên nghi ngay đó là biểu hiện bệnh lý, mà phải kiểm tra các mặt khác vì có trường hợp thân nhiệt tăng một cách sinh lý (khi con vật vận động, thân nhiệt có thể tăng từ 1 - 3oC, khi con vật động dục, hưng phấn, thân nhiệt cũng tăng). b) Cách đo thân nhiệt - Dụng cụ đo: nhiệt kế thủy ngân, nghiệt kế điện tử 33 Thông thường dung thang chia độ là độ C (Celsius). Gia súc dùng nhiệt kế 42 oC, gia cầm dùng nhiệt kế 100 oC. Nhưng cũng có thể dùng thang độ F (Fahrenheit). Sự quy đổi từ oC sang oF như sau: Thân nhiệt oF= chỉ số oC * 1,8 + 32 Thân nhiệt oC = (chỉ số oF - 32) : 1,8 Để kết quả chính xác, khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, trước khi đo phải vẩy cho cột thủy ngân xuống dưới vạch cuối cùng. - Vị trí đo Với gia súc: Con đực đo thân nhiệt ở trực tràng, ở miệng (trong trường hợp con đực bị viêm trực tràng, trực tràng lòi ra ngoài. Nhưng rất nguy hiểm vì con vật có thể cắn vỡ nhiệt kế). Con cái có thể đo ở trực tràng, âm đạo. Lưu ý nhiệt độ ở trực tràng thấp hơn nhiệt độ trong máu 0,5 – 1 oC; nhiệt độ ở âm đạo thấp hơn nhiệt độ ở trực tràng 0,2 - 0,5 oC; nhưng lúc có chửa lại cao hơn 0,5 ºC. Gia cầm đo thân nhiệt ở nách cánh. 3. Phương pháp đo Phải sát trùng nhiệt kế trước và sau khi đo. Trước khi đo nên làm trơn nhiệt kế bằng vazơlin hoặc bằng nước, tránh làm sây sát niêm mạc nơi đo. Khi cắm nhiệt kế phải làm sao cho đầu nhiệt kế tiếp xúc được với niêm mạc nơi đo, tránh hiện tượng cắm đầu nhiệt kế vào giữa cục phân làm cho kết quả thu được không chính xác. Con vật lớn cắm gần ngập nhiệt kế, con vật nhỏ cắm sâu 1/2 - 1/3 nhiệt kế. Sau 3 - 5 phút thì rút ra đọc kết quả. Khi đo tránh đuổi bắt con vật vì như thế thân nhiệt có thể tăng cao hơn bình thường. Tùy từng loài, tùy từng cá thể mà phải tính đến chuyện an toàn cho người đo, đặc biệt khi đo thân nhiệt cho ngựa thì phải cố định thật chắc chắn vì ngựa có thần kinh rất mẫn cảm, hay đá; đo cho chó thì phải cố định mõm chó. 4. Những rối loạn về thân nhiệt a). Sốt (Fever, Febris) Sốt là một phản ứng của toàn bộ cơ thể nhằm tăng cường hoạt động các chức năng để chống lại nguyên nhân gây bệnh. Thông thường thân nhiệt tăng cao hơn bình thường 0,5oC mà không nằm trong các trường hợp sinh lý thì được coi là sốt. ở một ngưỡng nào đó (thân nhiệt tăng cao hơn bình thường 1oC) thì phản ứng sốt được coi là có lợi, nhưng nếu sốt quá ngưỡng có thể dẫn tới những tai biến gây hại cho cơ thể. Nguyên nhân gây sốt thường do protein lạ và các sản phẩm phân giải của nó; độc tố của vi khuẩn, vi rút; các chất hóa học sản sinh trong quá trình dị ứng, quá trình viêm như histamin, serotonin; một số kích tố như adrenalin, parathyrosine; hoặc khi con vật bị tiêm nước muối hoặc đường có nồng độ cao. Các tác nhân này tác động tới trung khu điều hòa thân nhiệt ở thùy sau của vỏ não làm cho quá trình điều hòa thân nhiệt bị rối loạn và gây sốt. Một quá trình sốt gồm 3 thời kỳ: 34 + Kỳ thân nhiệt tăng (Stadium incrementi): thân nhiệt tăng nhanh hoặc chậm, tăng từ nửa giờ đến vài ngày. Mạch quản dưới da co lại, con vật thở nhanh, ủ rũ, tiêu hóa giảm, mạch nẩy, run rẩy. + Kỳ sốt cao (Stadium fastigii): thân nhiệt ngừng tăng lên và duy trì theo thể sốt liên miên hay lên xuống hàng giờ đến hàng tuần. Niêm mạc đỏ ửng, sinh nhiệt và toả nhiệt đều tăng. + Kỳ hạ sốt (Stadium decrementi): các chất sinh nhiệt bị phân giải, sinh nhiệt giảm, mạch quản giãn, toả nhiệt tăng, con vật ra nhiều mồ hôi và thân nhiệt trở lại bình thường. Thân nhiệt hạ nhanh trong vài giờ hoặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_chan_doan_benh_thu_y_phan_1.pdf
Tài liệu liên quan