MỤC LỤC
Lời nói đầu .
PHẦN THỨNHẤT:
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC ASEAN TỪ
KHI GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP DÂN TỘC TỚI NAY
CHƯƠNG I: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN
I - Những tiền đềcủa sựphát triển----------------------------
II - Chiến lược phát triển của vướng quốc Thái Lan từsau cách mạng dân chủtưsản 1932 tới trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ(7/1997) .
CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾXÃ HỘI CỦA CỘNG HÒA INDONESIA
I - Những tiền đềcủa sựphát triển---------------------------------------
II - Chiến lược phát triển kinh tếxã hội của Indonesia từkhi độc
lập tới nay .
CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN BANG MALAYSIA .
I - Những tiền đềphát triển .
II - Chiến lược phát triển kinh tế- Xã hội trong giai đoạn 1971 – 1990.
III - Chiến lược phát triển kinh tế- Xã hội trong giai đoạn hiện nay .
CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG HÒA PHILIPPINES .
I - Những tiền đềcủa sựphát triển
II - Chiến lược phát triển
CHƯƠNG V: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG HÒA SINGAPORE
I - Những tiền đềcủa sựphát triển
II - Chiến lược phát triển .
III - Những thành tựu phát triển kinh tế- Xã hội sau 40 năm triển khai chiến lược phát triển
PHẦN THỨHAI:NHÌN LẠI 40 NĂM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN SÁNG LẬP ASEAN
CHƯƠNG VI: NHỮNG THÀNH TỰU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀTỒN TẠI
SAU 4 THẬP NIÊN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
I - Một số đặc điểm cơbản trong chiến lược phát triển của các nước ASEAN .
II - Những thành tựu sau 40 năm thực hiện chiến lược phát triển
III - Những vấn đềtồn tại trên con đường phát triển của các nước ASEAN
IV - Khủng hoảng tài chính - tiền tệ: K ết cục không tránh khỏi của quá
trình phát triển không bền vững
CHƯƠNG VII: VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG KINH TẾTẠO TIỀN ĐỀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THẾKỶXXI
I – Tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ đối với sựphát triển của ASEAN .
II - Những cốgắng vượt qua khủng hoảng tài chính - tiền tệcủa ASEAN . 5
III - Những kết quảkhắc phục khủng hoảng và phục hồi kinh tếcủa các nước ASEAN .
PHẦN THỨBA:
TIẾN TỚI MỘT TƯƠNG LAI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THẾKỶXXI
CHƯƠNG VIII: NHỮNG CỐGẮNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA
ASEAN TỪSAU CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆTỚI NAY .
I – Khái niệm phát triển bền vững của các nước ASEAN
II - Tiến tới một sựphát triển bền vững trong thếkỷXXI .
357 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5698 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Chiến lược phát triển của các nước Đông Nam Á - Tập 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động, kích thích các xí nghiệp, tuyển chọn những người có tay nghề
cao và thu hút được nhiều chuyên gia giỏi và công nhân lành nghề nước
ngoài.
Thứ hai, kích thích về mặt tài chính đối với các doanh nghiệp.
175
Những xí nghiệp mở rộng hoạt động của mình theo hướng tự động hóa, đi
sâu nghiên cứu phát minh sẽ được miễn thuế lợi tức.
Thứ ba, tăng cường cải thiện cơ sở kinh tế hạ tầng cơ bản, nhất là nâng
cao thể lực và tay nghề cao cho công nhân.
Năm 1980 chính phủ đã thành lập thêm một số trung tâm đào tạo, hướng
nghiệp, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và nghiên cứu công nghệ như
Trung tâm đào tạo công nghiệp, công ty công nghệ Singapore.
Thứ tư, mở rộng các hệ thống các đại diện xúc tiến đầu tư và đổi mới
công nghệ tại các nước phát triển.
Hội đồng phát triển kinh tế đã mở thêm hàng loạt cơ quan đại diện cho
mình ở nước ngoài để trực tiếp bắt mối, sàng lọc các nhà đầu tư và làm
dịch vụ cho các dự án kinh doanh quốc tế của Singapore tại nước ngoài.
Với những nỗ lực trên, công cuộc cải tổ cơ cấu công nghiệp theo hướng
hiện đại hóa công nghệ và sử dụng nhiều chất xám bước đầu đã thu hút
được những kết quả đáng khích lệ. Đầu tư nước ngoài tăng từ 6,35 tỷ đô
la Singapore (1979) lên tới 11,1 tỷ đô la Singapore. Nguồn vốn đầu tư
trực tiếp này chủ yếu đi vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, có công
nghiệp hiện đại như sản xuất máy vi tính, hàng điện tử bán dẫn dân dụng,
chế tạo máy lọc dầu và hoá chất.
Chính sách đổi mới công nghệ, thu hút đầu tư vào các ngành có kỹ nghệ
176
tinh xảo, tiến đến làm bùng nổ nền công nghiệp điện tử - bán dẫn tại
Singapore đầu những năm 80. Các hãng như Hitachi, Sanyo, Sharp của
Nhật Bản, Philips của Hà Lan và các máy vi tính của Mỹ ồ ạt đầu tư vào
Singapore và đã biến nước này trở thành một trong những trung tâm sản
xuất các mặt hàng điện tử bán dẫn lớn nhất tại Đông Nam Á. Đóng góp
của ngành này vào tổng giá trị công nghiệp tăng từ 12% năm 1970 lên
30% năm 1985.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, công cuộc cải tổ cơ cấu theo hướng
ưu tiến hiện đại hóa công nghệ và sử dụng nhiều chất xám cũng nảy sinh
nhiều điều bất hợp lý đối với tổng thể nền kinh tế và nó cũng góp phần
đưa đến sự trì trệ kinh tế trong giai đoạn 1985 - 1986. Từ chỗ tăng trưởng
thực tế của tổng sản phẩm quốc dân là 8,2% năm 1984, tụt xuống còn
mức âm 1,8% (-l,8%) vào năm 1985. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
trong những năm 1980-1985 chỉ đạt 6,1 % trong khi mức tăng chung
là
8,5%. Mức đóng góp của lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo trong
tổng sản phẩm trong nước tụt từ 24% năm 1979 xuống còn 21% năm
1984.
Đứng trước những thách thức đối với sự phát triển kinh tế, chính phủ
Singapore đã phải đưa ra những biện pháp mới và điều chỉnh lại chính
sách công nghiệp của mình.
3.2 - Đổi mới và đa dạng hóa hơn nữa cá c hìn h thức hoạt động của
công nghiệp và dịch vụ (từ năm 1986 đến nay)
Đứng trước những thách thức do tình hình trong nước và quốc tế. Chính
phủ Singapore nhận thức rõ rằng muốn thực hiện tốt cách mạng công
nghiệp lần thứ hai thì cần phải kết hợp đồng bộ, cùng một lúc đổi mới và
177
nâng cấp tất cả các ngành kinh tế, trong đó các ngành như dịch vụ tài
chính, giao thông vận tải, bưu điện viễn thông và dịch vụ du lịch không
thể coi nhẹ, đồng thời phải kết hợp chặt chẽ giữa sản xu ất công nghiệp
nội địa và phát triển trung tâm thương mại và tài chính quốc tế.
Để làm được các điều đã đặt ra, chính phủ thi hành những biện pháp mới
như:
- Giảm mức đóng góp vào quỹ dự phòng trung ương từ 25% tiền lương
của các chủ doanh nghiệp tư nhân xuống còn 10% và giảm tiền lệ phí
mà các chủ thuê mướn nhân công phải đóng góp cho quỹ phát triển tay
nghề từ 2 % xuống 1 %.
- Giảm thuế nhà, cước phí đi lại và các dịch vụ khác.
- Giảm thuế nghiệp đoàn từ 40% xuống còn 30% ưu tiên hơn về giảm
thuế lợi tức, kéo dài thời gian miễn thuế cho các nhà đầu tư ở tất cả
các lĩnh vực kinh tế…
Chính phủ nhấn mạnh rằng, phải cùng lúc nâng cấp và đa dạng hóa tất cả
các ngành kinh tế, trong đó phải mở rộng hơn nửa các ngành dịch vụ, đặc
biệt là dịch vụ quốc tế như dịch vụ tài chính - ngân hàng, dịch vụ cảng,
dịch vụ viễn thông và kỹ thuật tin học. Mục tiêu của Singapore là muốn
xây dựng hòn đảo này thành trung tâm kinh doanh tổng hợp ở khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương.
Sự điều chỉnh kịp thời của chính sách kinh tế năm 1986 đã mang lại sức
sống mới cho nền kinh tế Singapore. Năm 1997 mức tăng trưởng tổng sản
phẩm trong nước đạt tới 9,4% và duy trì ở mức 8% năm trong năm 1990-
1991. Nguồn thu hút trực tiếp của nước ngoài tăng từ 13 tỷ đô la
Singapore năm 1985 lên tới 19 tỷ đô la Singapore năm 1989. Nhật Bản là
178
nước đầu tư lớn nhất vào Singapore.
Với mục đích tăng nhanh nguồn vốn tích lũy nội địa cho những dự án
xuất khẩu tư bản và "Dịch vụ chất xám". Ngoài ra, từ năm 1990,
Singapore tiến hành điều chỉnh tỷ lệ đóng góp tiền của dân chúng vào quỹ
dự phòng Trung ương. Hiện nay tỷ lệ đóng góp của các chủ doanh nghiệp
là 17% mức lương hàng tháng (tăng 7% so với điều chỉnh năm 1986) và
22,5% đối với những người làm thuê (giảm 2,5% so với năm 1986).
Singapore còn đang chuẩn bị xúc tiến những dự án phát triển cho tương
lai như xây dựng "vùng tam giác tăng trưởng", ráo riết tìm kiếm thị
trường đầu tư mới, củng cố và phát triển các trung tâm kỹ thuật, các viện
nghiên cứu, các cơ sở thiết kế. Chính phủ coi đây là nguồn năng lực chủ
đạo cho sự thịnh vượng lâu bền của quốc gia thành phố hải đảo này.
III - NHỮNG THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
SAU 40 NĂM TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
1. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao
Giai đoạn công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu 1960-1965), tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm là 5,5%. Sau khi
chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa hướng xuất khẩu (từ 1966 trở đi),
tốc độ tăng GDP đạt mức 9,1% hàng năm trong những năm 1966-1990.
Ở thời kỳ đầu của công nghiệp hóa hướng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao
động (1966-1979) tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức kỷ lục, gần 12%
năm. Do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh từ thập kỷ 70, Singapore bắt
đầu thời kỳ cất cánh. Giữa những năm 80, nhịp độ tăng trưởng kinh tế có
phần giảm xuống. Nhưng từ năm 1987 trở đi, nền kinh tế Singapore lấy
179
lại được phong độ với mức tăng bình quân hàng năm trong những năm
1987-1990 là 9,5%. Do mức tiêu thụ hàng hóa của Singapore trên thị
trường Mỹ và các nước EU giảm xuống. nên đã ảnh hưởng tới tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Singapore. Từ 1991 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt khoảng
8% năm.
Tốc độ tăng trưởng GDP của NICs và ASEAN 1970-1990
1970-
1987
1987 1988 1989 1990 1987-
1990
Singapore 6,7 9,4 11,1 9,2 8,3 9,5
Hongkong 8,7 13,9 7,2 2,5 2,3 6,5
Hàn Quốc 8,5 12,0 11,5 6,1 8,6 9,6
Đài Loan 8,3 12,3 7,3 7,7, 6,2 8,1
Indonesia 6,7 4,8 5,7 7,4 7,0 6,2
Malaysia 5,8 5,3 8,7 7,6 10,0 8,0
Thái Lan 6,1 8,4 11,1 9,2 10,0 9,7
Phillipines 3,9 4,7 6,2 6,0 3,0 5,0
Sự tăng nhanh về khối lượng và giá trị các mặt hàng xuất khẩu nội địa,
cùng với sự ổn định về giá cả tiêu dùng đã nâng giá trị đồng đô la
Singapore (SG$) so với ngoại tệ mạnh khác.
Trong những năm 1971 - 1980, đồng SG$ tăng giá trị hàng năm là 3,5%
so với đô la Mỹ (US$). Nếu như năm 1970, 1US$ đổi được 3,1 SG$ thì
đến 1980 chỉ đổi được 2,15 SG$ và con số đó tụt xuống còn 17 SG$ vào
năm 1991. Từ 1987 trở đi, Singapore hầu như không mắc nợ nước ngoài.
180
2. Nâng cao mức sống của nhân dân
Chính sách giải quyết việc làm, trợ cấp xã hội và tạo cơ hội làm giàu
cũng giành được những kết quả to lớn.
Từ chỗ tỷ lệ thất nghiệp 13,5% năm 1959 đã giảm xuống còn mức 4,5 %
năm 1973. Trong những năm 80, con số trên chỉ ở mức 3,5%. Năm 1991,
tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 1,9%. Do giải quyết được vấn đề việc
làm nền số người nghèo ngày càng giảm. Nếu vào cuối thời kỳ thuộc địa
Anh có tới 40% hộ ở Singapore thuộc diện nghèo đói thì đến giữa những
năm 70 giảm còn 17% và năm 1982 con số đó là 8%. Đến cuối năm
1988, số gia đình nghèo chiếm khoảng 3,5% dân số cả nước. Những gia
đình này chủ yếu rơi vào những nhóm tộc người Mã Lai và người Ấn Độ,
thuộc diện những hộ đông con, những đối tượng không có tay nghề. Từ
chỗ 13 người dân có một vô tuyến truyền hình vào năm 1970, đến cuối
những năm 80 tỷ lệ này là 5/1. Hiện nay (từ 1990) gần như 100% số hộ
gia đình ở Singapore có máy điện thoại và nước này đang tiến đến nền
văn minh điện toán.
Để giảm gánh nặng trong chi phí sinh thoạt ở nơi đất chật người đông này
chính phủ đã đứng ra xây dựng và trợ cấp nhà ở cho người lao động. Từ
năm 1959 đến năm 1985, Hội đồng phát triển nhà ở quốc gia đã xây dựng
được hơn nửa triệu căn hộ và cấp được tới 80% dân cư cả nước. Đến cuối
năm 1991 gần 87% cư dân Singapore được sống trong các căn hộ do nhà
nước xây dựng. Loại nhà ở này có giá thuê và bán rẻ hơn nhiều
so với
những căn hộ tư nhân xây dựng. Hiện nay có khoảng 80% các hộ dân có
nhà thuộc sở hữu của họ.
181
Nhà nước đã chi một khoản tiền rất lớn, khoảng 6% tổng thu nhập quốc
dân cho phúc lợi xã hội như giáo dục, y tế và từ thiện. Riêng chi phí cho_
giáo dục bình quân hằng năm trong những năm 60- 70 chiếm khoảng
16% tổng ngân sách của nhà nước. Đây là những nỗ lực lớn của nhà nước
Singapore trong việc nâng cao mức sống vật chất và dân trí cho dân
chúng.Kết quả chính sách trên đó đưa đến tỷ lệ dân cư biết đọc, biết viết
từ 72% năm 1970 lên 88% năm 1990.
Một thành tích đem lại ý nghĩa xã hội, chính trị sâu sắc là sự chênh lệch
mức sống và thu nhập giữa các nhóm dân tộc và những người có nghề
nghiệp khác nhau ngày càng thu hẹp. Chính sách điều chỉnh mức lương
có lợi cho người trực tiếp sản xuất, chênh lệch giữa mức lương của những
người làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân ngày
càng thu hẹp. Trong những năm 1966 - 1976, mức lương khu vực- kinh tế
nhà nước thường cao hơn khu vực kinh tế tư nhân từ 2% đến 30%, nhưng
đến đầu những năm 80 sự chênh lệch này hầu như không còn.
Thời thuộc địa, nhóm dân tộc người Mã Lai chủ yếu làm những nghề có
thu nhập thấp. Chính sách tạo việc làm và điều chỉnh tiền lương đã nâng
nhanh mức sống của người Mã Lai. Trong năm 1965 mức thu nhập bình
quân của mỗi hộ người Hoa thường cao hơn người Mã lai từ 300% đến
500%. Đến 1973 mức thu nhập của người Mã lai chỉ kém người Hoa 42%
và con số đó chỉ còn 30% vào năm 1977.
Sự thành công của Singapore về kinh tế - xã hội trong hơn ba thập kỷ qua
là do nước này biết khai thác một cách tối đa sức mạnh tổng hợp của
nhiều yếu tố như: vị trí chiến lược, những di sản của lịch sử (biết gạt bỏ
những mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực), biết khai thác hoàn
182
cảnh thị trường quốc tế thuận lợi, đặc biệt là thành tựu của cách mạng
khoa học công nghệ, cũng như cấu trúc của thế giới sau chiến tranh thế
giới thứ hai.
Nhưng một yếu tố chủ quản rất quan trọng đó là vai trò của nhà nước
trong phát triển kinh tế xã hội.
- Trước hết, chính phủ Singapore theo đuổi mô hình "kinh tế thị trường
xã hội có sự điều tiết ở tầm vĩ mô và có sự can thiệp của nhà nước".
- Chính phủ Singapore đã biết giới hạn mục tiêu, ưu tiên cho từng giai
đoạn phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội.
- Một vấn đề quan trọng khác làm cho Singapore có một môi trường và
không khí kinh doanh bên trong lợi nhuận là do chính phủ đã tạo được
một cơ cấu tổ chức hành chính quản trị quốc gia gọn nhẹ có hiệu quả
và thiết lấp được một hệ thống pháp lý toàn diện, cũng như đề ra được
những nguyên tắc chỉ đạo cụ thể cho các hoạt động kinh doanh. Hệ
thống này
luôn luôn được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình
thực của nền kinh tế.
- Một vấn đề khác đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của
Singapore là quy trình giáo dục văn hóa truyền thống và giáo dục
hướng nghiệp.
Chính phủ rất coi trọng những giá trị tư tưởng Khổng giáo như lòng hiếu
thảo, sự đức hạnh, lòng trung thành, ý thức hòa mục... Đồng thời coi đó
là một trong những nội dung cơ bản của chương trình giảng dạy trong hệ
thống trường học của Singapore.
Cùng với việc giáo dục văn hóa truyền thống, chính phủ còn rất coi trọng
183
công tác giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp từ cấp phổ thông trở
đi. Bước vào thập kỷ 90, Singapore đứng trước những thách thức mới bắt
nguồn từ những nhân tố bên trong và tình hình kinh tế, chính trị,… thế
giới.
Thứ nhất, do diện tích quá nhỏ hẹp cùng với sự bùng nổ nhu cầu xây
dựng, các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở kinh tế hạ tầng và các trung
tâm thương mại tổng hợp trong những năm 60 - 80, nên Singapore thiếu
đất để mở rộng thêm các hoạt động công nghiệp và dịch vụ du lịch trong
tương lại. Tuy chính phủ có nhiều nỗ lực trong việc lấn biển, san lấp các
gò, đống, đầm lầy và xây dựng nhiều nhà cao tầng nhưng vẫn không thể
đáp ứng được nhu cầu về đất đai để xây dựng những công trình mới. Đến
cuối năm 1991, mật độ dân cư đã lên gần 5.000 người/km2. Giá đất tăng
bình quân hằng năm
trong thời gian gần đây là 30-40%. Hiện nay,
Singapore là một trong những nơi giá đất đắt nhất thế giới, chỉ sau Tokyo,
London, Hongkong và Paris.
Thứ hai, Singapore thiếu nguồn nhân lực khá trầm trọng, mặc dầu người
tham gia hoạt động kinh tế và người làm công ăn lương rất cao so với
toàn bộ dân cư (tỷ lệ l/2). Nguyên nhân chính đưa đến tình trạng này là sự
phát triển nhanh chóng của ngành chế biến chế tạo sử dụng nhiều lao
động và sự bùng nổ của ngành xây dựng cơ bản trong những năm 1970.
Thứ ba, Singapore là một trong những nước có lao động cao (mức lương
cao) trên thế giới, đứng thứ hai ở Châu Á sau Nhật Bản, nhưng năng suất
lao động chưa cao so với Hàn Quốc, Đài Loan và Hong Kong. Điều này
sẽ làm Singapore phải cạnh tranh gay gắt trong việc bán sản phẩm của
mình trên thị trường quốc tế vì giá thành sản phẩm cao hơn so với các
184
nước trong vùng, đặc biệt là so với Hàn Quốc, Đài Loan và Hong Kong.
Thứ tư, nền kinh tế Singapore phụ thuộc sâu sắc vào nước ngoài trên
nhiều phương diện, đặc biệt và nguồn vốn, công nghệ và kỹ thuật, cùng
với thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu. Đến cuối
những năm 80, tư bản nước ngoài kiểm soát từ 75-80% tổng số vốn đầu
tư vào ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, đóng góp khoảng 65% tổng
giá trị công nghiệp và 85% trị giá hàng xuất khẩu trực tiếp, đảm bảo việc
làm cho khoảng 60% lực lượng lao động của Singapore…
Singapore còn phụ thuộc sâu sắc vào thị trường cung cấp nguyên liệu và
tiêu thụ sản phẩm của quốc tế, trước hết là thị trường các nước tư bản
phát triển, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản.
Sự phụ thuộc sâu sắc vào nước ngoài về nguồn vốn đầu tư và thị trường
tiêu thụ sản phẩm nhất là lại chỉ tập trung ở một số nước, có thể gây hậu
quả bất lợi cho nền kinh tế Singapore, nếu như nền kinh tế của các nước
đó bị khủng hoảng, hoặc quan hệ giữa Singapore và các nước đó xấu đi.
Thứ năm, đội ngũ các nhà thầu khoán, nhà công nghệ tư nhân địa phương
còn yếu kém, kể cả về nguồn vốn, kỹ thuật và quản lý.
Nhằm vượt qua những thách thức trên, chính phủ Singapore đã và đang
sắp đặt những dự án phát triển mới:
• Thứ nhất, tiếp tục duy trì các chính sách cơ bản đã theo đuổi trong
gần 30 năm qua, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế thị trường, lấy
khu vực kinh tế tư nhân làm động lực chính thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, gắn nền kinh tế trong nước với hệ thống kinh tế thế giới,
kích thích đầu tư và phát triển, duy trì một môi trường trong sạch,
185
công bằng và bình đẳng.
• Thứ hai, mở rộng các ngành kinh tế dịch vụ.
• Thứ ba, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư vào giáo
dục, nghiên cứu phát triển, xây dựng những nguồn năng lực chủ
đạo như các trung tâm kỹ thuật, các viện nghiên cứu, các cơ sở
thiết kế và các trung tâm nhân lực chuyên môn.Mục tiêu của chính
phủ là làm cho Singapore bước vào đầu thế kỷ XXI, trở thành trung
tâm tích tụ và truyền bá kiến thức khoa học-kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến của khu vực.
PHẦN THỨ HAI
NHÌN LẠI 40 NĂM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN SÁNG LẬP ASEAN
CHƯƠNG VI:
NHỮNG THÀNH TỰU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI SAU 4
THẬP NIÊN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
I- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC ASEAN
Nhìn lại chiến lược phát triển của các nước thành viên sáng lập ASEAN,
có thể thấy rằng chiến lược phát triển của các nước đó chính là chiến lược
mà Nhật Bản và các NICS Châu Á đã trải qua. Đó là thực hiện kế tiếp
186
nhau hai chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và hướng ra xuất
khẩu.
Tuy nhiên, việc chuyển từ chiến lược công nghiệp thay thế nhập khẩu
sang công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu đã không dẫn tới việc loại bỏ
hoàn toàn chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Malaysia cung
cấp cho chúng ta ví dụ về sự kết hợp giữa hai chiến lược công nghiệp hóa
ở cùng một thời điểm. Thật vậy, từ 1968, Malaysia đã chuyển sang chiến
lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu, nhưng chiến lược công nghiệp
hóa thay thế nhập khẩu vẫn được tiếp tục. Các nhà đầu tư nước ngoài là
mục tiêu của chiến lược hướng ra xuất khẩu còn các nhà đầu tư trong
nước là mục tiêu của chiến lược thay thế nhập khẩu. Việc kết hợp cả hai
chiến lược này đã giúp cho Malaysia vừa khai thác được các nguồn lực
bên ngoài vừa phát triển được tiềm năng của các ngành công nghiệp phục
vụ nhu cầu nội địa.
Trên con đường phát triển, các nước ASEAN cũng như các nước Châu Á
trước đó đều bỏ qua giai đoạn tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa. Đây
là một trong những nét đặc trưng của con đường phát triển của chủ nghĩa
tư bản ở các nước ASEAN. Việc bỏ qua giai đoạn tích lũy nguyên thủy
đã giúp ASEAN rút ngắn được con đường phát triển so với các nước tư
bản Châu Âu trước đây. Điều này chỉ có thể thực hiện trong thời đại ngày
nay, khi thế giới đã trở thành một thị trường thống nhất, khi các nước
công nghiệp phát triển chuyển sang các ngành công nghiệp sử dụng công
nghệ cao và có nhu cầu chuyển giao các công nghệ không phù hợp sang
các nước đang phát triển và khi các nước đang phát triển, trong đó có
ASEAN, bước vào quá trình công nghiệp hóa chứng tỏ được những lợi
thế so sánh của họ.
187
Đắc điểm quan trọng thứ hai trong chiến lược phát triển của ASEAN là ở
chỗ các nước này đều là các nước nông nghiệp lạc hậu đi vào công
nghiệp hóa. Điều này có nghĩa là vào lúc khởi đầu của quá trình công
nghiệp hóa, hầu hết nước ASEAN đều phải đưa vào nông nghiệp, lấy
nông nghiệp làm một trong những nguồn
vốn cho công nghiệp hóa. Vì lẽ
đó, Thái Lan, Inđonesia và Malaysia đều rất chú trọng phát triển nông
nghiệp, dành cho nông nghiệp những ưu tiên cần thiết về vốn đầu tư để
tiến hành "cách mạng xanh" trong nông nghiệp của mỗi nước.
Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn sau của quá trình công nghiệp hóa, tất
cả các nước ASEAN đều nhận thấy rằng không thể đi lên chỉ bằng nồng
nghiệp, mà phải thu hút các nguồn lực bên ngoài và phát triển các ngành
công nghiệp và dịch vụ. Có lẽ vì thế, nông nghiệp và nông thôn đã không
còn được chú ý nhiều như ở giai đoạn đầu công nghiệp hóa.
Phát triển chủ nghĩa tư bản trong lúc giai cấp tư sản dân tộc còn là một
lực lượng yếu ớt, không có vị trí vững chắc trong nền kinh tế dân tộc, các
chính phủ ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều trải qua thời kỳ sử dụng
quyền lực chính trị để thực hiện chính sách kinh tế dân tộc chủ nghĩa.
Mục đích trong chính sách kinh tế ấy là giành lại cho người bản xứ
(người Thái, người Indonesia, người Mã Lai) những ngành kinh tế cũng
như quyền sở hữu các ngành kinh tế công thương nghiệp chính từ tay
ngoại kiều, đặc biệt là từ tầng lớp tư sản người Hoa và xây dụng nền
công thương nghiệp dân tộc của người bản xứ theo hướng thay thế nhập
khẩu. Những chính sách trên đều lần lượt thất bại. Việc đột nhiên giao
cho người bản xứ công việc quản lý kinh doanh các cơ sở kinh tế do
chính phủ tịch thu của các công ty tư bản nước ngoài, của người Hoa
hoặc do chính phủ bỏ vốn xây dựng đã dẫn đến một tình trạng là phần lớn
188
các cơ sở đó đều làm ăn thua lỗ, do quản lý tồi và đặt kế hoạch kém. Việc
gạt bỏ người Hoa còn đưa tới tình trạng mất ổn định về chính trị và tạo
điều kiện cho nước ngoài có cơ hội can thiệp vào công việc nội trị của
bốn nước trên.
Từ thất bại của chính sách này, các chính phủ Thái Lan, Indonesia và
Malaysia đều đã từ bỏ chính sách dân tộc chủ nghĩa để hòa nhập vào nền
kinh tế thế giới, chủ trương mở rộng cửa đất nước, tích cực hội nhập vào
nền kinh tế thế giới.
Như vậy, con đường phát triển của bốn nước ASEAN được nghiên cứu ở
đây là con đường phát triến tư bản chủ nghĩa. Con đường đó đã trải qua
hai giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, các nước ASEAN đều đi theo con đường
phát triển của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Con đường này đã có những
đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của các nước
ASEAN. Nó đã giúp các nước đó xây dựng được những cơ sở kinh tế làm
rường cột cho nền kinh tế quốc dân của ASEAN hiện nay và phát huy
được lòng yêu nước và nhiệt tình chính trị của mọi tầng lớp xã hội ở thời
kỳ mới độc lập. Nhưng do giai cấp tư sản dân tộc ở ASEAN còn non nớt,
thiếu kinh nghiệm quản lý nên các cơ sở kinh tế quốc doanh ở các nước
trên đã tỏ ra không có hiệu quả. Chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Thái Lan,
Indonesia, Malaysia và Philippines tỏ ra không còn vai trò tích cực. Hiện
nay, tất cả các nước ASEAN nói trên đang có khuynh
hướng chuyển sang
con đường phát triển theo chủ nghĩa tư bản tự do, lấy kinh tế tư nhân làm
động lực cho sự phát triển kinh tế.
II. NHỮNG THÀNH TỰU SAU 40 NĂM THỰC HIỆN CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN
189
Sau bốn thập niên triển khai chiến lược phát triển, các nước thành viên
sáng lập ASEAN đã gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận về
nhiều phương diện.
Về kinh tế
Trong suốt 15 năm (từ 1980 tới l995) kinh tế các nước thành viên
ASEAN 6, nhìn chung (trừ Philippines) đều tăng trưởng liên tục với tỷ lệ
năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng trung bình của
Singapore trong 5 năm đầu thập kỷ 90 là 8,5%, Malaysia: 8,7%; Thái
Lan: 8,6%; Indonesia: 7,1% ; Philippines: 2,2%. Một vài nước ASEAN,
thậm chí, đã đạt mức tăng trưởng 2 chữ số kéo dài trong vài năm. Thái
Lan là một ví dụ. Năm 1988, kinh tế nước này đã đạt tốc độ tăng trưởng
13,3%, một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở Đông Nam Á trong
năm đó (xem bảng 1).
Bảng 1: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của ASEAN
Nước Brunâ
y
Indonesi
a
Malaysi
a
Philippin
es
Singapo
re
Thái
Lan
1980-
1990
- 6,1 5,2 1,0 6,4 7,6
1991-
1995
1,4 7,1 8,7 2,2 8,5 8,6
Nguồn: Dẫn theo TS Nguyễn Quang Thái: “Cùng nhau phát triển ASEAN
thành cộng đồng phát triển bền vững”, bài trình bày tại hội thảo xây
dựng ASEAN thành cộng đồng các quốc gia phát triển bền vững, đồng
đều và hợp tác”, trang 7.
190
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan đã giảm dần khi bước vào thập
kỷ 90, nhưng vẫn còn ở mức rất cao: 12,2% (1989); 11,2% (1990); 8,7%
(l994) và 8,6% (1995). Nếu tính thành tiền thì trong vòng 5 năm (1990-
1995), tổng sản phẩm trong nước của Indonesia đã tăng từ 114.414,5 triệu
đô la lên 201.147,6 triệu đô ra tức là tăng gần gấp 2 lần: các nước
ASEAN khác trong nhóm ASEAN 6 cũng đều tăng GDP với một tỷ lệ
tương tự như tỷ lệ của Indonesia. Bảng 2 đã cho thấy điều đó.
Bảng 2: Tổng sản phẩm trong nước
(giá hiện hành)
Triệu USD
Nướ
c
Brunâ
y
Indonesi
a
Malaysi
a
Philippine
s
Singapor
e
Thái
Lan
1990 3.060,2 114.414,
5
42.694,4 44.311,0 37.406,2 85.424,0
1993 4.021,6 158.014,
3
64.282,5 54.369,5 56.810,1 124.956,
6
1994 4.708,6 176.871,
8
72.631,3 64.083.7 70.918.4 143.176,
9
1995 5.244,1 201.147,
6
87.481,2 74.131,8 85.268,3 167.455,
8
Ước
tính
5.374,0 225.856,
5
97.946,4 83.532,9 94.063,1 184.112,
1
191
1996
(*) Số liệu năm 1989
Nguồn: Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN. NXB thống kê, Hà
Nội, 1998, trang 10.
Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện cho các nước thành viên ASEAN 6 tái
đầu tư mở rộng sản xuất, tăng dự trữ ngoại tệ và cải thiện một bước đời
sống của nhân dân. Trong vòng 10 năm, số vốn đầu tư trong nước của
Indonesia đã tăng lên gần gấp 10 lần. Từ 7.722,9 triệu đô la (l976) lên
74.863,5 triệu đô la (l995); Malaysia tăng gần 15 lần (từ 2.435,0 triệu đô
la lên 37.828,4 triệu đô la trong cùng thời gian. Philippines, nước
ASEAN có tổng số vốn đầu tư trong nước tăng chậm nhất trong nhóm
ASEAN 6 cũng tăng được 3 lần trong vòng 5 năm (xem bảng 3).
Bảng 3: Tổng đầu tư trong nước
Triệu USD
Nước Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Singapore
1976 7.722,9 2.435,0 5.618,3 4.077,9 2.421,7
1980 15.127,6 7.439,0 9.427,4 9.426,7 5.433,51
1990 35.154,6 12.972,3 10.703,4 35.410,9 13.452,4
1993 52.504,0 23.303,5 13.038,3 50.459,4 21.955,9
1994 60.142,5 29.344,3 15.420,1 58.650,9 22.531,3
1995 74.863,5 37.828,4 16.469,7 7.243,8 28.245,2
Uớc 73.773,2 42.133,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 971.pdf