Giáo trình Chẩn đoán học

Thấy ở Phong quan là chứng Cam tích.

Thấy ở Khí quan là sẽ nôn mửa nhiều.

Thường thường, chỉ tay của trẻ khỏe mạnh, không thấy rõ, nếu có thấy

chỉ thấy ở gần hổ khẩu hoặc ở Phong quan thôi, tuy nhiên, chỉ thường nhỏ

ngắn và không uốn khúc 1 cách rõ ràng, nếu có rẽ nhánh cũng chỉ rẽ nhánh

đơn giản thành 2 nhánh mà thôi. Ở trẻ nhỏ, nếu chỉ tay thấy rõ, dù bất cứ ở

hình thức nào thường là trẻ đang bệnh.

Chỉ tay rẽ nhánh hoặc uốn khúc hay gặp trong trường hợp trúng độc

nghiêm trọng, đặc biệt có dấu hiệu rối loạn chức năng thần kinh hoặc hô

hấp. Trẻ lên cơn động kinh hoặc co giật thường thấy chỉ tay uốn khúc. Trẻ bị

sốt cao, chỉ tay xuất hiện càng rõ. Sốt càng cao, hình chỉ tay càng rẽ nhiều

nhánh hoặc càng uốn khúc nhiều.

Có thể tạm nhận rằng yếu tố chính tạo nên hình thái chỉ tay ở trẻ nhỏ

là do có sự rối loạn Trung tâm điều hòa thân nhiệt hoặc do có biến đổi trạng

thái sinh lý, bệnh lý của các hệ tuần hoàn, hô hấp và dinh dưỡng gây nên.

pdf60 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Chẩn đoán học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
EM LƯỠI (THIỆT CHẨN) Lưỡi là 1 tổ chức cấu tạo bởi nhiều cơ trơn hợp thành. Các lớp niêm mạc, nhất là phía trên lưỡi, tạo thành rêu lưỡi. Các dây thần kinh mạch máu và các nhú dạng chỉ (Pulpilae Folifermis) của lưỡi rất nhậy, do đó các thay đổi chức năng tiêu hóa, thể dịch tình trạng cơ thể... có thể phản ánh nhanh chóng qua lưỡi. Vì vậy, quan sát lưỡi cũng có thể chẩn đoán bệnh khá chính xác và độc đáo. 9.1.- Về hình thể Lưỡi được phân chia như sau : - Đầu lưỡi thuộc Tâm. - Cuống lưỡi thuộc Thận. - Giữa lưỡi thuộc Tỳ. - 2 bên rìa lưỡi thuộc Can. Thí dụ : + Thấy đầu lưỡi lở dộp, có thể nghĩ đến hỏa của tâm vượng. + Cuống lưỡi sưng, cuống lưỡi lở là dấu hiệu hỏa của thận vượng. + Giữa lưỡi xám đen là dấu hiệu thủy của Tỳ suy. 9.2.- Màu sắc và chất lưỡi Xem lưỡi, thường tập trung vào chất lưỡi và rêu lưỡi. a) Lưỡi bình thường : - Chất lưỡi hồng nhạt do màng lưới các mạch máu vận chuyển trong lớp cơ và trong lớp dưới niêm mạc lưỡi làm cho lưỡi đỏ hồng. - Rêu lưỡi trắng mỏng : do lớp nhú dạng chỉ với lớp thượng bì bị sừng hóa, thêm những vi khuẩn xen lẫn với thức ăn vụn nát, những mảnh tế bào bị hủy hoại và nước miếng do tuyến nước miếng tiết ra, tạo thành chất lưỡi trắng mỏng. b) Các biến đổi : b1.- Màu sắc : - Trắng bệch : liên hệ đến hiện tượng thiếu máu, mao mạch máu bị co lại, huyết dịch giảm sút, dòng máu lưu thông kém, gây phù... Thường có liên hệ với hàn chứng, hư chứng, dương khí suy nhược, khí huyết không đủ. - Xanh tím : liên hệ ứ máu tĩnh mạch hoặc thiếu oxy trong hồng cầu. Nếu do nhiệt, chất lưỡi xanh tím nhiều, lưỡi khô, ít tân dịch. Nếu do hàn, chất lưỡi xanh tím nhưng ướt tươi. Nếu ứ huyết thì có kèm theo các vết ban hoặc điểm ứ huyết. - Đỏ : Thuộc nhiệt, do thực nhiệt hoặc hư nhiệt gây nên. Nếu đỏ tím là do nhiệt tà quá thịnh, đã vào phần dinh huyết và huyết, ở bệnh nhân mãn tính là do âm hư hỏa vượng, tân dịch bị giảm nhiều. - Khô ráo : do nước miếng bài tiết ra bị giảm sút. YHHĐ cho là do hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh hoặc do hoạt động của hệ Đối giao cảm yếu làm cho tình trạng tiết nước miếng bị giảm sút gây ra chất lưỡi khô ráo. YHCT cho là do nhiệt tà quá thịnh, đốt cháy làm khô tân dịch. - Có vết nứt : do các nhú dạng chỉ của lưỡi chỗ thì dính, chỗ thì tách rời nhau, gây ra kẽ nứt. Cũng có khi do niêm mạc lưỡi co rút lại gây ra nứt. Thường gặp trong các chứng bệnh nhiệt thịnh đã vào phần lý, dinh, huyết. b2.- Về hình dáng : - Phù nề : thuộc Thực chứng, nhiệt chứng, nếu phù 2 bên thường do hư hàn hoặc do đàm thấp kết lại tràn lên. - Sưng tụ : màu trắng nhạt : do Tỳ và Thận dương hư, chất lưỡi hồng đỏ, do thấp nhiệt bên trong, nhiệt độc mạnh. b3.- Về cử động của lưỡi : - Cứng không chuyển động được : do bệnh nhiệt, hôn mê, sốt cao làm tổn thương tân dịch, trúng phong. - Lệch : do trúng phong. - Run : do Tâm Tỳ khí huyết hư. - Rụt ngắn : dấu hiệu bệnh nguy hiểm. - Lưỡi thè ra ngoài : do Tâm Tỳ có nhiệt hoặc bệnh bẩm sinh phát dục kém ở trẻ em. c) Xem rêu lưỡi : - Màu sắc : c1.- Rêu trắng : thuộc về hàn chứng và biểu chứng. c2.- Rêu lưỡi vàng : thuộc nhiệt chứng, lý chứng. Do lưỡi bị viêm tại chỗ, phản ứng tiết dịch do có sự tác động của cầu khuẩn vàng xuất hiện ở lưỡi tạo nên. c3.- Rêu lưỡi đen : thường là bệnh nặng. Nếu đen mà khô là do nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch. Do vi khuẩn sinh sôi nẩy nở làm sừng hóa tế bào. Thường gặp trong chứng sốt cao gây mất nước, bệnh viêm nhiễm lâu ngày dùng kháng sinh lâu ngày làm tối loạn chức năng tiêu hóa ở bao tử, ruột... - Tính chất : c4.- Rêu lưỡi dầy : Tà khí đã vào trong hoặc tích trệ ở trong. Đang bệnh, ăn uống kém hoặc chỉ uống chất lỏng khiến tác động cọ sát kém, hoặc do sốt cao mất nước, nước miếng tiết ra bị giảm sút. c5.- Rêu lưỡi mỏng : hay gặp ở bệnh còn ở biểu, ngoại cảm. Rêu lưỡi từ mỏng biến sang dầy là bệnh nặng lên, từ biểu đi vào lý. c6.- Rêu lưỡi ướt : biểu hiện tân dịch chưa bị tổn thương, rêu lưỡi ướt trơn là do thủy thấp ứ lại bên trong. c7.- Rêu lưỡi khô : biểu hiện tân dịch bị hao tổn. Ngoài ra, nếu thấp tà tụ lại bên trong không sinh ra tân dịch cũng gây khô lưỡi. 9.3.- Biểu Hiện Lâm Sàng Giữa Lưỡi Và Bệnh Theo tạp chí Medical News (Anh), số 30/1980, bác sĩ Tống Nam Đình, trường trung cấp y tế Thượng Hải I, qua quan sát kỹ lưỡng nhiều người bệnh đã đưa ra quan hệ giữa lưỡi và bệnh tật như sau : - Chất lưỡi đỏ sẫm hoặc xanh tím, rêu lưỡi vàng dầy hoặc xám tro : bệnh nặng. - Nơi người bị phỏng, diện tích phỏng càng rộng, mức phỏng càng rộng thì chất lưỡi chuyển sang đỏ hồng càng nhanh càng rõ... Phỏng mà kèm nhiễm khuẩn máu thì lưỡi đỏ sẫm và khô ráo. - Chất lưỡi trắng bệch : gặp ở bệnh mãn tính, bệnh tiến triển chậm, kéo dài. - Rêu lưỡi vàng : hay gặp ở bệnh nhiễm khuẩn máu do tụ cầu và liên cầu, do đó có thể chẩn đoán là chứng thực nhiệt (thổ vượng do hỏa vượng). - Lưỡi sáng bóng, không rêu : bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh. - Lưỡi đỏ, sáng bóng : gặp ở giai đoạn cuối của Ung thư. - Lưỡi đỏ sáng bóng lại thêm vết loét ở mặt lưỡi : nguy kịch sắp chết. - Lưỡi âm hư (chất lưỡi đỏ sẫm, thân lưỡi hao sút, lưỡi khô có vết nứt, có trường hợp sáng bóng, có trường hợp 2 bên đầu lưỡi nổi gai đỏ, giai đoạn cuối của bệnh (thường sáng bóng như gương toàn lưỡi) : bệnh cảm nhiễm nặng, bệnh có khối u ác tính, cường tuyến giáp trạng (Bướu cổ lồi mắt), bệnh tổn thương ở gan, phổi. - Ruột dư viêm cấp : rêu lưỡi nhờn. (Trên thực tế lâm sàng, có thể dựa dựa trên quan sát lưỡi để đánh giá mức phát triển của bệnh ruột dư viêm cấp) : + Qua điều trị, nếu rêu lưỡi dầy, nhờn chuyển sang trắng mỏng là triệu chứng tốt, bệnh thuyên giảm, chiều hướng thuận lợi. + Qua điều trị : dù các triệu chứng có lui bớt nhưng rêu lưỡi vẫn thấy nhờn như cũ, không có gì thay đổi cả thường là bệnh không biến chuyển hoặc có khi bệnh bên trong đang trên đà phát triển. - Gan viêm nặng : lưỡi đỏ sẫm, khô, ít ướt, rêu lưỡi dầy nhờn hoặc khô ráo, vàng hoặc đen. Viêm càng nặng, tiến triển càng xấu, càng thấy trạng thái lưỡi rõ ràng đậm nét hơn. Có trường hợp chỉ thấy lưỡi láng bóng, không rêu. - Xơ gan : dù trước kia có chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng nhưng bỗng thấy chuyển sang màu đỏ sẫm mà sáng bóng thường là nặng. - Ung thư gan : Rêu lưỡi có 2 vùng xanh, bầm tím. - Bệnh nhồi máu cơ tim : lưỡi trở nên bầm tím từng phần, các tĩnh mạch dưới lưỡi biến đổi trạng thái dãn tĩnh mạch. Thường quan sát thấy lưỡi bị trắng, sau 4-5 ngày lớp màng trắng đó sít lại và trở nên đen. - Ung thư thực quản : lưỡi trở nên bầm tím và 67% trường hợp do tế bào bị tróc ra nên dễ phát hiện được những thay đổi bệnh lý. - Tiêu cầu thận viêm : trên lưỡi xuất hiện 1 lớp đen xám. - Cũng theo tác giả, những bệnh thường làm lưỡi thay đổi là bệnh tim, bao tử viêm, loét, phổi viêm, bướu cổ, lồi mắt, đái tháo đường, ruột dư viêm cấp. BẢNG TÓM TẮT VỀ CÁCH XEM LƯỠI (THIỆT CHẨN) Trạng thái Chất lưỡi Lưỡi, rêu lưỡi Chứng bệnh tương ứng Trắng mỏng Cảm phong hàn ở Biểu hoặc ở người khỏe Trắng mỏng Dương hư, khí huyết đều hư Không rêu Dương suy ở bệnh mãn, khí huyết suy Trắng và mỏng kèm theo vết nứt Khí huyết hư, Vị âm không đủ Vàng và nhờn Tỳ vị hư nhược, Thấp nhiệt ứ đọng Xám tro và trơn Dương hư gây nội hàn, Đàm thấp ứ đọng Rêu Cảm phong nhiệt ở Biểu, Tâm trắng, đầu lưỡi hồng hỏa vượng Trắng và nhờn Đàm ẩm, Thấp trọc, Tích trệ về ăn uống Trắng và cáu bẩn Đàm ẩm ứ đọng bên trong, Uế trọc trong vị sinh nhiệt Trắng dầy như đắp phấn Giai đoạn đầu của bệnh ôn dịch hoặc có ung nhọt bên trong Vàng mà khô ráo Bệnh lâu ngày, huyết ráo, khô tân dịch Vàng Thấp nhiệt ở trong, Đàm trọc ứ mà nhờn đọng bên trong gây ra nhiệt Trắng Nhiệt từ phần vệ chuyển vào phần khí Vàng và mỏng Nhiệt vượng ở phần khí Vàng và nhờn Thấp nhiệt ở phần khí Vàng mà dầy và khô Nhiệt tà xâm nhập sâu vào trong gây ra chứng Lý thực Không có rêu Phần khí và âm đều suy Vàng sẫm Nhiệt uất kết ở trong trường Vị Đen và khô Lý thực, cực nhiệt hại đến phần âm Không có rêu Nhiệt xâm nhập phần huyết, âm hư, hỏa vượng Vàng mà ráo Âm huyết khô ráo, hư hỏa nung nấu bên trong Trắng mà nhuận Khí huyết ngưng trệ, Nội hàn trầm trọng 10. XEM MẶT (DIỆN CHẨN) Mặt cũng là 1 trong số các vùng phản chiếu của cơ thể, do đó qua khuôn mặt cũng có thể phần nào đoán biết được bệnh tật ở các cơ quan tạng phủ tương ứng. VÙNG PHẢN CHIẾU TRÊN MẶT BỘ PHẬN CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ Trán Đầu não Lông mày Cánh tay, vai Sơn căn Cổ gáy Sống mũi Cột sống 2 bên sống mũi Tuyến giáp, thận Mi mắt trên Mắt, thận dương Mi mắt dưới Thận âm Gò má Tim, Nhũ hoa Má Phổi, Gan, Bao Tử, Lách, Mật, Amidal Nếp nhăn 2 bên mũi (Pháp lệnh) Hoành cách mô, Sườn Cánh mũi Mông, Thần kinh tọa Nhân trung Ruột già, Tử cung, Bộ sinh dục Bờ môi trên Dịch hoàn, Buồng trứng, Đùi, Háng Bờ môi dưới (cằm) Ruột non, Bọng đái, Bụng dưới, Cổ chân, Bàn chân Mép miệng Nhượng chân, Đầu gối, Bắp chân 2 bên cánh mũi đến giáp tai Cánh tay Thí dụ : Thấy dùng hiệu báo bệnh xuất hiện ở vùng lông mày, có thể chẩn đoán cánh tay có trục trặc. Phía trên Nhân trung có dấu hiệu báo bệnh, là Ruột già hoặc bộ sinh dục có trục trặc... 11. XEM TAY CHÂN Xem tay chân thường chú ý đến : a) Hình dáng : Ngón tay dùi trống (dấu hiệu Hypocrate) thường gặp nơi người Xơ gan cổ trướng, bệnh Tim... b) Màu sắc : nhất là ở các móng tay; màu xanh tím thường gặp nơi người suy hô hấp, suy tuần hoàn nặng... c) Vân tay : Bình thường không thay đổi, tuy nhiên, có 1 vài sự cấu tạo đáng chú ý. + Theo các nhà nghiên cứu Liên Xô, nơi người bệnh loét hành tá tràng thường có sự thay đổi nơi vân tay ngón trỏ (ngón thứ 2). + Allan Park, dựa trên công trình nghiên cứu về di truyền học cho thấy : - Dạng vân thắt nút (noeud) thường thấy nơi người bị bệnh tim bẩm sinh. - Dạng xoáy ốc (volute) hay gặp nơi người có hội chứng Turner (vóc người bé, ngực bé, cổ tử cung hẹp). - Dạng cánh cung (Arche) hay gặp ở người mắc hội chứng Kleinfelter (tinh hoàn kém phát triển, ngực có phần hơi đàn bà)... 12. CHỈ TAY Ở TRẺ EM Chỉ tay ở đây là tĩnh mạch nhỏ tại ngón tay trỏ, chỗ giáp thịt đỏ trắng, gần gốc xương ngón tay trỏ, gọi là cách xem "Hổ khẩu" (vì có hình dáng giống miệng con cọp). Xem hổ khẩu là xem xét hình dáng chỉ tay, tức hình tĩnh mạch nông (Vense digitalis palmares) ở dưới da ngón trỏ của bàn tay. Lớp da trẻ nhỏ còn non, mỏng, do đó tĩnh mạch nông dễ nổi và dễ nhận thấy. Dựa vào sự biến đổi vị trí, màu sắc và hình thái của các chỉ tay này, có thể chẩn đoán và tiên lượng bệnh của trẻ em. Cách xem Hổ khẩu trẻ em : Để ngửa ngón tay trỏ lên, vuốt nhẹ vài lần từ gốc ngón tay trỏ lên xuống, sẽ thấy hiện ra chỉ tay của trẻ, chỗ giáp ranh thịt trắng đỏ của ngón tay trỏ. Theo y học cổ truyền ngón tay trỏ được chia ra 3 phần : mỗi phần tương ứng với 1 đốt lóng ngón tay : - Lóng cuối cùng, giáp bàn tay, gọi là Phong Quan. - Lóng thứ 2, lóng giữa gọi là Khí Quan. - Lóng trên cùng gọi là Mệnh Quan. Cũng theo Y gia cổ xưa thì : - Chỉ tay xuất hiện Phong Quan là bệnh nhẹ. - Ở Khí quan là bệnh nặng. - Ở Mệnh quan là bệnh nặng, trầm trọng và nguy hiểm đến tính mạng. Y học hiện đại, với phương pháp dùng kính soi mao quản (Capillaroscopy) phát hiện được rất rõ màu sắc và hình thái các quai mao quản ở vùng chân móng tay. Bình thường các quai mao quản ở vùng chân móng tay có ít và đáy màu hồng, khi số lượng các quai mao quản tăng nhiều lên, tĩnh mạch dãn to ra, máu lưu thông kém, trở thành ứ đọng, đáy đổi thành màu xanh tím. Trong trường hợp tim suy kém quá, áp lực tĩnh mạch càng cao, các quai mao mạch càng nhiều, tĩnh mạch càng dãn rộng, đáy trở thành tím đen, 1 dấu hiệu thiếu oxy trầm trọng của cơ thể (hay gặp trong Suy tim giai đoạn 3). Phương pháp xem Hổ khẩu của YHCT cũng gần giống phương pháp xem quai mao mạch của YHHĐ, nhất là trong trường hợp trẻ bị bệnh nặng. Thường trẻ bị bệnh nặng, trong hội chứng suy tim và suy hô hấp đều có chỉ tay hiện rõ suốt 3 đốt ngón tay (lên đến Mệnh quan) và đều có màu xanh đen, tím tía là biểu hiện thiếu oxy trầm trọng trong máu. Nơi trẻ bệnh nặng, máu ở các tĩnh mạch nông bị trì trệ nên nhìn rất rõ. Lưu ý : a) Khi trẻ vừa được chữa khỏi bệnh (như đang ngạt được cho thở oxy nhân tạo), chỉ tay rút từ trên xuống dưới. Nhiều trẻ bệnh nguy kịch khó thở trầm trọng, chỉ tay đã lên đến Mệnh quan, nguy cơ đến tính mạng, khi được tích cực cứu chữa, vừa khỏi bệnh, chỉ tay từ Mệnh quan rút xuống Khí quan hoặc Phong quan. Như vậy dấu hiệu RÚT XUỐNG là dấu hiệu rất quan trọng trong việc theo dõi quá trình trị liệu. b) Hiện tượng chỉ tay có dấu hiệu màu đen, xanh tím... dù đã lên đến Mệnh quan cũng không phải là dấu hiệu xấu, báo trước cái chết không thể tránh được như các y gia xưa quan niệm. Nên hiểu rằng đó là hiện tượng bệnh trầm trọng, cần chú ý theo dõi và điều trị tích cực. Nếu được điều trị tích cực và thích hợp, vẫn có khả năng cứu sống, nhất là đối với những phương tiện cấp cứu hiện đại. c) Phân loại và ý nghĩa các loại dạng chỉ tay : Theo "Báo Cáo Tiểu Nhi Chỉ Văn Đích Nghiên Cứu" đăng trong Trung y tạp chí số 6/1980 trang 43-47 và theo BS. Lê Nguyên Khánh, trong cuốn "Kết hợp YHCT với YHHĐ trong lâm sàng" Nxb Y học 1984, trang 251-252, chỉ tay của trẻ em được phân thành 6 loại : 1.- Loại chỉ tay nhỏ và ngắn, không chia nhánh, không uốn khúc, chỉ thấy ở Hổ khẩu và Phong quan. 2.- Loại chỉ tay chạy thẳng : không chia nhánh, không uốn khúc, chạy thẳng lên Khí quan hoặc Mệnh quan; gồm loại hình "Mũi kim treo" và "hình Giáo mác" + Hình Mũi kim treo : Thấy ở Khí quan biểu hiện Can nhiệt. Thấy ở Mệnh quan biểu hiện "Mạn Tỳ, tức Tỳ khí" suy sụp, dễ lâm vào tình trạng hiểm nghèo. + Chỉ tay Hình Giáo mác : biểu hiện "Đờm nhiệt" gây kinh phong, dễ phát sinh co giật . 3.- Loại chỉ tay Rõ nhánh Đơn giản : Chỉ mới rẽ thành 2 nhánh giống hình "xương cá" hoặc 2 "móc câu". + Hình Xương cá : ở Phong quan là dấu hiệu kinh phong. ở Khí quan là dấu hiệu hư lao. + Hình 2 Móc câu : biểu hiện Tỳ hư, khí trệ, bị tích trệ do ăn phải đồ ăn sống lạnh. 4.- Loại chỉ tay rẽ thành nhiều nhánh : rẽ quá 2 nhánh trở lên, gồm chỉ tay hình chữ Thủy hoặc chữ Song. + Hình chữ Thủy : thấy ở Phong quan, dấu hiệu kinh phong, đờm ngăn ở ngực, tích tụ. + Hình chữ Song : biểu hiện bị trướng tích do ăn nhằm đồ độc, dễ gây kinh phong. 5.- Chỉ tay uốn khúc : uốn khúc nhiều hay ít, to hay nhỏ, có quy luật hoặc không có quy luật, bao gồm các hình : "Trùng rối loạn" và " Rắn bò đến". - Chỉ tay hình trùng rối loạn : dấu hiệu bệnh Cam tích, giun sán. - Chỉ tay hình rắn bò đến : biểu hiện tạng phủ có tích trệ về khí, dễ sinh oẹ khan. 6.- Loại chỉ tay giáp vòng : rẽ nhiều nhánh và uốn khúc mạnh thành khép vòng. Gồm các loại hình : "Hạt Châu Trôi" và hình "Vòng quanh". + Chỉ tay hình Hạt châu trôi : chỉ tay như chấm độ, biểu hiện Tam tiêu nóng làm cho trẻ bứt rứt, kêu khóc. + Chỉ tay hình vòng quanh : Thấy ở Phong quan là chứng Cam tích. Thấy ở Khí quan là sẽ nôn mửa nhiều. Thường thường, chỉ tay của trẻ khỏe mạnh, không thấy rõ, nếu có thấy chỉ thấy ở gần hổ khẩu hoặc ở Phong quan thôi, tuy nhiên, chỉ thường nhỏ ngắn và không uốn khúc 1 cách rõ ràng, nếu có rẽ nhánh cũng chỉ rẽ nhánh đơn giản thành 2 nhánh mà thôi... Ở trẻ nhỏ, nếu chỉ tay thấy rõ, dù bất cứ ở hình thức nào thường là trẻ đang bệnh. Chỉ tay rẽ nhánh hoặc uốn khúc hay gặp trong trường hợp trúng độc nghiêm trọng, đặc biệt có dấu hiệu rối loạn chức năng thần kinh hoặc hô hấp. Trẻ lên cơn động kinh hoặc co giật thường thấy chỉ tay uốn khúc. Trẻ bị sốt cao, chỉ tay xuất hiện càng rõ. Sốt càng cao, hình chỉ tay càng rẽ nhiều nhánh hoặc càng uốn khúc nhiều. Có thể tạm nhận rằng yếu tố chính tạo nên hình thái chỉ tay ở trẻ nhỏ là do có sự rối loạn Trung tâm điều hòa thân nhiệt hoặc do có biến đổi trạng thái sinh lý, bệnh lý của các hệ tuần hoàn, hô hấp và dinh dưỡng gây nên. XEM Ở CHÂN Theo các nhà nghiên cứu, chân cũng là 1 bộ phận phản chiếu của cơ thể, nhất là lòng bàn chân. Theo BS, Cerney, Carter và Ingham cơ thể con người được biểu hiện và phản chiếu toàn bộ trong lòng bàn chân. Đầu ở ngón chân cái, tạng phủ chủ yếu ở lòng giữa bàn chân... (Về chi tiết, xin xem thêm ở tập Túc châm)... do đó, có thể dựa vào những thay đổi về hình thái, cường độ, điện trở... ở lòng bàn chân để có thể biết được trạng thái bệnh lý ở cơ quan tạng phủ tương ứng. - Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết : Những người mắc bệnh đái tháo đường thường có vân hình tròn ở ngón chân thứ 2 và hình tam giác ở dưới bụng ngón chân cái... Tóm lại : phạm vi của vọng chẩn rất lớn, tuy nhiên trên lâm sàng, không nhất thiết phải áp dụng cùng lúc tất cả mọi phương pháp vừa đề ra nhưng nếu điều kiện có thể được, nên phối hợp vài phương pháp khác nhau để việc chẩn đoán mang lại hiệu quả và chính xác hơn. 2.- VĂN (NGHE - NGỬI) Nội dung của Văn chẩn (nghe) là để ý đến những tính chất của các âm thanh tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên, ngửi mùi bốc ra từ người bệnh... a) Tiếng nói : - Tiếng nói nhỏ, hụt hơi, không đủ sức... là dấu hiệu của hư chứng. - Tiếng nói to, vang, mạnh... là dấu hiệu thực chứng. - Nói ngọng, khó nói, hay gặp trong chứng trúng phong. - Hay nói, nói 1 mình là dấu hiệu tâm và thận hư. b) Tiếng thở : - Thở nhanh, thở mạnh... là dấu hiệu thực chứng. - Thở nông, yếu là dấu hiệu hư chứng. c) Tiếng ho : - Ho có đờm là Thấu, ho không đờm là Khái, ho khan là bệnh nội thương... - Ho kèm theo hắt hơi, sổ mũi... thường là do cảm phong hàn. - Ho từng cơn, có tiếng rít... là ho gà. d) Tiếng nấc : - Nấc liên tục, tiếng to là thực nhiệt. - Nấc thưa, tiếng nhỏ là hư hàn. - Nơi người bệnh nặng, nếu nấc thường là bệnh nặng. e) Ngửi mùi vị : Cần theo dõi mùi buồng bệnh, giường bệnh, quần áo, da dẻ, hơi thở, các chất thải (Đờm, nước tiểu, phân...). - Phân tanh hôi, loãng do Tỳ hư. - Nước tiểu khai, đục do thấp nhiệt. - Đờm tanh hôi, màu vàng xanh hoặc đục là dấu hiệu Phế ung (áp xe phổi). - BS. Leisy Miser cho rằng : "Bằng khứu giác của mình, tôi có thể phát hiện ra được người mắc bệnh đái đường đứng cách tôi 10 bước". Ông đã tổng kết và đưa ra 1 bảng liệt kê hướng dẫn mùi vị của các loại bệnh. + Da của người mắc bệnh Thương hàn có mùi vị của bánh mì nướng, mùi của bệnh hoại thư... Ông cho rằng bệnh đái đường và bệnh gan hoàn toàn có thể căn cứ vào hô hấp để phán đoán... 3.- VẤN (HỎI) Hỏi người bệnh hoặc thân nhân người bệnh là 1 yếu tố hết sức quan trọng để cung cấp thêm cho thầy thuốc những chi tiết không thể biết được về tiền sử bệnh, diễn tiến bệnh từ lúc khởi bệnh đến lúc thăm khám. Hỏi sẽ giúp thầy thuốc bổ sung những khái niệm đã có, làm sáng tỏ những nghi ngờ đã có khi nhìn và nghe. Những vấn đề cần hỏi : - Quê quán và chỗ ở lâu nhất của người bệnh (để ý đến chi tiết địa lý và phong thổ gây bệnh). - Sinh hoạt, tập quán, nghề nghiệp. - Tinh thần và hoàn cảnh sống. - Tiền sử bệnh (trước đây đã mắc bệnh gì...). - Diễn tiến của bệnh từ lúc phát đến khi đến khám. Đi vào chi tiết cần hỏi : a) Thân nhiệt : Có sợ lạnh, phát sốt, gai rét gì không ? + Sợ lạnh : - Mới mắc mà sợ lạnh thường là do cảm phong hàn. - Bệnh lâu ngày, sợ lạnh, tay chân lạnh là dấu hiệu dương hư. + Phát sốt : - Phát sốt có quy luật hoặc sốt càng ngày càng tăng gọi là Triều nhiệt. - Nóng nhức trong xương gọi là "Cốt chưng lao nhiệt" - Lòng bàn tay chân nóng, gò má đỏ là sốt do âm hư. - Sốt gai rét thường do ngoại cảm. - Lúc sốt lúc rét (sốt rét có cữ nhất định) là chứng bán biểu bán lý thuộc thiếu dương chứng, sốt rét... + Mồ hôi : - Sợ lạnh, phát sốt có mồ hôi là biểu thực, không có mồ hôi là biểu hư. - Sốt cao, ra mồ hôi nhiều là lý nhiệt. - Ngủ thì đổ mồ hôi (mồ hôi trộm - Đạo hãn) thường do âm hư. - Lúc nào cũng ra mồ hôi (tự hãn), sau khi ra mồ hôi thấy lạnh là dương hư khí hư. - Toàn thân ra mồ hôi nhiều mà chân tay lạnh là dấu hiệu thoát dương (vong dương), trụy mạch. b- Đau : - Đau vùng đỉnh đầu lan xuống gáy hoặc nửa bên đầu, liên hệ đến kinh Thái dương và Thiếu dương... - Ngực sườn đau, đầy tức, mắt đau, liên hệ đến Can và kinh Thiếu dương. - Vùng thượng vị đau, liên hệ đến Tỳ, bao tử đau... Tùy vùng đau tương ứng với tạng phủ nào mà suy ra bệnh ở tạng phủ đó. - Bệnh mới, đau nhiều, ấn vào đau thêm, thuộc Thực chứng. - Bệnh lâu, đau ê ẩm, ấn vào đỡ đau, thuộc hư chứng. - Đau dữ dội 1 nơi là do huyết ứ ... c- Ăn uống : - Miệng khát, thích uống nước là thực nhiệt, khát nhưng không thích uống nước là hư hàn, thấp. - Bệnh mới, không thèm ăn là do tích trệ. Bệnh cũ lâu ngày mà biếng ăn là do Tỳ vị suy kém. - Ăn nhiều mau đói là Hỏa của Vị mạnh. Đói mà không muốn ăn là Vị âm hư. - Miệng đắng là Hỏa của Vị mạnh, thuộc nhiệt, miệng hôi là do hỏa của vị đốt bên trong, miệng nhạt là do đàm trọc... d- Ngủ : - Mất ngủ, hồi hộp, ngủ hay mê là do tâm huyết không đủ. - Ngủ hay vật vã, trằn trọc lâu không ngủ là do âm hư hỏa vượng. e- Đại tiểu tiện : - Đại tiện táo, khó, thường do thực nhiệt hoặc do khí hư, âm hư, huyết hư (hay gặp nơi người phụ nữ mới sinh). - Đại tiện lỏng : + Phân đặc mùi thối : lý nhiệt tích trệ. + Phân loãng, ít thối do Tỳ vị hư hàn. + Tiêu chảy lúc sáng sớm (ngũ canh tiết tả) do thận hư. - Nước tiểu ít, nước tiểu màu vàng, nước tiểu màu đỏ do thực nhiệt, tiểu nhiều, tiểu trong và dài, do hư hàn, tiểu luôn, tiểu gắt, tiểu đau là do thấp nhiệt... f- Kinh nguyệt - Khí hư (Huyết Trắng) : - Kinh trước kỳ, màu kinh đỏ tươi, số lượng nhiều, do huyết nhiệt, sắc lợt, lượng ít, bụng đau sau khi hành kinh thường do khí huyết thiếu. - Kinh sau kỳ, sắc thẫm, có cục, bụng đau trước khi hành kinh, do ứ huyết, hàn hoặc do huyết hư. - Rong kinh, rong huyết, sắc tím đen, thành khối, do can thận hư hoặc Tỳ hư. - Khí hư lượng nhiều, loãng,do Tỳ thận hư hàn, khí hư nhiều, màu vàng hôi, ngứa do thấp nhiệt. 4.- THIẾT Thiết là cắt mổ xẻ để phân tích. Đây là khâu cuối cùng trong tứ chẩn, nhằm tập hợp đầy đủ các triệu chứng, giúp cho việc chẩn đoán bệnh được toàn diện. Gồm có 2 phần : sờ nắn (Án chẩn) và xem mạch (Mạch chẩn). I.- SỜ NẮN (Án chẩn, Xúc chẩn) Sờ nắn để tìm xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay chân và bụng. 1.- Xem da thịt Hàn nhiệt. + Sờ vào nóng ngay, càng lâu càng nóng là thực chứng, biểu nhiệt. + Sờ vào nóng, ấn sâu vào mát : trong hư ngoài thực. + Lòng bàn tay nóng, cảm thấy da nóng bừng nhưng không sốt, do hư nhiệt. + Da khô táo : Tân dịch giảm, ứ huyết. + Phù : ấn mạnh vết lõm còn là thủy thũng, vết lõm nổi đầy ngay là khí thũng. - Da thuộc phế (phế chủ bì mao) do đó nếu lỗ chân lông thưa, hở dễ bị ngoại cảm. - Mô, cơ nhục, thuộc tỳ (tỳ chủ cơ nhục). + Da thịt săn chắc, vừa phải là khí huyết sung mãn. + Da thịt nhão là là tỳ vị hư hàn. + Da thịt quá dầy là hay bị chứng thấp (do tỳ vị tích nhiệt : Thấp nhiệt). - Gân cơ do can đởm phụ trách (can chủ cân), gân cơ cứng, căng chắc như dây đàn do tà khí xâm nhập vào huyết mạch gây ứ huyết. - Thận chủ xương, xem độ cứng mềm của xương để biết chức năng của thận. - Ấn tìm cảm giác đau : + Ấn mạnh vào đau tăng là thực chứng. + Ấn mạnh vào đau giảm là hư chứng. - Đau chói là thực chứng hoặc ứ huyết. - Đau ê ẩm do hư chứng hoặc hư hàn. 2.- Sờ tay chân : - Tay chân lạnh, sợ lạnh là dương hư. - Tay chân nóng là nhiệt thịnh. - Nóng ở mu bàn tay là Biểu nhiệt, ngoại cảm. Nóng trong lòng bàn tay là nội thương. 3.- Xem bụng (Phúc Chẩn) Tùy vị trí liên hệ với tạng phủ để dễ chẩn đoán. Bụng là 1 phần cơ thể chứa đựng nhiều cơ quan phức tạp. Muốn chẩn đoán, cần biết qua vị trí các cơ quan trong bụng : - Phần trên bụng, phía tay phải có gan, ống dẫn mật, túi mật. - Phần trên bụng, phía tay trái có lách, bao tử, tụy tạng, kết tràng ngang. - Phần dưới bụng, phía tay trái là ruột già, trực tràng. - Phần bụng dưới của phụ nữ là tử cung, buồng trứng, dây chằng, bộ phận sinh dục. - Phần dưới bụng : bọng đái, thận. - Khi chẩn đoán cần lưu ý : - Thích án (xoa bóp) thuộc hư, không thích xoa bóp (cự án) thuộc thực. - Bụng có khối, rắn, đau, không di chuyển thường là khối giun, ứ huyết. - Lúc có lúc tan, ấn vào không thấy hình thể, không ở 1 nơi nhất định thường do khí trệ. - Trong việc châm cứu, việc thăm khám bằng cách sờ nắn rất quan trọng đặc biệt trong việc tìm các A thị huyệt hoặc các huyệt chẩn đoán để từ đó chẩn đoán được các đường kinh bệnh và chọn huyệt châm cứu có kết quả. II.- XEM MẠCH (Mạch chẩn) 1.- Đại Cương - Xem mạch để biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh. - Mạch là 1 thực thể của âm dương là gợn sóng của khí huyế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_chan_doan_hoc.pdf
Tài liệu liên quan