Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơquan quyết định (quyền lực)
cao nhất của công ty, bao gồm tất cảcác cổ đông có quyền biểu
quyết (cổ đông PT và cổ đông ƯĐBQ) (khoản 1 Điều 96). Các cổ
đông ƯĐkhác không thuộc ĐHĐCĐ, bởi vì họkhông có quyền
biểu quyết.
Cổ đông là tổchức có quyền cửmột hoặc một sốcá nhân đại diện
theo ủy quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình tại công ty.
Trường hợp cổ đông đó cửnhiều người đại diện, thì phải xác định
cụthểsốcổphần và sốphiếu bầu của mỗi người đại diện (khoản 3
Điều 96)
282 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5033 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Chủ thể kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và Báo cáo đánh giá
công tác quản lý và điều hành công ty. Các báo cáo này là cơ sở để
ĐHĐCĐ đánh giá hiệu quả quản lý điều hành của những người
131
quản lý công ty, quyết định bầu hoặc miễn, bãi nhiệm thành viên
Hội đồng quản trị hay (Tổng) Giám đốc, quyết định khen thưởng
hay quy trách nhiệm vật chất đối với các chức danh này.
Thứ tư, ĐHĐCĐ có quyền quyết định về mức cổ tức hàng năm của
từng loại cổ phần.
Thứ năm, ngoài ra ĐHĐCĐ còn có quyền quyết định đầu tư hoặc
bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản
được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ
công ty không quy định một tỉ lệ khác, nghĩa là quy định một tỉ lệ
nhỏ hơn (khoản 2(d) Điều 96). Mặc dù đây là những vấn đề có tính
chất quản lý, nhưng với phạm vi đó nó có khả năng ảnh hưởng đến
nền tảng công ty nên quyền quyết định được bảo lưu cho ĐHĐCĐ.
5.2.3 Triệu tập và thể thức tiến hành họp ĐHĐCĐ
LDN 2005 dành hơn chục điều khoản (Điều 97-107) để quy định
chi tiết về vấn đề triệu tập, thể thức tiến hành cuộc họp, biểu quyết
của ĐHĐCD. Điều đó thể hiện nhận thức về tầm quan trọng của
việc bảo vệ “nền dân chủ cổ phần” trong loại công ty có khả năng
thu hút vốn từ công chúng đầu tư này. Quy định chi tiết và chặt
chẽ về các vấn đề đó cũng tạo căn cứ để cổ đông, thành viên Hội
đồng quản trị, (Tổng) Giám đốc và Ban kiểm soát thực hiện quyền
yêu cầu Toà án xem xét và huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ trong
các trường hợp trình tự và thủ tục triệu tập họp không thực hiện
đúng theo quy định của luật và Điều lệ công ty (Điều 107).
Riêng đối với loại CTCP được thành lập sau thời điểm Việt Nam
gia nhập WTO bởi sự hợp tác giữa cổ đông trong nước và cổ đông
nước ngoài (doanh nghiệp liên doanh) hoạt động trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ thuộc các nhóm ngành Việt Nam có cam kết có
thể quy định trong điều lệ các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định
ĐHĐCĐ, số đại diện cần thiết để tiến hành cuộc họp, hình thức
132
thông qua quyết định của ĐHĐCĐ, tỉ lệ đa số phiếu cần thiết (kể
cả tỷ lệ đa số đơn giản là 51%) để thông qua các quyết định của
ĐHĐCĐ khác đi so với các quy định của Luật DN.15 Tương tự,
các doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo Luật Đầu tư
nước ngoài 1996/2000 mà chuyển đổi thành CTCP trong thời hạn
2 năm kể từ ngày Luật doanh nghiệp (đến ngày 01/7/2008) cũng
có thể quy định trong điều lệ về những vấn đề trên khác đi so với
các quy định của Luật . Trường hợp điều lệ công ty không quy
định chi tiết vấn đề này thì áp dụng các quy định của Luật doanh
nghiệp .
5.3 Hội đồng quản trị
5.3.1 Chức năng
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý công ty. Để thực
hiện chức năng này HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ (khoản 1 Điều 108).
Quyền “nhân danh công ty” ở quy định này là quyền nhân danh
công ty trong các quan hệ đối nội; bởi vì sự nhân danh công ty
trong các quan hệ đối ngoại luôn phải thực hiện qua “người đại
diện theo pháp luật” và “người đại diện theo ủy quyền”.
5.3.1 Thành phần và cơ chế hoạt động
Trường hợp điều lệ công ty không quy định khác thì HĐQT có từ
3 đến 11 thành viên. HĐQT có nhiệm kỳ 5 năm; thành viên HĐQT
có nhiệm kỳ không quá 5 năm nhưng có thể được bầu lại với số
nhiệm kỳ không hạn chế (khoản 1 Điều 109). Thành viên HĐQT
không nhất thiết phải là cổ đông. Tuy nhiên, nếu thành viên HĐQT
là cổ đông thì thành viên đó phải sở hữu ít nhất 5% cổ phần PT của
công ty, nếu điều lệ công ty không quy định khác (khoản 1(b) Điều
110).
133
Cần lưu ý là cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số
cổ phần PT trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc tỷ lệ
khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty chỉ có quyền đề cử người
vào HĐQT (khoản 2 Điều 79), còn ĐHĐCĐ bầu thành viên HĐQT
(khoản 2(c) Điều 96).
Thành viên HĐQT được bầu theo phương thức bầu dồn phiếu,
theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với
tổng số cổ phần mà mình sở hữu nhân (x) với số thành viên được
bầu của HĐQT hoặc BKS và cổ đông có quyền dồn hết tổng số
phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên (điểm c
khoản 3 Điều 104). Điều 17 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP hướng
dẫn chi tiết về bầu dồn phiếu. Nguyên tắc bầu dồn phiếu được xem
là có tác dụng bảo vệ cổ đông thiểu số.
HĐQT là cơ quan không thường trực, thông qua quyết định bằng
biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức
khác do Điều lệ công ty quy định. Tuy nhiên để đảm bảo cho
HĐQT có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của nó một cách có hiệu quả, LDN 2005 quy định Điều lệ công ty
quy định số lượng thành viên HĐQT phải thường trú tại Việt Nam
(khoản 1 Điều 109).
Bởi vì thành viên HĐQT được xem là “người quản lý doanh
nghiệp” (điểm 13 Điều 4), nên luật đặt ra một số điều kiện và tiêu
chuẩn mà một cá nhân phải đáp ứng để có thể trở thành thành viên
HĐQT và trong suốt thời gian đương nhiệm (Điều 110). Đặc biệt,
thành viên HĐQT không được là đối tượng bị cấm thành lập và
quản lý doanh nghiệp.
ĐHĐCĐ trực tiếp bầu hoặc HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT theo quy
định tại Điều lệ công ty. Chủ tịch là người đứng đầu HĐQT, tuy
nhiên đây chỉ là một chức danh chứ không phải là một cơ quan
công ty. Chủ tịch HĐQT có các quyền và nhiệm vụ quy định tại
134
khoản 2 Điều 111, nhưng không có thẩm quyền quyết định riêng
biệt về các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT. Mặc dù vậy,
phiếu biểu quyết của Chủ tịch HĐQT có tính chất quyết định trong
trường hợp số phiếu tán thành và phản đối ngang nhau (khoản 8
Điều 112).
5.3.2 Thẩm quyền của HĐQT
Khác với loại hình công ty TNHH nhiều thành viên, trong loại
hình CTCP có sự tách biệt giữa thẩm quyền của ĐHĐCĐ và
HĐQT. Bởi vì, mặc dù là các đồng chủ sở hữu đối với công ty,
nhưng các cổ đông “chỉ” được xem là các nhà đầu tư, còn thành
viên HĐQT mới là “người quản lý doanh nghiệp”. Trong chừng
mực đó các nhà đầu tư gửi gắm vốn đầu tư và quyền “chèo lái”
công ty cho những người quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy mà
HĐQT có thẩm quyền quyết định rất lớn, thể hiện trong danh mục
quyền hạn và nhiệm vụ quy định tại Điều 108 và một số điều
khoản riêng lẻ khác như Điều 114, 120.
5.3.3 Triệu tập và thể thức tiến hành cuộc họp
Cũng bởi vai trò đặc biệt quan trọng của các quyết định của HĐQT
đối với sự phát triển của công ty nên luật quy định chi tiết cách
thức triệu tập và thể thức tiến hành cuộc họp của HĐQT. Các quy
định có tính chất bắt buộc tại Điều 112, 113 giúp tạo sự an tâm của
các nhà đầu tư vào công ty CP đối với hoạt động và trong việc ban
hành các quyết định của những người quản lý công ty.
Các quy định tại Điều 112, 113 về cuộc họp HĐQT dường như chỉ
nhằm vào hình thức họp trực tiếp có sự hiện diện của những người
tham dự trong phòng họp. Để có thể thực hiện cuộc họp dưới hình
thức “video conference”, điều lệ công ty cần có quy định về việc
cho phép, thủ tục triệu tập và thể thức tiến hành cụ thể phù hợp
với điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin.
135
Cổ đông, thành viên HĐQT hay Ban kiểm soát không có quyền
yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định của HĐQT như đối với quyết
định của ĐHĐCĐ. Nhưng mọi cổ đông sở hữu cổ phần của công
ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm đều có quyền yêu cầu
HĐQT đình chỉ thực hiện quyết định của mình mà trái với quy
định của pháp luật, điều lệ công ty và các nghị quyết của ĐHĐCĐ
gây thiệt hại cho công ty. Các thành viên HĐQT đã bỏ phiếu thông
qua những quyết định như vậy chịu trách nhiệm liên đới đền bù
thiệt hại cho công ty (khoản 4 Điều 108). Trách nhiệm này sẽ được
xem xét tại Đại hội thường niên trên cơ sở Báo cáo đánh giá công
tác quản lý và điều hành công ty.
5.4 Giám đốc (Tổng giám đốc)
5.4.1 Chức năng
Tương tự như Giám đốc công ty TNHH, Giám đốc công ty CP
cũng là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công
ty.
Trong mối quan hệ với HĐQT, Giám đốc là người thừa hành, chịu
sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT. Tuy
nhiên để thực hiện chức năng điều hành công việc kinh doanh
hàng ngày của công ty, Giám đốc cũng có thẩm quyền riêng biệt.
Giám đốc cũng có quyền quyết định về các vấn đề trong phạm vi
điều hành đó.
Bên cạnh chức năng điều hành, Giám đốc còn thực hiện chức năng
đại diện theo pháp luật của công ty, nếu điều lệ công ty không quy
định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật (khoản 1
Điều 116).
5.4.2 Thẩm quyền và trách nhiệm
136
Với chức năng điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của
công ty, giám đốc cũng có một danh mục thẩm quyền riêng biệt
được quy định tại khoản 3 Điều 116. Cũng bởi chức năng đó Giám
đốc được xem là người quản lý doanh nghiệp và như vậy còn có
các nghĩa vụ chung của người quản lý doanh nghiệp và chịu trách
nhiệm trong tư cách đó. Trách nhiệm của Giám đốc được đại hội
thường niên của ĐHĐCĐ xem xét trên cơ sở Báo cáo đánh giá
công tác quản lý, điều hành công ty.
Giám đốc công ty CP cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn như quy
định đối với giám đốc công ty TNHH, có nhiệm kỳ và có thể được
bổ nhiệm lại như thành viên HĐQT.
5.5 Ban kiểm soát
5.5.1 Chức năng
Ban kiểm soát (BKS) có hai chức năng chính, đó là (i) giám sát
công việc quản lý và điều hành công ty bởi HĐQT và Giám đốc
(khoản 1 Điều 123) và (ii) thẩm định các loại báo cáo bắt buộc của
công ty (khoản 3 Điều 123).
Với chức năng đó, BKS không phải là cơ quan quản lý của công
ty, các thành viên BKS cũng không phải là “người quản lý doanh
nghiệp” (điểm 13 Điều 4). Tuy nhiên, thành viên BKS cũng có các
nghĩa vụ tương tự như người quản lý doanh nghiệp (So sánh quy
định tại Điều 126 với Điều 119!).
Với chức năng giám sát công việc quản lý và điều hành công ty
bởi HĐQT và Giám đốc, BKS độc lập với các cơ quan này. Bởi
vậy, khác với Giám đốc, thành viên BKS được bổ nhiệm bởi
ĐHĐCĐ. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong thực hiện
các nhiệm vụ được giao. Mối quan hệ giữa BKS và HĐQT là mối
quan hệ giữa cơ quan giám sát và cơ quan chịu sự giám sát. Để
137
đảm bảo BKS có thể thực hiện được chức năng đó luật quy định
chi tiết quyền được cung cấp thông tin của BKS (Điều 124). Tuy
nhiên, việc kiểm tra của BKS trên cơ sở yêu cầu của cổ đông hoặc
nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79, không được cản trở
hoạt động bình thường của HĐQT, không được gây gián đoạn điều
hành hoạt động kinh doanh của công ty (khoản 3 Điều 116).
Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú tại
Việt Nam và ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán
viên (khoản 2 Điều 128). Pháp luật chuyên ngành có thể quy định
thêm các điều kiện khác đối với thành viên Ban kiểm soát của
công ty CP hoạt động trong lĩnh vực đó.
5.5.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Với chức năng nói trên, BKS có một danh mục nhiệm vụ và quyền
hạn khá dài (Điều 123, 124).
Tuy nhiên luật chỉ quy định nghĩa vụ của BKS phải thông báo
ngay cho HĐQT và trao cho BKS quyền yêu cầu chấm dứt hành vi
vi phạm hoặc/và phải có giải pháp khắc phục khi phát hiện có
người quản lý công ty làm trái quy định của pháp luật, điều lệ công
ty hoặc quyết định của ĐHĐCĐ trong quản lý và điều hành công
ty hoặc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty. Việc yêu cầu
này không tự động dẫn đến hệ quả các hành vi đó bị đình chỉ thực
hiện. BKS không có thẩm quyền can thiệp dưới hình thức đình chỉ
thực hiện các hành vi đó. Như vậy, BKS theo Luật doanh nghiệp
2005 vẫn không phải là một cơ quan có thực quyền.
Mặc dù trong trường hợp CTCP có BKS, cơ quan này có chức
năng tách biệt rõ ràng và độc lập với HĐQT, nhưng ta chưa thể
nói đến đây là sự tiếp thu “mô hình kép” chẳng hạn như trong
pháp luật CTCP của CHLB Đức. Bởi vì ở đó BKS có thẩm quyền
can thiệp mạnh đối với HĐQT.
138
6. ĐẠI CHÚNG HÓA CÔNG TY CỔ PHẦN
“Đại chúng hóa công ty CP ” được hiểu ở đây là việc tăng số
lượng cổ đông nhỏ của công ty lên tới mức đáng kể cùng với các
điều kiện và hệ quả của nó. Đại chúng hóa công ty CP là vấn đề
được đặt ra từ góc độ chiến lược phát triển của công ty và từ chính
sách xã hội hóa đầu tư của Nhà nước.
6.1 Đại chúng hóa công ty CP từ góc độ chiến lược phát triển
công ty
Vấn đề đại chúng hóa công ty được đặt ra đối với công ty CP mọi
nguồn gốc ra đời: công ty CP được thành lập mới, được chuyển
đổi từ công ty TNHH hay ra đời từ cổ phần hóa công ty nhà nước.
6.1.1 Đối với công ty CP thành lập mới
Ngay việc một nhóm nhỏ chỉ chừng 4 hay 5 nhà đầu tư mà chọn
loại hình công ty CP thay vì công ty TNHH để tổ chức dự án kinh
doanh của họ đã thể hiện một ý đồ rõ rệt: họ không muốn dừng lại
ở phạm vi các cổ đông sáng lập, họ sẽ thu hút các nhà đầu tư khác
tham gia vào công ty. Còn nếu không có ý đồ đó thì loại hình công
ty TNHH với các quy định pháp luật mềm dẻo sẽ phù hợp hơn với
họ, vì loại hình công ty CP phải tuân thủ nhiều quy định có tính
chất bắt buộc tỏ ra bất lợi hơn đối với nhóm nhỏ các nhà đầu tư chỉ
muốn khép kín trong phạm vi các cổ đông sáng lập.
Bởi vậy, các nhà đầu tư hiểu biết thành lập công ty CP đều theo
đuổi mục tiêu chiến lược là mở rộng quy mô của công ty ở mọi
góc độ. Để mở rộng quy mô và tăng vị thế trên thị trường thì điều
kiện tiên quyết là phải có khối lượng vốn tương ứng, kể cả trong
trường hợp họ đã nắm trong tay một (số) công nghệ độc quyền.
Trong các nguồn vốn có thể huy động, vốn cổ phần là loại vốn an
toàn hơn cả, vì với vốn cổ phần công ty không gánh nợ, mà các cổ
139
đông cùng gánh chịu rủi ro. Đại chúng hóa công ty là nhằm huy
động vốn từ công chúng đầu tư. Huy động vốn cổ phần là con
đường dẫn đến đại chúng hóa công ty.
Đại chúng hóa công ty đòi hỏi một số điều kiện. Trước hết công ty
phải chứng minh được sự kinh doanh có hiệu quả và triển vọng
phát triển. Đấy là điều kiện để ở bước đầu tiên có thể thu hút được
các nhà đầu tư chiến lược (là các đối tác kinh doanh, các công ty
tài chính, các quỹ đầu tư) đầu tư vốn cổ phần vào công ty. Việc
tham gia của các nhà đầu tư chiến lược vào công ty là cơ hội để
công ty củng cố và tăng cường vị thế, đồng thời còn là biểu hiện sự
đánh giá tích cực tiềm năng phát triển của công ty. Trên cơ sở đó
và với sự tăng trưởng không ngừng công ty có thể tiến hành đại
chúng hóa từng bước thông qua việc phát hành cổ phần mới. Đợt
phát hành cổ phần trước thành công là điều kiện để tiến hành đợt
phát hành cổ phần mới tiếp theo. Đại chúng hóa công ty là điều
kiện để công ty có thể được niêm yết trên thị trường chứng khoán
(xem mục 7). Mục tiêu tiếp theo của công ty CP được đại chúng
hóa là được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
6.1.2 Đối với công ty CP được chuyển đổi từ công ty TNHH
Công ty TNHH (cả công ty TNHH 2-50 thành viên lẫn công ty
TNHH 1 thành viên) có thể được chuyển đổi thành CTCP (Điều
154). Việc chuyển đổi này thông thường là hệ quả của một quá
trình phát triển tích cực của công ty được chuyển đổi, đồng thời là
sự thực thi một chiến lược phát triển kế tiếp. Đó là khi “cái áo
công ty TNHH trở nên quá chật hẹp”. Sự “chật hẹp” ở đây không
chỉ đối với trạng thái đã đạt được, mà trước hết là đối với việc thực
thi một chiến lược phát triển kế tiếp. Việc chuyển đổi chỉ có ý
nghĩa, khi các thành viên muốn sử dụng những lợi thế pháp lý mà
loại hình công ty CP đem đến cho họ. Đấy trước hết là khả năng
huy động vốn từ công chúng. Điều đó có nghĩa là với việc chuyển
đổi, các thành viên công ty sẽ theo đuổi chiến lược huy động vốn
140
cổ phần theo các bước tương tự như được trình bày tại mục 6.1.1
trên đây.
Về mặt kỹ thuật, các quy định tại Điều 154 nhằm vào việc chuyển
đổi công ty như là sự thay đổi thuần túy về hình thức tổ chức công
ty. Vấn đề được đặt ra ở đây là có thể chuyển đổi công ty TNHH
thành công ty CP kết hợp với việc phát hành cổ phần mới của
công ty chuyển đổi hay không? Hay việc huy động vốn bằng việc
phát hành cổ phần mới chỉ có thể thực hiện được bằng một biện
pháp độc lập kế tiếp?
Theo quan điểm ở đây, người ta có thể kết hợp việc chuyển đổi
công ty TNHH thành công ty CP với việc phát hành cổ phần mới.
Điều đó có thể được thực hiện dưới hình thức như sau: Hội đồng
thành viên thông qua điều lệ công ty chuyển đổi, trong đó chỉ số
vốn điều lệ công ty chuyển đổi (CTCP) bằng chỉ số vốn điều lệ của
công ty được chuyển đổi (công ty TNHH) cộng với tổng mệnh giá
của số cổ phần mà họ muốn phát hành thêm để gọi vốn. Trước hết
số cổ phần mà họ muốn phát hành thêm sẽ là “số cổ phần được
quyền chào bán”. Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển đổi, HĐQT công
ty chuyển đổi có thể quyết định chào bán số “cổ phần được quyền
chào bán” đó theo các quy định về công ty CP .
Cần chấp nhận quan điểm này, vì việc chuyển đổi công ty TNHH
thành công ty CP về mặt pháp lý hoàn toàn tương tự việc cổ phần
hóa công ty nhà nước. Mà trong cổ phần hóa công ty nhà nước thì
việc “phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn” ngay trong bước cổ
phần hóa là được phép.16
Nếu không chấp nhận quan điểm này thì người ta sẽ phải cho rằng
sau khi hoàn tất thủ tục chuyển đổi, ĐHĐCĐ công ty chuyển đổi
mới có thể họp thông qua quyết định tăng vốn điều lệ dưới hình
thức phát hành cổ phần mới. Trên cơ sở đó HĐQT mới quyết định
chào bán “số cổ phần được quyền chào bán” mới này. Hệ quả là
141
đồng thời với quyết định tăng vốn điều lệ đó, công ty cũng phải
làm thủ tục sửa đổi điều lệ, bởi vì điều khoản vốn điều lệ là điều
khoản bắt buộc trong điều lệ công ty.
6.2 Đại chúng hóa từ cổ phần hóa Công ty nhà nước
Từ Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 (Luật DNNN 2003) ta hiểu
“doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu
toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ
chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn”. Như vậy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước nhà nước bây giờ chính là cổ phần hóa công ty nhà nước.
Ngay từ đầu chính sách cổ phần hóa đã nhằm vào đồng thời hai
mục tiêu: (i) tạo ra loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, trong
đó có đông đảo người lao động và (ii) huy động vốn của toàn xã
hội, bao gồm các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong
nước và ngoài nước.17 Mục tiêu thứ nhất nhằm vào việc chuyển
đổi loại hình doanh nghiệp. Còn mục tiêu thứ hai chính là nhằm
vào việc đại chúng hóa doanh nghiệp được chuyển đổi.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và đại chúng hóa công ty góp
phần xã hội hóa sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Thông qua đầu tư
vào cổ phần, cả những người làm công ăn lương bình thường cũng
có thể đưa một phần tích lũy của mình vào vòng quay sinh lợi của
đồng vốn và trực tiếp hưởng lợi từ kết quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh với tư cách là đồng chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
Sự gắn kết với công ty của những người làm công ăn lương của
công ty trở nên bền vững hơn khi họ còn là đồng chủ sở hữu đối
với công ty.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn có thể giúp tối đa hóa
giá trị tư liệu sản xuất. Về mặt kỹ thuật, việc áp dụng bán đấu giá
cổ phần cho phép đạt được giá bán tốt nhất. Ngoài ra bán đấu giá
142
cổ phần còn là cách thức thực hiện cổ phần hóa một cách “công
khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường” (khoản 3 Điều 1 Nghị
định 187/2004/NĐ-CP). Từ góc độ kinh tế chính trị học, giá trị tư
liệu sản xuất trong doanh nghiệp cổ phần hóa được tối đa hóa khi
nó được chuyển vào tay những người “làm cho chính mình” trong
một cơ chế hoạt động phát huy được quyền làm chủ của họ.
Pháp luật về cổ phần hóa quy định ba phương thức đấu giá cổ
phần như sau: (i) (ii) Bán đấu giá tại các tổ chức tài chính trung
gian đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa có tổng mệnh giá cổ
phần dự kiến bán ra dưới 10 tỷ; (ii) Doanh nghiệp cổ phần hóa tự
tổ chức đấu giá nếu không có tổ chức tài chính trung gian nhận tổ
chức đấu giá; (iii) Bán đấu giá cổ phần tại Sở hoặc Trung tâm
GDCK đối với doanh nghiệp cổ phần hóa có tổng mệnh giá cổ
phần dự kiến bán ra trên 10 tỷ đồng (Điều 38 Nghị định
109/2009/NĐ-CP).
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng còn giúp giải phóng
nguồn nhân lực nhà nước. Thay vì trực tiếp tham gia hoạt động
kinh doanh trên diện rộng, thông qua cổ phần hóa Nhà nước tiết
kiệm được nguồn nhân lực để tập trung vào nhiệm vụ quản lý kinh
tế vĩ mô.
Việc từng bước đại chúng hóa các công ty CP ra đời từ cổ phần
hóa kinh doanh có hiệu quả thông qua việc bán bớt cổ phần nhà
nước còn tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thực tiễn cổ phần hóa cho thấy, thông thường công ty CP ra đời
phải khẳng định vị thế của mình trên thị trường rồi mới có thể tiến
hành từng bước đại chúng hóa công ty một cách có hiệu quả. Đại
chúng hóa công ty một mặt là điều kiện để niêm yết công ty tại thị
trường giao dịch chứng khoán tập trung, mặt khác việc niêm yết
cũng là để tạo điều kiện cho các bước đại chúng hóa tiếp theo.
143
Tuy nhiên, với chủ trương gắn cổ phần hóa với phát triển thị
trường vốn, thị trường chứng khoán, doanh nghiệp được cổ phần
hóa có đủ điều kiện có thể được niêm yết chứng khoán ngay
(khoản 3 Điều 1, Điều 33 Nghị định 187/2004/NĐ-CP).
“Đời sống” của CTCP còn phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật
chứng khoán khi công ty phát hành chứng khoán ra công chúng
hay tiến hành niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán
tập trung.
3. Công ty cổ phần đại chúng
Trong phương pháp điều chỉnh, Luật doanh nghiệp 2005 đã không
có sự phân biệt rõ ràng (nhẽ ra phải có) giữa công ty CP có quy mô
khác nhau. Trong chừng mực nhất định, Luật Chứng khoán đã
khắc phục một phần khiếm khuyết này bằng việc đưa ra các tiêu
chí để xác định một công ty CP là công ty CP đại chúng và điều
chỉnh một số vấn đề đặc thù của chúng (xem Điều 25-32 Luật
Chứng khoán). Tuy nhiên, do do tiếp cận từ góc độ pháp luật
chứng khoán, các quy định này không toàn diện. Luật này không
tự đưa ra các nguyên tắc quản trị công ty đối với CTCP đại chúng
mà dẫn chiếu trở lại LDN (khoản 1 Điều 28 Luật Chứng khoán),
và cho phép Bộ Tài chính quy định cụ thể về quản trị công ty áp
dụng đối với công ty CP đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại Sở
hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán (khoản 2 Điều 28 Luật
Chứng khoán), nhưng như vậy là cũng chỉ đối với công ty CP đại
chúng niêm yết mà thôi.
7. CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN
Nếu ta nói công ty CP là loại hình công ty được thiết kế phù hợp
để huy động vốn từ công chúng đầu tư thì thị trường chứng khoán
chính là phương tiện để loại công ty này thực hiện điều đó. Mục
144
này đề cập đến mối quan hệ giữa công ty CP và thị trường chứng
khoán cũng như pháp luật về công ty CP và pháp luật chứng khoán
từ góc nhìn của công ty và của công chúng đầu tư.
7.1 Chứng khoán và thị trường chứng khoán
Pháp luật chứng khoán Việt Nam giải thích khái niệm “chứng
khoán” theo phương pháp khái quát kết hợp với phương pháp liệt
kê. Theo đó, chứng khoán (CK) là bằng chứng xác nhận quyền và
lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn
của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức
chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm a) cổ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; b) quyền mua cổ phần, chứng
quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai,
nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán (khoản 1 Điều 6 Luật
Chứng khoán)
Pháp luật CK của Mỹ18 liệt kê các loại CK, bao gồm chứng nhận
(note), cổ phiếu (stock), cổ phiếu quỹ (treasury stock), hợp đồng
giao dịch CK tương lai (security future), trái phiếu (bond), tín
phiếu, chứng nhận nợ, chứng chỉ xác nhận lợi ích hay việc tham
gia vào thỏa thuận chia lợi nhuận, chứng chỉ tín thác cầm cố
(collateral-trust certificate), chứng nhận tiền tổ chức hoặc đăng ký
(preorganization certificate/ subscription), cổ phần có thể chuyển
nhượng, hợp đồng đầu tư, chứng chỉ tín thác bỏ phiếu (voting-trust
certificate), chứng chỉ ký thác CK, lợi ích chưa chia một phần đối
với dầu, ga hoặc các quyền về khoáng sản khác, các quyền chọn
(option), các quyền chọn hay đặc quyền về CK (Điều 2(a)(1) Luật
chứng khoán 1933, Điều 3(a)(10) Luật giao dịch chứng khoán
1934). Như vậy, các công cụ được xem là CK theo pháp luật CK
Mỹ là rất đa dạng.
Theo pháp luật Đức, chứng khoán (Wertpapier) được hiểu là
chứng chỉ ghi nhận một quyền tư theo cách thức mà để thực hiện
145
quyền yêu cầu người yêu cầu phải chiếm hữu chứng chỉ đó. Tuy
nhiên chứng khoán có thể giao dịch trên thị trường CK lại được
gọi là “Effekten”, bao gồm trước hết cổ phiếu (Aktien), chứng chỉ
ghi nợ (Obligation) hay quyền mua (Bezugsrecht).
Tuy nhiên, theo pháp luật CK Việt Nam hiện hành, các công cụ tài
chính đó chỉ được xem là CK khi chúng được phát hành ra công
chúng trên thị trường giao dịch chứng khoán theo quy định của
pháp luật CK (khoản 1, 13 Điều 6 Luật Chứng khoán).
Thị trường giao dịch chứng khoán (TTCK) là địa điểm hoặc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chu_the_kinh_doanh_6103.pdf